Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nấu Nước Lèo Hủ Tiếu Ngon mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bạn đang muốn mở quán hủ tiếu? Bạn có biết cách nấu nước lèo hủ tiếu ngon chính là yếu tố quan trọng nhất để có một bát hủ tiếu vừa lòng thực khách? Làm thế nào để có được bí quyết nấu nước lèo hấp dẫn, đúng vị?
Vậy thì tham gia lớp học nấu hủ tiếu, bạn sẽ được lĩnh hội tất cả những kiến thức, cách nấu nước lèo hủ tiếu ngon, đậm đà mà thanh vị để có được bát hủ tiếu ngon, hu hút thực khách, mang về doanh thu lớn cho quán ăn.
Tùy vào từng nơi mà cách nấu nước lèo nói chung và cách nấu nước lèo hủ tiếu nói riêng có đôi chút khác nhau. Nước lèo là tên gọi thân thương của người miền Nam và miền Tây khi nói về nước ăn cùng hủ tiếu, bún, phở… Trong khi đó, ở miền Bắc, người ta quen gọi là nước dùng. Cả nước dùng và nước lèo đều là một, chỉ khác nhau về cách gọi theo vùng miền mà thôi. Cho nên, đôi lúc ta vẫn thường nghe người thì nói “cho xin thêm chén nước lèo” hoặc “tôi muốn một bát nước dùng nữa” là vì thế. Những người kinh doanh cần nắm rõ điều này để biết được mong muốn, yêu cầu của thực khách.
Học nấu nước lèo ngon, đậm đà, thanh vị là bí quyết thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả.
Ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là tại Sài Gòn, chỉ cần bước chân ra khỏi nhà, ta sẽ bắt gặp liên tục các quán hủ tiếu, xe hủ tiếu đông nượp khách. Nhiều quán hủ tiếu, xe hủ tiếu chỉ cần tận dụng chục m2 trên vỉa hè, ngay các con ngỏ nhỏ cũng đủ để kinh doanh làm lời. Nói vậy là để bạn thấy được sức hút và tiềm năng từ kinh doanh quán hủ tiếu bình dân lớn như thế nào.
Kinh nghiệm để mở quán hủ tiếu nhờ nồi nước lèo ngon
Tuy nhiên, để có được lượng khách lớn, ổn định mỗi ngày như vậy, đòi hỏi quán hủ tiếu phải có bí quyết giữ chân khách hàng. Và cách nấu nước lèo, nước dùng ngon chính là câu trả lời của đại đa số các chủ quán. Nước lèo ngon ngọt, thanh vị mà đậm đà, cả bát hủ tiếu sẽ ngon, khách ăn không ngán, hết cả nước lẫn cái. Nước lèo dở, nhạt nhẽo, đục ngầu… ít ai có thể đủ kiên nhẫn ăn hết một bát hủ tiếu. Và nhìn vào lượng khách ra vào ta cũng có thể đoán được món ăn của quán đó có hấp dẫn, chất lượng hay không.
Giảng viên hướng dẫn tận tình từ các bước cơ bản
Nếu muốn nắm giữ bí quyết nấu nước lèo hủ tiếu, nước dùng hủ tiếu ngon để mở quán, lời khuyên cho bạn là tham gia lớp học nấu hủ tiếu ngay. Giảng viên dạy bạn cách nấu nước lèo hủ tiếu là những giảng viên giàu kinh nghiệm là Bếp trưởng khách sạn 5 sao, là Chuyên gia ẩm thực chuyên về món Việt với những kiến thức, am hiểu rộng lớn sẽ giúp bạn có được công thức nấu nước dùng, nước lèo chuẩn vị truyền thống, phù hợp với phần đông khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được học bí quyết khi trụng sợi hủ tiếu hay chọn và kết hợp các nguyên vật liệu lại với nhau để có được bát hủ tiếu ngon hoàn hảo, thu hút thực khách.
Ngoài ra, những kiến thức và kinh nghiệm về cách chọn địa điểm, mặt bằng mở quán sao cho đông khách, thuận lợi cho việc kinh doanh và phù hợp với số vốn của bạn cũng sẽ được thầy cô chia sẻ ngay trong lớp học. Sau buổi học, đảm bảo bạn nắm vững được tất cả những kiến thức tổng quan về cách nấu hủ tiếu mở quán, đặc biệt là nấu nước lèo thanh vị, ngọt trong, đậm đà thật khác biệt.
