Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nấu Nước Dùng Lẩu Gà Thơm Ngon “Khó Cưỡng” mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách làm nước dùng lẩu gà lá giang
Lá giang với vị chua thanh tự nhiên được dùng làm nguyên liệu nấu lẩu gà sẽ tạo nên một món ăn vừa ngon vừa bổ với tác dụng hạ nhiệt, giải độc.
Theo đó, với một nồi lẩu gà lá giang cho 3 đến 4 người ăn, chúng ta cần chuẩn bị:
Khoảng 1,5 kg thịt gà;
1 bó lá giang tươi (khoảng 300-500g);
Hành, tỏi, sả, ớt;
Gia vị: muối, mắm, hạt nêm, dầu ăn…
Thịt gà rửa sạch, chặt thành miếng vừa ăn rồi ướp gia vị gồm: muối, hạt nêm, tiêu, đường; để khoảng 15-20 phút cho thấm.
Lá giang nhặt lấy phần lá xanh, không sâu, úng rồi rửa sạch, để ráo;
Hành, tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn;
Ớt rửa sạch, cắt lát mỏng;
Sả cây rửa sạch, đập dập;
Bước 2: Chế biến
Đặt chảo chống dính lên bếp kèm theo một thìa dầu ăn. Dầu sôi thì cho 1 ít tỏi băm vào phi thơm; sau đó đổ ra chén để nguội.
Cho tiếp 1 thìa dầu ăn vào chảo để phi hành cùng phần tỏi băm còn lại trong 2-3 phút rồi cho thịt gà vào, xào cho săn lại.
Dùng một chiếc nồi khác chứa khoảng 1,5 lít nước bắc lên bếp, đun sôi kèm với sả đã đập dập.
Trút phần gà vừa xào vào nồi nước, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho lá giang vào, đảo đều cho đến khi nước sôi trở lại thì vớt bọt đi, thêm vào ít nước mắm, ớt để tạo vị cay và phần tỏi phi lúc đầu, tắt bếp.
Bước 3: Thưởng thức
Lẩu gà lá giang nên dùng nóng, thêm vào ít hành, ngò hoặc rau xanh thì hương vị sẽ hấp dẫn hơn. Nước lẩu được ăn kèm với bún tươi, mì hoặc sợi phở khô vị chua thanh “khó cưỡng”.
Bên cạnh lá giang thì nấm cũng là loại nguyên liệu được dùng phổ biến trong công thức nấu các món lẩu với gà. Vị ngọt của nấm kết hợp với vị béo từ thịt cùng công thức chế biến đúng chuẩn sẽ tạo nên một nồi nước dùng tuyệt hảo.
Theo đó, để nấu nước dùng lẩu gà nấm, chúng ta cần có:
Thịt gà (1,5kg);
Các loại nấm: nấm đông cô; nấm linh chi trắng, nấm kim châm, nấm hương, nấm bào ngư, nấm tuyết,… (khoảng 200g/loại);
Ớt, hành, tỏi, 1 củ gừng;
Gia vị: nước mắm, muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu,…
Thịt gà rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp gia vị (hạt nêm, đường, tiêu…), để trong 15-30 phút cho thấm đều.
Hành, tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn;
Ớt rửa sạch, cắt thành lát mỏng;
Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái lát;
Các loại nấm làm sạch, rửa và để ráo.
Bước 2: Chế biến
Đặt chảo chống dính lên bếp kèm ít dầu ăn;
Dầu nóng thì cho tỏi, hành băm nhuyễn vào, phi thơm; sau đó cho thịt gà vào, xào cho săn lại;
Đặt một nồi nước khoảng 1,5 lít lên bếp kèm gừng thái lát và nấm đông cô. Nước sôi thì cho phần gà vừa xào vào nấu tiếp cho đến khi thịt gà chín;
Cho các loại nấm còn lại vào nồi nước lẩu gà và đun lửa nhỏ khoảng 3-5 phút nữa; thêm ít ớt, nước mắm và vớt bỏ bọt. Thấy vừa ăn thì tắt bếp.
