Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Làm Thịt Ngâm Nước Mắm Ai Cũng Tấm Tắc Khen mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thịt heo ngâm nước mắm là một trong những món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Món ăn này có vị ngọt béo của thịt ba chỉ, thơm đượm nước mắm ngon, mặn ngọt cay cay cực bắt cơm. Hôm nay Vietgle sẽ chia sẻ cách làm thịt ngâm nước mắm đơn giản và dễ thực hiện đến các bạn.
1. Nguyên liệu chuẩn bị chính món thịt ngâm nước mắm
Thịt ba rọi: 500 gr
Giấm: 2 muỗng canh
Rượu trắng: 500 ml
Nước mắm ngon: 500 ml
Nước lọc: 200 ml
Đường: 600 gr
Gia vị: Hạt tiêu sọ đập dập, tỏi, ớt, hoa hồi
Dụng cụ: Dây dù để buộc thịt, hũ thủy tinh có nắp.
2. Cách làm thịt ngâm nước mắm ngon khó cưỡng
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt ba chỉ sau khi mua về, bạn dùng dao cạo sạch phần lông bên ngoài, chà xát thịt với giấm để loại bỏ chất bẩn rồi rửa lại nhiều lần với nước sạch. Đây cũng là cách làm thịt ngâm nước mắm không bị tanh mùi thịt. Sau đó bạn dùng dây lạt buộc chặt miếng thịt. Điều này sẽ giúp cho miếng thịt săn chắc, không bị nhão trong quá trình luộc.
Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
Ớt sừng rửa sạch, bỏ hạt, thái miếng nhỏ.
Bước 2: Luộc thịt
Bắc nồi nước lên bếp, đun đến nước sôi thì cho thịt ba chỉ vào trụng sơ qua, sau đó đổ nước đi vì đây là phần nước tiết ra chất nhờn của thịt.
Tiếp tục đổ nước ngập nồi thịt, thêm một chút muối vào rồi luộc thịt chín tới. Chuẩn bị sẵn một âu nước đá, khi thịt vừa chín tới, bạn vớt ra rồi ngâm nước đá trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó vớt thịt ra để ráo. Cách này sẽ giúp thịt heo săn chắc, thơm ngon hơn khi ngâm mắm.
Cách kiểm tra độ chín của thịt luộc là bạn dùng đũa xiên qua miếng thịt, nếu không có nước hồng chảy ra thì tức là thịt đã chín. Tiếp đến dùng màng bọc thực phẩm bọc kín phần thịt đã luộc, đặt trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 – 2 tiếng để miếng thịt nhanh khô và săn lại, thịt sẽ dễ ngấm mắm hơn.
Bước 3: Làm hỗn hợp nước mắm
Cho 450ml nước mắm, 450g đường, 2 muỗng giấm vào nồi, bắc lên bếp đun với lửa nhỏ. Vừa đun vừa dùng đũa khuấy đều cho đường tan hết, đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp. Đường và giấm giúp tạo độ mặn ngọt cho nước mắm, thịt heo sau khi ngâm sẽ có độ sánh, bóng đẹp mắt. Cho phần tỏi, ớt, tiêu xay vào hỗn hợp nước mắm vừa nấu.
Bước 4: Làm thịt heo ngâm nước mắm
Lấy thịt heo trong tủ lạnh ra, dùng dao cắt bỏ dây lạt rồi xếp thịt heo vào hũ. Cho hỗn hợp nước mắm vào hũ, dùng đũa tre ấn chặt thịt xuống sát đáy hũ rồi đậy nắp cẩn thận. Bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ thông thoáng, tránh ánh nắng và hơi nóng trực tiếp. Sau khoảng 2 – 3 ngày là bạn có thể thưởng thức món thịt heo ngâm nước mắm. Khi ăn, bạn lấy thịt ra cắt thành từng lát mỏng, bày ra đĩa ăn kèm với cơm nóng và rau sống.
Cần chú ý không đặt hũ thịt ngâm trong tủ lạnh. Vì nhiệt độ thấp sẽ khiến nước mắm đông lại cùng với mỡ trong thịt heo, thịt ngâm nước mắm nổi váng mỡ và món ăn mất đi mùi vị thơm ngon.