Cách Nấu Nước Lèo Hủ Tiếu Ngon Để Bán
Mở quán hủ tiếu kinh doanh đang là một trong những hình thức thu hút nhiều người hiện nay vì dễ dàng ổn định cuộc sống, thu lợi nhuận tốt. Rất nhiều người tìm kiếm cách nấu nước lèo hủ tiếu để bán với mong muốn có được bí quyết nấu nước dùng đậm đà, lôi cuốn, hấp dẫn thực khách.
Với người miền Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn, hủ tiếu có lẽ đã trở thành món ăn quen thuộc như một nét văn hóa ẩm thực nơi đây. Những ai sống ở Sài Gòn hầu như cũng đã từng ăn món hủ tiếu với hương vị dân dã mà cuốn hút, giản dị mà để lại dư vị khó quên. Từ các quán cóc bình dân, các xe hủ tiếu gõ lóc cóc những đêm khuya trên từng ngõ hẻm, đường phố đến các nhà hàng sang trọng, người ta vẫn có thể gọi một tô hủ tiếu vừa túi tiền rồi thưởng thức ngon lành.
Nguyên liệu nấu nước lèo hủ tiếu ngon
Xương ống hoặc xương cổ heo: 2kg
Giò heo: 1 cái
Thịt nạc vai heo bằm nhỏ: 500g
Sườn heo, cắt miếng vừa ăn: 1 kg
Mực khô lớn: 3 con, rang vàng
Tôm khô (loại nhỏ) rửa sạch: 200g
Củ cải trắng: 1 củ
Hành tây: 1 củ
Hành lá: 1 bó
Chanh, giá, tương ớt, ớt ngâm chua
Sợi hủ tiếu
Tóp mỡ, hành phi
1 sợi củ cải muối loại màu nâu đậm
Đường phèn, bột ngọt, tiêu, muối
Cách nấu nước lèo hủ tiếu ngon đậm vị
Đem xương ống rửa sạch, luộc sơ rồi rửa lại lần nữa. Sau đó cho xương vào nồi, đổ nước ngập mặt xương khoảng hơn 2 đốt ngón tay, thêm 1 thìa cà phê muối vào, đun sôi và ninh xương. Trong quá trình ning, thường xuyên hớt bọt nổi lên bỏ đi và để lửa vừa. Xương bỏ vào đun sôi chừng 10-15 phút, vớt bọt liên tục rồi hạ lửa nhỏ riu riu để ninh trong 2-3 tiếng.
Sườn heo, giò heo rửa sạch, cắt miếng vừa ăn rồi cho vào nồi luộc. Nấu tỉ lệ xương và nước là: 1:3 (gia giảm lượng nước tùy ý).
Cho tôm khô vào giỏ kim loại nấu trong nồi nước dùng cho thơm, khoảng tiếng thì vớt ra để ráo. Sau đó đem tôm chiên cho vàng rụm, nêm thêm chút tiêu, muối, bột ngọt vừa ăn.
Hành tây rửa sạch bổ múi cau; củ cải trắng rửa sạch, cắt khúc; củ cải muối, khô mực nướng, tôm khô đem cho tất cả vào nồi nước lèo. Sau đó đun đợi sôi trở lại và tiếp tục vớt bọt.
Nêm gia vị muối, đường phèn, bột ngọt, nước mắm vào nồi nước hầm. Để lửa riu riu khoảng 3 tiếng, không nên hầm xương quá lâu sẽ khiến nước dùng có mùi hôi.
Thịt heo xay cho vào nồi nhỏ, thêm chút cải bắc thảo, tiêu, bột ngọt, muối, trộn đều rồi nấu sôi trong khoảng 5 phút là được. Xào sao cho thịt săn và vừa ăn thì tắt bếp.
Trong cách nấu nước lèo hủ tiếu để bán, bí quyết quan trọng nhất là phải tự phi hành tím khi thắng mỡ heo lấy dầu, như vậy mới tạo được mùi thơm và vị ngọt tự nhiên đặc trưng của nước lèo hủ tiếu.
Nêm nếm cho 80 lít nước lèo với tỉ lệ gia vị như sau: 1kg bột ngọt, 50g hạt nêm, 500g muối, 500g đường phèn.
Cách thắng tóp mỡ cho món hủ tiếu ngon
Muốn thắng tóp mỡ giòn cũng cần có những bí quyết riêng. Tóp mỡ cần luộc lên, xắt nhỏ, có độ lớn khoảng bằng hạt bắp. Làm thế sẽ giúp cắt mỡ nhanh hơn so với cắt mỡ sống.
