Đề Xuất 5/2023 # 10 Món Muối Chua Cực Ngon Có Một Không Hai Ở Đất Nước Việt Nam Xinh Đẹp # Top 14 Like | Leparkspa.com

Đề Xuất 5/2023 # 10 Món Muối Chua Cực Ngon Có Một Không Hai Ở Đất Nước Việt Nam Xinh Đẹp # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 10 Món Muối Chua Cực Ngon Có Một Không Hai Ở Đất Nước Việt Nam Xinh Đẹp mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. 10 món muối chua cực ngon có một không hai ở đất nước Việt Nam xinh đẹp

1. Cải bẹ muối giòn

Dưa cải bẹ muối là món ăn truyền thống từ lâu đời của Việt Nam. Biến tấu với dưa cải muối cay ngon không kém kim chi củ hàn Quốc, cách làm lại không hề khó chút nào. Những vại dưa muối ngoài hàng đôi khi không đảm bảo an toàn về vệ sinh, chế biến cẩu thả, trong dưa đôi khi lẫn dị vật mất ngon, khiến người ăn có thể bị đau bụng đi ngoài, vì vậy hãy tự tay muối dưa cải bẹ an toàn, ngon miệng cho cả nhà thưởng thức. Nguyên liệu muối dưa bao gồm: dưa cải bẹ, giềng, muối, đường nếu muốn dưa chua nhanh hãy cho thêm dấm. Hãy sơ chế rau thật sạch để không bị sạn, phơi nắng một ngày để dưa không bị khú, đóng váng.

2. Sung muối

Xưa kia, sung được biết đến như là quả ăn vặt của trẻ con và là món ăn của người nghèo. Tuy nhiên, ngay nay, khi người ta “biết ăn” và sành ăn hơn, quả sung đã đi vào thực đơn của rất nhiều hàng quán và gia đình, trở thành một món ăn mặn hấp dẫn. Món ngon nhất từ quả sung chính là sung muối. Sung muối được miêu tả là chua, dịu, giòn, bùi, có thể ăn thay cà trong bữa cơm hoặc ăn cùng ốc luộc, bún riêu cũng rất hợp.

3. Hành muối

Hành muối có mặt trong mâm cơm truyền thống của nhiều gia đình Việt, đặc biệt là trong ngày Tết khi kết hợp cùng bánh chưng. Hành muối có vị mặn, giòn, chua, cay, rất hợp để giải ngấy trong bữa cơm nhiều thịt, nhiều đạm. Người ta có thể dùng hành trắng hoặc hành tía để muối nhưng theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ thì củ hành trắng hay hành hương ăn ngon và thơm hơn hành tía. Hành tía hăng, cay hơn khiến cho vại dưa lâu chín hơn.

4. Nhút mít

Nhút mít là đặc sản của miền Trung, đặc biệt là vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và được coi như dưa muối của vùng nay. Dưa nhút được muối từ xơ mít hoặc những quả mít non cùng muối biển nén chặt trong vại. Sau vài ngày, phần nhút lên men tỏa mùi chua dịu là lúc bạn có thể ăn được. Dưa nhút có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn khác đều rất ngon.

5. Dưa bao tử muối chua

Dưa bao tử muối cả trái, ăn giòn giòn chua chua rất lạ miệng. Món dưa chuột muối giúp đào thải độc tố trong cơ thể, ổn định huyết áp, các chất magie, kali và chất xơ rất tốt cho những người có huyết áp không ổn định, bất kể là huyết áp cao hay huyết áp thấp. Với hàm lượng chất xơ hết sức dồi dào kết hợp với vị ngọt, tính mát vượt trội rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món dưa bao tử này gồm có: dấm gạo, đường, tỏi, muối hạt, dưa chuột trái đều nhau, vài nhánh thì là, cà rốt tỉa hoa thái miếng. Pha chế nước dùng để muối dưa chuột chua ngọt gồm: đường, muối, dấm theo tỉ lệ vừa đủ cùng nước ấm khuấy lên cho đều. Sau đó là ta cho tỏi + ớt tươi + thì là đã sơ chế vào hỗn hợp này và khuấy cho đều tay. Xếp dưa vào lọ thủy tinh và đổ hỗn hợp nước muối, để ở nhiệt độ phòng từ 3 đến 5 ngày là có thể dùng, loại dưa này cũng bảo quản được trong thời gian khá lâu nếu bạn đóng chặt nắp và để tủ lạnh.

