Đề Xuất 3/2023 # 5 Món Cháo Gà Cho Bé Ăn Dặm Ngon, Bổ, Dễ Làm Cho Các Mẹ Bận Rộn # Top 10 Like | Leparkspa.com

Đề Xuất 3/2023 # 5 Món Cháo Gà Cho Bé Ăn Dặm Ngon, Bổ, Dễ Làm Cho Các Mẹ Bận Rộn # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 5 Món Cháo Gà Cho Bé Ăn Dặm Ngon, Bổ, Dễ Làm Cho Các Mẹ Bận Rộn mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong đó cháo thịt gà phô mai, cháo gà bí đỏ, cháo tim gà, cháo gà khoai lang, cháo gà hạt sen được xem là các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi hấp dẫn nhất. Các món cháo này vừa dễ làm, hợp khẩu vị lại rất bổ dưỡng cho bé phát triển toàn diện.

Vì sao nên chọn cháo gà cho bé ăn dặm?

Trong thịt gà chứa nhiều kẽm, sắt và axit béo. Các bé sẽ không thể bổ sung những dưỡng chất này nếu chỉ uống sữa và ăn rau củ. Ngoài ra loại thịt này còn rất giàu đạm và sắt. Trong 200gr thịt gà trung bình có chứa tới 54 mg đạm.

Thường những phần thịt như ức hay lườn sẽ ít calo. Những phần thịt có màu sẫm hơn như đùi và bắp đùi sẽ có nhiều calo, chất béo và cholesterol hơn.

Những món cháo gà ăn dặm dễ thực hiện

Bổ sung canxi với cháo gà phô mai

Món cháo này vô cùng đơn giản và dễ chế biến, chỉ bao gồm 2 nguyên liệu chính là thịt gà và phô mai. Thịt gà các mẹ bỏ da và xương, lấy phần nạc băm nhuyễn, hòa cùng ít nước rồi cho vào nồi cháo.

Cháo thịt gà khoai lang dễ tiêu hóa

Để chế biến món cháo thơm ngon này, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau:

Gạo tẻ: 3 nắm nhỏ

Gạo nếp: 1 nắm nhỏ

Thịt gà: 70 gr

Khoai lang: 50 gr – Dầu ăn ô liu

Mắm ngon

Nước dùng gà (nếu có)

Gạo tẻ với gạo nếp mẹ ninh nhừ thành cháo. Trong lúc đợi cháo chín, thịt gà mẹ rửa sạch thái lát mỏng, băm nhỏ và viên tròn từng viên cho vào đĩa (Thịt gà nên chọn phần lườn vì thịt mềm rất tốt cho bé).

Bắc nồi lên bếp cho chút xíu dầu ăn vào phi thơm thịt gà cùng chút mắm ngon, cho nước dùng vào đun cho thịt mềm. Khoai lang bạn gọt vỏ, thái lát mỏng rồi hấp chín và nghiền nhuyễn.

Khi cháo chín, bạn múc lượng vừa đủ cho vào máy xay, thêm thịt gà, khoai lang rồi xay nhuyễn thành hỗn hợp hơi sền sệt. Mẹ đổ ra nồi nhỏ đun khoảng 1-2 phút, tắt bếp đổ bột ra đĩa, nêm 1 thìa canh dầu ô liu rồi cho bé thưởng thức.

Cháo thịt gà hạt sen cho bé ngủ ngon, thông minh

Để có một tô cháo thịt gà hạt sen thơm ngon cho bé, mẹ chỉ cần chuẩn bị 3 nguyên liệu là gạo nấu cháo, thịt gà và hạt sen.

Cách làm cũng đơn giản không kém:

Hạt sen ngâm từ đêm hôm trước cho nhanh bở, rửa sạch. Nếu chưa nấu cháo sẵn thì mẹ có thể cho thịt gà, hạt sen vào ninh cùng cháo cho ngọt nước. Còn nếu mẹ đã nấu cháo rồi thì có thể cho thịt gà, hạt sen vào luộc hoặc hầm chín. Sau đó gỡ thịt ra rồi băm nhỏ, hạt sen thì nghiền nhuyễn.