Khi thắng tóp mỡ nên cho lửa lớn đảo đều cho tóp mỡ săn lại, đây chính là bí quyết để tép mỡ giòn béo, ngon.
Sau đó hạ lửa nhỏ lại, chiên trong lửa liu riu đến khi tép mỡ vàng. Khi mỡ đã đủ nóng và vàng ta cho tiếp vài tép tỏi vào.
Khi tóp mỡ vàng chúng ta nên cho thêm một ít muối, điều này giúp tóp mỡ cứng lại, giòn tan.
Không có tóp mỡ, món hủ tiếu sẽ giảm đi rất nhiều sự thơm ngon vốn có.
Cách trụng bánh hủ tiếu gõ đúng cách
Lấy một chiếc nồi nhỏ, trong đó để nước lèo vừa ăn, và có vị hơi đạm hơn chút so với bình thường. Việc đó đảm bảo khi ta cho hủ tiếu và giá vào nước sẽ nhạt đi, khi đó sẽ vừa miệng. Múc khoảng nữa nồi nhỏ nước lèo, sau đó đun thật sôi.
Chuẩn bị thêm một nồi thứ 2 bạn múc nữa nồi nước và nấu sôi dành cho việc trụng bánh. Bạn nên trụng bánh theo từng tô để hủ tiếu có thể nóng hơn.
Sau khi trụng bánh bạn để tất cả các nguyên liệu như hướng dẫn ở trên vào tô rồi chế nước dùng.
Sau khi trụng hủ tiếu, bạn nên xốc vài cái mạnh trong nồi nước để hủ tiếu bớt nước, khô hơn, tránh để nước trụng làm tô hủ tiếu của bạn bị nhạt.
Cho thêm hành phi, tóp mỡ và trộn đều. Tiếp đến cho thêm thịt bằm, thịt, tôm, sườn, lòng heo, trứng cút, hoặc giò heo tùy theo khẩu vị của khách vào tô.
Múc vá nước lèo đang sôi cho vào tô, vừa ngập tô hủ tiếu, rắc tiêu, hành, giá hẹ… Ngoài ra bạn cần thêm tóp mỡ, hành phi vào tô.
Nước lèo cần ngập đủ để khách hàng có thể thêm rau, nếu ít quá tô hủ tiếu sẽ bị khô lại, sẽ không còn ngon nữa.
Rau và gia vị là điều cần thiết, bạn nên chuẩn bị các loại rau thơm, ngò, chanh ớt, nước tương, tương ớt, nước mắm… Chúng cần được bày sẵn trên bàn để thực khách có thể dùng.
Công Thức – Cách Nấu Nước Lèo Hủ Tiếu Thơm Ngon Đúng Điệu
Làm thế nào để có công thức nấu nước lèo hủ tiếu, cách nấu nước lèo hủ tiếu thơm ngon để kinh doanh thành công, nguyên liệu và gia vị nấu hủ tiếu bao gồm những gì. Và những kinh nghiệm cần thiết khi mở quán hủ tiếu để kinh doanh có lãi. Bởi không ít quán hủ tiếu khách đến ăn lần không bao giờ quay trở lại. Nguyên nhân là sao vậy? Chắc chắn do bí quyết nấu phở, hủ tiếu nhất là nồi nước lèo của bạn chưa thực sự thơm ngon?
Hủ tiếu là món ăn quen thuộc được rất nhiều người ưa chuộng. Cũng chính vì lẽ đó mà có không ít người đã tìm kiếm cách chế biến để thực hiện món ăn này tại nhà nhằm chuẩn bị bữa ăn sáng hoặc tối cho người thân thưởng thức.