Bước 3: Thưởng thức
Tương tự như lẩu gà lá gà, món này cũng dùng với bún, mì hoặc sợi phở khô và ăn khi nóng. Nếu thích bạn có thể thêm vào ít rau xanh (cải cúc, rau muống,…) để tạo hương vị hấp dẫn hơn.
Dù là lẩu gà nấm hay lẩu gà lá giang thì trong quy trình chế biến, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như hương vị món ăn được trọn vẹn, chị em cũng cần lưu ý:
Không chặt gà thành miếng quá nhỏ vì trong quá trình nấu có thể bị vụn, mất ngon.
Nêm nếm vừa khẩu vị, độ cay vừa phải.
Nên dùng chảo chống dính cao cấp để quá trình xào gà không bị cháy, khét hay bám dính, thịt săn và ngọt hơn; tiết kiệm được thời gian nấu; đồng thời không xảy ra tình trạng lớp chống dính bong, tróc, bám vào gà, đi vào cơ thể, gây hại cho sức khỏe.
Song song đó, nồi thủy tinh hoặc nồi chống dính đến từ thương hiệu uy tín cũng sẽ là lựa chọn hoàn hảo để nấu nước dùng.
Cách Nấu Phở Gà Ngọt Thơm, Nước Dùng Trong Thanh
Phở gà hấp dẫn với nước dùng trong thanh, ngọt thơm
Nồi nước dùng với sự kết hợp tinh tế các gia vị và các loại thảo mộc như quế, thảo quả, hoa hồi… mang lại cho phở gà hương vị đậm đà, ngọt thanh mà không quá gắt. Cũng chính nhờ các nguyên liệu này mà món phở gà trở nên bổ dưỡng, dễ tiêu hóa hơn. Với cách nấu phở gà mà Nghề Bếp Á Âu chia sẻ, bạn hoàn toàn có thể tự tay nấu một bát phở gà ngon đúng điệu.
Nguyên liệu
Gà ta: 1 con (khoảng 1,4 – 1,6kg)
Xương gà: 1kg
Bánh phở tươi (hoặc khô đều được): 1kg
Gừng: 1 củ
Hành tây: 2 củ
Hành khô: 5 củ
Lá chanh: 50g
Gói gia vị nấu phở: quế, hoa hồi, thảo quả, hạt mùi
Rau ăn kèm: hành lá, rau mùi, giá đỗ, húng quế, tiêu, ớt
Cùng các gia vị khác: muối, hạt nêm gà, bột ngọt, đường phèn, nước mắm
Gà dùng để nấu phở phải là gà ta thịt săn chắc, da vàng mượt. Ảnh: Internet
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gà ta mua về rửa sạch, dùng muối và gừng chà sát bên trong lẫn bên ngoài gà để loại bỏ mùi hôi.
Xương gà rửa sạch với nước muối loãng, để ráo. Chần xương gà qua nước sôi để khử mùi và chất bẩn, giúp nồi nước dùng ngon và trong hơn.
Gừng, hành tây, hành khô đem nướng sơ cho thơm, sau đó cạo sạch lớp vỏ than cháy bên ngoài.
Gừng, hành tây, hành khô nướng tạo nên mùi thơm cho nước dùng. Ảnh: Internet
Quế, hoa hồi, thảo quả, hạt mùi cho vào chảo rang thơm ở lửa vừa.
Giá đỗ, các loại rau thơm rửa sạch, để ráo.
Hành lá rửa sạch, cắt khúc phần đầu hành để riêng, phần lá thái nhỏ.
Rau mùi cắt gốc khoảng 5cm để bỏ vào ninh với xương gà. Phần lá còn lại thái nhỏ.
Lá chanh thái sợi.
1 củ hành tây còn lại lột vỏ, thái lát mỏng rồi ngâm nước đá đến khi miếng hành trong thì vớt ra, để ráo.
Bước 2: Luộc gà
Cho gà vào nồi, đổ nước ngập gà rồi bắc lên bếp luộc. Khi nước sôi hạ lửa nhỏ, dùng muôi vớt hết bọt sau đó tắt bếp, đậy nắp nồi và ngâm gà từ 5 – 10 phút để gà chín từ trong ra ngoài, nhưng lớp da vẫn giữ được độ giòn.
