Cập nhật nội dung chi tiết về 12 Loại Gia Vị Làm Bếp Nhật Tạo Nên Món Ăn “Ngon Đúng Điệu” mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
►
Các loại gia vị không thể thiếu khi chế biến món Nhật
– Yuzu kosho
Đây là một loại muối gia vị Nhật Bản được làm từ muối, vỏ quả yuzu và ớt, sau đó lên men. Yuzukosho thường dùng để nêm nếm: súp Miso, Nabemono, Sashimi…
– Katsuodashi
Katsuodashi là bột nêm vị cá ngừ, được chế biến từ cá ngừ, muối, đường, bột sữa… giúp món ăn có hương vị thơm ngon.
– Furikake
Rong biển khô Nori, khô cá bào Katsuobushi, ruốc, trứng cá, hạt mè rang… là những nguyên liệu thành phần tạo nên Furikake – một loại gia vị khô dùng để rắc lên các món ăn.
– Mù tạt
Mù tạt Nhật Bản gồm 2 loại:
+ Mù tạt xanh Wasabi
Được chế biến từ một loại cây thuộc họ cây cải với vị cay nồng đặc trưng. Mù tạt xanh là gia vị không thể thiếu giúp “đánh bay” vị tanh khi chấm sashimi hải sản, sushi…
+ Mù tạt vàng hạt cải Karashi
Mù tạt vàng hạt cải Karashi được làm từ hạt cải nghiền – cũng có vị cay nồng nhưng không nồng bằng mù tạt Wasabi, thích hợp chấm các món hấp, chiên, nướng…
– Tương Miso
Tương Miso là một loại gia vị món Nhật dân dã làm từ đậu nành, gạo, lúa mạch lên men – trộn với nấm kojikin + muối. Tương Miso được phân thành 3 loại chính – căn cứ theo thời gian ủ và màu tương: Kuromiso (Miso đen – ủ trên 1 năm), Akamiso (Miso đỏ – ủ 4,5 tháng), Shiromiso (Miso trắng – ủ 1,2 tháng). Ngoài ra, còn có một số loại tương Miso khác: Genmai (Gạo lứt), Sobamugi (Kiều mạch), Mugi (Lúa mạch), Gokoku (Ngũ cốc), Taima (Hạt gai dầu)… Tương Miso thành phẩm là loại sốt đặc sánh dùng để nấu nước dùng, muối rau cải – thịt các loại, làm nước sốt…
– Shoyu
Shoyu là một loại xì dầu Nhật Bản, dùng làm nước chấm hay nêm nếm món ăn. Thành phần của xì dầu Shoyu gồm đậu tương, lúa mì, muối và được lên men bằng nấm men. Xì dầu Nhật Bản chia thành 5 loại chính theo phương pháp sản xuất:
+ Koikuchi: là loại dùng phổ biến nhất, thành phần đậu tương và lúa mì bằng nhau
+ Usukuchi: có vị mặn và nhạt màu hơn so với Koikuchi do có sử dụng cam tửu Amazake (chất lỏng làm từ gạo lên men, vị ngọt) để sản xuất loại xì dầu này
+ Tamari: được làm chủ yếu từ đậu tương và chỉ có một lượng nhỏ lúa mì, sẫm màu và nhiều hương vị hơn so với Koikuchi
+ Shiro: thành phần chủ yếu là lúa mì, ít đậu tương – tạo ra màu xì dầu nhạt, có vị ngọt
+ Saishikomi: có màu sẫm, vị xì dầu đậm, chuyên dùng để ướp thực phẩm
– Giấm Nhật Bản
Giấm Nhật Bản có nhiều loại khác nhau, trong đó có 2 loại phổ biến nhất là:
+ Giấm gạo: làm từ gạo, dùng trộn với cơm làm sushi, ướp thực phẩm, dầm chua…
+ Giấm Ponzu: làm từ một loại trái cây cùng họ với cam, có vị chua – hay được pha với xì dầu để chấm lẩu Shabu Shabu, ăn kèm gỏi cá Sashimi, nước sốt salad, chấm đậu phụ…
– Mirin
Mirin là một loại rượu gia vị Nhật có nồng độ cồn rất thấp, 40-50% là đường – giúp tạo ra vị ngọt tự nhiên cho món ăn. Rượu Mirin không chỉ làm giảm mùi tanh của thịt cá, ngăn món ăn không bị nát khi ninh mà còn làm bóng các món nướng, tạo ra mùi thơm đặc trưng. Rượu Mirin có 3 loại chính:
+ Mirin hon: chứa khoảng 14% cồn
+ Mirin shio: chứa cồn và 1,5% muối
+ Mirin-fu chomiryo: nồng độ cồn thấp
– Gara Soup
Gara Soup là bột nêm Nhật Bản – dùng nêm các món nước để tạo vị ngọt tự nhiên cho món ăn.
