Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nấu Các Món Cháo Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi Thơm Ngon, Bổ Dưỡng mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi bé được 7 tháng tuổi, bé đã bắt đầu ăn được thịt, cá, lòng đỏ trứng,…nếu lúc bắt đầu bé chỉ ăn dặm 1 bữa/ngày thì giai đoạn này bạn có thể bắt đầu cho bé 2 bữa/ ngày cùng với đó kết hợp các loại bánh, sữa chua cho các bữa phụ ăn dặm.
Các loại thực phẩm mà bé 7 tháng tuổi có thể sử dụng:
Gạo, bột mì, đậu nành, các mòi, cá hồi, cá ngừ, chút hải sản, lòng đỏ trứng, thịt gà, sữa chua, pho mát, sữa bò, cà chua, rong biển, nấm, dầu oliu, dầu vừng và một số loại hoa quả cho bữa phụ như bơ, chuối, cam, nho…
Tham khảo các món cháo ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi từ Ăn dặm 3in1:
1. Cháo yến mạch cơ bản
Nguyên liệu:
1 chén yến mạch
1 cốc nước sôi
1.5 cốc sữa
Cách làm:
Cho yến mạch và nước sôi 80 độ vào một nồi, đậy lại trong khoảng 3 phút hoặc cho đến khi yến mạch mềm và hút hết nước
Đặt nồi lên bếp, thêm sữa, đun và khuấy từ 3-5 phút. Cho ra bát cùng với chút hoa quả nghiền là mẹ đã có 1 bữa ăn rất nhanh cho con
2. Cháo thịt heo cải bó xôi
Nguyên liệu:
Rau cải bó xôi
Thịt heo
Cháo nguyên liệu
Dầu oliu
Cách làm :
Thịt heo rửa sạch rồi xay nhuyễn, đánh tan với nước lạnh
Rau cải bó xôi rửa sạch, lấy phần lá hấp chín rồi xay nhuyễn
Cho cháo nguyên liệu vào nồi, thêm nước, thêm thịt khuấy đều cho tới khi thịt chín thì bạn cho thêm rau cải bó xôi vào đun 3-5 phút rồi tắt bếp.
Thêm 5ml dầu oliu để tăng dưỡng chất và hương vị cho món ăn.
Lưu ý : Cháo nguyên liệu là cháo nấu theo tỷ lệ 1 : 6 (1 gạo 6 nước)
Học thực hành nấu cháo cho bé ăn dặm siêu nhanh, chuẩn đầu bếp, đảm bảo dinh dưỡng cùng đầu bếp Hoàng Cường
3. Cháo thịt heo rau ngót
Nguyên liệu :
Rau ngót
Thịt heo
Cháo nguyên liệu
Dầu oliu hoặc dầu gấc
Cách làm :
Thịt heo rửa sạch rồi xay nhuyễn, đánh tan với nước lạnh
Rau ngót rửa sạch rồi xay nhuyễn
Lấy một nồi nhỏ cho cháo, thịt heo thêm nước vào đun sôi, thịt heo chín bạn cho rau ngót vào đun sôi lai khoảng 3-5 phút rồi tắt bếp.
Thêm 5ml dầu oliu hoặc dầu gấc tăng hương vị và dưỡng chất cho món ăn
Lưu ý : Cháo nguyên liệu là cháo nấu theo tỷ lệ 1 : 6 (1 gạo 6 nước)
4. Cháo thịt bò súp lơ xanh
Nguyên liệu :
Thịt bò
Súp lơ
Phô mai: 1 miếng
Cháo nguyên liệu
Dầu oliu hoặc dầu gấc
Các làm :
Thịt bò rửa sạch rồi xay nhỏ, ướp thịt bò với một chút dầu ăn
Súp lơ bạn cắt miếng vừa ăn hấp chín rồi xay nhuyễn
Lấy một nồi nhỏ cho cháo nguyên liệu thịt bò vào khuấy đều, thịt bò chín bạn cho súp lơ vào đun thêm khoảng 3- 5 phút rồi tắt bếp
Thêm 5ml dầu oliu hoặc dầu gấc rồi cho bé dùng
Lưu ý : Cháo nguyên liệu là cháo nấu theo tỷ lệ 1 : 6 (1 gạo 6 nước)
5. Cháo tôm
Nguyên liệu :
Cháo nguyên liệu
Tôm
5ml dầu oliu
Cách làm :
Phần tôm đem rửa sạch, bóc vỏ rồi băm nhỏ (có thể cho vào máy xay, xay nhỏ)
Cho cháo vào nồi nhỏ đun sôi rồi cho tôm đã được xử lý ở trên cho vào và để nhỏ lửa đến khi nào tôm chín thì tắt bếp
Thêm 5ml dầu oliu vào nồi cháo cho bé
1 LẦN HỌC CON ĂN NGON TRỌN ĐỜI
4 Món Cháo Ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng Tuổi Thơm Ngon Bổ Dưỡng
Lúc bé bước sang tháng thứ 5 là lúc bé có thể bắt đầu tập ăn dặm. Hiện nay, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được đông đảo các mẹ Việt Nam đón nhận và ưa chuộng. Với phương pháp này, mẹ cần lên cho bé 1 thực đơn ăn dặm chi tiết cho từng ngày, từng bữa với lượng thực phẩm cụ thể.