6. Măng muối chua

Măng muối chua được các đấng mày râu rất ưa thích, nhất là những người thích ăn cay. Măng muối cho ăn kèm với mì tôm thôi cũng đã xua đi cái ngán ngẩm của mì tôm hay xào với các loại lòng lợn, gà và xào với thịt mỡ ăn đỡ ngấy. Vị măng chua cay giòn giòn, kích thích vị giác chắc chắn sẽ khiến bạn “ngất ngây”, giúp bữa cơm thêm phần thú vị. Măng vị ngọt hơi đắng, sau khi được lên men thì vị đặc trưng này sẽ biến mất nhưng tác dụng của nó vãn còn lưu giữ. Công dụng của món ăn này là hóa đàm hạ khí, thanh nhiệt trừ phiền, tiêu thực giả độc, thông lợi nhị tiện, thường được dùng để làm thức ăn và làm thuốc cho những người bị cảm mạo phong nhiệt, ho do phế nhiệt có nhiều đờm vàng, phù thũng do viêm thận, do suy tim và thiểu dưỡng, sởi và thủy đậu ở trẻ em, sốt cao phiền khát, ăn uống chậm tiêu, tiểu tiện bất lợi, đại tiện không thông… Nguyên liệu bao gồm: củ măng tươi, dấm, muối, đường, tỏi, ớt. Lưu ý thái lát mỏng để măng nhanh chua, chần qua bằng nước sôi pha chút muối để măng bớt vị đắng.

7. Cà pháo muối xổi

Cà muối là món ăn dân dã, xuất hiện trong bữa cơm của nhiều gia đình. Cà pháo muối chua ngọt vẫn giữ được độ giòn thơm ngon. Miếng cà trắng có vị hơi chua, mặn dịu, thơm mùi riềng, tỏi, thích hợp ăn kèm với thịt luộc, canh cua.

8. Dưa bắp cải muối rau răm

Dưa bắp cải muối có ưu điểm là dưa lên men nhanh, dễ làm không quá cầu kỳ. Tuy nhiên món ăn này chỉ hợp muối xổi ăn trong ngày vì dễ chua gắt nhanh. Món dưa chua này có lượng axit lactic kích thích hệ tiêu hóa giúp ăn ngon miệng hơn, hấp thụ tốt các muối khoáng, canxi và sắt. Nguyên liệu cho món dưa bắp cải gồm: bắp cải non, cà rốt thái sợi, rau răm, muối, dấm. Nên chọn bắp cải nhỏ, cuộn chặt để món dưa giòn ngon hơn, thái nhỏ sợi miến để chua nhanh, ngấm gia vị hơn. Nên nén chặt bằng một bịch nước, sau 4 – 5 tiếng là có thể dùng được.

9. Dưa góp chua ngọt

Món dưa góp cà rốt và củ cải trắng hay đu đủ thật giòn với vị chua cay mặn ngọt hài hòa giúp giảm bớt cảm giác nhanh ngán của các món ăn chứa nhiều dầu mỡ. Những thanh cà rốt, củ cải thái vuông dài màu sắc nhã nhặn, các loại gia vị ngấm vào trong từng nguyên liệu cộng với mùi thơm của rau tạo nên mùi thơm tổng thể rất hấp dẫn. Cần chuẩn bị những nguyên liệu như: cà rốt củ to, củ cải trắng, tỏi, muối, đường, giấm, nước mắm thái thanh hoặc tỉa hoa tùy ý. Dùng dấm đường, nước mắm, nước lọc theo tỉ lệ 1:1:1:1 vào nồi đun sôi. Tắt bếp, thả tỏi thái lát mỏng vào hỗn hợp rồi đợi nguội, hỗn hợp nước để muối dưa. Cho củ cải trắng, cà rốt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước ngâm và để trong 1 ngày là bạn đã có thêm món ăn hấp dẫn cho bữa cơm nhà mình rồi đấy.

10. Dưa món mặn

Là một trong những món ăn được nhiều người Việt lựa chọn vào dịp Tết, dưa món đơn giản dễ làm với các nguyên liệu như củ cải, cà rốt, tỏi, hành… ngâm chung với củ kiệu. Với vị chua, ngọt thanh mát, dưa món là món ăn tuyệt vời giúp chống ngán hiệu quả ngày Tết. Đặc biệt, những hũ dưa món nhỏ tự tay làm cũng là món quà Tết ý nghĩa dành tặng bạn bè, người thân.