– Tobanjan & Aka Tougarashi
Đây là một loại sốt làm từ ớt và đậu nành, có vị ngọt – mặn và cay, dùng để ướp các món thịt hay nấu món kiểu Tàu.
– Chuno Sauce
Chuno Sauce là một loại nước chấm ninh từ nhiều loại rau củ khác nhau, có vị chua – thường dùng ăn kèm với món chiên (thịt heo chiên xù Tonkatsu, tôm chiên xù…) để tạo cảm giác bớt ngán hoặc món hấp.
– Dashi
Dashi là một loại bột nước dùng, gia vị cơ bản trong nhiều món ăn Nhật. Bột nước dùng Dashi được chiết xuất từ tảo biển/ rau củ, thịt, cá… Dashi Katsuo cá bào là loại bột nước dùng phổ biến nhất.
► Mua gia vị món Nhật ở đâu?
Ms. Hotelmart
17 Loại Gia Vị Tạo Nên Món Ăn Ngon Của Nhật Bản – Air Tour
1 – Dashi
Dashi là một loại nước dùng có từ rất lâu đời và là một thành phần cơ bản trong nhiều món ăn Nhật. Dashi được làm từ Kombu (rong biển khô), cá ngừ vằn được cắt thành những mảnh nhỏ, cá cơm,… Người Nhật khi cần vị ngọt cho nước dùng thì họ thường dùng rong biển Kombu lấy từ biển phía Bắc Nhật Bản hay dùng một loại nước gọi là Dashi.
Dashi là nước chiết xuất từ thịt, cá, rau củ hay tảo biển, phổ biến nhất là Dashi Katsuo cá bào. Tất cả những thực phẩm khô dùng cho loại nước dùng này rất giàu glutamat tự nhiên và cung cấp một hương vị mạnh mẽ. Dashi tạo ra một hương vị umami ngọt thịt từ tất cả những thành phần trên. Dashi được sử dụng trong nhiều món ăn Nhật khác nhau, chẳng hạn như súp Miso, phở, Donburi,… và nhiều các món khác nữa.
2 – Tương Miso
Miso là một loại gia vị, thực phẩm truyền thống của người Nhật khá giống với món tương dân dã, gần gũi của người Việt Nam, được làm chủ yếu từ đậu nành cùng với gạo, lúa mạch rồi cho lên men trộn cùng với muối và nấm kojikin. Sản phẩm lên men sau cùng là một loại sốt đặc sánh dùng để làm tương, nước sốt; để muối rau cải hay thịt các loại; hoặc nấu chung với nước dùng Dashi để tạo ra món canh Miso Misoshiru (hay gọi nôm na là súp Miso), một món ăn không thể thiếu đối với người Nhật. Vốn giàu protein, vitamin và các khoáng vi lượng, Miso đóng một vai trò rất quan trọng trong nền ẩm thực Nhật nói chung và văn hoá, lịch sử của quốc gia này nói riêng. Miso được dùng phổ biến khắp nước Nhật, trong cả nền ẩm thực truyền thống lẫn hiện đại và đang dần chinh phục nền ẩm thực thế giới. Miso đặc trưng với vị mặn, nhưng kèm theo đó là mùi thơm và hương vị của riêng từng vùng; tuỳ thuộc vào thành phần nguyên liệu và phương pháp chế biến, lên men. Điểm khác biệt đó giữa các vùng có thể kể đến như: độ mặn, ngọt, đặc sánh, màu sắc, hương thơm và độ ngọt riêng (của củ quả tạo nên).