Bắc nồi cháo lên, mẹ cho thịt gà, hạt sen vào đảo đều đến khi sôi lăn tăn mẹ thêm một chút mắm dành riêng cho bé. Cuối cùng bạn tắt bếp nêm 5ml dầu oliu để nguội rồi cho bé ăn.

Bồi bổ cho bé nhẹ cân với cháo gà bí đỏ

Đây là món ăn bổ dưỡng cho bé với nguyên liệu dễ kiếm và cách làm đơn giản. Bí đỏ không chỉ là thực phẩm tốt cho mắt của bé. Nó còn rất bổ máu, dễ tiêu hóa và chống táo bón.

Các mẹ chuẩn bị thịt gà nạc đã băm nhỏ, cho lên bếp xào. Bí đỏ nấu chín rồi nghiền nát. Khi cháo chín, các mẹ cho thịt gà và bí đỏ vào, đảo qua về rồi tắt bếp, cho vào một muỗng con dầu của bé.

Vậy là mẹ đã xong món cháo dinh dưỡng, thơm ngon cho bé ăn dặm rồi!

Lạ miệng với món cháo tim gà cho bé

Bên cạnh phần thịt, tim gà cũng là nguyên liệu rất tốt để nấu cháo ăn dặm cho bé. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cháo tim gà hấp dẫn này như sau:

100g tim gà

Gạo tẻ 2 nắm, 1 nắm gạo nếp

1 củ hành khô

Hành hoa, rau mùi: mỗi thứ 1 ít

Gia vị cần thiết: nước mắm, dầu ăn loại cho bé.

Các bước thực hiện:

Tim gà mua về dùng nước muối pha loãng rửa thật sạch rồi cắt làm đôi rồi băm thật nhỏ. Bạn cần băm nhỏ và bỏ phần cuống gà đi vì phần này dai bé không nhai được, dễ gây hóc cho bé. Thêm chút nước mắm vào ướp chừng 20 phút.

Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn vào đun nóng thì trút hành khô vào phi thơm. Tiếp đến cho tim gà vào đảo đều tay và xào đến khi chín thì tắt bếp.

Mẹ ninh cháo khi thấy đủ nhừ thì cho phần tim gà đã xào chín vào đảo đều. Nếu thấy cháo vẫn nhạt cho thêm chút nước mắm vào khuấy đều, đun thêm vài phút nữa rồi cho hành, rau mùi vào đảo đều, tắt bếp. Múc cháo ra bát, cho bé ăn khi còn ấm vừa ngon vừa bổ.

Những lưu ý nhỏ khi chế biến cháo gà cho bé ăn dặm

Vì bé chỉ vừa bước vào quá trình tập ăn thức ăn nên có bé sẽ chưa thể thích ứng ngay được. Các mẹ nên kiên nhẫn và cho bé thời gian để làm quen.

Các món ăn chế biến cho trẻ 0-12 tháng tuổi đều không sử dụng gia vị, nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến thận của bé. Những loại rau, củ, quả bé ăn hằng ngày đã cung cấp đủ lượng muối và đường cần thiết cho bé rồi.

Một sai lầm mà nhiều mẹ mắc phải đó là giữ lại phần ăn thừa của trẻ để trẻ ăn bữa tiếp theo. Đây là sai lầm nghiêm trọng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, do phần ăn này không được bảo quản trong tủ lạnh, vi khuẩn rất dễ xâm nhập.

Cách Làm Bột Gạo Cho Bé Ăn Dặm Đơn Giản Cho Mẹ Bận Rộn

Ăn dặm truyền thống là phương pháp được sử dụng lâu đời nhất ở Việt Nam. Hiện nay đã có nhiều phương pháp ăn dặm mới được các mẹ Việt áp dụng cho con của mình tuy nhiên phương pháp truyền thống vẫn được nhiều mẹ áp dụng. Với phương pháp này trong thời kỳ đầu mẹ sẽ bắt đầu nấu bột gạo cho bé ăn dặm.

