Đề Xuất 3/2023 # Các Mẹ Nên Cho Bé Ăn Gì Khi Bé Bị Ho? # Top 9 Like | Leparkspa.com

Đề Xuất 3/2023 # Các Mẹ Nên Cho Bé Ăn Gì Khi Bé Bị Ho? # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Các Mẹ Nên Cho Bé Ăn Gì Khi Bé Bị Ho? mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Con ho là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh mỗi khi bước vào thời điểm giao mùa. Ho là bệnh về họng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nếu bạn không biết cách xử lý triệt để thì có thể gây ra nhiều rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Các bậc phụ huynh nên chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng thông qua các món ngon cho bé giúp nâng cao sức đề kháng để chống lại bệnh tật.

Cháo là thực phẩm tốt cho trẻ bị ho (Ảnh: Internet)

Tận dụng thực phẩm để không lạm dụng thuốc

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ bị ho, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi thời tiết. Khi con mình bị ho, một số cha mẹ thường phụ thuộc vào thuốc với suy nghĩ tăng cường sức đề kháng cho bé bằng thuốc.

Tuy nhiên, họ quên mất rằng, trẻ đang trong giai đoạn phát triển, việc lạm dụng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không như ý muốn. Đồng thời, các mẹ đã quên nguồn bổ sung dinh dưỡng cho bé không kém thuốc chính là thức ăn.

Món ngon cho bé bị ho

Cháo táo đỏ bí ngô

Khi nấu cháo cho bé bị viêm họng, nhiều mẹ nghĩ ngay đến món cháo táo đỏ bí ngô. Món cháo táo đỏ bí ngô có tác dụng tốt cho những trẻ bị ho. Bởi táo đỏ giúp làm dịu mát cổ họng, bí ngô có tác dụng giảm nhiệt cho con nếu bị sốt khi viêm vọng. Đây là món ăn đứng đầu danh sách những món cháo dành cho trẻ bị viêm họng, vì vậy các mẹ nên nắm lòng công thức trong tay để sử dụng khi cần thiết.

Cháo gà đơn giản dễ nấu

Nguyên liệu dễ tìm mua, công thức chế biến đơn giản, thế nhưng các bạn sẽ phải bất ngờ khi biết cháo gà có công dụng thần kỳ. Đây cũng là món ngon dành cho bé bị ho mà các mẹ không nên bỏ qua. Một bát cháo gà có thể giúp bé hạ sốt, ngủ ngon, hạn chế sự sản sinh các dịch nhầy không có lợi cho trẻ khi bị ho hoặc viêm họng.

Cháo gà nấu với rau củ dễ ăn (Ảnh: Internet)

Thực đơn cho bé bị ho cũng cần được bổ sung món súp rau củ. Tùy vào sở thích của bé, các mẹ có thể lựa chọn nguyên liệu chính như: cà rốt, cà chua, su hào, hạt sen… để chế biến món súp. Như vậy, bé sẽ ăn được nhiều hơn qua đó bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt, các mẹ nên lựa chọn thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vì loại vitamin này có tác dụng làm dịu mát họng, tăng sức đề kháng.

Súp rau củ là món ăn bổ dưỡng cho bé bị ho (Ảnh: Internet)

Cháo bột yến mạch

Cháo bột yến mạch cũng là một lựa chọn tốt của mẹ dành cho các bé bị ho. Bởi bột yến mạch rất giàu chất xơ hòa tan và protein giúp loại bỏ cholesterol xấu, bổ sung dưỡng chất cho trẻ. Đặc biệt, đây là món cháo mềm, dễ ăn giúp bé không có cảm giác đau rát ở cổ họng khi ăn.

Cháo yến mạch bổ sung dưỡng chất cho bé (Ảnh: Internet)

Cháo trứng hạt sen

Cháo trứng hạt sen là một trong những món cháo cho bé bị ho dễ nấu, giúp bé hạ sốt hiệu quả. Sự kết hợp của hạt sen giàu hàm lượng protein, magie, kali cùng trứng nhiều chất sắt có tác dụng làm trơn, dịu cổ họng, giảm cơn đau của bé.

