Đề Xuất 5/2023 # 6 Món Chè Nóng Giúp Bạn Thấy Ấm Bụng Hơn Trong Những Ngày Gió Về Đông Lạnh # Top 11 Like | Leparkspa.com

Đề Xuất 5/2023 # 6 Món Chè Nóng Giúp Bạn Thấy Ấm Bụng Hơn Trong Những Ngày Gió Về Đông Lạnh # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 6 Món Chè Nóng Giúp Bạn Thấy Ấm Bụng Hơn Trong Những Ngày Gió Về Đông Lạnh mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Chè sắn

Món chè có nguồn gốc từ rất lâu đời của người Hà Nội. Chè sắn với nguyên liệu đơn giản chỉ là từ bột sắn, bột đao, đường hoa mai, gừng nhưng từ lâu đã thành đặc sản mỗi độ đông về.

Bát chè nóng nổi với những miếng sắn nhỏ được cắt vông, quyện cùng nước đường nâu thử gừng. Phần nước đặc sánh nhờ bột sắn, bột đao, thêm nước cốt dừa cùng với dừa tươi nạo sợi càng làm tăng thêm độ thơm ngất ngây.

Với người Hà Nội, chè sắn vừa chống đói, vừa chống rét lại tăng sức đề kháng cho để chống mùa đông khắc nghiệt. Nếu muốn thưởng thức chè ngon có thể ghé địa chỉ khu tập thể Kim Liên, Ngô Sĩ Liên hoặc Lý Quốc Sư.

2. Sủi dìn

Có nguồn gốc từ Trung Quốc sủi dìn chính là món ăn phổ biến của người dân Hải Phòng. Nhưng nhiều năm nay, sủi dìn cũng xuất hiện ở Hà Nội và rất được lòng thực khách bởi mùi vị độc đáo.

Thoạt nhìn có thể thấy giống bánh trôi tàu nhưng kích thước nhỏ hơn. Sủi dìn được làm bằng bột gạo nếp và nhân đậu xanh hoặc nhân vừng đen. Vỏ ngoài được lăn qua vừng đen và nấu trong nước gừng nóng.

Khi ăn thường  rắc thêm lạc rang giã nhỏ và dừa tươi nạo sợi, vị ngọt thanh thanh, nóng hổi, vừa ăn vừa thưởng thức ngắm phố phường thì còn gì bằng.

3. Chí mà phù

Chí mà phù hay dễ hiểu hơn là chè mè đen được chế biến đơn giản với nguyên liệu chính là mè đen. Vừng đen được đem đi xay nhuyễn sau nấu cùng với đường thêm một chút lá chanh để tạo mùi thơm.

Chính vẻ ngoài đen xì nhìn chẳng mấy hấp dẫn lại chính là sức hút đặc biệt của món chè này. Vị ngọt béo, bùi và bổ dưỡng, một bát chè nóng chẳng những giúp khách hàng ấm bụng mà còn khiến tâm trạng vui vẻ hơn trong buổi tối mà đông lạnh lẽo.

4. Xôi chè

Nói đến chè nóng mùa đông thì xôi chè là món không thể không góp mặt. Sự kết hợp của xôi và chè luôn được mọi người ưa chuộng vào mùa đông. Phần xôi sẽ là xôi vò đậu xanh còn chè có thể nhiều loại như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ…

Trước khi thưởng thức chè cần được trộn cùng xôi để chúng quyện vào nhau vị thơm của xôi kết hợp vị ngọt của chè mang đến vị ngọt thanh ấn tượng. So với những món chè mùa đông khác có lẽ chúng gây nghiện hơn cả.

Món chè này được phục vụ quanh năm cả đông lẫn hè nên bạn tha hồ thưởng thức. Một số địa chỉ nổi tiếng chè ngon có thể kể đến đường Trần Hưng Đạo, Ngô Thì Nhậm hoặc Bát Đàn

5. Bánh trôi tàu

Một trong những món ăn góp công lớn làm nên thương hiệu ẩm thực Hà Thành chính là bánh trôi tàu. Món ăn vặt mà người Hà Nội nào đi xa cũng nhờ, người nào đến Hà Nội cũng muốn thử.