Và món bột gạo ăn dặm cho bé trong giai đoạn này sẽ là bột nấu loãng cùng với nước. Sau mấy ngày đầu khi bé đã quen dần thì mẹ cho bé ăn bột nấu cùng với rau củ xay nhuyễn. Sau một tháng mẹ sẽ nấu bột gạo cùng với rau củ, thịt cá làm nhuyễn hoặc cắt nhỏ và tăng dần độ đặc lên.

Sử dụng bột gạo ăn dặm cho bé giúp bảo vệ bé yêu trong thời kỳ ăn dặm

Cách làm bột gạo cho bé ăn dặm đơn giản nhất

– Máy nghiền (hoặc máy xay sinh tố chuyên dụng) – Bao lọc bằng vải – Đĩa to hoặc mâm để đựng

Trước khi đến với cách làm bột gạo cho trẻ ăn dặm chúng ta sẽ tiến hành chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết. Nguyên liệu bao gồm:

Cách bước thực hiện làm bột gạo ăn dặm cho bé

Bước 1: Vo gạo thật sạch. Sau đó lấy nước sạch bỏ vào một nồi nhỏ, đổ gạo vào ngâm qua đêm. Chú ý đổ nước sao cho ngập bề mặt gạo.

Bước 2: Khi gạo ngâm đã ngâm nở ra thì rửa sạch lại với nước và để vào chậu nhựa. Đổ nước sao cho ngập bề mặt gạo.

Nếu bạn có máy xay hoặc máy nghiền thì có thể dùng máy để xay nhuyễn gạo ra. Nếu không có máy xay hoặc máy nghiền bạn có thể trực tiếp mang gạo đến cửa hàng và thuê họ xay. Để gạo được nhuyễn bạn nên xay hai lần liền sẽ cho ra thành phẩm tốt nhất.

Cách làm bột gạo ăn dặm cho bé một cách đơn giản nhất

Bước 3: Bạn dùng bao bố hoặc rây lọc sạch bột lần cuối sao cho bột thật mịn và nhuyễn. Sau khi đã rây qua kỹ càng bạn cho bột gạo vừa lọc vào một đĩa lớn hoặc mâm. Tiếp đó đem phơi hai nắng sấy bột cho khô là bột có thể sử dụng được. Hãy dùng hộp nhựa hoặc thủy tinh đậy kín để bảo quản bột một cách tốt nhất.

Cách nấu bột gạo cho bé ăn dặm

Sau khi đã có bột gạo khô thì mẹ sẽ phải học cách nấu bột gạo cho bé ăn dặm. Để nấu bột cho bé với bột khô mẹ sẽ phải ngâm bột với nước trước khi nấu vài phút để bột nở.

Mẹ học cách nấu bột gạo cho bé ăn dặm theo từng thời kỳ

Khi nấu tùy vào việc mẹ cho bé ăn vào thời kỳ nào mà pha nước vào bột với tỉ lệ thích hợp. Mẹ cũng có thể dùng nước luộc rau củ để nấu bột cho bé để tăng vị ngọt. Trong thời kỳ đầu mẹ sẽ xay nhuyễn rau củ rồi cho vào nấu chung với bột đã chín.

Sau khoảng 2 – 4 tuần mẹ chuyển sang nấu bột mặn cho bé bằng cách cho thêm thịt, cá xay nhuyễn vào. Khi nấu xong mẹ chú ý cho bé ăn khi còn ấm là tốt nhất.

Mẹ có thể thấy cách làm bột gạo ăn dặm cho bé không hề khó và không mất nhiều thời gian như nhiều người nghĩ. Qua những thông tin trên mẹ có thể bắt tay làm ngay cho bé tại nhà, với món bột này cho dù mẹ có bận rộn như thế nào vẫn có thể tự tay chăm sóc con yêu

6 Cách Chế Biến Yến Mạch Cho Bé Ăn Dặm Đầy Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bận Rộn

Yến mạch là gì?