Bé Bị Ho Nên Ăn Cháo Gì Tốt Cho Sức Khỏe &Amp; Những Điều Mẹ Cần Lưu Ý

1. Bé bị ho nên ăn gì?

Bé cần được ăn những món dạng lỏng, nhiều nước và dễ tiêu như cháo, súp hoặc canh rau. Chúng nên có đầy đủ 4 nhóm chất đạm, đường bột, béo và rau. Do khi bị ho nên bé thường cảm thấy nhạt miệng, lười ăn. Vì vậy, khi chế biến các mẹ nên theo khẩu vị hàng ngày của bé thích.

Để tiếp tục giải đáp thắc mắc bé bị ho nên ăn gì, một số chuyên gia khuyến khích nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, kẽm và sắt. Đó có thể là những thực phẩm: thịt gà, thịt bò, trứng, rau có màu xanh, cà rốt, củ dền…Về món cá, một số bé ăn được càng tốt. Tuy nhiên, một số bé có cảm giác tanh dễ nôn thì có thể tạm ngưng đến khi sức khỏe bình thường mới cho bé ăn lại.

Các loại trái cây cần cho bé đang bị ho: táo đỏ và quả lê là hai loại quả tốt cho bé lúc này.

Trước khi cho bé ăn nên cho bé uống vài thìa nước. Cho bé nằm sấp và vỗ lưng nhẹ để tống đờm nhớt còn đọng nơi họng bé.

Chia khẩu phần ăn của bé ra làm nhiều lần trong ngày, thay vì bình thường 6 lần/ngày lúc này tăng lên 8-10 lần/ngày, khoảng 2 giờ nên cho bé ăn 1 lần.

Khi bé đang ho hoặc đang khóc, tuyệt đối không được ép bé ăn vì có thể gây hóc dị vật hoặc khiến bé bị sặc.

Có nhiều bậc phụ huynh khi vừa thấy con bị ho đã vội vàng cho con uống ngay kháng sinh. Đây là quan niệm vô cùng sai lầm trong cách chăm sóc trẻ nhỏ. Bởi ho là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau và không phải lúc nào thuốc kháng sinh có thể giải quyết được. Hãy quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng của bé và vấn đề bé bị ho nên ăn gì chúng ta đã giải quyết được ở nội dung trên. Những dưỡng chất thiết yếu được bổ sung trong thời gian này giúp bé tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.

3. Món cháo cho bé bị ho

3.1. Cháo tía tô

Nguyên liệu:

Cách làm:

Rửa sạch lá tía tô thái nhỏ.

Gừng giã nhỏ.

Gạo vo sạch mang nấu cháo.

Đến khi cháo chín cho chút tía tô vào.

Tiếp tục cho gừng và đường phèn vào khuấy đều.

Sau đó khuấy đều và tắt bếp.

Khi bé đang bị ho nên cho ăn 2 – 3 lần cháo trong ngày.

10g lá chanh

50g gạo

100g thịt lợn nạc

một ít lá chanh

một ít tỏi.

Cách làm:

Rửa sạch thịt lợn, băm nhỏ và ướp gia vị phù hợp.

Rửa sạch lá chanh, giã nhỏ và lọc lấy nước.

Vo gạo, nấu cháo và cho nước lá chanh vào cùng.

Đến khi cháo chín cho thịt vào đảo đều. Đợi đến khi sôi, tắt bếp.

Những Thực Phẩm Cần Tránh Khi Bị Ho? Ăn Gì Để Hết Ho Nhanh Nhất?

1Các thực phẩm cần tránh khi bị ho

Đồ ăn quá mặn hay quá ngọt

Ho là do phổi bị nóng gây ra. Cơ thể bạn sẽ bị “bốc hỏa” khi ăn đồ mặn, ngọt, béo và nó chính là nguyên nhân làm bạn ho nặng hơn. Bạn nên tránh ăn cá muối, thịt xông khói hay các thực phẩm có hàm lượng muối cao khác khi bị ho nhẹ.

Triệu chứng ho của bạn sẽ trở nên nặng hơn nếu bạn cứ tiếp tục giữ thói quen ăn đồ quá mặn hay quá ngọt trong suốt thời gian bị ho.