Món bánh này ngon phải kể đến vỏ bánh dẻo, nhân bánh bùi của vị lạc rang, cay của vị gừng và ngọt của đường phên…mọi thức hòa quyện với nhau một cách hài hòa đến lạ.

Nếu đến Hà Nội muốn thứ bánh trôi tàu ngon nhất định phải ghé Hàng Cân, Bát Đàn hay Hàng Giầy đã đến đây ăn thử thì đúng là ngon không lối thoát.

6. Bánh ngào

Món nức tiếng xứ Nghệ được du nhập vào Hà Nội và nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong lòng thực khách, đặc biệt khi đông về không thể không nhớ đến.

Những viên bánh từ bột nếp với nhân đậu xanh được nấu ngập trong nồi mật mía đặc quanh. Vị ngọt của một cùng với vị thơm của gừng làm dậy lên mùi đặc trưng của món bánh nóng hổi, cực hợp thưởng thức cho ngày đông lạnh.

Ấm Nóng Canh Cải Nấu Rươi Đông Về

Nói tới món rươi chắc hẳn nhiều thực khách không còn lạ lẫm. Thế nhưng rươi nấu canh rau cải theo cách truyền thống, kết hợp hài hoà vị ngọt thanh của rau cải với những chú rươi béo ruộm dịp cuối năm, thì chắc hẳn nhiều người chưa được thưởng thức.

Thơm ngon canh cải nấu rươi.

Đến Đông Triều, dịp cuối năm, trong tiết trời se lạnh cũng là lúc người dân ở đây bắt đầu vào vụ săn rươi. “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm” là cách tính theo lịch âm nói về con nước thủy triều trên sông và thời điểm thuận lợi nhất cho thu hoạch rươi.

Theo những người dân dày kinh nghiệm bắt rươi hàng chục năm nay thì sở dĩ vùng sông Cầm và các bãi ven sông ở Đông Triều có rươi to và ngon là bởi khu vực này thường chịu ảnh hưởng của thủy triều, khiến nơi đây trở thành khu vực “2 nước”. Rươi tên vốn là một họ giun nhiều tơ, có khoảng 500 loài chia làm 42 chi. Trong dân gian rươi còn được gọi là rồng đất. Môi trường sinh sống của rươi thường là ở các khu vực nước lợ, hoặc các khu vực tiếp giáp giữa môi trường nước lợ và nước ngọt. Rươi trưởng thành dài 60-70mm, bề ngang chừng 5-6mm. Thân mình dẹp với hơn 50 đốt màu hồng, xanh nhạt, nâu nhạt hay màu trắng. Rươi sống quanh năm dưới đất, trong lớp bùn đáy hay trong các ruộng nước nhạt. Đến mùa, rươi lại nổi lên mặt ruộng. Ngày nay, ngoài việc đánh bắt tự nhiên, người dân ven sông còn chủ động quây ruộng, tháo nước vào để nuôi rươi.

Từ lâu, rươi đã nức tiếng, là nguyên liệu để chế biến rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như: Chả rươi, rươi kho niêu đất, rươi xào củ niễng, rươi rang muối, nem rươi… Nhưng nếu bạn muốn thưởng thức rươi theo một cách khác thì canh rươi nấu rau cải cũng chính là sự lựa chọn thú vị.

Đây là món ăn dân gian có từ lâu đời ở địa phương, được truyền lại. Trên cơ sở hương vị xưa, cách nấu cũ, các đầu bếp ngày nay đã sáng tạo thêm để hoàn thiện món ăn. Thực tế nấu canh rươi không hề khó tuy nhiên cần chuẩn bị kỹ và cầu kỳ ở khâu chọn nguyên liệu.

Rươi sau khi đánh bắt sẽ được được đem sơ chế ngay để đảm bảo độ tươi, ngon. Làm sạch rươi cần sự khéo léo, tỉ mỉ để không làm vỡ phần bụng của rươi. Chuẩn bị 1 bát nước lạnh to rồi thả rươi vào để rửa, loại bỏ bẩn, rác. Sau đó, vớt rươi ra, để ráo. Tiếp tục dùng nước nóng để làm sạch rươi, khuấy nhẹ rươi bằng đũa cho đến khi rụng hết lông trên thân rươi.

