Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nấu Canh Chua Cá Lóc Giải Nhiệt Ngày Hè mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Canh chua là món ăn dân dã, dễ nấu, dễ ăn mà hương vị lại thơm ngon, hấp dẫn. Cách nấu canh chua cá lóc với bí quyết giúp cá không bị nát và nước dùng đậm đà sẽ giúp bạn có được món canh đúng vị miền Nam.
Canh chua cá lóc giải nhiệt ngày hè (Ảnh: Internet)
Canh chua cá lóc có lẽ là một món ăn quen thuộc trong bữa ăn của nhiều người Việt, đặc biệt là ở vùng sông nước Nam Bộ. Món canh này thu hút bởi vị chua ngọt được kết hợp hoàn hảo giữa các nguyên liệu như thơm, cà chua cùng đậu bắp, bạc hà, giá đỗ thanh mát và những lát cá lóc ngọt thanh. Bên cạnh đó, canh chua cá lóc còn giúp bạn giải nhiệt và kích thích vị giác trong những ngày hè nóng bức.
Nguyên liệu làm canh chua cá lóc
Cách nấu canh chua cá lóc
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cá lóc rửa sạch, cắt thành từng miếng.
Me cho vào chén với nước ấm, dầm cho tan thịt me, lọc lấy nước cốt me.
Cà chua thái múi cau. Bạc hà bóc vỏ, cắt lát mỏng xéo dài. Giá rửa sạch.
Đậu bắp, thơm cắt lát xéo dài, ngâm với nước.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào, khi dầu nóng cho sả băm, tỏi băm. Sau đó, cho cá lóc vào chiên sơ. Chiên sơ cá sẽ giúp cá không bị nát khi nấu.
Chiên sơ cá sẽ giúp cá không bị nát khi nấu canh
Bước 2: Nấu canh chua cá lóc
Bắc nồi nước lên bếp, khi nước sôi cho cá vào. Tiếp đến, bạn cho cà chua, thơm vào. Đun tiếp 5 phút nữa rồi cho đậu bắp, bạc hà, giá vào đun thêm 5 phút nữa.
Canh chua cá lóc với các loại rau thanh mát
Tắt bếp, cho hành, rau thơm và hạt tiêu vào. Múc canh chua cá lóc ra bát và thưởng thức cùng cơm nóng.
Tô canh chua cá lóc thanh mát, giải nhiệt
Cách chọn cá lóc ngon
Cá tươi sẽ bơi rất nhanh và vẫy rất mạnh. Cá lóc ngon sẽ có lớp da đen vàng, đuôi và thân dài, da dưới bụng vàng bóng hoặc vàng đốm hoa, sờ vào chắc tay, thịt chắc và ít mỡ.
Những con cá lóc kém chất lượng thường có thân tròn, ngắn, da đen và di chuyển rất chậm, đờ đẫn, khi đánh vảy sẽ thấy thân mềm nhũn, bụng nhiều mỡ và thịt có mùi hôi.
Một cách hiệu quả để phân biệt cá lóc ngon nữa chính là hậu môn. Cá lóc còn tươi, hậu môn của cá sẽ rất nhỏ. Ngược lại, khi hậu môn đã nở to là cá đã bị phân hủy, không còn tươi và có nguy cơ đã bị tẩm ướp chất bảo quản.
Cá lóc ngon sẽ có lớp da dưới bụng vàng bóng hoặc vàng đốm hoa (Ảnh: Internet)
Cá lóc thường có 3 loại chính là: cá lóc đầu vuông, cá lóc bông và cá lóc đầu nhím. Cả 3 loại này đều có thân thuôn dài. Cá lóc vuông giống như tên gọi, đầu to và vuông. Cá lóc bông mình trắng, sọc đen còn cá lóc nhím đầu giống con rắn, nhọn và dài, da trơn, đuôi giống cá trạch. Cá lóc đầu nhím ăn ngon nhất, ít bị bệnh vì vậy nên có giá cao.
Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí
Cách Nấu Canh Chua Cá Nheo Chua Ngon Giải Nhiệt Ngày Hè
Cách nấu canh chua cá nheo chua ngon giải nhiệt ngày hè: Món canh chua cá nheo thường được người dân miền Bắc làm món canh chính trong bữa cơm gia đình, tạo nên cảm giác ngon miệng và mát mẻ khi ăn vào món ăn này. Từ các yêu cầu cơm ngon canh ngọt đạt chuẩn bữa cơm gia đình mà đối với tài nghệ nấu ăn của các bà nội trợ đã luôn không ngừng sáng tạo ra những cách nấu ăn riêng biệt. Món canh chua cá nheo đã ra đời và đáp ứng được nhu cầu về cơ thể con người và thời tiết, dưới cái nóng kinh điển khắc nghiệt, đi ở bên ngoài về thấy bát canh chua ngon thôi cũng đủ khỏe khoắn và thấy mát mẻ trong người. 6 món ngon mỗi ngày sẽ cùng đồng hành với các bạn cách chế biến món canh chua cá nheo ngon nhất này!