II. Những món muối chua ngon nức tiếng khác

1. Thịt lợn muối chua Hòa Bình

Thịt lợn ở vùng cao có nhiều cách chế biến độc đáo, nhưng nổi bật nhất có lẽ là thịt lợn muối chua của người Mường ở Hoà Bình. Nguyên liệu chính của món thịt chua là thịt lợn ba chỉ và thính gạo. Trong đó, thính chính là linh hồn, tạo nên sự khác biệt của món thịt chua. Thịt lợn chua ăn với lá sung, đinh lăng, mít non, lá vả… chấm nước mắm tỏi ớt.

Bên cạnh Hoà Bình thì thịt chua cũng là đặc sản của vùng Thanh Sơn – Phú Thọ với điểm khác biệt lớn là thịt lấy từ những con lợn lửng tươi sống, ướp trong thính gạo để chín tự nhiên. Hay ở Thanh Hóa cũng có món nem nướng, cũng là một dạng thịt lợn muối chua với nem thính, nhưng được gói vào lá chuối để 2 đến 3 ngày rồi đem nướng trên than hồng.

Ngoài ra, ở Quảng Nam cũng có món thịt lợn muối chua với tên gọi là Zrúa, một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của đồng bào Cơ Tu. Điểm khác biệt là thịt lợn được phơi khô trước khi được muối chua trong hũ.

2. Nem chua Thanh Hóa

Nem chua có ở nhiều nơi nhưng về độ phổ biến và nổi tiếng thì khó nơi nào bì được với nem chua Thanh Hoá. Không chỉ là món ăn ngày tết hay làm quà, nem chua Thanh Hoá giờ đã len lỏi khắp các phố phường, làng quê và trở thành món ăn vặt được nhiều người yêu thích.

Nem chua Thanh Hoá làm từ thịt nạc mông, bì lợn thái chỉ, thính gạo, ớt, tỏi, lá ổi và bọc trong lá chuối. Sau khi gói nem khoảng 2 ngày thì nem sẽ “chín” và có mùi thơm chua dịu đặc trưng và rất hấp dẫn.

3. Bồn bồn đất Mũi Cà Mau

Bồn bồn là một loại cây họ lau sậy, thường mọc hoang trên ruộng của người nông dân miền Tây. Và họ nhanh chóng tận dụng loại cây này cho bữa ăn gia đình.

Những ngọn bồn bồn được tước bỏ lá bên ngoài, bẻ lấy lõi trắng bên trong rồi đem chẻ nhỏ, bỏ vào hũ nước gạo có pha chút muối vài ngày là ăn được.

Bồn bồn muối chua có vị đặc trưng của ruộng đồng, rất lạ miệng vì ăn vừa giống măng lại vừa giống ngó sen.

Bên cạnh ăn trực tiếp, dưa bồn bồn có thể đem xào hoặc nấu canh.

4. Dưa giá

Giá đỗ là thực phẩm thường có trong bữa ăn hằng ngày của gia đình, giúp nhuận tràng, tiêu hóa hấp thu tốt, giúp người ăn không bị đầy bụng khi ăn nhiều. Trong giá chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều vitamin, giàu protein (ngang với sữa) nhưng lượng calo lại rất thấp, thích hợp với những có chế độ ăn giảm cân. Món dưa giá này làm rất nhanh được ăn, dù nguyên liệu có vẻ nhiều hơn món dưa cải và khi ăn ngoài vì chua còn thấy vị thơm của gừng, hẹ, và vị ngọt của giá và cà rốt, hơn nữa màu sắc cũng khá bắt mắt. Nguyên liệu chuẩn bị gồm có: giá đỗ mập, hành hẹ tươi cắt khúc, cà rốt thái sợi, muối, đường, giấm, ớt, tỏi. Trộn đều giá đỗ, cà rốt, hẹ với nhau, sau đó bỏ dưa giá vào lọ sạch và đổ phần nước vừa pha vào ngập mặt giá đỗ, sau một ngày là có thể dùng được.

5. Bầu muối chua

Đây là một món ăn dân dã của người miền Trung, dùng để nấu canh cá, bóp gỏi hoặc xào tỏi đều ngon vô cùng. Miếng bầu ngâm chua chua, giòn giòn, lạ miệng đảm bảo chỉ dùng một lần sẽ khiến ta nhớ mãi luôn ấy. Nguyên liệu gồm có quả bầu, nước, muối trắng và hũ thủy tinh.