Lựa chọn rau cải cũng cần chú ý chọn loại rau cải đắng bản địa ở khu vực sông Cầm và một số nơi vẫn còn trồng. Trên thực tế, nay có nhiều loại cải canh đắng, cải lai, không chọn đúng loại, nấu sẽ giảm vị ngon. Thông thường, loại rau cải này được chăm khá lâu, gieo hạt từ tháng 7, chăm lớn trong tháng 8-9, tháng 10 có thể ăn được cho tới hết mùa rươi và Tết… Hiện nay, nhiều hộ dân ở Đông Triều vẫn trồng.

Rươi tươi còn giữ nguyên màu tự nhiên, đỏ mọng, bơi khỏe được sơ chế cẩn thận là nguyên liệu quan trọng cho món ăn ngon.

“Sở dĩ chọn giống cải thuần giống với đặc trưng có vị hơi đắng này rất hợp với rươi. Khi có đủ nguyên liệu chế biến canh rươi rau cải khá đơn giản. Nồi nước dùng đun sôi, rồi mới cho rươi vào đun tới khi rươi chín nổi lên, ngấm vào, ngọt nước dùng, sau cùng mới cho rau vào… Gia vị có thêm gừng đặc biệt không thể thiếu là mỡ lợn. Độ béo của mỡ lợn có tác dụng làm giảm độ đắng, đằm của rau; vừa có tác dụng hạn chế độ tanh của rươi. Canh cải đun nhanh cho tới khi rau sôi chín bắc ra ăn nóng…”, chị Nguyễn Thị Bích Phượng, Đầu bếp, chủ nhà hàng Ẩm thực sông Cầm Trung Thành (Đông Triều) có kinh nghiệm chế biến món ăn này, chia sẻ bí quyết nấu món ăn ngon.

Nồi canh thơm ngọt với rau cải xanh tươi nghi ngút khói trong tiết trời se lạnh thật thu hút. Không chỉ thơm ngon, dễ ăn mà đây còn là món ăn bổ, giá trị dinh dưỡng rất cao chứa nhiều loại muối khoáng quan trọng với sức khỏe.

Hà Phong

Đi Hà Nội Thưởng Thứ 7 Món Chè Nóng Làm Ấm Lòng Thực Khách Ngày Đông

Xôi chè nóng

Đây là một món chè quen thuộc, thanh tao và có ở Hà Nội từ rất lâu. Món chè mùa đông này bao gồm xôi vò đỗ xanh và chè. Xôi được đồ lên rất khéo, từng hạt béo, mềm và không dính bết lại với nhau, có màu sáng vàng ươm hấp dẫn.

Có hai loại chè để ăn kèm với xôi vò đó là chè hoa cau và chè bà cốt. Bát chè bà cốt là sự hòa quyện giữa vị ngọt của đường mật, mềm thơm của gạo nếp cái hoa vàng, khi ăn còn có thể cảm nhận được vị gừng cay nồng, ấm áp. Để món ăn bớt ngấy, người Hà Nội rất sáng tạo khi ăn kèm với xôi vò đậu xanh.

Thưởng thức bát chè xôi nóng, đặc biệt là vào những ngày đông giá rét thì thật khó lòng có thể quên được. Nóng hổi, ngọt ngào béo ngậy vị dừa tươi, đánh thức tất cả các giác quan của người thưởng thức.

Địa chỉ: Xôi chè bà Thìn, 95 Hàng Bồ, P. Hàng Bồ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chè sắn

Rất nhiều người ở Hà Nội nghiện ăn chè sắn đến nỗi suốt ngày chỉ chực chờ gió mùa về để đi ăn cho ngon. Từng củ sắn vừa bùi vừa bở, khi nấu trong đường bao phủ, tạo nên bát chè dẻo quánh. Bát chè sắn ngon vị bùi, thơm, nước chè sánh, nâu vàng ngon miệng, những miếng sắn được cắt vuông vức hình bao diêm, mềm dẻo không quá bở, nhìn thôi đã đẹp mắt. Không chỉ vây, chè sắn giúp cơ thể ấm áp trong những ngày đông lạnh nhờ vào gừng và giúp chúng ta bổ sung lượng đường hao hụt.

