Đề Xuất 3/2023 # Cách Nấu Canh Cá Của Người Trung Quốc Có Gì Đặc Biệt # Top 7 Like | Leparkspa.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Nấu Canh Cá Của Người Trung Quốc Có Gì Đặc Biệt # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nấu Canh Cá Của Người Trung Quốc Có Gì Đặc Biệt mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách nấu canh cá của người Trung Quốc có gì đặc biệt và đặc trưng của món cá nấu kiểu Trung Quốc. Cùng THANHMAIHSK tìm hiểu về cách nấu cá của người Hoa.

Cách nấu canh cá của người Trung Quốc

1. Canh cá chép Sủi Zhù

Sủi zhù” tiếng Hoa nghĩa là canh, và món ăn canh này là món canh cá chép. Món cá chép này thật ra cũng đơn giản như một món canh hiện diện thường xuyên trong mâm cơm mỗi gia đình. Cách nấu cũng đơn giản, nhưng khi nếm vào mới thấy rõ ràng một hương vị lạ. Cá chép sủi zhù có vị cay đặc biệt của trái xuyên tiêu, ớt hiểm, vị béo bùi của đậu phụ, vị chua giòn của trái su su, vị thơm béo của dầu mè.

Món canh này có đầy đủ 4 vị: chua, cay, ngọt và bùi quyện chặt lấy nhau nhưng khác hẳn với món lẩu Thái hay lẩu thập cẩm nấu chua thông thường cũng hiện diện bốn mùi đó. Vị lạ có được nhờ sự pha trộn của nhiều loại gia vị kết hợp lại. Đầu tiên là vị béo của từng miếng tàu hũ trắng phau, nóng rát lưỡi dưới lớp nước canh và cay nồng mùi xuyên tiêu (một loại trái có vị cay gần giống như tiêu nhưng gây cảm giác tê tê ở đầu lưỡi), mùi ớt hiểm phơi khô.

Cắn đôi nửa trái ớt đó để thưởng thức thêm vị ngọt “thoảng” qua rất nhẹ, là lạ của ớt khi ngâm tương. Tất cả các mùi đó “quấn” lấy vị bùi của thịt cá được cắt lát mỏng. Lâu lâu, nhón lấy một miếng su su làm chua trộn dầu mè.

2. Canh cá chép củ cải

ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY

Thủ đô của Việt Nam là gì (viết liền in hoa không dấu) ?

Phong Cách Ăn Uống Của Người Nhật Có Gì Đặc Biệt?

>>> Sashimi và cách ăn chuẩn như người Nhật

1. Sử dụng đũa trong bữa ăn – Không ăn bằng tay

Người Nhật rất ghét phương pháp ăn bằng tay vì tay sẽ trở nên dơ bẩn. Bởi vì họ nghĩ rằng có nhiều tạp khuẩn khác nhau ở trong tay, chỉ rửa một chút thì vẫn còn sót lại rất nhiều ở trong các móng tay v.v… Chắc chắn đây không phải là cách ăn có vệ sinh.

2. Số lượng chén bát

Người Nhật coi trọng hình dáng, hương vị có sẵn của vật liệu, coi trọng vẻ đẹp của hình dáng sắp xếp món ăn v.v… Vì thế, có điểm đặc thù là mỗi món ăn được xếp trên một đĩa riêng biệt nên có nhiều loại chén bát bày ra trên bàn. Và vừa ăn vừa thưởng thức hương vị của từng đĩa thức ăn. Ngược lại, có lẽ là cách thức ăn uống thông thường trong nhiều quốc gia là, cho món ăn lên trên một đĩa lớn có cơm, rồi sau đó để món ăn thấm vào cơm, hoặc trộn lại và ăn cơm chung với các món ăn. Điểm lưu ý ở phong cách ăn uống của người Nhật là khi ăn tuyệt đối không được bỏ thức ăn thừa ra trên bàn hoặc vứt xuống sàn nhà.

3. Thực phẩm xanh

Thành phần nguyên liệu nổi bật nhất mà người Nhật ưa dùng là một số thực phẩm xanh đơn giản nhưng là cơ sở cho các bữa ăn hàng ngày: Cá, rau biển, rau quả, đậu nành, gạo, trái cây, trà xanh. Họ ưu tiên thực phẩm hữu cơ, thiên nhiên.