Yêu cầu thành phẩm
Thịt heo ngâm nước mắm đạt yêu cầu là thịt có lớp mỡ giòn tan, da heo mềm nhưng không bị bở, cũng không quá cứng. Đồng thời, màu thịt hơi ửng hồng, khi ăn cảm nhận được vị ngọt thơm tự nhiên. Nước mắm ngâm thịt heo có đủ độ mặn, ngọt, chua đậm đà, hòa quyện hoàn hảo, có mùi thơm đặc trưng, nước trong và không bị nổi váng.
Để món ăn bảo quản được lâu và miếng thịt thấm vị thơm ngon thì lọ thủy tinh phải được rửa sạch, lau khô rồi mới cho thịt vào. Và tuyệt đối không đặt hũ thịt ngâm trong tủ lạnh vì dưới nhiệt độ thấp, nước mắm sẽ đông lại cùng với mỡ trong thịt heo, dẫn đến tình trạng thịt ngâm nổi váng mỡ, không ngon.
3. Bí quyết làm thịt heo ngâm nước mắm ngon
Để có món thịt heo ngâm nước mắm ngon, khâu chuẩn bị nguyên liệu là vô cùng quan trọng. Bạn cần lưu ý chọn thịt ba chỉ là loại da mỏng, mỡ trắng trong, giòn, nhiều thịt. Thịt heo tươi sẽ có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi.
Thịt heo tươi ngon sẽ có độ đàn hồi khi ấn vào, mặt thịt khô ráo, săn chắc, da mềm, không ngửi thấy mùi lạ. Tuyệt đối không chọn những miếng thịt ngả màu xanh nhạt, thâm, nhiều nhớt vì chất lượng thịt không đảm bảo.
Cách Nấu Vịt Tiềm Kiểu Miền Nam Ai Cũng Tấm Tắc Khen
Có phải bạn đang thắc mắc là sao lại có món vịt tiềm kiểu miền Nam nữa đúng không nào? Thường chúng ta hay nghe nhắc đến món vịt tiềm là hương vị của người Bắc mà sao bây giờ lại là miền Nam nhỉ. Chỉ cần những nguyên liệu cực kỳ đơn giản thôi mà không chỉ đem đến một món ăn lạ miệng và độc đáo mà còn có thể giúp bạn chinh phục mẹ chồng khó tính rồi đấy!
Có thể nói, vịt là một trong số những loại thực phẩm được các chuyên gia bình chọn tốt nhất cho sức khỏe của mọi người bởi vì vị ngọt của thịt nhưng lại đem lại các dưỡng chất rất nhiều. Đọc đến đây, chắc hẳn nhiều bạn có chung một câu hỏi đó là tại sao trên đời này có rất nhiều món ngon được chế biến ra từ thịt vịt và phù hợp với sở thích và khẩu vị của người Việt Nam mà sao họ vẫn chọn món vịt tiềm kiểu miền Nam làm món ăn lâu đời và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cách làm món vịt tiềm kiểu miền Nam cực lạ miệng
1,5kg thịt vịt đã chế biến sẵn (tùy ở bạn, có thể nguyên con hoặc chỉ nửa con)
1 trái dừa xiêm
30gr gừng gọt sẵn
30gr hành tím đã lột vỏ
100ml rượu trắng (mua ngoài chợ rất rẻ)
200gr cà rốt
Một vài tai nấm đông cô
Một ít nấm rơm (tùy ý)
Cách làm khá đơn giản, vịt tiềm mềm ngon, không bị ngấy
Đầu tiên bạn cần sơ chế nguyên liệu mà bạn đã chuẩn bị sẵn
Các bước làm món vịt tiềm kiểu miền Nam
Bước đầu tiên: bạn nên tách vỏ dừa xiêm để lấy nước cốt. Sau đó, để riêng nước dừa vào 1 cái tô lớn.
Sau đó, bạn cho gừng và hành tím lột vỏ bên ngoài rồi đập dập và giã cho nó thật nhuyễn, càng nhuyễn càng tốt.
Tới phần tai nấm đông cô, bạn hãy ngâm chúng vào nước ấm cho mềm ra, sau đó đem đi rửa thật sạch.
Còn về phần cà rốt và củ đậu, làm sạch vỏ ở ngoài thật kỹ, sau đó bạn cắt những miếng dày tầm 0.5cm rồi thích thì tỉa hoa cho đẹp mắt món ăn.