Dù không phải là người “nghiện” chè sắn nhưng khi thưởng thức chắc chắn bạn cũng phải trầm trồ khen ngon bởi hương vị đặc trưng của món ăn này.

Một số địa chỉ thưởng thức:

98 – 100 đường Đê Tô Hoàng, Hà Nội

39 Lý Quốc Sư, Hà Nội

75 Trần Xuân Soạn, Hà Nội

Chè đỗ đen nóng

Những ngày thời tiết lạnh thất thường như thế này ăn ngay chén đỗ đen nóng sẽ giúp cơ thể bạn ấm áp hơn rất nhiều. Đúng như tên gọi của nó, chè đỗ đen được nấu từ những hạt đỗ đen, ninh sao cho thật khéo để hạt đỗ vừa mềm bở, ngấm đường nhưng vẫn giữ nguyên hạt chứ không bị nát.

So với chè đỗ đen của mùa hè thì món chè đỗ đen nóng đặc hơn nhiều. Khi ăn sẽ múc vào những chiếc bát nhỏ, nhìn đặc sánh. Đặc biệt, để bát chè ngon, người ta sẽ cho thêm chút nước cốt dừa và dừa nạo lên trên, bát chè nhờ thế mà cũng thơm hơn, béo béo ngậy ngậy là sự chọn lựa tuyệt vời trong mùa đông.

Một số địa chỉ:

98 – 100 đường Đê Tô Hoàng, Hà Nội

52 Hàng Điếu, Hà Nội

Chè bốn mùa Hàng Cân

Sủi dìn

Sủi dìn đây là món ăn của người Hải Phòng nhưng du nhập vào Hà Nội khá lâu và được rất nhiều người ưu thích. Đến Hà Nội vào mùa đông, bạn có thể bắt gặp sủi dìn bên những gánh hàng rong nghi ngút khói.

Món ăn này có nhiều điểm tương đồng với bánh trôi tàu Hà Nội nhưng có kính thước nhỏ hơn và sẽ được ăn trong nước mật mía, gừng cay. Nhiều người gọi sủi dìn là “bánh trôi tàu mini”. Vỏ bánh sủi dìn được làm từ bột nếp thơm, nhân làm từ vừng đen. Vừng đen và lạc được rang chín tới, giã nhuyễn và sên cùng dừa nạo tạo nên phần nhân thơm, béo, bùi cho chiếc bánh. Người thưởng thức sẽ bị mê hoặc bởi thứ nước sanh sánh ngọt lịm, khói lan tỏa nghi ngút thơm ngậy mùi gừng của sủi dìn.

Nếu muốn thưởng thức bánh sủi dìn chính gốc Hải Phòng các bạn có thể đến số 133 Ngõ Thịnh Quang, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội

Chè khoai nóng

Nhắc đến các món chè mùa đông Hà Nội sẽ rất thiếu sót nếu không kể đến chè khoai nóng. Chè khoai nóng vừa thơm ngon vừa lạ miệng đã níu giữ rất nhiều du khách. Chè xanh trong thấy được cả miếng khoai bên dưới. Món này ăn cùng nước cốt dừa.

Ngoài ra chè khoai nóng không thể thiếu trong những ngày giao mùa, những miếng khoai dẻo trộn trong nước cốt dừa, vị ngọt thanh khiến cho các chị em ăn là nhớ mãi.

Mùa đông đang cận kề, tiết trời trở lạnh, được cầm trên tay một chén chè nghi ngút khói, nóng hổi vửa thổi vừa ăn thì còn gì tuyệt vời hơn?

Địa chỉ: 78 Bùi Ngọc Dương, Hà Nội

Bánh trôi tàu

Bánh trôi tàu, hay còn gọi là chè trôi tàu không phải là thứ cao lương sang trọng nhưng được nhiều thực khách ưu thích thưởng thích khi trời lạnh. Thực khách chỉ cần tấp vào một quán bình dân nép mình bên góc phố cột đèn là đã có thể thưởng thức món bánh nếp thơm lừng hương gừng tươi, béo ngậy vị dừa lạc này.