Đây là món cơ bản nhất và là món các mẹ bắt buộc cho bé ăn khi bé mới tập ăn dặm.
Cách chế biến món này cũng rất đơn giản. Các mẹ cho gạo và nước theo tỉ lệ 1:10 đã nói ở trên vào 1 chiếc bát nhỏ, sau đó đặt vào nồi cơm điện và nấu chung với cơm của cả gia đình. Sau khi cháo chín thì các mẹ bỏ ra rây qua lưới. Trong tuần đầu tiên các chuyên gia khuyên các mẹ nên cẩn thận rây qua lưới 2 lần để đảm bảo độ nhuyễn mịn của cháo. Đây là lúc bé mới tập tiếp xúc với thức ăn ngoài sữa mẹ, sẽ không nuốt được nếu không được nghiền nhuyễn.
Đây cũng là một món cháo đơn giản, lại cực kỳ cần thiết trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của bé. Trong cà rốt có rất nhiều chất xơ, vitamin A,K và các chất chống oxy hóa, ít chất béo và protein, rất tốt cho cơ thể của trẻ.
Cháo cà rốt cũng rất dễ ăn, vừa miệng lại chỉ mất thêm khoảng 2 phút chế biến so với nấu cháo trắng. Sau khi đem cháo được nấu tỉ lệ 1:10 ra, các mẹ nghiền nhỏ 2 thìa cà rốt, rây qua lưới rồi cho vào chung với cháo trắng.
Cách làm: Rửa sạch rau chân vịt, chỉ lọc lấy phần lá. Đem luộc rau đến khi thật mềm rồi đem nghiền nhỏ, rây qua lưới và trộn đều với cháo trắng cho bé ăn.
Bí đỏ là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và đường tự nhiên rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Giai đoạn bé tập ăn dặm cũng là giai đoạn hệ tiêu của bé dần phát triển. Vì vậy các món ăn chứa bí đỏ chắc chắn là không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của bé 5 tháng tuổi rồi.
Các mẹ cần chuẩn bị 20g bí đỏ và 60ml sữa mẹ. Trước tiên các mẹ đem bí đỏ gọt vỏ, xắt thành từng miếng nhỏ rồi đem đun chín trong khoảng 5 phút. Sau đó các mẹ cho sữa mẹ vào chung và đun tiếp ở lửa nhỏ cho tới khi bí đỏ mềm nhừ. Sau đó đem hỗn hợp này nghiền nhuyễn, rây qua lưới.
(Phương Nguyễn)
Bật Mí 5 Cách Nấu Cháo Lươn Cho Bé 7 Tháng Tuổi Ăn Dặm Siêu Bổ Dưỡng
# Bé mấy tháng thì ăn được lươn?
Lươn không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc rất tốt cho trẻ vì thịt lươn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là trẻ nhỏ trong giai đoạn ăn dặm thì mẹ hãy thêm lươn vào thực đơn ăn dặm của bé để giúp bé hấp thụ chất dinh dưỡng từ lươn cũng như làm phong phú thực đơn ăn dặm, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên nhiều mẹ thắc mắc không biết trẻ bao nhiêu tháng tuổi thì có thể ăn được thịt lươn cũng như cách chế biến lươn cho trẻ ăn dặm như thế nào.
# Cách sơ chế lươn không bị tanh để nấu cháo
Khi nấu cháo lươn cho trẻ nhỏ các bạn phải luôn hết sức thận trọng trong khâu sơ chế, chỉ sử dụng thịt lươn và xương lươn trong quá trình nấu. Ngoài ra cũng nên kết hợp lươn với những nguyên liệu phù hợp để tạo thành món ăn ngon. Vậy cháo lươn nấu với rau gì? Bạn có thể tự học nấu ăn đơn giản với hành, rau ngò hoặc cháo lươn nấu với khoai môn, cà rốt, cháo lươn nấu rau ngót…
# Món cháo lươn nấu rau cải cho bé ăn dặm
Trong rau cải có chứa một lượng canxi đáng kể, vitamin K, chất dinh dưỡng quan trọng để giữ cho xương chắc khỏe. Thịt lươn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa các loại vitamin A, B1, B6, chất sắt, natri, kali. Vì vây, đây là hai loại thực phẩm rất tốt để kết hợp thực hiện thực đơn ăn dặm cho trẻ nhỏ. Để tiến hành nấu món cháo lươn cho bé ăn dặm với rau cải bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm Gạo, lươn, rau cải, gừng tươi, hành củ, gia vị. Sau đó bạn thực hiện cách nấu cháo lươn rau cải với 3 bước như sau.