Tới bước 2: Đem thịt vịt đi rửa thật sạch với nước bình thường sau đó dùng gừng đã đập dập ở bước trên trộn cùng với nguyên liệu 1 chén rượu trắng đã chuẩn bị sẵn.
Sau khi trộn xong, bạn hãy đem chúng đi để chà sát mạnh lên da của con vịt. Chỉ có làm như vậy, bạn mới có thể khử được hết mùi hôi khó chịu của con vịt, sau đó rửa chúng lại 1 lần nữa với nước trắng để cho da vịt được trắng hơn.
Công đoạn chặt vịt cũng cần lưu ý nho nhỏ, bạn nên chặt vịt thành những miếng vừa ăn và nêm nếm theo công thức gia truyền mà chúng tôi sẽ bật mí cho bạn ngay sau đây theo tỷ lệ: 1 muỗng nhỏ đường, 1 muỗng bột canh và đừng quên cho 1 muỗng canh rượu trắng, 1 ít gừng mà bạn đã giã cho bào và để cho ngấm trong khoảng 30 phút.
Bước 3 là bước quan trọng không kém: sau khi hoàn thành 2 bước trên, bạn xếp lần lượt các nguyên liệu đã chuẩn bị theo thứ tự như sau: xếp nấm đông cô vào dưới cùng sát đáy nồi, sau đó mới tới thịt vịt xếp ngăn nắp vào bên trên nó. Các nguyên liệu còn lại thì để hết vào nồi, xếp chồng lên thịt vịt và cả xung quanh nó.
Xong bước này, bạn đổ nhè nhẹ nước dừa vào nồi sao cho đừng quá nhiều, nằm xấp xấp với các nguyên liệu là ổn.
Bước cuối cùng không thể thiếu : sau khi đậy kín nồi và bắt lên bếp, bạn nên để lửa vừa để đun nó. Nếu như nước bắt đầu sôi, bạn nên vặn nhỏ lửa một chút, rồi lại nấu lần nữa trong 1 giờ tới.
Còn đối với những bạn dùng nồi áp suất để nấu, khi lửa đã bắt đầu có dấu hiệu sôi, bạn nên hạ lửa nhỏ xuống đi một xíu, sau đó đun tiếp thêm 15 phút đồng hồ nữa là được.
Nếu như chịu khó thay đổi một chút trong cách chế biến, bạn có thể tạo ra những món ăn mới lạ khác nhau cùng với những nguyên liệu đơn giản khác nhau. Chính vì sự biến tấu này cũng giúp bạn dễ dàng thay đổi khẩu vị hàng ngày mà cũng tạo ra được hương vị lạ miệng không bị ngán, ngay cả đến mẹ chồng khó tính cũng phải khen mà thôi.
Cách Nấu Bò Kho Ngon, Đơn Giản Dễ Làm Ai Ăn Cũng Khen Tấm Tắc
Để nấu bò kho ngon cần có cách làm chuẩn, ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Thịt bò có vị béo mềm, hơi dai giòn, thơm mùi hoa hồi ăn kèm bánh mì vào mùa lạnh thì thật tuyệt vời.
Cách nấu bò kho ngon đúng điệu đơn giản và dễ làm chứ không hề khó và bí quyết chính là phần chọn thịt bò và ướp sao cho chuẩn. Bớt chút thời gian khoảng 25 phút ướp và 30 phút nấu là bạn đã có món kho hấp dẫn để chiêu đãi cả gia đình thân yêu.
Nguyên liệu làm bò kho
– Thịt nạm bò 1kg (phần thịt có chứa gân bò)
– Cà rốt: 500g
– Bánh mì
– Dầu điều
– 2 Gói bột gia vị bò kho, bột năng
– Sả, gừng, hành khô và tỏi
– Ớt tươi, hoa hồi
– Gia vị: Muối, dầu ăn, đường, hạt tiêu, bột ngọt
– Rau húng quế, ngò gai
Nguyên liệu cho món bò kho
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Khử mùi hôi và làm sạch thịt bò: Lấy mẫu gừng đập dập pha với một chút rượu thêm chút muối sau đó cho thịt bò vào bóp đều rồi rửa sạch. Tiếp đó cho thịt vào chần qua nước nóng trong vài phút rồi vớt ra để ráo nước, thái miếng vuông vừa ăn.