Cách nấu canh chua cá nheo
– Rau thì là chúng ta mua về rửa cho thật là sạch sẽ, cắt ra thành từng khúc khoảng chừng 1 cm là vừa được.
– Măng chua chúng ta cũng vậy, hãy rửa thật là sạch sẽ và vắt nhẹ tay rồi để ra ngoài rổ cho ráo bớt nước.
– Hòa cùng với 1 vá múc canh mẻ với cùng lượng nước nhắm chừng sao cho vừa đủ ăn rồi lọc bỏ các cặn bả và lấy đi phần nước cốt của mẻ.
– Cà chua chúng ta hãy rửa thật sạch, bổ ra thành dạng múi cau có kích thước nhỏ đủ miệng ăn.
Bước 2: Thực hiện cách nấu canh chua cá nheo
– Sau đó, các bạn đem phần của cà chua chưng cùng cho tới khi nào thầy nhừ thì đổ cả luôn phần của măng vào xào qua.
Tiếp tục là, các bạn đổ luôn phần nước mẻ đã được lọc vào trong đun sôi lên hết tất cả những hỗn hợp.
– Khi đã thấy được nồi nước sôi già lên thì cho thêm phần của món cá vào. Nêm nếm lại gia vị vào nồi canh như 1 thìa cafe muối iot cùng với 1/2 thìa bột ngọt + 1 muỗng cafe hạt nêm + 2 muỗng đường cho luôn vào nồi rồi đun ở nhỏ lửa trong khoảng cỡ độ chừng 3-5 phút là được rồi.
– Trước khi ăn các bạn nhớ cho thêm vào một chút lá thì là đã được thái nhỏ mà nhuyễn vào cho món canh chua cá dậy lên mùi thơm hơn.
Bát canh chua cá nheo thật đậm đà, có thêm hương vị mằn mặn chua cay với những khứa cá to đùng và các loại nguyên liệu gia vị đã tạo nên được món ăn bồi dưỡng cơ thể và cũng là món ăn tinh thần cho mái ấm gia đình mình nữa đây.
Canh Giải Nhiệt Ngày Hè 18 Món
1. Canh đậu xanh bí đỏ
Nguyên liệu
· 1/4 lon đậu xanh
· 1 miếng bí đỏ
· dầu ăn, đường, bột nêm
Thực hiện
Đậu xanh lựa bỏ hạt đen. Rửa sạch đậu.
Bí đỏ gọt vỏ, cắt khúc.
Bỏ đậu vào nồi, bỏ 1 muỗng cà phê đường 3 muỗng bột nêm và dầu ăn vào hầm chung thấy đậu chín cho bí đỏ vào hầm. Bí đỏ chín đậu nở đều nêm nếm vừa ăn. Cho ra tô ăn với cơm hoặc ăn canh thôi cũng rất ngon.
2. Canh khổ qua dồn chay
Nguyên liệu
· Khổ qua: 3 quả
· Đậu phụ trắng: 1-2 thanh
· 30g bún tàu
· 1 khúc cà rốt
· 3 tai nấm mèo
· 1 khúc hành boa-rô (tỏi tây)
· Gia vị : tiêu, muối, hạt nêm chay
Nguồn: Bếp trưởng Á Âu
Thực hiện
Đầu tiên, các bạn ngâm nấm mèo cùng với nước ấm cho nở thật đều, sau đó rửa sạch và để ráo nước, thái nhuyễn. Cà rốt gọt sạch vỏ, cắt nhỏ, hành hoa rửa sạch và băm nhuyễn.
Tiếp theo, các bạn dùng giấy khô thấm bớt nước ở đậu phụ, sau đó dùng tay bóp nát đậu phụ rồi để riêng vào bát tô to.
Công đoạn tiếp theo của hướng dẫn nấu canh khổ qua chay, các bạn cho bún tàu ngâm với nước cho thật mềm, sau đó cắt thành từng khúc nhỏ.
Cho toàn bộ những nguyên liệu trên như: Nấm mèo, bún tàu, cà rốt, hành hoa và đậu phụ cùng chút hạt nêm chay, muối và hạt tiêu vào trộn thật đều để ngấm đều gia vị.
Khổ qua sau khi mua về các bạn rửa sạch, sau đó cắt một đường ở giữa rồi dùng thìa móc sạch phần ruột rồi cho đậu phụ vào nén thật chặt tay.
Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào đun nóng, sau đó cho hành hoa vào xào thơm cho thêm chút nước. Khi nước sôi các bạn cho khổ qua vào, thêm chút muối, hạt nêm và nấu cho khổ qua thật mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn thì tắt bếp.
Cuối cùng, múc canh khổ qua chay ra bát rắc thêm chút hạt riêu, rau thơm lên trên và hoàn thành xong.
3. Canh bí xanh
Nguyên liệu
· Bí xanh: 1 quả nhỏ chừng 1/2 kg
· Đậu phụ: 1 miếng.
· Một mớ ngò gai nhỏ.
· Hành lá: hai nhánh.
· Hành tím: 1 củ.