Gà sau khi ngâm đã chín đều, vớt gà ra cho vào thau nước đá lạnh. Khi gà nguội, chặt gà thành miếng hoặc tách thịt, xé miếng vừa ăn.
Gà luộc chín xé nhỏ hoặc chặt miếng vừa ăn. Ảnh: Internet
Bước 3: Nấu nước dùng
Đổ thêm nước lọc vào nồi nước luộc gà sao cho đủ dùng, tiếp đến cho xương gà vào ninh. Thêm hành tây, gừng, hành khô đã nướng vào nồi.
Dùng một túi vải mỏng, cho quế, thảo quả, hoa hồi, hạt mùi đã rang và gốc rau mùi vào rồi buộc chặt miệng túi, thả vào nồi nước.
Nêm vào nồi nước dùng 30g đường phèn và 1 muỗng canh muối. Đun với lửa nhỏ sẽ giúp nước ngọt trong xương tiết ra từ từ, nước dùng sẽ đậm đà hơn. Thường xuyên vớt bọt để nước dùng được trong.
Vớt bọt thường xuyên để nước dùng trong. Ảnh: Internet
Nồi nước dùng nấu được được khoảng 2 tiếng, tiến hành vớt các nguyên liệu xương gà, hành tây, gừng, hành khô và túi vải đựng gia vị nấu phở ra. Lược nước dùng qua rây hoặc khăn vải mỏng rồi bắc lên bếp đun lại.
Tiếp đến, cho vào nồi 1 muỗng canh hạt nêm gà, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, nêm nếm lại cho vừa miệng. Đợi nước sôi lại rồi tắt bếp.
Bước 4: Chần bánh phở
Nếu dùng bánh phở tươi, bạn chỉ cần chần qua nước sôi rồi để ráo.
Chần bánh phở qua nước sôi. Ảnh: Internet
Nếu dùng gói phở khô, bạn đun sôi một nồi nước rồi cho bánh phở vào luộc trong khoảng 1 phút để bánh phở chín mềm, lấy ra xả lại với nước lọc để sợi phở mềm, tơi và không bị khô, dính.
Bước 5: Trình bày và thưởng thức
Cho một lượng bánh phở đủ ăn vào bát. Xếp thịt gà, hành tây thái mỏng, đầu hành, rau mùi, hành lá và chút lá chanh thái nhỏ rồi chan nước dùng nóng vào. Để một nhánh rau mùi lên trên trang trí. Thế là bạn đã có một bát phở nóng hổi, hấp dẫn để thưởng thức trong những ngày ngán cơm rồi.
Khi ăn, bạn cho thêm ít chanh, ớt, rắc chút tiêu và ăn kèm với các loại rau thơm để vị ngon của bát phở gà được trọn vẹn.
Bát phở gà với nước dùng thanh trong, vị ngọt tự nhiên và mùi thơm nức mũi chắc chắn sẽ chinh phục những thực khách khó tính nhất. Ảnh: Internet
Công dụng của phở gà đối với sức khỏe
Những thành phần nấu phở gà có nhiều chất dinh dưỡng và đem lại công dụng tốt cho sức khỏe. Một bát phở ngon lành và bổ dưỡng mang đến những lợi ích sau:
Xương gà khi được ninh nhừ sẽ tiết ra nhiều dưỡng chất như glucosamine, chondroitin và collagen có tác dụng giúp bảo vệ các khớp xương.
Không chỉ giúp nước dùng thơm ngon, đậm đà, gừng còn có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa cũng như giảm đau và viêm khớp nhờ chứa hợp chất gingerol.
Các loại rau ăn kèm phở như hành lá, rau mùi, húng quế… chứa hợp chất chống viêm mạnh, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư.
Một bát phở 475ml chứa khoảng 30g protein, dưỡng chất này đóng vai trò tạo cơ bắp, gân, các cơ quan, da, hormone và cần thiết cho một số quá trình khác của cơ thể.