Cây yến mạch có tên khoa học là Avena Sativa, thuộc họ hàng nhà ngũ cốc, được trồng để lấy hạt. Yến mạch được biết đến là cây có nhiều dưỡng chất nhất trong họ hàng nhà ngũ cốc.

Yến mạch có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể, bao gồm:

66 % carbohydrate

11,2 % protein

9,2 % chất béo

7,1% chất xơ và các thành phần khác như các nguyên tố khoáng chất vi lượng natri, canxi, kali, sắt, magiê, phốt pho, kẽm, đồng, crôm, mangan, selenium (1 loại chất chống oxy hóa)

Các loại vitamin B1, B2, B3, B6, E… chiếm 4.5%.

Lợi ích của yến mạch đối với sức khoẻ

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Kiểm soát đường trong máu

Giúp giảm cân

Tác dụng tốt cho hệ thần kinh

Ngăn ngừa ung thư và các bệnh ở tuyến giáp

Làm giảm huyết áp

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Giúp lợi tiểu

Tác dụng làm đẹp

Lành viết thương & chữa mụn nhọt

Khi nào thì có thể bắt đầu chế biến yến mạch cho bé ăn dặm

Mặc dù hầu như thực phẩm nào cũng có khả năng gây ra dị ứng, yến mạch là một trong những thực phẩm ít gây dị ứng và an toàn nhất để giới thiệu cho bé yêu như một thực ăn mới đầu tiên.

Do đó, các bà mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ làm quen với món ăn này ngay khi trẻ được 6-7 tháng tuổi. Do hàm lượng chất xơ cao, chúng không gây táo bón theo cách mà nhiều loại ngũ cốc khác thường gây ra.

Trước 6 tháng tuổi, không nên cho trẻ ăn các thực phẩm có chứa gluten, vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Celiac (không dung nạp gluten) của trẻ.

Cách bảo quản yến mạch

Cách chế biến yến mạch cho bé ăn dặm

1. Cháo yến mạch cơ bản

Nguyên liệu

1/2 Chén yến mạch hữu cơ

Nước

Cách làm

Đun sôi đủ nước trong nồi. Thêm yến mạch vào, vừa đổ vào vừa đánh nhẹ nhàng.

Trong quá trình nấu thì hãy luôn khuấy đều.

Sau khi nấu chín, để nguội và bé có thể ăn.

Mẹ cũng có thể thêm sữa công thức (nếu cần), nếu muốn, và bạn sẽ có món cháo yến mạch sữa.

Nguyên liệu

1/4 chén bột yến mạch

1 ly nước

¼ tsp bơ

1 quả táo (cỡ trung bình)

1/4 tsp bột hạnh nhân (tuỳ chọn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi thêm)

Cách làm

Cho yến mạch vào nước trong nồi và nấu trên lửa nhỏ cho đến khi mềm.

Rửa và gọt vỏ táo và cắt thành lát hoặc xay nhuyễn nếu cần.

Khi cháo đặc lại, thêm bơ, táo và chất làm ngọt. Khuấy đều.

Món này ăn khi để nguội và trong tủ mát.

Nguyên liệu

1/2 chén yến mạch cán (rolled oat)

1 ly nước

1 quả lê gọt vỏ và cắt thành những miếng nhỏ

Sữa (tùy chọn)

Nguyên liệu

1/4 chén yến mạch

1 quả chuối chín

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

5 Mẹo Ăn Uống Lành Mạnh Cho Người Bận Rộn

Công việc của bạn bận rộn đến nỗi bạn chẳng còn thời gian để đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh? Chính bạn cũng đang nhận thấy điều này là không tốt chút nào, về lâu dài sẽ dẫn đến rối loạn dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. Vậy, làm thế nào để ăn uống đúng cách mà vẫn đảm bảo tiết kiệm thời gian cho mình? Đừng lo lắng, Prudential đã có giải pháp cho bạn đây!