· Gia vị: muối ăn, hạt nêm chay, tiêu bột, dầu vừng, mì chính.
Thực hiện
Hành khô các bạn lột vỏ ngoài, rửa cho thật sạch, đập dập rồi bằm nhỏ.
Hành lá nhặt vứt lá đã úa, thái gốc rễ, rửa sạch sẽ sau đó mang thái nhỏ.
Ngò gai rửa cho sạch và xắt nhỏ.
Bí xanh các bạn cắt bỏ hết vỏ và ruột thái khúc ngắn và rửa sạch. Sau đó xắt bí đao thành các lát vừa phải.
Cho bí xanh vào rá cho khô nước.
Đậu phụ rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn.
Để xoong lên trên bếp đun cho nóng, cho dầu ăn. Khi dầu sôi già, ta đổ hành khô bằm nhỏ vào chiên thơm.
Tiếp đấy trút bí đao được xắt miếng vào xào.
Nêm và nếm các gia vị như muối, bột ngọt, hạt nêm chay cho vừa ăn.
Lưu ý, chỉ xào sơ cho bí xanh mềm và thấm các loại gia vị, không xào bí xanh chín quá, vì như thế canh bí đao sẽ bị không ngon.
Cho nước vừa đủ vào nồi bí, tiếp tục đun cho đến khi canh bí đao sôi lên, cho đậu phụ vào luôn.
Trút hành lá xắt nhỏ vào.
Nêm và nếm lại các thứ gia vị rồi tắt bếp.
Múc canh ra bát, nêm thêm tí tiêu bột vô và thưởng thức!
4. Canh bí đỏ đậu phộng
Nguyên liệu
· 1 trái bí đỏ (khoảng 350gram)
· 200 gram nấm bào ngư hoặc nấm dai, nấm rơm, nấm kim châm đều được)
· 1 nắm nhỏ ngò gai và rau ngổ
· 1 chén nhỏ đậu phộng luộc (bỏ vỏ cứng)
· Gừng củ
· Các loại gia vị thông dụng.
Thực hiện
Đầu tiên bạn cạo vỏ gừng, sau đó đập dập và băm nhỏ.
Nấm bào ngư bạn rửa sạch với nước muối loãng và xé nhỏ thành sợi. Nếu bạn sử dụng nấm rơm thì cắt nhỏ đối với những nấm to.
Bí đỏ bỏ vỏ, bỏ hạt và xắt thành từng khối vừa ăn.
Sau khi đã chuẩn bị xong, làm nóng dầu, cho gừng vào phi thơm, sau đó lần lượt trút bí đỏ và nấm vào xào sơ. Nếu cảm thấy quá khô, có thể bị dính đáy chảo gây khét, cho thêm một chút nước lọc vào rồi xào và nêm thêm với 1 muỗng cà phê muối. Chỉ cần xào sơ qua khoảng 3 – 5 phút là được.
Khi đã xào bí đỏ và nấm xong, bạn bắc một nồi nước và nấu sôi. Lưu ý ước lượng nước sao cho khi cho bí vào thì nước xâm xấp mặt bí là được.
Nước sôi, thả bí, nấm đã xào trước vào nồi. Khi nước sôi lại lần 2 thì vặn nhỏ lửa, nêm với 1,5 muỗng cà phê hạt nêm chay + 1 muỗng cà phê muối và hầm cho đến khi cảm thấy bí mềm vừa ăn.
Cắt nhỏ ngò gai, rau ngổ và đậu phộng cho vào nồi canh, đảo nhẹ khoảng 5 – 10 giây thì tắt bếp. Món canh bí đỏ chay như vậy là đã hoàn thành, có thể múc ra tô và thưởng thức rồi đấy.
5. Canh me chua
Nguyên liệu
· Dứa: 1/4 quả
· Cà chua: 2 quả
· Đậu bắp: 4 quả
· Dọc mùng: 2 nhánh
· Giá đậu: 100g
· Me chua chín: 50g
· Hành lá, rau ngổ,…
· Gia vị: hành khô, muối, hạt nêm, bột ngọt, đường, ớt bột, tiêu, nước mắm, dầu ăn.
Thực hiện
Hành khô đem bóc vỏ, làm sạch, băm nhuyễn
Thơm, đậu bắp: Nhặt sạch và dùng dao cắt lát xéo miếng dài vừa ăn.
Dọc mùng: Tước sạch vỏ ngoài và cũng dùng dao để cắt lát xéo dài vừa ăn.
Giá: Sau khi được rửa sach thì để giá riêng qua một bên.
Rau thơm: đem nhặt sạch, cắt khúc.
Me: bỏ hạt, ngâm với nước ấm cho ra nước cốt.
Bắc nồi lên bếp phi thơm 1 thìa hành băm nhuyễn với dầu ăn.
Cho cà chua vào xào cùng 1 thìa hạt nêm, rồi cho nước vào nấu canh, sau khi nước nổi bọt sôi nhẹ thì cho thêm nước me chua và thơm vào.
Nồi nước sau khi sôi được khoảng 3 phút thì tiếp tục cho đậu bắp, dọc mùng, giá đậu vào cùng một lúc.
Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.
Khi món canh chín tới, bạn cho chút tiêu xay nếu thích, cho rau thơm vào và tắt bếp. Vậy là đã hoàn thành rồi. Múc canh chua ra tô, thưởng thức khi còn nóng.
6. Canh nấm
Nguyên liệu
· 1 miếng đậu hũ non (không bắt buộc)
· 100g nấm kim châm
· 100g nấm đông cô tươi
· 1 củ cà rốt vừa
· 1 cây hành boa rô
· Hành lá, ngò rí
· Gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, tiêu
Thực hiện
Nấm kim châm mua về cắt gốc rửa với nước muối loãng, sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch để ráo. Với nấm đông cô tươi bạn cũng cắt sạch gốc nấm, rửa nước muối loãng và rửa lại nhiều lần với nước sạch, có thể chẻ đôi nếu tai nấm to.
Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, tỉa bông và cắt miếng mỏng vừa ăn.
Hành boa rô nhặt và rửa sạch, cắt xéo miếng vừa ăn. Hành lá và ngò rí nhặt sạch, rửa sạch. Đầu hành cắt khúc, lá hành cắt nhỏ, ngò rí cắt khúc để qua một bên.
Đậu hũ non, cắt đậu miếng vừa ăn.
Bắc nồi nước lên bếp, lượng nước gấp rưỡi nước canh bạn muốn nấu cho gia đình dùng. Bật bếp lửa to cho nước sôi nhanh, thêm chút muối. Nước sôi bạn tán thịt xay với một chút nước lạnh, bỏ vào nồi nấu sôi đến chín. Cho cà rốt vào, nấu khoảng 5 phút cho cà rốt gần chín thì cho nấm đông cô, nấu khoảng 5 phút nữa.
Tiếp tục cho đậu hũ non và nấm kim châm, nêm gia vị vừa ăn, cho hành boa rô, đầu hành cắt khúc, bạn chờ nồi canh sôi trở lại thì giảm lửa vừa, nêm nếm lại sao cho vừa khẩu vị thì tắt bếp.
Thêm hành lá và ngò rí cho thơm, bạn có thể cho thêm một chút tiêu xay nếu thích. Múc canh ra tô, thưởng thức nóng cùng cơm.
7. Canh rong biển
Nguyên liệu
· 1 tấm rong biển khô (khoảng 0,3gram)
· 2 tấm đậu hũ non
· 1 quả cà chua
· 1 cây boa rô + rau ngò
· Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, muối, tiêu.
Thực hiện
Ngâm rong biển khô với nước lạnh cho rong nở mềm, sau đó rửa sạch và để ráo nước. Cắt rong biển thành từng miếng vừa ăn.
Đậu hũ cắt miếng vuông vừa ăn. Cà chua rửa sạch, cắt múi nhỏ. Boa rô xắt mỏng thành khoanh tròn, nhỏ.
Bắc nồi lên bếp, thêm dầu ăn vào. Đợi dầu ăn nóng lên thì cho boa rô xắt nhỏ vào phi cho dậy mùi thơm. Cho cà chua đã cắt múi vào xào chung với boa rô để tạo màu. Đổ thêm một tô nước vào nồi và đun sôi.
Cho đậu hũ vào nồi nước đã sôi và nêm thêm chút muối. Khi nước sôi trở lại thì cho rong biển vào, đồng thời nêm lại gia vị cho vừa miệng. Khi tất cả sôi bùng lên thì tắt bếp, cho lá boa rô và rau ngò vào. Lúc này, món canh đã sẵn sàng dọn lên bàn ăn chờ mọi người thưởng thức.
8. Canh hạt sen
Nguyên liệu
· Đậu phụ: 1 bìa to (hoặc 2 bìa nhỏ)
· Củ đậu: 50gr
· Cà rốt: 50gr
· Su hào: 50gr
· Nấm hương: 10 cái
· Hạt sen khô: 20gr
· Đậu Hà Lan hạt: 20gr
· Ngô ngọt: 20gr
· Rau mùi, mì chính, muối.
Thực hiện
Hạt sen khô ngâm qua đêm cho nở mềm, rửa sạch. Nấm hương cũng ngâm nước ấm cho nở mềm.
Ngô ngọt, đậu Hà Lan hạt rửa sạch, để ráo nước.
Su hào, cà rốt, củ đậu gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái miếng (hoặc dùng dụng cụ cắt tỉa để cắt thành những hình đẹp mắt).
Đậu phụ rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
Đun sôi 1 nồi nước, cho muối vào khuấy cho tan muối. Thả hạt sen vào ninh cho đến khi hạt sen chín mềm (nhưng hạt sen vẫn còn nguyên vẹn). Tiếp theo cho đến đậu Hà Lan và ngô ngọt vào, đun sôi trong khoảng 5 phút. Tiếp đến cho cà rốt, su hào và củ đậu vào đun cho đến khi cà rốt, su hào chín (nhưng vẫn còn giòn).