– Rau củ quả gọt vỏ, nhặt sạch. Sả cắt khúc đập dập, cà rốt cắt khúc hoặc tỉa hoa cho đẹp. Hành khô, gừng, tỏi đập dập băm nhỏ
– Hoa hồi rang thơm để cả hoa, không nên giã nhỏ khi ăn thịt bò sẽ bị đắng
Chú ý: Bí quyết nấu món bò kho ngon chính là chọn phần thịt nạm bò vì có chứa cả gân. Kho xong ăn thịt mềm, gân bò ăn giòn béo hơn mà không bị nát so với thịt toàn nạc ăn dễ ngán.
Thịt bò sau khi thái miếng cho vào ướp với 2 thìa cà phê muối, 2 thìa đường, 2 thìa bột gia vị bò kho, hạt tiêu, thêm chút dầu điều sau đó cho ½ tỏi, gừng và hành băm vào rồi trộn đều để khoảng 25 phút cho thịt ngấm đều gia vị. (Thêm ớt, sa tế nếu bạn thích ăn cay).
Ướp thịt bò với các nguyên liệu trong 25 phút
– Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng rồi cho sả, ½ tỏi, gừng và hành băm còn lại vào phi thơm. Không nên dùng dầu điều để phi thơm gia vị vì khi gặp nhiệt cao, dầu điều sẽ cháy khét gây biến chất.
– Tiếp đó trút thịt bò đã ướp gia vị vào xào, đảo đều đến khi thịt săn lại thì cho thêm chút dầu điều để lên màu cho món ăn hấp dẫn. Sau đó chế nước lọc vào nồi cho xâm xấp mặt thịt tiếp rồi cho hoa hồi vào đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút rồi vớt hoa hồi ra. Có thể dùng nồi áp suất để kho cho thịt bò nhanh mềm.
– Vớt hoa hồi xong, lấy 4 thìa bột năng hòa vào bát con nước lọc khuấy đều sau đó chế từ từ vào nồi đun sôi đến khi sền sệt. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn rồi cho cà rốt vào đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút là cà rốt chín mềm.
Như vậy, cách nấu bò kho đã xong, thịt mềm ăn giòn ngọt mà không nát, nước kho sền sệt đậm màu vô cùng hấp dẫn chắc chắn ai ăn cũng tấm tắc khen ngon.
Thành phẩm món thịt bò kho
Món bò kho ngon nhất này ăn kèm với bánh mì, xé miếng nhỏ chấm nước sốt kho sền sệt ăn kèm với thịt bò, rau húng quế và chút ngò gai sẽ có vị thơm ngọt bùi béo ngậy mà không ngấy hoặc ăn với cơm nóng sẽ rất tuyệt. Có thể bảo quản thịt bò kho trong ngăn mát tủ lạnh, sử dụng trong 2 đến 3 ngày.
Múc thịt vào nồi để nấu bò kho, đổ nước dừa tươi vào xâm xấp mặt thịt, cho tiếp vài thanh quế khô để tăng độ thơm hấp dẫn.Đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút.
Tiếp đó hòa bột năng với nước dạng sệt sau đó đổ vào nồi nấu, đảo đều nhỏ lửa đến khi nước sền sệt cho cà rốt và hành tây vào đun 10 phút thì tắt bếp. Nêm gia vị vừa ăn.
Cách nấu bò kho nước dừa thơm ngon đặc biệt
Thành Công 100% Với Mẹo Nấu Cơm Tấm Bằng Nồi Cơm Điện Ai Cũng Tấm Tắc Khen Ngon
Khi nấu cơm dù là gạo thường hay là gạo tấm, tất cả chúng ta đều có một nguyên tắc đó là gạo cần chín đều và chín trong một khoảng thời gian nhanh nhất có thể. Để nấu ngon hạt gạo thường đã khó, gạo tấm muốn nấu ngon càng khó hơn, sở dĩ hạt gạo bị vỡ khó có thể nở được như hạt gạo nguyên, tuy nhiên điều này cũng tạo nên sự đặc biệt của cơm tấm, bởi hạt gạo không nở ra nên dù cơm không dôi nhưng hạt cơm rất ngọt và thơ.
Chuẩn bị nguyên liệu nấu cơm gạo tấm
Gạo tấm: 150 gram
Muối ăn: 1/2 muỗng cafe
Dầu ăn: 1 thìa cafe
Bắt tay thực hiện các bước nấu cơm tấm thôi:
Bước 1: Vo gạo và nhặt sạch những hạt gạo bị hư, bẩn để món cơm đạt chất lượng tốt nhất. Sau đó, đem ngâm gạo trong khoảng thời gian từ 20 -30 phút. Bạn có thể ngâm trong nước lạnh hoặc nước ấm đều được nhằm đảm bảo cho hạt gạo nở, chín đều mà không bị nát.