+ Bước 1: Cho gạo và nước vào nồi để nấu cháo. Lươn bóp muối sạch nhớt, cho vào nồi luộc cùng gừng đập dập cho bớt tanh. Gỡ thịt lươn, băm nhỏ, ướp gia vị.
+ Bước 2: Hành củ băm nhỏ, phi thơm rồi xào cùng lươn. Rau cải cũng băm nhỏ.
+ Bước 3: Xương lươn cho vào cối giã, lấy nước luộc lươn cho vào phần xương lọc lấy nước cốt. Khi cháo chín cho lươn xào, rau cải cùng nước cốt, đảo đều. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
# Cách nấu cháo lươn rau ngót bé thích mê
Với các loại thực phẩm tươi từ lươn, rau ngót, món cháo này rất phù hợp để thanh nhiệt cơ thể trong ngày hè, giúp bé tránh được bệnh biếng ăn. Và để tiến hành nấu món cháo ăn dặm từ lươn với rau ngót này bạn cần chuẩn bị số lượng nguyên liệu cụ thể gồm 50 gram gạo tẻ, 100 gram rau ngót, 1 con lươn to, gia vị cơ bản. Sau đó thực hiện theo các bước nấu cháo lươn với rau ngót như sau.
+ Bước 1: Đầu tiên bạn làm sạch khử mùi tanh của lươn bằng cách dùng nước vo gạo cho vào chậu sạch rồi thả lươn vào ngâm, hoặc thay nước vo gạo bằng nước pha cốt chanh đều được. Sau khi ngân chừng vài phút thì tuốt hết nhớt của lươn, rửa sạch.
+ Bước 2: Cho lươn đã sơ chế sạch vào nồi nước sôi, luộc chừng 5 phút, vớt ra đĩa, để nguội. Lọc riêng phần thịt và xương của lươn, thịt để riêng, xương bỏ.
+ Bước 3: Rau ngót đem tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch rau rồi để ráo. Thái rau dạng chỉ nhỏ.
+ Bước 4: Trước tiên lấy gạo ra rổ vo, đãi sạch. Cho gạo vào nồi cơm điện rồi thêm nước với tỉ lệ 1 gạo 10 nước. Bắc nồi cháo lên bếp nấu cho thật nhừ, nhuyễn.
+ Bước 5: Phần lươn và rau ngót đã chuẩn bị sẵn ta cho vào nồi cháo. Nêm gia vị vừa ăn rồi nấu tiếp chừng 2 tiếng nữa là cháo chín.
# Cháo lươn nấu với rau mồng tơi cho bé
Cháo lươn rau mồng tơi là món cháo ăn dặm dành cho trẻ biếng ăn chậm lớn, và để tiến hành nấu món cháo ngon từ lươn và rau mồng tơi này bạn cần chuẩn bị số lượng nguyên liệu gồm 500g rau mồng tơi, 500g thịt lươn, 50g bột gạo, gia vị. Sau đó thực hiện cách nấu cháo lươn rau mùng tơi theo các bước như sau.
+ Bước 1: Đầu tiên, bạn bắc nồi lên bếp, đổ bột gạo với nước theo tỉ lệ 1:10, có thể nấu loãng một chút nếu trẻ trong thời gian ăn dặm.
+ Bước 2: Tiếp theo, lươn mua về làm sạch, luộc chín và lọc bỏ xương, giữ lại phần thịt, băm nhuyễn và trộn với gia vị.
+ Bước 3: Tiếp đến, Mồng tơi nhặt sạch, băm nhỏ và trần sơ qua với nước sôi để bớt nhớt. Sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, chắt lấy phần nước cốt và bỏ đi phần bã.
+ Bước 4: Tiếp tục, bạn xào qua thịt lươn với chút gia vị.
+ Bước 5: Cuối cùng, cháo sôi thì đổ phần thịt lươn và nước cốt rau mùng tơi vào trộn đều, nêm nếm gia vị vừa ăn và đun tiếp trong 5-10 phút là có thể dùng được.