Nước gừng nóng hổi, thơm phức quyện mè đen béo ngậy cùng lớp bột bánh dẻo khiến người thưởng thức như quên đi thời tiết mưa lạnh ảm đạm của thủ đô.

Một số địa chỉ:

30 Hàng Giầy, Hà Nội

98 – 100 đường Đê Tô Hoàng, Hà Nội

52 Hàng Điếu, Hà Nội

93 Hàng Bạc, Hà Nội

Lục tàu xá

Lục tàu xá nghĩa là đậu xanh nấu nhuyễn là một món được làm rất công phu. Sau khi nấu đậu xanh chín nhuyễn, người ta sẽ cho thêm bột báng luộc sơ cùng đường cát cho vào từ từ, cứ thế khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sánh mịn. Có nơi còn cho hạt sen vào nấu cùng. Đặc biệt, món này nhất định phải có chút trần bì (vỏ quýt) cho dậy mùi. Bát lục tàu xá vàng sánh màu đậu xanh, dậy mùi thơm, còn nóng hổi, ăn vào là thấy ấm lòng. Tất cả đều quá phù hợp cho một món ăn vừa ngọt, vừa nóng, vừa tốt trong những ngày đông Hà Nội lạnh giá.

Một số địa chỉ:

30 Hàng Giầy, Hà Nội

52 Hàng Điếu, Hà Nội

93 Hàng Bạc, Hà Nội

Cách Nấu Cháo Mực Tươi Và Khô Ấm Bụng Cho Bé Trong Những Ngày Mưa

Cách nấu cháo mực thơm ngon mà các gia đình rất thích ăn, bởi nó không chỉ ngon mà còn rất ấm bụng, bổ dưỡng nữa.

Cháo không chỉ là món ăn ưa thích của nhiều người mà còn là món ăn dặm bổ dưỡng dành cho các bé. Có nhiều cách nấu cháo ngon như cháo thịt, cháo gà, cháo vịt, cá, mực… Trong đó, cháo mực mang hương vị rất ngon và hấp dẫn. Mực có bán rất nhiều ở các chợ và hầu hết các siêu thị ở Việt Nam. Hơn cả, mực cũng dễ chế biến nên các chị em có thể nhanh chóng vào bếp để bổ sung dinh dưỡng cho bé yêu và cả gia đình ngay hôm nay.

– 1kg mực ống tươi con lớn

– 150g gạo thơm

– 50g mực khô

– 50g tôm khô

– 500g xương heo

– 1 củ gừng nhỏ

– Muối, nước mắm, tiêu

– 100gr hành tím xắt mỏng

– 50gr hành lá, ngò

– 5 củ hành tím

– 1 thìa xúp hành tím băm

– 1 thìa xúp tỏi

– Chanh ớt

– Giấm, dầu ăn

Các bước nấu món cháo mực tươi

– Đầu tiên, bạn đem gừng đi gọt vỏ rửa sạch, 1 nửa xắt mỏng băm nhuyễn, 1 nửa xắt sợi nhuyễn.

– Mực ống đem lột bỏ màng bên ngoài, rút bỏ nang mực đen, xẻ đôi để con mực theo bề dài rồi rửa sạch trong ngoài. Ngâm vào giấm có pha một chút gừng băm nhuyễn để mực trắng và bớt tanh. Sau đó, đầu mực lột bỏ màng, nặn bỏ mắt và túi mực, rửa với nước sạch và ngâm với gừng chung với thân mực trong 10 phút. Tiếp theo vớt ra, rửa sạch rồi vẩy ráo nước. Thân mực thì cắt miếng vuông cạnh 3cm, khứa theo hình ô vuông ở mặt trong, đầu mực xắt miếng vừa ăn, ướp với muối, gừng băm, tiêu sọ xay để trong 30 phút cho ngấm gia vị.

– Mực khô đem nướng chín.

– Hành tím rửa sạch đập dập.

– Xương heo rửa sạch để nấu nước dùng.

– Gạo đem vo, để ráo nước, đem rang với dầu ăn có phi thơm hành tỏi. Gạo bắt đầu khô thì tắt bếp.