Bước 2: Sau khi ngâm đủ thời gian, quan sát thấy hạt gạo nở đều và hơi nứt ra là được, các bạn tiến hành chắt bỏ nước ngâm gạo và cho gạo tấm vào nồi cùng với một lượng nước nhất định. Khác so với khi các bạn nấu cơm bằng hạt gạo bình thường, đối với gạo tấm thì các bạn nên chú ý đến tỉ lệ nước và gạo để đảm bảo làm sao cơm không bị quá khô hoặc quá nhão.
Vì vậy, để có một chén cơm tấm ngon thì bạn nên cho nước để nấu bằng số bát gạo cộng thêm ½ chén. Chẳng hạn như: 1 bát gạo bạn nấu thì cần cho vào 1.5 bát nước. Hoặc 2 bát gạo sẽ cho thêm 2.5 bát nước. Sau đó, dàn đều gạo và nước trong mặt nồi sao cho bằng phẳng, tránh bị kênh đáy nồi.
Cho phần muối ăn + dầu ăn vào nồi cơm gạo tấm rồi trộn đều. Bởi vì muối và dầu ăn sẽ giúp món cơm đậm đà hơn, đáy nồi cơm không bị khê cũng như cơm tấm có được màu vàng óng trông bắt mắt hơn.
Những lưu ý khi nấu cơm gạo tấm
Lựa mua gạo ngon: Gạo tấm là phần đầu của hạt gạo trong quá trình xay xát bị vỡ ra, những mẩu bị vỡ đấy, người ta gọi là tấm. Do tấm còn chứa cả phôi và cám gạo nên khi nấu cơm tấm thường rất ngon và nhiều dinh dưỡng.Chính vì vậy khi chọn gạo, bạn nên chọn những hạt tấm trung bình hoặc lớn hơn một chút sẽ ngon hơn thay vì chọn những hạt quá vụn, dễ bị nát giống cháo trong quá trình nấu.
Một điều quan trọng nữa để có được nồi cơm tấm ngon là các bạn phải chọn mua được gạo tấm chất lượng. Vì lượng tấm thu được trong quá trình xay gạo không nhiều nên rất có thể gạo tấm mua từ các chợ là loại gạo không đạt chất lượng. Vậy nên hãy chọn mua gạo tấm từ những cửa hàng, siêu thị uy tín, mua sản phẩm gạo có đóng gói và ghi rõ nhãn mác, xuất xứ.
Cơm tấm sườn: Thưởng thức cơm tấm kèm với món sườn nướng hoặc sườn bì. Ngoài ra, bạn có thể thêm với phần rau nộm cùng nước mắm để rưới lên món ăn, giúp cho bữa cơm của bạn thêm phần đậm đà hơn.
Cơm tấm chả trứng: Cơm tấm chả trứng là sự kết hợp của cơm tấm với món chả trứng rán rất đặt biệt. Đây là món ăn vừa đơn giản trong cách thực hiện, vừa ngon chẳng kém gì các kiểu cơm tấm cầu kỳ khác như cơm tấm sườn, cơm tấm cá kho…
Cơm tấm thịt cốt lết: Món thịt cốt lết này bạn có thể sử dụng phương pháp nướng hoặc kho đều ngon. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm một số món rau xanh khác để bữa ăn thêm nhiều dinh dưỡng hơn.
Nấu cơm tấm đúng chuẩn thì hạt gạo phải tơi xốp, không vón cục,cơm mềm không khô hoặc nhão. Nghĩ là đơn giản nhưng cơm tấm lại là một phần quan trọng và quyết định phần lớn đến độ thơm ngon của dĩa cơm tấm, cho nên khi nấu cơm tấm bạn cần thực hiện sao cho tỉ mỉ và cẩn trọng nhất. Với một vài bí quyết chia sẻ trên, hy vọng các bạn sẽ chuẩn bị cho những người thân trong gia đình mình một bữa ăn thật ngon miệng và đưa cơm.
1975 views
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Làm Thịt Ngâm Nước Mắm Ai Cũng Tấm Tắc Khen trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!