Cho nấm hương và đậu phụ vào, đun sôi thêm khoảng 1 phút nữa thì thả rau mùi thái nhỏ, nêm mì chính cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Cho canh rau củ thập cẩm chay ra bát rồi ăn khi đang còn nóng.
9. Canh củ sen
Nguyên liệu
· Củ sen 200 gr
· Cà rốt 100 gr
· Đậu phộng luộc còn vỏ 200 gr
· Nước 1,2 lít
· Hạt nêm chay, tiêu xay, hành lá, ngò rí (rau mùi)
Thực hiện
Rửa sạch, nguyên liệu trước khi xắt gọt.
Củ sen: Bào bỏ lớp ngoài, xắt khoanh mỏng 3 ly, ngâm nước cho trắng. Vớt ráo trước khi nấu.
Đậu phộng: Tách bỏ vỏ cứng.
Cà-rốt: Bào vỏ, khía sọc tạo rãnh nhỏ như bánh răng xe, cắt lát mỏng 3ly.
Hành ngò: Xắt nhỏ.
Nấu nước sôi, cho cà-rốt + củ sen + đậu phộng vào, thỉnh thoảng vớt bọt, nấu chín tất cả, nêm 1 muỗng canh hạt nêm, nếm vừa ăn.
Múc canh vào tô, rắc hành ngò và tiêu lên trên.
Món Canh củ sen đậu phộng được dùng nóng với cơm trắng hoặc dùng như món súp.
10. Canh mướp nấu lạc
Nguyên liệu
· 300-400g mướp hương
· 100g lac tươi
· Hành lá, hành tím, tiêu xay
· Gia vị: muối, bột nêm, đường
Thực hiện
Mướp gọt vỏ, sát ít muối rửa sạch cho khỏi nhớt, cắt miếng xéo vừa ăn.
Lạc đập dập.
Hành lá nhặt sạch, rửa sạch đầu hành cắt khúc, lá cắt nhỏ. Hành tím lột vỏ, thái mỏng hoặc băm nhuyễn.
Bắc nồi nấu canh lên bếp, cho hành và chút dầu ăn vào phi hành thơm, cho lạc vào xào nhanh tay đến khi có mùi thơm. Cho lượng nước vừa đủ, đun cho đến khi lạc chín mềm.
Cho mướp vào, nêm gia vị vừa ăn, đun sôi trở lại là được.
Canh mướp chín, gia vị vừa bạn cho hành lá vào, tắt bếp, múc canh ra tô, thưởng thức khi còn nóng với cơm trắng.
11. Canh dưa chua
Nguyên liệu
· 200-300g dưa cải muối chua
· 1-2 trái cà chua
· Hành lá, hành tím, ớt tươi
· Gia vị: muối, đường, bột nêm
Thực hiện
Dưa cải chua bạn tự muối hoặc mua về rửa sạch với nước lạnh cho bớt chua, nếu miếng to, cắt đôi vừa ăn, để ráo nước.
Cà chua rửa sạch cắt múi cau, hành lá và hành tím nhặt sạch rửa sạch, hành lá cắt khúc, hành tím bào mỏng hoặc băm nhỏ đều được.
Dùng 1 chảo, phi hành tím cho thơm, cho dưa vào xào sơ, rồi cho nước vào, nấu khoảng 10-15 phút hoặc lâu hơn, tùy theo gia đình thích dưa chua còn giòn hay mềm.
Dưa được, cho cà chua vèo, đun thêm 5 phút cho cà chua mềm nhừ. Nêm nếm gia vị vừa khẩu vị, sao cho chua ngọt và không gắt là được. Bạn có thể cho vào vài lát ớt cay cay tùy theo khẩu vị của gia đình. Cho hành lá cắt khúc, tắt bếp, múc canh dưa chua ra tô, thưởng thức khi còn nóng.
12. Canh bông thiên lý
Nguyên liệu
· 200 g bông thiên lý
· 1 miếng tàu hũ non
· 1 củ cà rốt nhỏ khoảng 50 g
· 5 củ năng, kiệu, boa – rô, ngò rí, tương hột, tiêu, đường.
Thực hiện
Bông thiên lý nhặt cánh, bỏ cọng già.
Tàu hũ non cắt miếng 20 x 20 mm. Cà rốt cắt khoanh tròn, củ năng gọt vỏ xắt hạt lựu.
Phi kiệu và boa-rô cho thơm, bỏ cà rốt, củ năng vào xào sơ.
Chế nước vào, nêm 2 muỗng canh tương hột + 1 muỗng cà phê đường + 1 muỗng cà phê tiêu. Bắc lửa lớn cho nước sôi bùng thì bỏ bông thiên lý, tàu hũ non vào chừng 3 phút là xong.
Nêm lại cho vừa ăn bằng tương hột, tiêu, đường…
Múc ra tô dùng với cơm nóng.
13. Canh bầu
Nguyên liệu
· 500g bầu
· 2 bìa đậu phụ
· 10g nấm hương
· 10g nấm đông cô
· 2 tai mộc nhĩ
· Gia vị chay : boa rô, hạt tiêu và muối
Thực hiện
Bầu bạn đem đi gọt vỏ sau đó rửa sạch rồi thái thành các miếng vừa ăn. Đậu hũ đem rửa sạch cho bớt chua rồi đem bổ miếng vừa ăn.