Mẹo số 1: Lên thực đơn ăn uống cho cả tuần

Việc nghĩ xem hôm nay ăn gì cũng tiêu tốn kha khá quỹ thời gian ít ỏi của người bận rộn mỗi ngày. Chính bởi vậy, việc lên thực đơn ăn uống cho cả tuần là bước đệm hợp lý giúp bạn dễ dàng lựa chọn thức ăn mỗi ngày mà vẫn bảo đảm bổ sung đủ dinh dưỡng có ích nạp vào cơ thể. Thời điểm hợp lý để lên kế hoạch ăn uống là vào dịp cuối tuần. Nếu thực đơn bạn đề ra là cho việc gọi món hoặc đi ăn ở ngoài, sau đó bạn có thể áp dụng y như mình đã lên kế hoạch mà không cần phải suy nghĩ thêm. Còn nếu thực đơn bạn đề ra là tự nấu ăn, bạn có thể tranh thủ dịp cuối tuần đến siêu thị mua sẵn nguyên liệu chế biến rồi mang về nhà, bảo quản trong tủ lạnh và nấu theo thực đơn đã dự định trước

Mẹo số 2: Thủ sẵn những món ăn vặt lành mạnh

Sẽ có những lúc bạn bận rộn đến mức không tuân theo được thực đơn lên sẵn, và chỉ có thể nạp năng lượng thông qua những món ăn vặt quanh mình ngay lúc đó. Nếu không chuẩn bị đồ ăn vặt bổ dưỡng mang theo mình, rất có thể bạn sẽ ăn những món nhiều đường, nhiều chất béo (do đồng nghiệp mang đi hoặc công ty có sẵn) để đáp ứng nhu cầu bổ sung năng lượng cần kíp cho cơ thể. Để tránh chuyện này xảy ra, bạn hãy tập thói quen mang đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng theo mình. Đó có thể là những loại trái cây cung cấp nhiều chất xơ và vitamin, hoặc là các loại hạt, sinh tố, nước ép có lợi cho sức khoẻ. Bên cạnh đó, việc ăn các đồ ăn vặt này sẽ giúp bạn ăn ít hơn trong bữa ăn chính, rất phù hợp với những ai đang có ý định giảm cân.

Mẹo số 3: Tránh ăn trong lúc làm việc

Dù là ăn vặt hay ăn chính, hãy đảm bảo bạn có thể tập trung hoàn toàn cho việc ăn uống chứ không để công việc xen vào. Bởi vì vừa ăn vừa làm việc sẽ khiến não bộ của bạn không thể tập trung thực hiện một nhiệm vụ duy nhất, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan tiêu hoá và lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Hơn thế nữa, kết hợp “một công đôi việc” như thế sẽ khiến bạn có cảm giác đói bụng và ăn nhiều hơn, dẫn đến cân nặng tăng không kiểm soát. Nếu không muốn sở hữu chiếc bụng mỡ và tốn thêm thời gian vận động để giảm cân, bạn hãy bỏ ngay thói quen không tốt vừa ăn vừa làm việc này.

Mẹo số 4: Uống nước lọc thay vì đồ uống chứa nhiều calo

Những thức uống như cà phê, sinh tố, nước ngọt… rất hấp dẫn trong môi trường công sở. Tuy vậy, chúng lại chứa rất nhiều đường và calo, dễ chuyển hoá thành chất béo. Các thức uống này còn kích thích vị giác, khiến bạn có cảm giác thèm ăn, khó tập trung vào công việc. Để bổ sung nước cho cơ thể, nước lọc là lựa chọn tốt nhất. Uống nước lọc vừa giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, lại khiến đường ruột tốt hơn, tránh cho bạn mắc phải các bệnh như táo bón hay trĩ. Bạn còn giảm được cảm giác thèm ăn, và thấy no hơn khi uống nước lọc.

Mẹo số 5: “Làm bạn” với sữa chua

Bạn đang đọc nội dung bài viết 5 Món Cháo Gà Cho Bé Ăn Dặm Ngon, Bổ, Dễ Làm Cho Các Mẹ Bận Rộn trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!