Miso được làm chủ yếu từ đậu nành, gạo và lúa mạch cho lên men trộn cùng với muối và nấm Koji chúng tôi được phân thành ba loại chính dựa theo thời gian ủ và đặc điểm màu sắc của chúng: Shiromiso (miso trắng), Akamiso (miso đỏ), Kuromiso (miso đen). Màu sắc của Miso được tạo ra bởi thời gian ủ của Miso. Đậu nành sau khi được nghiền nhỏ đem trộn đều với muối và gạo, lúa mạnh đã được nấu chín, sau đó trộn đều với men. Sau từ 1-2 tháng ủ trong phòng ở nhiệt độ 30 độ C sẽ cho Miso trắng, sau 4-5 tháng sẽ cho Miso đỏ, trên 1 năm thì cho Miso đen. Ngoài ra còn nhiều loại miso khác nhau về thành phần nên khác nhau nhiều về hương vị tạo nên một hệ thống đồ sộ các loại tương Miso như: Mugi (lúa mạch), Gokoku (làm từ 5 loại ngũ cốc), Genmai (gạo lứt), Taima (hạt gai dầu), Sobamugi (kiều mạch)…
Miso trở thành một trong những gia vị không thể thiếu đối với người dân Nhật Bản, hầu như nhà nào cũng dùng nó vì dễ thực hiện hoặc được bày bán đại trà ở những cửa hàng tiện ích hay tạp hóa.
3 – Yuzukosho
Yuzukosho là một loại muối gia vị Nhật Bản. Nó là một hỗn hợp được làm từ ớt, vỏ yuzu và muối, sau đó được lên men. Yuzukosho thường được sử dụng nêm nếm cho các món như Nabemono, Súp Miso, và Sashimi. Một loại nổi tiếng nhất của Yuzukosho có nguồn gốc từ Kyushu, là đặc sản của địa phương này.
4 – Katsuodashi
Katsuodashi là loại bột nêm vị cá ngừ được làm từ cá ngừ cùng với muối, đường, bột sữa…
5 – Furikake
Furikake là một loại gia vị khô rắc lên thức ăn làm từ hỗn hợp các nguyên liệu đơn giản như rong biển khô nori, khô cá bào Katsuobushi , hạt mè rang, cá khô, ruốc, cá hồi tươi, trứng cá hay trứng,… Trong đó rong biển khô và khô cá bào vốn là những nguyên liệu giàu umami, chìa khóa làm nên vị ngon cho Furikake nên thường xuyên được sử dụng. Với hình thức đơn sơ mộc mạc, Furikake khiến nhiều người bất ngờ bởi vị ngon khó tả đến từ sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu.
6 – Vừng hạt
Vừng hạt được người Nhật dùng để trang trí, tăng thêm hương vị cho các món ăn, đặc biệt là các món áp chảo.
7 – Gừng tươi
Gừng tươi là một trong các loại gia vị không thể thiếu để tạo nên những món ăn Nhật Bản ngon “đúng điệu”. Đây cũng là một trong những loại gia vị được người Nhật ưa chuộng nhất.
8 – Gara Suupu
Bột này giống như hạt nêm ở Việt Nam, dùng để nêm vào các món canh tạo vị ngọt. Tại Nhật Bản, Gara Suupu là sản phẩm của Hãng Ajinomoto.
9 – Tobanjan & Aka Tougarashi
Toubanjan là một loại sốt làm từ ớt và đậu nành, có vị ngọt, mặn và cay, dùng để ướp các món thịt hay để nấu món kiểu Tàu. Ớt đỏ tiếng Nhật là 赤唐辛子 (Aka Tougarashi) nhưng ở siêu thị Nhật thường khó tìm thấy ớt tươi. Do vậy khi cần dùng ớt làm gia vị cho món ăn gì, người Nhật có thể dùng loại ớt khô đã thái nhỏ hoặc ớt bột.
10 – Wasabi
Đây là một trong những gia vị đặc trưng của người Nhật. Tuy ít được dùng hơn các loại gia vị trên nhưng rất nhiều món ăn sẽ không đúng vị nếu thiếu mù tạt.
Mù tạt Wasabi thường được sử dụng như gia vị cho Sashimi là các món ăn hải sản và Sushi. Tuy nhiên ngoài các món hải sản và Sushi, mù tạt Wasabi cũng được sử dụng cho nhiều món ăn khác của Nhật Bản như là đậu hà lan.