Cách Nấu Nước Dùng Phở Gà Ngọt Từ Xương Thơm Ngon Đậm Vị
Nguyên liệu làm món phở gà
– Gà ta ngon 2 kg – Xương gà: 2 bộ – Xương ống lợn: 0.5kg – Bánh phở: 1.5kg – Hành tây: 2 củ – Hành lá, rau thơm: 1 mớ to – Hành khô: 6 củ – Gừng: 1 củ to – Gia vị: mì chính, nước mắm, đường, lá chanh
– Gà xát muối cho kỹ rồi rửa lại cho hết mùi hôi. – Xương gà + xương lợn trần nước sôi rửa sạch. Cho gà, xương gà và xương lợn vào nồi nước + 2 thìa con gia vị + 5 lát gừng thái dày, ninh nhỏ lửa để nước dùng trong và thơm. – Hành khô + gừng nướng vàng, sau rửa sạch lớp vỏ cháy và đập dập để riêng. – Hành tây 1.5 củ bổ đôi để riêng. Còn lại nửa củ thái lát mỏng sau cho vào phở. – Hành lá cắt lấy phần củ, phần lá thái nhỏ, rau thơm thái nhỏ. – Gà luộc chín vớt ra để nguội lọc thịt thái miếng hoặc xé vừa ăn, xương cho vào nồi nước dùng ninh lấy nước ngọt. – Bánh phở trần qua nước sôi. – Nước dùng: sau khi vớt gà cho hành khô + gừng đã nướng vào ninh thêm 30 phút nữa thì cho hành tây bổ đôi vào.
Cho 3 thìa con gia vị + 2 thìa mì chính + 2 thìa đường + 2/3 bát cơm con nước mắm ( cho 500ml nước dùng) nêm nếm lại cho vừa khẩu vị gia đình. – Trình bày: + Cho bánh phở vào bát tô to rồi xếp thịt gà lên trên, thêm rau thơm, hành lá, hành tây, hành củ rồi chan nước dùng, rắc chút lá chanh, ăn nóng. + Phở gà đậm đà nước dùng ngọt xương, thơm mùi gừng hành khô nướng và lá chanh.
Nước dùng thơm ngon chuẩn vị khi nấu bằng nồi nấu phở bằng điện
Thời gian là vô cùng quý báu, bởi vậy muốn vừa có được những món ăn thơm ngon trong thời gian chế biến ngắn, chúng ta cần phải nhờ tới sự hỗ trợ của các dụng cụ chuyên dụng.
Đặc biệt nếu bạn đang sở hữu một quán phở gà thì việc nấu nước dùng bằng nồi nấu phở điện là hoàn toàn cần thiết.
Một số ưu điểm của nồi nấu phở bằng điện
Nồi nấu phở điện ngày nay có thiết kế đơn giản, bắt mắt và nhỏ gọn, hoàn toàn không chiếm nhiều diện tích. Với chất liệu là inox không rỉ, nồi luôn sáng bóng và đạt được tính thẩm mỹ cao. Cũng nhờ chất liệu này mà việc lau chùi, vệ sinh nồi sau mỗi lần sử dụng cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Nồi nấu phở được sản xuất đa dạng về dung tích, cho phép đáp ứng được tất cả các nhu cầu của khách hàng về vấn đề năng suất. Do đó bạn có thể thấy từ những quán phở kinh doanh nhỏ lẻ đến những nhà hàng, khách sạn, trường học, thậm chí là cả những khu công nghiệp, doanh trại quân đội đều có thể sử dụng nồi nấu phở điện phù hợp với quy mô và năng suất riêng. Với dung tích đa dạng như vậy bạn có thể tùy ý lựa chọn được một bộ nồi nấu phở phù hợp cho công việc kinh doanh của mình. Một bộ nồi nấu phở chuyên nghiệp sẽ bao gồm 3 loại nồi: nồi hầm xương, nồi nấu nước lèo và nồi nhúng bánh phở. Tùy vào từng dung tích mà bạn có thể lựa chọn được loại nồi chuyên dụng phù hợp.
+ Tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí
Một ưu điểm lớn của nồi nấu phở điện đó chính là thời gian nấu được giảm đi đáng kể khi sử dụng nồi. Nồi nấu phở điện ngày nay sử dụng những mâm nhiệt để trực tiếp làm nóng và đun sôi nước trong nồi. Mỗi mâm nhiệt có công suất 2.8KW, số lượng mâm nhiệt có trong mỗi nồi dao động từ 1 – 4 mâm, tùy thuộc vào dung tích cụ thể của mỗi nồi nhưng đều đáp ứng được tiêu chí nấu sôi nước trong khoảng thời gian ngắn.
Sử dụng nồi nấu phở điện ngoài việc giảm được thời gian nấu, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí bao gồm cả chi phí nhân công và điện năng tiêu thụ. Toàn bộ lượng điện năng sẽ được chuyển hóa hoàn toàn thành nhiệt và trực tiếp đun sôi nước, không xảy ra tình trạng hao hụt như những cách thức khác. Do đó mà bạn sẽ tiết kiệm được điện năng cũng như hạn chế hao phí không đáng có.
Nồi nấu phở điện ngày nay tạo tiện lợi tối đa cho người dùng. Bạn có thể kiểm soát được nhiệt độ cũng như thời gian trong suốt quá trình nấu. Ngoài ra, với các chế độ nấu như nấu sôi, nấu liu riu hay giữ ấm bạn sẽ hoàn toàn được chủ động trong việc cung cấp những tô phở thơm ngon tới tay khách hàng trong mọi thời điểm.
+ An toàn cho người sử dụng
Đầu tiên phải kể đến chính là khi sử dụng nồi phở điện bạn sẽ không phải lo lắng tình trạng khói bụi ô nhiễm hay rò rỉ khí gas gây nguy hiểm. Chỉ cần cấp nguồn điện phù hợp là nồi có thể vận hành an toán.
Tiếp theo chính là việc nồi được cấu tạo với hai lớp inox dày, giữa hai lớp này là lớp bảo ôn cách nhiệt. Chính ở điểm này mà lượng nhiệt được tạo ra bên trong nồi sẽ được giữ lại hoàn toàn, không bị thất thoát ra bên ngoài và đồng thời lớp vỏ bên ngoài nồi không bị nóng lên khi nồi đang hoạt động. Nhờ đó mà tình trạng bỏng do nhiệt sẽ được hạn chế tối đa nếu người dùng có vô tình chạm vào nồi.
Bí Quyết Nấu Nước Dùng Lẩu Tròn 10 Điểm
Lưu ý về hương vị của các loại nước lẩu
Lẩu cá hay lẩu hải sản thường sẽ có vị chua ngọt và cay để hạn chế mùi tanh, khi ăn cũng cảm thấy thanh hơn. Do đó, khi nấu những loại lẩu này thì bạn sử dụng nước me hoặc gói gia vị lẩu thái, nhúng với thơm, cà chua, rau muống, cải và các loại nấm.
Đối với món lẩu gà thì bạn không nêm gia vị chua vì lẩu gà thường sẽ cay hoặc ăn với ngải cứu, không hợp chua.
Đối với các món lẩu khác như lẩu bò, lẩu xương heo thì bạn sẽ khử mùi của bò hoặc xương bằng hành tím, sả, gừng nướng và đặc biệt không thể quên các nguyên liệu như hoa hồi, thảo quả, đinh hương. Những nguyên liệu này vừa giúp khử mùi, tăng hương thơm, đồng thời cũng mang lại cảm giác dễ chịu cho người thưởng thức.
Cách nấu các loại nước lẩu
Cách nấu nước lẩu gà
Bạn chuẩn bị 1 con gà khoảng 1,2 kg và khoảng 500gram xương ống heo, rửa thật sạch và chặt gà thành miếng vừa ăn.
Thịt gà và xương heo sau khi rửa sạch bạn chần sơ qua nước sôi và xối lại với nước lạnh (lưu ý thực hiện ở 2 nồi khác nhau), để ráo nước. Tiếp theo đó, bạn sẽ ướp chúng với một chút muối và hạt nêm trong 20 phút.