Đồ ăn lạnh

Đồ lạnh sẽ gây kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho càng nặng nề. Ngoài ra, khi bạn uống nước lạnh cơ thể sẽ dễ bị nhiễm lạnh gây tổn thương cho phổi mà bệnh ở phổi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ho.

Vì thế, ăn đồ lạnh lúc này dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Nếu bạn muốn sử dụng đồ trong tủ lạnh thì nên lấy nó ra một lúc cho hết lạnh rồi mới ăn.

Thực phẩm có tính cay nóng

Một số món ăn cay có thể khiến cho bệnh ho kéo dài và khó chữa trị hơn. Cụ thể, các loại gia vị như ớt, gừng, tiêu, sả, mù tạt,… sẽ nhanh chóng khiến cho vùng niêm mạc họng nhanh chóng bị sưng, viêm. Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên sẽ rất dễ khiến cho cổ họng bị đau đớn và tăng khả năng ho.

Cá, tôm, cua (các loại hải sản)

Khi bị ho, tôm cua và cá không phải là một thực phẩm được khuyến khích sử dụng bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vỏ của những loại hải sản này. Ngoài ra, trong tôm cua và cá rất giàu Protein mà nhiều người có thể bị dị ứng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ho.

Các loại rau củ chứa nhiều chất nhầy

Một số loại rau củ nhiều chất nhầy như rau đay, mồng tơi, khoai sọ, củ từ,…sản xuất ra chất cellulite khiến cho cơ thể của người bệnh sinh nhiệt và nhanh chóng sản sinh ra nhiều chất dịch đờm, làm tăng cơn ho ở người bệnh và khó chịu cho bệnh nhân.

Không nên uống dừa và mía

Thực phẩm chiên, nướng

Trong khi bị ho, các chức năng tiêu hóa của bạn tương đối yếu. Bạn ăn đồ chiên rán lúc này có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.

Sữa

Theo nghiên cứu, sữa chứa nhiều protein, chúng sản sinh những chất dư nhầy có thừa ở trong đường ruột. Do đó, sau khi uống sữa tươi bạn có thể sẽ gây kích thích sinh ra nhiều chất nhầy bên trong đường hô hấp, trong đó có cả phổi và cổ họng. Nếu như đang bị ho cần phải tạm thời kiêng uống sữa để nhanh chóng hồi phục.

Caffeine

Tránh đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà vì caffeine là một chất lợi tiểu nhẹ, chúng kích thích đi tiểu, khiến cơ thể bạn mất nước dẫn đến cổ họng khô có thể gây khó chịu khi nuốt và khiến bạn bị ho khan, khàn giọng.

Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh

Theo một đánh giá công bố trên tập san dinh dưỡng Anh Quốc (British Journal of Nutrition), dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch.

Vì vậy, khi bệnh bạn nên tránh các loại thực phẩm chế biến và tinh chế thường chứa ít vitamin, khoáng chất và chất xơ như bánh mì trắng, mì trắng, bánh nướng, khoai tây chiên, đồ ăn nhẹ đóng gói và món tráng miệng nhiều đường.

Thay vào đó, bạn nên thay thế bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để tối ưu hóa sức mạnh miễn dịch của cơ thể bạn.

Không nên ăn quả quýt

Quýt có nhiều phần trong đó vỏ quýt giúp chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt chứa Cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn, từ đó sẽ làm cho bạn ho kéo dài và lâu khỏi.

Hạn chế thức uống có cồn và có gas

Các thức uống có chứa cồn và gas như bia, rượu, các loại nước ngọt,… đây là các thức uống cần tránh khi ho vì chúng làm khô cổ, khô họng và làm cho tình trạng viêm họng trở nên trầm trọng, gây ho nhiều hơn.

2Các thực phẩm nên ăn khi bị ho

Cháo, súp (Thức ăn lỏng, dễ nuốt)

Khi bị ho dễ gây ra cảm giác khô, đau rát cổ họng. Vị vậy, cần chế biến các thực phẩm dễ nuốt, mềm như các món súp, cháo (súp gà), nước luộc rau củ,… để tránh gây tổn thương cho cổ họng.