Mù tạt Wasabi được chế biến từ cây thuộc họ cải của “xứ Phù Tang” đã được xay thành một dạng chất lỏng như kem, hoặc dạng bột có màu xanh lá cây. Wasabi bột được trộn lẫn với nước để trở thành Wasabi mềm có thể cầm được trên tay. Wasabi có một hương vị cay nóng và nồng, cảm giác cay nóng đó sẽ mất đi nhanh chóng và không để lại vị nóng bỏng trong miệng lâu như ớt.
11 – Shouyu
Xì dầu Shouyu là loại nước chấm được ưa thích ở Nhật Bản. Thành phần Shouyu gồm: Đậu tương (Daizu), lúa mì, muối. Phương pháp sản xuất Shouyu: Lên men bằng nấm men. Cách sử dụng: Giống như nước mắm (làm từ cá) tại Việt Nam, Shouyu được dùng để làm nước chấm, pha nước chấm trong bữa ăn hay chế biến món ăn.
Xì dầu Nhật Bản theo truyền thống được chia thành 5 loại chính, phụ thuộc vào các khác biệt trong thành phần và phương pháp sản xuất:
– Koikuchi: Có nguồn gốc từ khu vực Kanto, việc sử dụng nó dần dà phổ biến khắp Nhật Bản. Trên 80% sản lượng xì dầu sản xuất tại Nhật Bản là Koikuchi và nó có thể coi là loại xì dầu điển hình của người Nhật. Nó được sản xuất từ lượng gần bằng nhau của đậu tương và lúa mì. Loại xì dầu này còn được gọi là Kijoyu hay Namashoyu khi không được tiệt trùng theo phương pháp Pasteur.
– Usukuchi: Đặc biệt phổ biến tại khu vực Kansai, nó mặn hơn và nhạt màu hơn so với Koikuchi. Màu nhạt hơn là do sử dụng Amazake (cam tửu), một chất lỏng có vị ngọt, được làm từ gạo lên men trong sản xuất loại xì dầu này.
– Tamari: Được sản xuất chủ yếu tại Chubu. Tamari được làm từ đậu tương với một lượng nhỏ hạt lúa mì. Do vậy, nó sẫm màu hơn và nhiều hương vị hơn so với Koikuchi. Nó có lẽ là loại xì dầu “nguyên bản” Nhật Bản, do công thức chế biến nó có gần như khi đậu tương được đưa từ Trung Quốc vào Nhật Bản.
– Shiro: Loại xì dầu rất nhạt màu. Ngược với xì dầu “Tamari”, xì dầu “Shiro” được làm chủ yếu từ lúa mì và rất ít đậu tương, tạo ra màu nhạt và vị ngọt. Nó được sử dụng phổ biến tại khu vực Kansai để làm nổi bật bề ngoài của món ăn, ví dụ của Sashimi.
– Saishikomi: Loại này thay thế cho Koikuchi để ướp thực phẩm. Nó sẫm màu và hương vị mạnh hơn. Nó còn được gọi là Kanro Shoyu hay “xì dầu ngọt”.
Giống như nước mắm, Shouyu được sản xuất, đóng chai và bán trong siêu thị. Có thể nói nước tương Shuoyu chính là “nước mắm” trong đời sống hàng ngày của người Nhật Bản.
12 – Chuno Souce
Đây là loại nước chấm được ninh từ rất nhiều loại rau củ có vị chua chua phù hợp ăn với những món chiên để giảm độ ngán. Món thịt heo chiên xù Tonkatsu và món tôm chiên xù mà thiếu nước chấm này là không thể ăn được.
Mặc dù Chuno Souce không phải là loại gia vị truyền thống ở Nhật Bản nhưng người Nhật lại rất hay dùng trong bữa ăn. Nó cũng thường được dùng để làm muốn ăn kèm với các loại rau như cải bắp sống, súp lơ xanh hấp chín…
13 – Dầu mè hay dầu vừng
Dầu mè hay dầu vừng là loại dầu thực vật được làm từ hạt mè (vừng) theo nhiều nghiên cứu, dầu vừng có nhiều tác dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe. Dầu mè chứa nhiều calo, chất béo không bão hòa đa, axit béo omega-3 và omega-6, canxi, vitamin E, B, D. Dầu mè hay dầu vừng được người Nhật dùng để xào các món thịt nhằm tạo hương thơm cho món ăn. Người dân nơi đây cũng khuyên nên chọn loại dầu mè đen sẽ ngon hơn.