Nấm hương đem rửa sạch rồi ngâm với nước nấm sau đó vớt ra lọc lấy nước và cắt bỏ châm nấm hương sau đỏ chẻ làm đôi.
Nấm đông cô đem ngâm nước cho nở đều rồi cắt bỏ chân chẻ làm đôi. Nấm mộc nhĩ ngâm nước sôi cho nở đều sau đó cắt bỏ chân rồi đem thái nhỏ.
Cho nồi nên bếp, bạn cho nước nấm hương vừa lọc trên cùng 1 ít nước dùng sao cho lượng nước vừa đủ ăn. Sau đó đun sôi thì cho nấm hương, nấm đông cô và mộc nghĩ vào đun sôi.
Khi nước sôi trở lại bạn cho đậu và bầu vào kết hợp nêm gia vị cho vừa ăn sau đó đun sôi đến khi chín rồi tắt bếp múc ra bát và thưởng thức.
14. Canh măng chua
Nguyên liệu
· Măng chua: 200g
· Cà chua chín: 2 quả
· Hành hoa, rau răm, thì là, ớt tươi
· Nước mắm chay, hạt nêm chay, dầu ăn, hành khô
Thực hiện
Măng chua thái miếng vừa ăn, có thể rửa qua nước đun sôi để nguội cho bớt chua. Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Hành hoa, rau răm, thì là rửa sạch, thái nhỏ.
Cho dầu ăn vào nồi, phi thơm hành khô, cho cà chua vào xào sau đó thêm nước đun sôi. Thêm măng chua vào nấu, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.
Múc canh ra bát, rắc hành, rau răm, thì là, ớt tươi thái nhỏ lên trên bát canh. Dùng nóng.
15. Canh chuối đậu
Nguyên liệu
· Chuối xanh: 5 quả
· Đậu phụ: 3 bìa
· Hành lá, tía tô, lá lốt
· Nghệ: 1 củ
· Chanh tươi: 1 quả
· Dầu ăn để chiên
· Dấm gạo, bột nêm chay, muối
Thực hiện
Chuối xanh rửa sạch, tước xơ lớp vỏ xanh mỏng bên ngoài. Thái chuối thành miếng vừ ăn rồi ngâm vào trong nước lạnh có pha chút nước cốt chanh để chuối không bị thâm.
Đậu phụ cắt miếng vừa ăn, cho vào chảo rán vàng giòn các mặt. Gắp đậu ra giấy thấm dầu để hút bớt dầu ngấm trong miếng đậu.
Hành lá, tía tô, lát lốt rửa sạch. Thái nhỏ phần đầu trắng của hành, còn lại thái nhỏ. Nghệ rửa sạch, cạo lớp vỏ ngoài rồi cho vào bát giã nhỏ, lấy nước cốt nghệ.
Cho dầu ăn vào chảo sâu lòng rồi phi thơm phần đầu hành để riêng. Sau đó, bạn cho chuối xanh vào xào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi đậy vung lại, đun kỹ.
Khi chuối gần chín mềm thì bạn cho đậu phụ chiên vàng vào, thêm nghệ giã nhỏ, gia vị, dấm gạo rồi đảo đều. Lưu ý đảo nhẹ tay cho đậu khỏi nát.
Khoảng 5 phút sau, bạn thêm nước lọc vào nồi chuối đậu cho đủ ăn. Nêm nếm lại gia vị một lần nữa, rồi đun đến khi các nguyên liệu ngấm gia vị thì cho hành lá, tía tô lát lốt thái nhỏ vào, đun thêm ít phút. Múc canh chuối đậu ra bát. Dùng nóng với cơm trắng hoặc bún đều ngon.
16. Canh rau ngót
Nguyên liệu
· Rau ngót, nấm
· Dầu ăn, boa rô
· Bột nêm, mì chính, muối, tiêu
Thực hiện
Rau ngót vò dập rửa sạch để ráo.
Nấm tươi (hoặc khô) ướp vs bột nêm, mì chính, (nấm tươi ngâm muối rửa sạch)
Cho dầu vào chảo phi thơm vs kiệu (boa rô) cho nấm vào tao tiếp theo là rau ngót.
Xào nấm rau rồi đổ nước vào nấu cho rau mềm. Nêm lại cho vừa khẩu vị tồi tắt bếp.
Nước sôi tắt lửa liền, để lâu rau sẽ bị chín bấy.
17. Canh miso cà tím
Nguyên liệu
· Cà tím: 1 quả
· Gía đỗ: 100g
· Hành lá
· 2 thìa bột miso.
Thực hiện
Cà tím rửa sạch, bổ miếng cau và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút cho ra hết nhựa chát rồi vớt cà ra rá cho ráo nước. Giá đỗ nhặt bỏ rễ, vỏ đổ còn lẫn, rửa sạch.
Hành lá rửa sạch và thái khúc.