Thực phẩm giàu vitamin A, C

Các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ, đậm như súp lơ, khoai lang,… các thực phẩm giàu kẽm như ngao, sò, củ cải trắng. Chúng không chỉ hỗ trợ giảm ho mà còn tăng cường sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe giúp cơ thể.

Ăn nhiều tỏi, hành tây, tía tô

Tỏi, hành tây, tía tô có chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn cao. Chỉ cần người bệnh sử dụng chúng thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt được các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể bổ sung chúng vào bữa ăn hàng ngày với món cháo để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt nhất.

Mật ong

Mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, những hợp chất chứa trong mật ong có thể giúp xoa dịu những ho kéo dài. Chỉ cần mỗi sáng ăn một thìa nhỏ mật ong hoặc uống một cốc mật ong – chanh đào giúp kháng khuẩn, đẩy lùi cơn ho nhanh chóng.

Bạc hà

Khi người bệnh ho thường xuyên, niêm mạc họng nhanh chóng bị tổn thương. Đồng thời cổ họng còn xuất hiện rất nhiều đờm, gây ra tình trạng nghẹn họng. Với những trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng lá bạc hà để có thể hỗ trợ làm tan đờm và thông họng hiệu quả.

Giấm táo

Với hàm lượng axit tự nhiên cao, giấm táo có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh ở vòm họng, kích thích tăng sinh miễn dịch, phòng ngừa bội nhiễm. Ngoài ra, chất insulin prebiotic trong giấm táo kích thích sản sinh các tế bào bạch cầu có lợi. Do đó, việc sử dụng giấm táo không chỉ làm giảm nhanh các cơn ho mà còn tăng sức đề kháng cho người bệnh.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Những Điều Mẹ Nên Biết Khi Nấu Cháo Bồ Câu Cho Bé Ăn Dặm

Theo Đông Y, thịt chim bồ câu được xem là một trong những món ăn “thượng hạng” do sự đa dạng dinh dưỡng đứng đầu trong nhóm “thú – cầm – điểu”, có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng protein khoảng 24%, cao hơn hẳn so với các nhóm thịt khác như thịt thỏ, bò, lợn, cừu, gà, vịt và các loại thịt khác. Không chỉ có hàm lượng protein cao mà thịt chim bồ câu còn có khả năng tiêu hoá, hấp thụ rất tốt, cung cấp cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ cho sự phát triển của cơ thể.

Ngoài ra, thịt chim bồ câu còn chứa các khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé như canxi, sắt, đồng,… cùng với sự phong phú, đa dạng về các loại vitamin quan trọng như vitamin A, vitamin E, vitamin B được đánh giá là nhiều hơn so với thịt gà, cá, bò, cừu.

Khi nào nên nấu cháo chim bồ câu cho bé ăn dặm

Đối với các bé từ 8 tháng tuổi trở xuống, mẹ nên hạn chế bổ sung các thực phẩm thịt vào trong thực đơn của bé, điều này giúp cho hệ tiêu hoá của bé có thể làm quen dần với các thực phẩm có độ đạm cao và cũng để làm bước khởi đầu cho bé làm quen dần với các loại thịt.

Tuy nhiên mẹ vẫn nên áp dụng đúng nguyên tắc thử ít, để kiểm tra phản ứng của cơ thể bé. Có một số bé có thể bị dị ứng với thịt chim bồ câu do bẩm sinh và đặc biệt với những bé bị rối loạn tiêu hoá thì mẹ càng không nên bổ sung món này vào trong thực đơn.

Một số công thức nấu cháo bồ câu cho bé ăn dặm

Cháo bồ câu cho bé ăn dặm với đậu xanh và hạt sen

Nguyên liệu chuẩn bị:

1 con bồ câu.

Gạo nếp.

Gạo tẻ.

Đậu xanh.

Hạt sen.

Gia vị: dầu olive, gia vị phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Hành khô, rau mùi.

Trước hết là khâu sơ chế chim bồ câu. Khác với cách làm gà vịt, bạn chỉ cần làm chết con chim, chứ không cắt tiết, vì máu chim bồ câu không đáng kể và còn rất bổ dưỡng, tuy nhiên mẹ cũng có thể cắt tiết để làm trắng thịt, điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến hương vị vốn có trong thịt. Sau đó, trần qua nước sôi rồi vặt sạch lông hoặc mẹ có thể mua chim bồ câu đã được vặt lông sẵn được bày bán ở trong siêu thị hoặc ở ngoài chợ.