14 – Giấm Nhật Bản
Ở Nhật Bản có rất nhiều loại giấm. Trong đó có hai loại phổ biến nhất như:
– Giấm gạo được sản xuất từ gạo, và được sử dụng trong dưa chua, Marinades và để chuẩn bị cơm Sushi.
– Ponzu là một loại giấm làm từ trái cây cùng họ với cam, có vị chua thanh. Từ nguyên liệu này, người Nhật đã pha trộn giữa nước tương với Ponzu để trở thành loại nước chấm “Ponzu Shoyu” thường dùng để chấm đậu phụ, làm dressing cho salad rong biển, ăn kèm gỏi cá Sashimi hoặc làm nước chấm lẩu Shabu Shabu.
15 – Sarada Yu
Dầu ăn Sarada Yu là loại gia vị không thể thiếu để chế biến các món ăn ngon, hấp dẫn của người dân “xứ Phù Tang”. Các hãng khác nhau sẽ có hình dáng chai dầu khác nhau nhưng nhìn chung đều có dạng can trắng lộ dầu màu vàng.
Các loại dầu ăn cũng được để chung với nhau trong một khu ở siêu thị. Loại này dùng để chiên, xào và có thể làm cả dressing cho salad nên được gọi là salad oil.
16 – Mirin
Mirin là một loại rượu gia vị được dùng trong chế biến các món ăn của ẩm thực Nhật Bản. Bởi vì ở Nhật Bản người dân “xứ sở hoa Anh Đào” rất chú trọng trong việc chọn lựa các nguyên liệu tự nhiên để đưa vào sử dụng. Họ không thích trong bữa ăn của mình có quá nhiều đường họ chuộng vị ngọt tự nhiên chứ không phải vị ngọt tổng hợp. Chính vì vậy ở Nhật Bản bạn sẽ rất khó tìm ra một bịch bột ngọt ở các siêu thị mặc dù Nhật Bản là quốc gia có các thương hiệu bột ngọt hàng đầu trên thế giới. Nhưng nếu vậy thì người Nhật nấu ăn như thế nào. Đó chính là nhờ Mirin một loại rượu đặc biệt được người Nhật dùng để chế biến món ăn.
Giống như rượu Sake, Mirin được lên men tự nhiên nhưng với nồng độ cồn rất thấp khoảng 40-50% là đường và từ 14-17% là rượu. Thành phần rượu trong Mirin giúp làm giảm mùi tanh của thịt cá, giúp làm ngấm gia vị và ngăn không cho thức ăn bị nát khi ninh. Thành phần đường trong Mirin giúp thêm vị ngọt vào thức ăn, làm bóng các món nướng và tạo ra mùi thơm. Nhìn chung Mirin là một loại gia vị phổ biến và được xem như là không thể thiếu trong các bếp ăn gia đình người Nhật; và cũng là một loại gia vị đặc trưng của nền ẩm thực Nhật Bản.
Mirin thường có màu vàng và được chia làm 3 loại:
– Mirin hon: trong đó có khoảng 14% cồn và được sản xuất bởi một quá trình từ 40 đến 60 ngày.
– Mirin shio: chứa các chất cồn cũng như 1,5% muối để tránh thuế rượu.
– Mirin-fu chomiryo: có nồng độ rượu ít hơn các loại trên 1% nhưng vẫn giữ được hương vị.
17 – Rượu Sake
Cũng giống như Việt Nam, Nhật Bản cũng sử dụng rượu như một loại gia vị. Rượu gia vị của Nhật Bản là rượu Sake – một loại rượu được làm từ gạo. Trong trường hợp không có Sake, người dân Nhật có thể dùng rượu (nếp thơm càng tốt) pha loãng theo tỷ lệ 1 rượu 1 nước để thay thế.
Sườn Xào Chua Ngọt Và Cách Nấu Ngon Đúng Điệu – Đào Tạo Vua Bếp
Thời giản chuẩn bị: 10 phút
Thời gian nấu: 20 phút
Hoàn tất: 30 phút
Món sườn xào chua ngọt rất quen thuộc và được nhiều gia đình yêu thích bởi có thể làm món nhậu hoặc ăn với cơm. Với đặt thù mềm thơm, đậm đà, hương vị chua ngọt hòa quyện ăn mãi chẳng chán.