Hòa tan bột tương miso vào trong 1 chén nước lọc. Sau đó đổ vào trong nồi cùng với 2 chén nước nữa.Đun đến khi nước sôi thì thả cà tím vào nấu khoảng 5 phút cho cà tím chín mềm.
Cho giá đỗ và đun cùng canh miso cà tím khoảng 1 phút, sau đó thả hành lá vào và tắt bếp.
Múc canh miso cà tím ra bát, vậy là chúng ta đã hoàn thành món ăn này rồi.
18. Canh đậu phụ nấu rau củ
Nguyên liệu:
· 1 bắp ngô
· 1 củ su su
· 1 củ cà rốt
· Ít nhánh súp lơ xanh
· 2 bìa đậu, có thể dùng đậu non
· Nước mắm, đường, muối, hạt tiêu
· Hành lá, rau mùi.
Thực hiện
Ngô bổ làm đôi.
Su su, súp lơ xanh, cà rốt thái lát tầm 3 cm.
Đậu phụ rửa sạch, thái thành từng quân cờ.
Hành lá, rau mùi thái nhỏ.
Đổ vào nồi 2 lít nước, cho ngô vào, đun sôi. Đun đến khi ngô mềm, ra hết nước ngọt.
Đổ từ từ su su và cà rốt vào, đun tầm 5 phút.
Thêm tiếp súp lơ xanh, nêm vào nồi canh một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ đường hoặc hạt nêm. Nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
Sau đó tiếp tục đun sôi và thả đậu phụ vào nồi canh, đun tầm 3 phút.
Tắt bếp, rắc ít hạt tiêu, hành lá, và rau mùi đã thái nhỏ. Múc ra bát, dùng với cơm.
HAPI VEGAN
Sống để yêu thương!
Gợi Ý Cách Nấu 5 Món Canh Giải Nhiệt Ngày Hè
Cập nhật vào 23/10
Ngày hè thời tiết oi bức, để tránh mất nước bạn cần phải bổ sung đủ nước để bù lại lượng nước đã mất. Trong bài viết này, bạn sẽ biết thêm cách nấu 5 món ăn giải nhiệt ngày hè rất tốt.
1. Canh đậu phụ non bông hẹ
Nguyên liệu:
150g bông hẹ
1 bìa đậu phụ non
100g thịt nạc vai
1 củ hành khô, bột nêm, nước mắm, dầu ăn
Cách thực hiện:
Bước 1: Bông hẹ cắt xíu đoạn gốc già, rửa sạch, xắt khúc cỡ 3-3,5cm.
Bước 2: Đậu hũ non rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Thịt nạc vai rửa sạch xay hoặc băm nhỏ. Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
Bước 3: Bắc nồi lên bếp, cho 1/2 thìa dầu ăn, cho hành củ vào phi thơm. Hành thơm cho thịt vào nồi cùng chút gia vị xào chín.
Bước 4: Cho nước vào nồi cùng thìa bột nêm đun sôi. Khi nước sôi cho đậu hũ vào đun khoảng 1 phút rồi cho bông hẹ đã cắt khúc vào đun sôi trở lại. Tắt bếp và thêm một xíu nước mắm cho thơm, nêm nếm vừa ăn, múc canh ra bát là được.
2. Canh cua nấu hoa thiên lý
Nguyên liệu:
300 g cua đồng
200 g hoa thiên lý
600ml nước
Gia vị: muối bột canh, mì chính…
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
Sơ chế cua
Bóc mai cua: Rửa sạch cua bằng cách cho vào xoong nước xóc xóc hoặc dùng đũa khuấy nước mạnh. Sau đó xé bỏ mai, yếm rồi tráng nước lại lần nữa. Nếu muốn xé cua dễ thì bạn hãy cho cua vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 5-10 phút hoặc thả vài viên đá vào túi cua để cua lạnh mà co càng lại, bạn sẽ dễ dàng thao tác.
Lọc gạch cua: Sau khi cua đã được bóc mai, yếm và rửa sạch, cho vào cối giã hoặc xay, đừng quên cho thêm vài hạt muối. Lọc cua bằng rổ lưới mắt nhỏ. Nếu không yên tâm, có thể lọc hai lần cho hết cặn và vỏ cua trong nước. Lấy tăm khêu gạch từ mai cua, thả vào một bát con, sau đó tráng qua nước cho hết mùi hôi.
Sơ chế hoa thiên lý
Hoa thiên lý nhặt sạch cuống, rửa qua nước muối loãng, lưu ý thao tác nhẹ tay để không làm nát hoa.
Bước 2: Chế biến
Bắc nồi nước cua lên bếp, để lửa to. Dùng đũa khuấy theo chiều kim đồng hồ để thịt cua không bị lắng xuống đáy nồi, khuấy cho đến khi nước cua chuyển sang màu đục.
Khi nồi nước bắt đầu sôi, đổ gạch cua vào đun cùng, vặn nhỏ lửa, cua sẽ kết thành mảng. Nếu ta cứ để lửa to lúc nước sôi, cua sẽ vỡ vụn trông không ngon, chưa kể còn dễ làm nước canh trào ra ngoài.