4. Tự nấu ăn

Người Nhật thích nấu ăn tại nhà. Phong cách ăn uống của người Nhật gồm một bát cơm, cá nướng, rau luộc, súp đậu hũ, trái cây tráng miệng và trà xanh. Người Nhật tiêu thụ gần 10% thực phẩm cá của thế giới, mặc dù dân số của họ chỉ chiếm 2%, cụ thể hóa thì mỗi người dân Nhật ăn cá gấp 5 lần so với người dân khác trên thế giới. Hàm lượng acid béo omega-3 được bổ sung hàng ngày là lý do giải thích tại sao họ lại sống lâu và khỏe mạnh đến thế. Chưa kể người Nhật cũng tiêu thụ rau cải, súp lơ xanh, cải bắp, cải xoăn… gấp 5 lần người Mỹ.

5. Ưu tiên thực phẩm tươi

Bí quyết và phong cách ăn uống của người Nhật là sử dụng đồ tươi và đúng lúc. Theo Naomi Moriyama – tác giả cuốn sách “Phụ nữ Nhật không già và béo” thì siêu thị Nhật Bản luôn cung cấp đồ tươi. Thực phẩm đóng gói không chỉ đề ngày mà đề giờ, bởi những người nội trợ ở nước này chọn mua cá, thịt, rau, hoặc chuẩn bị bữa ăn khi thực phẩm chỉ vừa được đóng gói nửa giờ trước trong ngày hôm đó.

6. Số lượng bữa ăn

Khẩu phần ăn của người Nhật nhỏ và ăn thành nhiều bữa. Từ thời thơ ấu, họ đã được dạy phải ăn chậm, thưởng thức từng miếng trong khi đĩa thức ăn có kích thước nhỏ (so với Mỹ thì đĩa thức ăn này chỉ bằng 1/3). Cách trình bày thức ăn đã nấu chín tại nhà cũng tuân theo nguyên tắc: Không bao giờ đắp đầy, mỗi món phục vụ riêng, thường là vừa đủ, mang vẻ đẹp tự nhiên và tốt nhất là đồ tươi.

7. Chế biến

Cách chế biến thức ăn thường là nấu chín nhẹ nhàng với các kỹ thuật như hấp, áp chảo, xào, hầm hoặc nướng nhanh. Các đầu bếp Nhật Bản thích sử dụng dầu tốt cho trái tim và nước dùng là hương vị theo mùa. Và quan trọng là bữa ăn đủ để cảm thấy hài lòng nhưng không quá no.

8. Ăn cơm

Người Nhật ăn cơm hàng ngày, đó là biểu hiện khác biệt rõ nét nhất giữa người phương Đông và phương Tây.

9. Bữa ăn sáng

Tại Nhật Bản, bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất và lớn nhất trong ngày. Bữa ăn này có thể bao gồm một số món nhỏ như cơm, súp đậu hũ và hành lá, lá rong biển, trứng tráng hoặc một miếng cá, trà xanh…

10. Tráng miệng

Món tráng miệng có vị ngọt ít phổ biến trong phong cách ăn uống của người Nhật. Điều đó không có nghĩa là người Nhật không thích sô-cô-la, bánh ngọt, kem… Thay vào đó, họ hiểu điểm dừng khi “thả” cho sự thèm ăn và tránh những tổn hại nếu ăn quá nhiều.

11. Chế độ ăn

Người Nhật có ý thức và được khuyến khích thưởng thức nhiều dạng thực phẩm mà không cần quan tâm đến chế độ ăn kiêng hay thừa cân béo phì. Tuy nhiên, việc tiêu thụ đồ ăn nhanh trong thanh niên Nhật Bản ngày nay bắt đầu gia tăng. Các bữa ăn tối của người Nhật cũng thay đổi với nhiều loại món ăn bao gồm cả các món ăn Nhật, các món ăn Tàu và cả các món ăn của phương Tây. Một bữa ăn truyền thống bao gồm có cơm, một món canh, các món ăn chính bao gồm thịt, cá và rau. Nguồn: Sưu tầm

Chế Biến Cá Trong Phương Pháp Eat Clean Có Gì Đặc Biệt?