Bạn bắc nồi lên bếp, phi thơm qua tỏi băm, sau đó trút cả thịt gà, xương heo, hành tây, gừng nướng vào xào cho thịt săn thì đổ nước xâm xấp mặt. Khi nước đã sôi, bạn thêm 1 lít nước nữa, hạ nhỏ lửa, nêm gia vị và nấu liu riu trong ít nhất 30 phút, thường để 40 – 50 phút là có nước lẩu ngọt để dùng.
Chuyển nước lẩu sang nồi chuyên nấu lẩu, vừa đun nhỏ vừa nhúng rau, nấm vào và thưởng thức.
Cách nấu nước lẩu hải sản
Đối với nước lẩu hải sản thì khá quen thuộc. Lẩu hải sản thường có vị chua cay tương tự như lẩu thái. Đặc biệt bạn sẽ tận dụng vị ngọt từ xương ống để nấu nước lẩu này.
Bạn chọn mua khoảng 500gram xương ống heo. Lưu ý bạn không nên mua phần đầu vì phần này có mùi khá hôi. Xương ống rửa sạch, chần qua nước sôi và ninh cùng với xương cá đã lọc thịt trong khoảng 45 phút để ngọt nước.
Bạn phi thơm tỏi, cà chua với sa tế rồi trút nước hầm xương vào, tiến hành nêm nếm. Thông thường chúng ta sẽ nêm gói gia vị lẩu thái. Khi ăn, bạn đun nước lẩu sôi rồi cho hải sản (cá, tôm, nghêu) vào rồi cho thơm, rau, nấm, thưởng thức cùng với mì hoặc bún.
Lẩu hải sản chua chua, cay cay(Ảnh: Internet)
Cách nấu nước lẩu bò
Đầu tiên bạn chặt đuôi bò thành từng khúc ngắn và xào cho săn với tỏi băm, gừng đập dập. Quan sát thấy đuôi bò đã săn tái, bạn cho vào nồi 500ml và hầm cho mềm. Nếu hầm với nồi thường sẽ mất ít nhất 40 phút, tuy nhiên nếu ninh với nồi áp suất thì chỉ khoảng 15 phút.
Sau khi hầm xong, bạn cho thêm 1 lít nước nữa vào nồi. Nước sôi trở lại thì bạn cho thêm 1 thanh quế + 2 hoa hồi rang nồi nấu cùng và nêm gia vị. Nếu bạn muốn nồi nước bớt cặn thì cho quế và hoa hồi vào túi vải sạch và thả vào nồi, khi ăn thì vớt túi này ra.
Lẩu đuôi bò khi ăn sẽ nhúng thêm đậu hũ trắng, nấm rơm, nấm kim châm, cải và đặc biệt không thể thiếu bắp hoa bò cắt mỏng.
Mẹo giúp nước lẩu trong
Có nhiều mẹo giúp nước lẩu trong mà bạn có thể áp dụng như sau:
– Đối với xương hầm, ngoài việc rửa sạch, bạn phải chần qua nước sôi trước rồi mới ninh.
– Khi nấu nước lẩu gà hoặc lẩu bò thì bạn nên hầm với 2 lần nước. Lần thứ 1 chỉ đổ nước xâm xấp mặt xương hầm, khi nước sôi mới đổ tiếp lần 2 và hầm với lửa nhỏ cho nước thật ngọt.
– Đối với các loại củ làm ngọt nước như cà rốt, củ cải trắng, su hào và cả các gia vị lấy hương như quế, hồi, thảo quả… bạn có thể cho chúng vào túi sạch và thả vào nồi thay vì thả trực tiếp vào nồi nước dùng đang nấu.
– Sau khi đã nấu xong, bạn thả một trái trứng gà vào nồi nước đang sôi. Lòng trắng trứng sẽ hút bọt nhanh chóng, bạn chỉ việc vớt phần trứng gà này ra là được.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nấu Nước Dùng Lẩu Gà Thơm Ngon “Khó Cưỡng” trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!