Bầu mua về để nguyên vỏ, rửa sạch, cắt đôi theo chiều dọc rồi cắt lát mỏng khoảng 0,5 cm. Trải bầu ra khay, phơi nắng to 1 ngày cho thật héo. Nấu sôi (nước + muối) cho muối tan đều. Tắt bếp, để nước muối thật nguội. Cho bầu đã phơi vào hũ, đổ nước muối vào ngập bầu. Lấy miếng nhựa gài lên miệng hũ, cho bầu luôn ngập dưới mặt nước. Để nơi thoáng mát. Khoảng 4 – 5 ngày bầu sẽ nở ra và chuyển sang màu vàng đậm là có thể dùng được. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng được lâu hơn.

Có Một Làng Quê Việt Nam Bình Dị Trong Vlog Của An Đen

Sở hữu một kênh Youtube không quá nhiều người theo dõi nhưng An Đen vẫn luôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng xã hội. Không chỉ là hình ảnh nấu ăn đồng quê, những video của cô còn thể hiện lối sống bình dị, gần gũi thiên nhiên.

Bắt đầu làm video từ 2 năm trước và chính thức làm Youtuber khoảng nửa năm nay, chị An Đen (tên thật là Nguyễn Thúy An) được cộng đồng mạng biết đến với hình ảnh đời sống nhà vườn tại Đắk Lắk.

Vlogger sinh năm 1991 này từng được trang web du lịch The Smart Local của Singapore đưa vào danh sách 10 kênh nấu ăn Việt Nam giúp người xem trở thành đầu bếp tại gia cũng như đề cao việc đưa hình ảnh làng quê tươi đẹp vào các sản phẩm video của mình.

Chị An chia sẻ: “Nhiều lúc mình cảm thấy mệt mỏi đến mức gặp kẹt xe cũng khóc giữa đường. Sài Gòn là nơi nhiều cơ hội, ai chịu được áp lực thì sẽ gặt hái thành công. An thì không được như vậy”.

Mỗi sáng thức dậy, chị được nghe tiếng chim hót và chó mèo thay vì tiếng ồn ào xe cộ, được ngắm nhìn vườn cây xanh rì thay vì những căn nhà bê tông cao lớn. Cuộc sống tưởng buồn chán nhưng lại không hề cô đơn.

“Trong số người xem của An có một cô sống tại Mỹ hơn 30 năm. Cô nói với An rằng xem những video của An, cô mới nhận ra đất nước có những khung cảnh bình yên như vậy. Trước khi qua Mỹ sống, cô không có cơ hội đi nhiều nơi để ngắm nhìn Việt Nam nhiều hơn”, chị An chia sẻ.

Trong quá trình làm người kể chuyện bằng video, An Đen thỉnh thoảng vẫn nghe ý kiến như vì sao không làm những thứ xốc nổi hơn sẽ dễ nổi tiếng mà lại chạy theo loại hình đã có phần bão hòa và nhàm chán như hiện nay. Thế nhưng, chị cho rằng: “Mình làm vlog vì tình yêu với đám chó mèo của mình, với thiên nhiên mộc mạc, với quê hương Đắk Lắk”.

Thuý An

10 Món Bún Ngon Bậc Nhất Khắp 3 Miền Việt Nam

Nếu miền Bắc cầu kỳ với bún thang, miền Trung đậm đà với bún bò thì miền Nam dân dã với bún cá, bún nước lèo…

Bún thang được xếp vào hàng đặc sản cao cấp trong các loại bún của Hà Nội. Món này có nhiều nguyên liệu như như tôm, trứng vịt, giò lụa, nấm hương, tạo nên món bún hài hòa về màu sắc, mùi vị. Ảnh: Huongbui.

Bún chả gồm thịt miếng hoặc thịt viên tẩm gia vị đậm đà, nướng chín thơm trên than hoa, ăn cùng bún rối, nước chấm chua ngọt, rau sống. Ảnh: Hoàng Nhi.

Bún cá Thái Bình nổi tiếng nhất phải kể tới bún cá Quỳnh Côi. Điểm đặc biệt nhất của bánh đa vừa dai vừa mềm, nước dùng có vị cay nhẹ của gừng. Thì là là món rau làm nên hương thơm của tô bún. Ảnh: Toxicpetale61189.

Bún tôm là món ăn đặc trưng của ẩm thực Hải Phòng. Nguyên liệu chủ đạo của món ăn là bún và tôm. Rau ăn kèm thường là rau cần, rau cải xanh, mộc nhĩ, nấm hương, thì là, hành lá. Ảnh: Hoàng Nhi.