Cá là thực phẩm không thế thiếu trong thực đơn Eat Clean. Thịt cá chứa nhiều chất quan trọng cho sự phát triển của cơ thể như protein, vitamin, omega-3… Thế nhưng với những yêu cầu đặc biệt của phương pháp Eat Clean, bạn nên chế biến cá như thế nào để vừa đúng cách vừa thơm ngon. Tất cả sẽ được Hướng Nghiệp Á Âu bật mí trong Chuyên đề Cá của khóa học Eat Clean.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng nên ăn cá ít nhất 1 – 2 lần/tuần. Đây là thực phẩm không chỉ bổ dưỡng mà bạn còn có thể đa dạng phương pháp chế biến để tạo nên nhiều món ăn ngon. Với Eat Clean khi hạn chế sử dụng phương pháp chiên ngập dầu, kho thì áp chảo, chần, ăn kèm với một số loại xốt sẽ là cách giúp bạn tận hưởng trọn vẹn hương vị tự nhiên, thơm ngon của cá mà vẫn đảm bảo tiêu chí “ăn sạch”.

Cá chẽm và cá hồi là 2 nguyên liệu chính cho buổi học. Theo đó, giảng viên cũng sẽ cung cấp rất nhiều kiến thức về dinh dưỡng của chúng đối với cơ thể. Bạn cũng sẽ học được cách phân biệt cá hồi tự nhiên và cá hồi nuôi hay sử dụng cá chẽm cho những món ăn nào. Giảng viên cũng sẽ hướng dẫn bạn nấu nước dùng từ đầu, xương cá chẽm để sử dụng cho món súp, xốt hay lẩu.

Giảng viên hướng dẫn kỹ thuật phi lê cá chẽm để bạn có được những phần thịt cá ngon, không lẫn xương, tha hồ chế biến những món ngon mà mình yêu thích và dễ dàng hơn trong bảo quản. Ngoài ra, với kỹ thuật phi lên này, bạn cũng có thể ứng dụng cho nhiều loại cá khác.

Cùng với khoai tây, khoai lang, hạt quinoa sẽ là phần ăn kèm với cá. Đây cũng là thành phần cung cấp tinh bột dưới dạng tốt cho cơ thể trong thực đơn Eat Clean. Giảng viên sẽ hướng dẫn bạn thực hiện quinoa salad, khoai lang nghiền và khoai tây áp chảo để ăn kèm với cá.

Giảng viên hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện để bạn hiểu và nắm được bài. Sau buổi học, bạn có thể tự rèn luyện và nấu được các món ngon từ cá dễ dàng hơn. Trong quá trình hướng dẫn, giảng viên cũng chia sẻ những kiến thức về lựa chọn loại thực phẩm, phương pháp chế biến theo nguyên tắc Eat Clean để bạn dễ dàng áp dụng vào thực tiễn.

Học viên được hướng dẫn kỹ thuật áp chảo và chần cá. Với kỹ thuật áp chảo, giảng viên chia sẻ cách làm chín thực phẩm gần với phương pháp chiên nhưng không sử dụng quá nhiều dầu. Thịt cá sẽ vàng giòn bên ngoài, bên trong mềm, không khô, giữ nguyên được thành phần dưỡng chất. Chần cá hồi là cách làm chín thực phẩm trong nước với các loại rau củ như tỏi tây, thì là, cần tây, tỏi, ngò tây, tiêu sọ, chanh vàng và một ít muối. Chần vẫn giúp chín thực phẩm, giữ được dưỡng dẫn và tạo cho món ăn có mùi vị hấp dẫn hơn.

Ăn kèm với cá sẽ là các loại rau củ xào, áp chảo, salad và đặc biệt không thể thiếu 3 món xốt gồm: xốt kem chanh, xốt giấm đen và xốt hoa nghệ tây. 3 món xốt góp phần rất lớn trong việc hoàn chỉnh hương vị cho mỗi món cá. Giảng viên sẽ giúp bạn nấu được phần xốt kem chanh sánh mịn, có vị chua nhẹ, không gắt, không bị tách dầu. Ở xốt giấm đen, bạn cũng sẽ học được bí quyết làm xốt từ giấm đen balsamic – một loại giấm cao cấp và rượu vang trắng.