– Hành lá, ngò thơm đem rửa sạch rồi để ráo, thái nhỏ.

– Hành tím lột vỏ, rửa sạch, xắt nhỏ rồi phi vàng, vớt ra để ráo.

Bước 2: Cách bước chế biến cháo mực tươi

– Khi xương hầm nhừ, lược lấy nước qua một nồi khác, cho gạo vào nấu cháo. Cháo nhừ thì để lửa nhỏ, nêm nếm lại cho vừa ăn, giữ lửa nhỏ để cháo nóng cho tới lúc ăn.

– Xào mực: đặt chảo lên bếp với 3 thìa xúp dầu ăn, phi thơm hành tỏi băm lên, để lửa lớn cho mực vào xào nhanh tay để mực chín đều, xúc ra tô.

– Bây giờ, bạn múc cháo nóng ra tô, cho mực vào trộn đều, trên mặt rải hành ngò và hành tím phi vàng. Cháo dùng nóng, chan thêm chút nước mắm, chanh, ớt và tiêu say là ngon nhất.

Với cách nấu cháo mực tươi này, cháo dậy lên hương vị thơm ngọt nhờ những lát mực vừa chín tới, ăn giòn mà không dai, thấm gia vị. Cháo chín nhừ mà không cần đặc quá hay loãng quá cũng sẽ thích hợp cho bé hơn.

– 2-3 con mực khô (bạn có thể thay đổi số lượng tùy vào sở thích)

– ½ chén con gạo tẻ

– ¼ chén con gạo nếp

– Tiết lợn

– 1 củ gừng

– Muối, hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm

– Hành lá, hành khô, rượu trắng, giá

– Đồ ăn kèm: Quẩy hoặc trứng bách thảo

Hướng dẫn cách nấu cháo mực khô

– Mực khô rửa sạch, ngâm vào âu nước lọc có pha thêm một chút rượu trắng chừng 30 phút để mực mềm. Bạn có thể đem râu mực để hầm với xương.

– Trộn lẫn gạo nếp và gạo tẻ với nhau, vo sạch, để ráo nước.

– Cho một ít dầu ăn vào nồi nhỏ, phi thơm hành, cho hỗn hợp gạo rang sơ chừng 3-5 phút.

– Đổ nước lọc hoặc nếu có nước dùng xương thì đổ vào nồi gạo rang, đun lửa nhỏ để hạt gạo mềm và nở.

– Gừng nạo vỏ, rửa sạch và thái sợi nhỏ.

– Giá đỗ rửa sạch xong để ráo nước.

– Khi mực khô ngâm mềm rồi thì rửa lại lần nữa với nước sạch, dùng kéo cắt thành sợi vừa ăn.

– Bây giờ, bạn đun nóng một ít dầu ăn, thả hành và gừng vào phi thơm, cho mực vào xào, nêm một chút nước mắm và đường.

– Tiết heo luộc sơ, cắt quan cờ vừa ăn.

– Khi nồi cháo đã nở và mềm nhừ thì bạn nêm thêm một chút muối cho vừa ăn và lần lượt cho mực khô đã xào vào nồi.

– Đun nhỏ lửa, dùng muôi khuấy nhẹ để hạt gạo không dính đáy nồi.

– Cho tiếp tiết heo vào đun cùng, khi cháo sôi trở lại thì nêm thêm gia vị cho vừa ăn là xong.

Cách chọn mực ống tươi và khô ngon

Mực ống bạn mua ở siêu thị hoặc chợ đều được miễn là dựa trên những đặc điểm sau:

– Nên chọn con lớn thịt dày, mang bao bên ngoài có màu xám. Nếu không có mực ống thì có thể thay bằng mực nang hay mực cơm. Nhưng tốt nhất là vẫn nên chọn mực ống vì thịt dai và thơm hơn.

– Đối với mực khô và tôm khô, bạn nên mua loại mực khô con nhỏ để nấu nước lèo ngọt tự nhiên.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 6 Món Chè Nóng Giúp Bạn Thấy Ấm Bụng Hơn Trong Những Ngày Gió Về Đông Lạnh trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!