Sau khi thịt cua đã đóng mảng, thả hoa thiên lý vào, vặn lửa to lên một chút và nêm nếm gia vị vừa miệng. Rau chín, múc canh ra bát, thưởng thức cùng cơm và một bát cà pháo. Bạn cũng có thể thay hoa thiên lý bằng rau muống, cải mơ, mồng tơi – rau đay với cách nấu tương tự.
3. Canh bầu nấu tôm
Nguyên liệu:
Bầu tươi: 1 quả
Tôm đồng: 100g
Hành hoa: 1 nhánh
Hành khô: 1 củ
Gia vị: Bột nêm, mì chính, súp, dầu ăn…
Cách làm:
Bước 1: Tôm đồng rửa sạch, bóc bỏ phần đầu và phần vỏ để giã lọc lấy nước tôm. Phần thịt tôm để riêng.
Bước 2: Bầu nạo vỏ rửa sạch, dùng nạo bào sợi, bỏ ruột.
Bước 3: Phi thơm hành khô với chút dầu ăn cho tôm vào xào. Nêm 1 thìa hạt nêm để tồm vừa ăn.
Bước 4: Đặt nồi nước tôm lên bếp đun nhỏ lửa, thêm một thìa bột canh nhỏ. Đợi cho nồi nước tôm sôi, vặn nhỏ lửa để nước tôm không bị vỡ gạch.
Bước 5: Thả bầu vào, nêm lại gia vị.
Bước 6: Cho phần thịt tôm đã xào vào đun cùng. Đun tới khi canh bầu chín. Thả hành hoa thái nhỏ vào, nêm mì chính và tắt bếp, trút canh ra bát.
4. Canh cua nấu rau đay, mồng tơi
Nguyên liệu: Cách làm:
Bước 1: Làm cua.
Cua đồng rửa sạch, tách mai, lột bỏ phần yếm rồi khêu lấy gạch cua để riêng.
Thịt cua đem giã hoặc xay cùng một nhúm muối. Hòa phần cua nhuyễn với nước rồi lọc qua rây lưới nhỏ để bỏ phần bã vỏ cua.
Bước 2: Sơ chế rau
Rau đay, mồng tơi nhặt và rửa sạch. Mướp gọt vỏ, rửa sạch. Thái nhỏ rau đay và rau mồng tơi dài khoảng 1cm. Mướp bổ đôi theo chiều dọc rồi xắt miếng chéo.
Bước 3: Nấu canh cua
Đổ nước cua vào nồi, bắc lên bếp đun sôi. Bạn cần canh để khi nước cua sôi không bị trào ra ngoài. Khi nước cua sôi, thịt đã đóng bánh, từ từ gạt thịt cua sang 1 bên rồi cho rau vào, nêm gia vị vừa ăn, có thể cho thêm 1 thìa mắm tôm.
Chưng gạch cua: cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành khô rồi cho gạch vào chưng cho dậy mùi thơm và có màu vàng. Khi canh cua vừa chín tới thì trút gạch vào nồi canh, đợi khi sôi đều thì tắt bếp, múc canh ra tô lớn.
Nếu bạn ngại làm thịt cua thì có thể mua cua xay sẵn trong siêu thị, về chỉ cần lọc lấy thịt cua để nấu canh. Món canh cua rau đay cũng không thể thiếu đĩa cà muối giòn tan, chua dịu ăn kèm.
5. Canh ngao nấu dứa
Nguyên liệu:
1kg ngao
1 quả dứa, 2 quả cà chua
Rau răm, hành, thì là, 2 quả sấu, 1 nhánh gừng, 1 củ hành khô
Nước mắm, bột canh, mì chính
Thực hiện:
Bước 1: Cà chua rửa sạch, 1 quả bổ múi cau, 1 quả thái hạt lựu. Hành khô thái nhỏ, gừng đập dập. Răm, hành, thì là rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 2: Ngao rửa sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước rồi thêm vài hạt muối vào luộc. Khi ngao mở miệng thì bạn tắt bếp, vớt ra tách lấy phần thịt, ướp cùng mắm, mì chính, bột canh, 1/3 chỗ hành khô cho ngấm gia vị. Nước luộc ngao đổ ra bát cho lắng cặn.
Bước 3: Làm nóng ít dầu ăn trong nồi, cho phần hành khô còn lại vào phi thơm. Đổ cà chua vào xào cùng. Khi cà chua chín nhừ bạn cho ngao vào. Đảo đều 2-3 phút thì múc hết ngao và cà chua ra bát.
Bước 4: Đổ bát nước luộc ngao vào nồi, chú ý gạn bỏ phần cặn lắng bên dưới. Thả 2 quả sấu, dứa thái miếng nhỏ và gừng vào đun khoảng 10 phút. Sau đó cho ngao và cà chua bổ múi cau vào đun thêm 5 phút nữa, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cho hành, răm, thì là vào rồi tắt bếp.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nấu Canh Chua Cá Lóc Giải Nhiệt Ngày Hè trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!