# Cách nấu cháo lươn với đậu xanh cho trẻ
Thịt lươn là một loại thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin, hiểu được điều này nên nhiều bà nội trợ đã áp dụng ngay thực đơn cháo lươn vào thực đơn của bé yêu. Để tiến hành nấu cháo lươn với đậu xanh bạn cần chuẩn bị số lượng các nguyên liệu gồm 200g lươn tươi, 100g gạo ngon, 50g đậu xanh đã tách vỏ, 100g bí đỏ, hành tươi, rau mùi tây, nước mắm ngon, đường trắng, dầu ăn, muối. Sau đó bạn thực hiện cách nấu cháo lươn đậu xanh cho bé ngon nhất theo các bước như sau.
+ Bước 1: Lúc mua về bạn nên để nguyên lươn sống ở trong túi, thêm vào đó một chút muối hạt, như vậy lươn sẽ quẫy và loại bỏ được phần nhớt. Sau 15 phút bạn cho lươn ra ngoài rửa sạch với nước, dội lên thân lươn nước sôi để loại bỏ hoàn toàn nhớt và mùi tanh. Rửa lại lần cuối rồi để lươn ráo nước.
+ Bước 2: Sau khi lươn đã ráo nước thì cho lươn vào nồi luộc. Thêm vào nồi nước một chút muối hạt, giấm gạo rồi đun sôi nước, cần chú ý khi nước sôi giảm nhỏ lửa để không bị trào ra ngoài. Luộc lươn khoảng 15 phút là chín, vớt lươn ra ngoài, lúc này thịt lươn đã hoàn toàn hết mùi tanh.
+ Bước 3: Bạn nhanh tay gỡ thịt khi lươn còn nóng, thịt sẽ dóc hơn là khi nguội. Gỡ lấy phần thịt, bỏ đi ruột và xương. Bạn có thể dùng xương xay nhuyễn bằng máy xay cầm tay rồi lọc lấy nước, bỏ đi phần bã.
+ Bước 4: Đậu xanh trước hết bạn nên vo sạch, cho vào chậu nước, nhặt bỏ những hạt nổi đi, những hạt đó thường sẽ bị mốc hoặc sâu. Sau đó ngâm đậu xanh trong nước ấm khoảng 30 phút. Gạo cũng vo sạch, lọc bỏ trấu cùng hạt mốc đen đầu, ngâm trong nước ấm. Nếu có thời gian bạn nên ngâm đậu xanh và gạo qua đêm để khi nấu sẽ nhanh bở hơn rất nhiều.
+ Bước 5: Bí đỏ bạn nên lấy một miếng lớn, gọt vỏ đi, lọc hạt ở giữa. Sau đó rửa sạch, cắt thành những miếng nhỏ hình hạt lựu. Hành lá và mùi tàu rửa sạch, sau đó cắt thành những khúc ngắn.
+ Bước 6: Muốn cháo được ngon hơn đậm vị hơn thì tốt nhất là nên dùng nước ninh xương bước vừa rồi đã chuẩn bị. Cho gạo cùng đậu xanh vào trong nồi, đổ phần nước ninh xương lươn vào cùng. Khi nước cháo sôi thì bắt đầu giảm nhỏ lửa, đậy nắp và đun thêm khoảng 10 phút.
+ Bước 7: Sau 10 phút bạn cho bí đỏ thái hạt lựu vào cùng. Ninh gạo cùng đỗ xanh và bí đỏ với lửa nhỏ. Bạn cũng có thể dùng nồi áp suất cũng được, chú ý cho nhiều nước một chút. Ninh cho đến khi cháo nở bung, bí đỏ nhừ mềm là được.
+ Bước 8: Hành khô bóc bỏ, cắt rễ, đập dập rồi dập dập, băm cho thật nhuyễn. Chuẩn bị một chảo con lên bếp, thêm vào một chút dầu ăn. Đợi cho dầu ăn nóng thì cho hành vào phi thơm.
+ Bước 9: Khi hành đã dậy mùi thì cho thịt lươn vào đảo đều. Chú ý nhẹ tay để thịt lươn không bị nát, nêm thêm chút gia vị, xào đến khi thịt lươn săn lại thì tắt bếp.
+ Bước 10: Đổ phần thịt lươn đã xào chín thơm vào nồi cháo đã chuẩn bị, nêm thêm chút gia vị cho vừa miệng. Vậy là món cháo lươn nấu với đậu xanh đã hoàn thành, các bạn có thể múc ra ngay cho bé thưởng thức.