Mách nhỏ: Nếu không hấp có thể cho lên bếp đun nhỏ lửa đến khi nước rút dần. Nên trộn đều cá thu chay và các loại gia vị cho thấm trước khi cho vào thố.
Nguyên liệu
700gr sườn heo ngon
Hành khô, hành lá
2 thìa giấm, 2 thìa tương cà
Tiêu, bột nêm, đường, nước mắm, muối, dầu ăn
Cách thực hiện sườn xào chua ngọt miền Bắc
Sườn heo mua về rửa sạch rồi chặt miếng vừa ăn. Bắc nồi nước lên bếp rồi đun sôi sau đó cho sườn vào trần qua sau đó vớt ra để cho ráo nước.
2. Bắc chảo lên bếp thêm chút dầu ăn, đợi dầu nóng cho sườn vào chiên đến khi xém cạnh thì vớt ra.
4. Sườn chín, rắc thêm hành lá thái nhỏ đảo đều rồi tắt bếp. Múc sườn ra đĩa và thưởng thức với cơm nóng.
Cách thực hiện sườn xào chua ngọt miền Nam
Công thức pha nước sốt như sau:
Cho 2 muỗng nước lọc + 4 muỗng giấm ăn (có thể dùng chanh hoặc nước cốt me) + 3 muỗng nước ép táo (có thể cho hoặc không cho) + Đường trắng và dầu ăn. Khuấy đều hỗn hợp lên.
+ Đổ phần nước sốt vừa pha chế vào chảo sườn rồi đảo đều.
+ Sườn chín, thấm đẫm nước sốt, bạn múc sườn ra đĩa lớn và thưởng thức.
Nguyên liệu
500gr sườn non
Hành lá, hành củ, tỏi khô
Me khô hoặc chanh, giấm gạo hoặc giấm táo đều được
Đường, muối, nước tương và dầu ăn
1. Sườn heo mua về rửa sạch chặt miếng vừa ăn. Nên chọn loại sườn có chút nạc, sụn giòn cùng ít mỡ để món sườn ngon đúng điệu. Đem luộc sơ sườn rồi rửa sạch và vớt ra để sườn ráo nước.
2. Hành lá rửa sạch, hành củ, tỏi khô bóc vỏ và băm nhỏ. Sườn ráo nước đem ướp cùng 2 muỗng xì dầu, 1/2 chỗ hành, tỏi vừa băm đảo đều để sườn ngấm gia vị. Ướp sườn trong khoảng nửa tiếng.
3. Bắc chảo lên bếp rồi đổ dầu ăn vào, đợi dầu sôi thì cho hành, tỏi vào phi vàng. Khi thấy tỏi, hành thơm thì vớt hỗn hợp này ra một bát nhỏ. Cho sườn non vào rán vàng. Chỉ nên rán sườn xém cạnh tuyệt đối không rán quá kỹ khiến sườn bị cháy đen không ngon. Sườn rán xong đem vớt ra một bát lớn.
4. Pha nước sốt, đây là một phần quan trọng làm nên hương vị đặc trưng của món sườn xào chua ngọt miền Nam ngon đúng điệu.
Cách Ướp Gia Vị Vịt Quay Hấp Dẫn Ngon Đúng Điệu
Trong số các món ngon từ vịt không thể bỏ qua món vịt quay. Vịt quay không chỉ phổ biến trong những bữa ăn hằng ngày mà còn xuất hiện ở hầu hết các mâm cỗ tiệc. Đĩa vịt quay với những miếng thịt vịt thơm mềm, thịt dai ngọt đậm đà, lớp da vàng giòn, bóng bẩy trông vô cùng bắt mắt.
Hướng dẫn cách ướp gia vị vịt quay
Vịt: 1 con nặng khoảng 1 – 1,2kg
Gia vị ướp bên trong vịt:
Tỏi băm nhuyễn: 1 thìa canh
Hành khô băm nhuyễn: 1 thìa canh
Dầu hào: 2 thìa canh
Muối hoặc bột canh: 1,5 thìa cà phê
Đường cát trắng: 1 thìa canh
Hạt tiêu: 1 thìa cà phê
Ngũ vị hương: 1 thìa cà phê
Gia vị ướp bên ngoài:
Mạch nha: 3 thìa canh
Nước sôi: 1 thìa canh
Tỏi băm nhuyễn: 2 thìa cà phê
Gừng tươi băm nhuyễn: 2 thìa cà phê
Nước tương: 1,5 thìa canh
Giấm: 2 thìa cà phê
Muối: 1 nhúm nhỏ
Bước 1. Sơ chế vịt.