Chuyên đề Cá là bài học hữu ích và có tính ứng dụng cao, giúp bạn chế biến được các món cá theo ẩm thực Âu và đúng với tiêu chí Eat Clean sử dụng ít dầu mỡ, gia vị. Sau buổi học, bạn sẽ hiểu hơn về cá và phương pháp chế biến cá theo Eat Clean.

Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Mách Bạn Cách Nấu Canh Chua Cá Lóc Thơm Ngon Đặc Biệt

Canh chua cá lóc là món ăn dân dã vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam nhất là ở vùng Tây Nam Bộ. Đây là món ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng, vị ngọt của cá lóc hòa quyện với vị chua chua của cà chua và me mang đến cho bạn cảm giác thanh mát đặc biệt vào những ngày hè oi nóng.

– Các gia vị cần có: nước mắm, hạt tiêu, muối, hạt nêm, ớt bột, dầu ăn,bột ngọt, đường.

Nguyên liệu nấu canh chua cá lóc

– Hành khô và tỏi: bóc vỏ và băm nhuyễn.

– Cá lóc làm thật sạch sau đó thái thành từng khoanh vừa ăn,bạn cứa nhẹ vào từng khoanh cá để cá nhanh ngấm gia vị. Ướp cá với 1 muỗng hành khô và tỏi băm nhuyễn, 1/2 muỗng nước măm, 1 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng dầu ăn, 1/2 muỗng hạt tiêu. Để trong vòng 15 – 20 phút cho cá ngấm đều gia vị.

Sơ chế cá lóc và ướp gia vị

– Dứa gọt vỏ, bỏ mắt và thái thành miếng nhỏ.

– Đậu bắp làm sạch, thái miếng

– Cà chua bỏ núm, rửa sạch và bổ cau.

Cà chua bổ thành miếng

– Dọc mùng: bạn tước vỏ sau đó cắt mỏng và bóp cùng một chút muối, rửa sạch. Trần qua nước sôi và để ráo nước.

– Giá đỗ: nhặt sạch vỏ, rửa sạch, để ráo nước.

– Rau thơm: nhặt và rửa sạch, thái nhỏ.

– Me chua chín: ngâm cùng với nước ấm và bỏ hạt.

Cá lóc bạn cho vào nồi nước sôi trần qua cùng với một chút muối. Sau 5 phút thì bỏ ra đĩa.

Bước 2: Me chua cho vào bát cùng với một ít nước sôi, dầm cho me được ra hết phần chua, bỏ hạt me và dùng dụng cụ lọc lọc lấy phần nước cốt me.

Bước 3: Cho nồi lên bếp, khi chảo nóng cho một chút dầu ăn vào chảo, cho thêm hành khô và tỏi băm nhuyễn vào phi thơm, tiếp đó bạn cho cà chua vào xào chín cùng với 2 muỗng hạt nêm. Xào trong vòng 2 phút thì cho tiếp dứa vào xào cùng.

Bước 4: Cho khoảng 2 bát nước to vào nồi cà chua, khi nước sôi thì bạn cho thêm nước cốt me vào đun cùng.

Bước 5: Sau đó cho đậu bắp, dọc mùng vào đun cùng, đun trong khoảng 3 phút thì cho tiếp giá đỗ vào, cùng với một chút nước mắm, cuối cùng cho cá vào đun cùng cho đến khi nước sôi trở lại thì tắt bếp .

Múc canh chua cá lóc ra bát lớn, cho một chút rau mùi tàu, rau ngổ lên trên bề mặt, và ăn cùng với cơm hoặc bún đều rất ngon.

Món canh chua cá lóc thơm ngon hấp dẫn

Yêu cầu đối với món canh chua cá lóc thành phẩm là canh chua cá lóc có mùi vị thơm ngon vị chua chua ngọt ngọt vừa ăn. Cá lóc vừa chín tới, có vị ngọt dai, không bị bở và không có mùi tanh. Nước canh trong, có vị ngọt thanh.

Thu Vân

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nấu Canh Cá Của Người Trung Quốc Có Gì Đặc Biệt trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!