Bước tiếp theo, mẹ dùng que xiên qua thân chim bồ câu và bỏ lên bếp thui vàng. Rửa sạch, tiến hành mổ xẻ. Mẹ chỉ cần dùng kéo, cẩn thận mổ bụng chim, đem bỏ hết diều, phổi, lòng… chỉ giữ lại mề, tim, gan, trứng. Khi mổ phải mẹ nên chú ý thật cẩn thận để tránh làm bẩn thân chim, hạn chế phải rửa lại nhiều lần làm mất chất dinh dưỡng.

Tiếp đến, mẹ dùng dao sắc lọc phần thịt ở đùi, lườn đem băm nhỏ, ướp với chút nước mắm nếu bé đã dùng được nước mắm. Nhớ cắt bỏ chân chim để tránh món cháo bị hôi sau khi chế biến.

Gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh, hạt sen đem nhặt sạn, rửa sạch, cho vào nồi, bỏ thêm xương chim bồ câu và 1 lít nước sôi vào ninh nhừ trên lửa nhỏ.

Sau đó, Mẹ bắc chảo lên bếp, cho dầu olive vào đun nóng già, phi thơm hành khô, đổ thịt chim băm nhuyễn đã tẩm ướp vào xào đều tay đến lúc chín tới.

Khi cháo chín mềm, cho một nửa thịt chim vào hầm thêm 5 phút nữa, phần còn lại ăn kèm với cháo. Khi cháo đã nhừ thì cho hạt sen đã giã nhỏ vào nồi khuấy đều, bỏ chút rau mùi thái nhuyễn (nếu bé đã ăn được rau mùi). Múc cháo chim bồ câu ra để nguội bớt cho bé dùng.

Cháo bồ câu cho bé ăn dặm với cà rốt, đậu cô ve

Nguyên liệu chuẩn bị:

1 con bồ câu.

Gạo tẻ.

Nửa củ cà rốt.

5-6 cọng đậu cô ve.

Hành khô, rau mùi.

Dầu ăn, gia vị phù hợp theo độ tuổi của bé.

Sơ chế chim bồ câu, sau khi sơ chế sạch sẽ, cắt bỏ chân, lọc lấy phần thịt nạc băm nhỏ, còn xương cho vào nồi hầm với 1000ml để lấy nước dùng nấu cháo.

Gạo tẻ nhặt sạn, đem vo sạch, ngâm trong nước khoảng 1 tiếng đồng hồ để món cháo mềm và thơm hơn. Sau đó vớt gạo ra rổ, để ráo, cho vào nồi áp suất ninh nhỏ lửa với 500ml nước cho đến khi gạo nở chín mềm.

Cà rốt, đậu cô ve rửa sạch, để ráo nước, thái hạt lựu.

Mẹ cho hành khô vào chảo phi thơm với dầu ăn, đổ thịt bồ câu vào xào cho đến khi chín mềm, nêm nếm chút nước mắm nếu bé đã dùng được nước mắm.

Lúc cháo chín mềm, đổ nước dùng hầm từ xương bồ câu vào hầm tiếp cùng phần rau củ đã sơ chế khoảng 10 phút.

Tiếp tục đổ thịt chim bồ câu đã xào vào đun thêm khoảng 5 phút cho đến khi cháo đặc sánh là có thể cho bé thưởng thức cùng chút rau thơm cho ngon mắt (nếu tuổi của bé đã dùng được rau thơm).

Món cháo bồ câu này mẹ nên cho bé dùng lúc còn ấm nóng, không để nguội cháo sẽ có mùi tanh và mất vị ngon ngọt. Ngoài ra, đối với những trẻ có cơ địa không bị dị ứng với nấm, các mẹ có thể cho thêm nấm vào cháo, tăng độ thơm ngon cho món cháo chim bồ câu , lại vừa tăng cường dinh dưỡng cho bé.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Mẹ Nên Cho Bé Ăn Gì Khi Bé Bị Ho? trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!