Bún đậu mắm tôm nguyên bản chỉ gồm bún, mắm tôm, rau sống, sau này, người ta thêm nhiều thành phần khác như giò chiên, thịt heo luộc để món ăn đầy đủ và phong phú hơn. Ảnh: An Huỳnh.

Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo và nước dùng. Hương thơm quyến rũ của mọi ăn đến từ mắm ruốc và sả. Ảnh: Hàn Mỹ Giang.

Bún mắm nêm đặc sản bình dân bạn có thể tìm ăn ở bất cứ đâu ở Đà Nẵng. Món ăn có 2 thành phần chính là bún và mắm ăn cùng rau sống, đậu phụng rang, thịt heo quay hoặc heo luộc. Ảnh: Hoàng Nhi.

Bún mắm nêm đã trở nên rất quen thuộc, gần gũi với người dân Đà Nẵng. Nó là đặc sản bình dân mà bạn có thể tìm ăn ở bất cứ đâu trong thành phố Đà Nẵng. Bún mắm nêm. Món ăn có 2 thành phần chính là bún và mắm, thêm rau sống, đậu phụng rang, mít non luộc, thịt heo quay hoặc heo luộc, nem chả tùy vào sở thích của mỗi người và các loại gia vị đi kèm.

Bún chá cá Nha Trang với nước dùng được nấu từ các loại cá nhỏ ăn cùng chả cá thu có vị thanh, trong, rất dễ ăn.

Bún nước lèo đặc biệt nổi tiếng tại Trà Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu… Món này ăn kèm với các loại hải sản thịt heo quay. Nước lèo của món ăn được nấu mắm cá sặc, mắm cá linh. Ảnh: An Huỳnh.

Bún mắm là biến tấu của mắm kho, một trong những món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Nước dùng được nấu từ cá linh, cá sặc như bún nước lèo nhưng gia giảm cùng các gia vị khác nhau tạo nên đặc trưng riêng. Ảnh: Lẩu mắm Vy.

Theo Linh San/Zing

Chia Sẻ Cách Nấu Rượu Của Một Số Loại Rượu Ngon Trên Đất Việt

Cách nấu rượu Kim Sơn cũng tương tự gần như cách nấu rượu gạo truyền thống, nhưng cần chú ý các điểm sau:

– Gạo nếp không cần xay trắng, chỉ cần xay lứt. Ngâm gạo vài tiếng trước khi nấu thành cơm rượu. Cơm rượu nấu xong thì dàn ra một cái nia lớn cho nguội khoảng 1 giờ. – Men được giã nhỏ và rắc đều lên trên mặt cơm rượu. Sau đó xếp lần lượt từng lớp vào một thúng có bọc lót lá khoai nước sao cho mặt trên lớp này (có men vừa rắc) úp vào mặt dưới lớp kia. Đậy kín thúng bằng lá chuối khô và không được mở ra để xem, vì rượu sẽ không lên men đều được. – Sau khoảng 1 tuần ủ, cơm rượu được lên men và có vị chua ngọt, được gọi là cơm mọng. Khi dưới đáy thúng xuất hiện nước mọng, người ta cho cơm mọng từ thúng vào chum đựng và thêm nước vào rồi bịt kín miệng chum ủ tiếp. Tuỳ kinh nghiệm mà người đặt rượu sẽ để mấy ngày thì có thể đem ra nấu rượu. Nếu đem ra sớm quá thì sẽ được ít rượu, không còn ngọt, mà nếu để chậm quá thì cũng hỏng.

Rượu Kim Sơn – loại rượu nổi tiếng ở Ninh Bình.

– Dụng cụ để nấu rượu gồm một nồi lớn, không cần vung. Tuy nhiên, nếu hộ kinh doanh nào nấu với số lượng lớn, KAG khuyên bạn nên sử dụng nồi nấu rượu bằng điện để vừa tiết kiệm thời gian lại vừa cho chất lượng rượu thơm ngon hơn. Có thể sử dụng nồi nấu 10-25kg/mẻ cho ra lượng rượu từ 40-100l/h.

Sử dụng hệ thống nồi nấu chưng cất rượu bằng điện để nấu rượu Kim Sơn.