Vịt sau khi sơ chế sạch sẽ, bạn tiến hành khử mùi hôi bằng cách đập dập một nhánh gừng đem pha với rượu trắng, sau đó dùng hỗn hợp này chà xát cả trong và ngoài con vịt cho hết hôi. Để hỗn hợp này khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước, thấm khô vịt. Lưu ý, nếu da vịt bị rách thì nên dùng chỉ khâu lại, da vịt càng căng thì khi quay sẽ càng ngon hơn.
Làm vịt quay bạn không nên mổ phanh vịt
Bước 2. Ướp gia vị bên trong vịt.
Các gia vị ướp bên trong đã chuẩn bị ở trên bạn trộn đều với nhau. Dùng tay xát hỗn hợp gia vị này vào phần bên trong của vịt, không xát hay để dính vào da. Phần bên ngoài bạn dùng 2/3 thìa cà phê muối và 2/3 thìa cà phê ngũ vị hương trộn đều, chà xát lên da.
Móc vịt vào móc quay rồi treo lên cao để vịt khô trong không khí, hoặc có thể đặt vịt lên các kệ cao, khe hở thoáng để vịt khô. Để ít nhất từ 6 – 8 tiếng cho vịt khô và thấm gia vị. Cách ướp vịt quay ngon tốn khá nhiều thời gian tẩm ướp và phơi khô vịt, vậy nên bạn phải chuẩn bị trước 1 ngày trước khi ăn.
Bước 3. Uớp gia vị bên ngoài vịt.
Trộn đều các gia vị ướp bên ngoài lại với nhau, cho vào chảo lòng sâu nấu sôi lên rồi tắt bếp. Khi hỗn hợp sôi thì cầm đầu vịt cho vịt vào chảo, múc hỗn hợp dội nhiều lần lên khắp mình vịt. Cách này giúp tạo màu đẹp mắt và độ bóng, giòn cho da khi quay, càng dội kĩ thì vịt quay sẽ càng bóng và đẹp.
Nếu khi dội, hỗn hợp nguội thì có thể đun sôi lại rồi dội tiếp
Trong bước này, mạch nha là nguyên liệu không thể thiếu để làm cho da vịt có màu nâu và bóng, giòn. Bạn có thể thay thế bằng mật ong, đường thốt nốt hay mật mía nhưng không ngon bằng mạch nha.
Tiếp tục treo vịt lên cho khô, nếu trời nắng ráo thì có thể phơi 2 – 3 tiếng hoặc 7 – 8 tiếng nữa, phơi càng lâu thì vịt càng ngon. Phần da vịt phải rất khô trước khi cho vào lò.
Bước 4. Quay vịt.
Vịt quay bằng lò chuyên dụng sẽ chín đều và vịt thơm ngon nhất, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sẵn lò quay chuyên dụng để chế biến món ăn. Để quay vịt bằng lò nướng, bạn cho vịt vào lò rồi mới bật lên, để nhiệt độ khoảng 160 -170 độ C.
Vịt nặng 1kg thì bạn nướng trong khoảng 45 – 55 phút là chín. Sau 20 phút đầu tiên, bạn lật vịt lại để vịt chín đều. Sau khi vịt chín, tắt lò nướng nhưng để thêm một chút để phần mỡ chảy hết ra, da vịt khô lại rồi mới lấy ra ngoài.
Vịt sau khi nướng xong, bạn để nguội bớt rồi chặt thành những miếng dài, bày ra đĩa, ăn kèm với rau sống, nước tương hoặc nước chấm pha theo sở thích của gia đình.
Thành phẩm vịt quay thật thơm ngon, hấp dẫn phải không nào
Bạn đang đọc nội dung bài viết 12 Loại Gia Vị Làm Bếp Nhật Tạo Nên Món Ăn “Ngon Đúng Điệu” trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!