# Tìm hiểu thịt lươn kỵ với rau củ gì?
Lươn là một trong những thực phẩm tốt cho sức khoẻ của trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong khi chế biến lươn, các mẹ hãy nhớ không được kết hợp lươn với các loại thực phẩm sau đây.
+ Lươn kị cải bó xôi: Thuộc tính của lươn là tính vị ngọt đại ôn, co sthể bổ trung ích khí, trừ khí lạnh trong bụng; mà cải bó xôi tính ngọt lạnh không trơn, hạ khí nhuần táo. Tính vị hai thứ không như nhau, mà lươn có nhiều mỡ, cải bó xôi lạnh trơn, ăn chung dễ gây tiêu chảy.
+ Lươn kị nho: Lươn chứa rất nhiều protein và calcium; trong nho chứa nhiều axit tannic, axit tannic có thể kết hợp với calcium trong lươn thành một chất khó tiêu hóa mới, làm giảm thấp giá trị dinh dưỡng của lươn.
+ Lươn kị trái hồng: Giá trinh dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể người, cấu thành mùi vị ngon của lươn, nhưng lươn không thể ăn chung với hồng, không tốt cho sức khỏe.
+ Lươn kị sơn trà: Lươn tính ôn, có thể bổ trung ích khí, có tác dụng nhất định đối với các chứng hư tổn, khí huyết không đều, phong hàn. Nhưng lươn kị sơn trà, không nên ăn chung.
Cách Nấu Cháo Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi
Để biết cách nấu cháo ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi sao cho phù hợp với bé thì ba mẹ cần lưu ý đến 2 điểm: độ thô của cháo và các thực phẩm nấu cháo cho bé trong giai đoạn này.
Độ thô của cháo hay cấu trúc thức ăn giai đoạn 7 tháng tuổi
Nếu như giai đoạn khởi đầu ăn dặm khoảng 5.5-6 tháng thì cấu trúc thức ăn được khuyến cáo dành cho bé tập ăn dặm là cấu trúc nhuyễn mịn. Cháo nên được nấu loãng ở tỷ lệ 1:10, rồi được rây thật nhuyễn. Hoặc thay vì nấu cháo rây, mẹ có thể nấu bột cho bé. Tương tự, thịt cá, rau củ cũng xay thật nhuyễn, kỹ càng hơn nữa mẹ cũng có thể rây cho thật nhỏ mịn.
Nhưng đến khi bé được 7 tháng tuổi thì cấu trúc thức ăn của bé có sự thay đổi. Cấu trúc thức ăn được các tổ chức, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới khuyến cáo khi bé được 7 tháng tuổi là: cấu trúc thức ăn nên được chuyển từ dạng bột hoặc cháo rây nhuyễn mịn sang dạng cháo đặc hơn chút, và cháo bắt đầu có hình khối, lợn cợn. Thịt cá, rau củ giai đoạn này cũng chỉ cần xay nát nhỏ, nhưng không cần rây như trước nữa.
Bước 1:
Cách 1: Ngâm, vo, rửa gạo rồi giã dập gạo (hạt gạo vỡ 3, vỡ 4) rồi đem đi nấu cháo cho bé. Giai đoạn đầu, khi bé được 7 tháng mẹ nhớ nấu loãng một chút, sau đó thì nấu đặc dần lên. Tỷ lệ gạo nước giai đoạn này có thể là 1 gạo : 7 nước, hoặc 1 gạo : 5 nước. Mẹ áng chừng dần sau những lần nấu để phù hợp với khả năng của con.
Cách 2: Ngâm, vo, rửa gạo rồi đem nấu cháo, tỷ lệ nước : gạo có thể là 1 gạo : 7 nước, hoặc 1 gạo : 5 nước. Khi cháo chín nhừ, mẹ có thể rây qua sao cho hạt cháo vỡ 3, vỡ 4, bé ăn cháo vẫn còn hình khối lợn cợn. Mẹ lưu ý không cà nhuyễn cháo.
Bước 3:
Cháo chín mẹ đổ ra bát và nêm thêm 1 thìa nhỏ dầu ăn.
7 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã hoàn chỉnh hơn, nên bé đã ăn được đa dạng các thực phẩm hơn khoảng thời gian trước đó. Lúc này, ngoài cháo thịt lợn, bò, gà, mẹ có thể giới thiệu cho con món cháo đậu phụ, rồi khi bé được 7.5 tháng có thể yên tâm giới thiệu cá sông, tôm sông, cua đồng… với ít nguy cơ con bị đầy bụng khó tiêu, hay tiêu chảy, dị ứng thức ăn hơn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nấu Các Món Cháo Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi Thơm Ngon, Bổ Dưỡng trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!