Rượu Gò Đen cũng có cách nấu khá đơn giản nếu bạn tìm hiểu kỹ những thông tin sau:

– Nguyên vật liệu: Chủ yếu là gạo nếp được tuyển chọn hạt tròn, mẩy, trắng đục đều, có hương thơm mạnh thông thường là gạo nếp hương, nếp ngỗng. – Cách nấu rượu Gò Đen: + Gạo nếp được rửa sạch, nấu hoặc hấp chin, rắc men đã được tán nhỏ rồi cho vào Khạp sạch (Khạp tương tự như chum sành đựng rượu) ủ kín. Quá trình này thông thường diễn ra trong 3 ngày. + Đến ngày thứ 4, bắt đầu đổ nước ao đã qua lọc cặn ( hoặc nước mưa) vào Khạp để ủ lỏng. Quá trình này thông thường chỉ kéo dài 4 ngày vì phụ thuộc vào 1 loại men không tự tinh chế ra theo thời tiết vùng đó dẫn đến không thể điều tiết được nếu để quá 4 ngày cơm rượu nếp sẽ bị nát dẫn đến chất lượng rượu thu được chua, bốc hèm, khê khét. + Sau khi ủ lỏng, thấy đáy Khạp không còn một hạt gạo nếp bắt đầu đưa vào chưng cất. Quá trình chưng cất rượu diễn ra khoảng 3-4h tùy theo lượng cơm nấu và bạn nên chọn một thiết bị chưng cất phù hợp (có thể sử dụng nồi nấu rượu gia đình của KAG ).

Rượu nếp Gò Đen – đặc sản nổi tiếng ở Long An.

+ Gạo: gạo nếp cái hoa vàng to và đều:g ạo nếp được dùng làm rượu phải là nếp cái hoa vàng vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin

+ Men rượu: Với mỗi địa phương, lại có một bí quyết riêng để chế biến và sử dụng men rượu khác nhau để tạo ra rượu nếp ngon của riêng mình.

– Khi đã chọn được loại gạo ngon để nấu rượu chúng ta cho gạo vào ngâm nước lạnh khoảng 4-6h sau đó cho nào nồi đồ như đồ xôi. Có thể sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp để có được lượng cơm nhiều không bị khô nát, khê cháy khi nấu.

– Khi cơm chín bới cơm ra nong, điều quan trọng các bạn lưu ý là phải trải đều cơm ra mặt long tránh để dồn cục vì như thế khi rắc men sẽ không được đều chỗ có chỗ không. Sau khi dỡ cơm xong chúng ta đợi vài phút cho tới khi sờ tay thấy cơm còn ấm ấm là tiến hành rắc men.

– Sau khi rắc men xong các bạn cho cơm vào chum hay vào hũ bằng đất lung hay thủy tinh để ủ cơm nhưng chỉ cho đầy khoảng 2/3 dung tích hũ, đậy kín. Sau 3-4 ngày hũ cơm rượu sẽ tự dậy nước và mùi thơm rượu.

– Các bạn lưu ý khi ủ cơm phải đảm bảo giữ ấm cho hũ cơm vào mùa đông. Tùy thời tiết, trời càng nóng cơm rượu càng mau được. Ở vùng cao, nhiệt độ thấp người ta thường để hũ cơm rượu gần bếp để ủ nóng. Cơm rượu sẽ đạt đến nồng độ rượu cao nhất trong một ngày nhất định vào khoảng ngày thứ năm hay thứ sáu, tùy chất lượng men.

+ Ủ rượu khoảng 1 tuần khi ấy cơm nếp đã lên men và sẽ ra nước cốt, chúng ta múc cả cốt cả cái cho vào nồi và tiến hành trưng cất rượu.

+ Nồi dùng để nấu rượu thường làm bằng đồng hoặc đất nung là tốt nhất, chưng cất bằng các chất liệu khác rượu sẽ không ngon hoặc có mùi lạ rất khó uống.

+ Khi nấu chúng ta lưu ý nồi rượu sôi rồi thì phải giảm bếp cho nhỏ lửa đi để rượu chảy ra từ từ, nếu đun bếp quá to sẽ làm phì rượu khi uống sẽ có mùi khét rất khó uống.

Rượu nếp cái hoa vàng có được sau khi chưng cất.

KAG chuyên cung cấp các thiết bị hiện đại trong ngành rượu: tủ cơm rượu công nghiệp, nồi chưng cất rượu, máy lọc độc tố rượu, thiết bị lão hóa làm già rượu, dụng cụ đo độ rượu, hệ thống chiết rót và đóng chai thành phẩm, thùng gỗ sồi ủ rượu,….Hotline: 0904.68.5252.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 10 Món Muối Chua Cực Ngon Có Một Không Hai Ở Đất Nước Việt Nam Xinh Đẹp trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!