Đối với quán hủ tiếu thì muốn có lượng khách đông và muốn nhiều lần quay lại sau khi ăn rất cần thiết có bí quyết nấu hủ tiếu, cách nấu nước lèo hủ tiếu thơm ngon, đúng chuẩn? Với rất nhiều người khi mới mở quán hủ tiếu, quán phở thì nghiên cứu và tìm hiểu công thức nấu nước lèo hủ tiếu thơm ngon, và hướng dẫn cách nấu hủ tiếu, cách nấu nước lèo luôn được quan tâm hàng đầu. Thậm chí có rất nhiều bỏ ra không ít thời gian, công sức và tiền bạc để học hỏi. Bởi hủ tiếu, phở muốn ngon cần có nước lèo thơm ngon đúng điệu, chuẩn vị. Trong bài viết này IVN xin giới thiệu các cách nấu hủ tiếu thơm ngon, cũng như các công thức nấu hủ tiếu như: hủ tiếu xương thịt băm, hủ tiếu nam vang, hủ tiếu bò viên, hủ tiếu mực thịt bằm, hủ tiếu gà, hủ tiếu bò kho thơm ngon đậm đà khó cượng
Tìm hiểu thêm: Nồi nấu phở bằng điện
Nước lèo hủ tiếu là một trong những thành phần rất quan trọng trong nấu hủ tiếu. Nước lèo được dùng để chan vào hủ tiếu giúp bát hủ tiếu được nóng hổi thơm ngon. Dư vị nước lèo sẽ quyết định đến hương vị bát hủ tiếu. Tiêu chuẩn nước lèo thơm ngon đạt 3 tiêu chí sau:
– Tỉ lệ nêm nước lèo hủ tiếu cần thơm ngon mới mang lại hương vị gia truyền cho bát hủ tiếu. Hủ tiếu là tên gọi người miền nam hiện nay. Hủ tiếu có tên gọi khác là hủ tíu đối với người miền Tây. Cách nấu hủ tiếu ngon và công thức nấu nước lèo hủ tiếu luôn được người đầu bếp chuẩn bị rất cẩn thận và thao tác rất tỉ mỉ trải qua rất nhiều công đoạn sơ chế cẩn thận.
– Nước lèo hủ tiếu cần trong không lắng cặn. Nguyên nhân là nước lèo hủ tiếu nếu còn pha tạp nhiều váng mỡ và tạp chất từ thịt và xương khiến cho hương vị bát hủ tiếu mất ngon. Hay thậm chí nhiều thực khách cảm thấy bát nước lèo hủ tiếu không chuẩn vị yêu cầu.
– Cách nấu nước lèo hủ tiếu mang hương vị đặc trưng. Có nghĩa là hương vị hủ tiếu nào thì cần mang đặc trưng loại hủ tiếu đó. Ví dụ hư hủ tiếu gà và hủ tiếu bò viên hay hủ tiếu ngan …. Cần mang hương vị đặc trưng của mùi vị và độ ngọt của hương vị đó.
Nếu đảm bảo được ba yêu cầu trên thì chắc chắn các bạn sẽ được công thức nấu nước lèo hủ tiếu, cách nấu hủ tiếu thỏm ngon chuẩn vị.
Những cách nấu hủ tiếu – Công thức nấu nước lèo hủ tiếu thơm ngon để kinh doanh
Công thức nấu nước lèo hủ tiếu – Cách nấu hủ tiếu cơ bản
Để có nồi nước lèo thơm ngon, một trong bí quyết nấu hủ tiếu gia truyền thì các bạn chú ý qua công đoạn sau:
Khâu chuẩn bị nguyên liệu, gia vị nấu nước lèo hủ tiếu
Cách nấu nước lèo hủ tiếu không thể thiếu bước này. Đây là bước đầu tiên chuẩn bị nấu nồi nước lèo. Tại bước này chuẩn bị các nguyên vật liệu rất đơn giản nhưng rất quan trọng. Khâu này sẽ quyết định nồi nước lèo có ngon và chuẩn vị hay không. Chính vì vậy, các bạn thực sự chú ý chọn nguyên liệu tươi ngon nhất. Chúng tôi có thể liệt kê cho các bạn các nguyên liệu để nấu nồi phở bò như sau.
– Thịt ống xương bò. Cần chọn ống xương bò đã trưởng thành bởi đối với bò trưởng thành độ ngọt và thơm sẽ là tuyệt hảo nhất. Đối với xương bò non có thể gây mùi oi hay bò già có thể gây ra mùi hôi khi nấu. Xương ống bò chứa nhiều tinh chất cốt xương khi ninh sẽ nhanh chóng tan vào nước mang lại hương vị ngon thứ thiệt.
– Các gia vị phụ kiện như: hành lá, hạt nêm, chanh, hành củ, tỏi, ớt và một số gia vị khác. Các gia vị này có tác dụng thêm nếm vào nồi nước lèo để giúp điều hòa hương vị thơm, ngon và ngọt của nước xương hầm.
Cách nấu hủ tiếu – Công thức Nấu nước lèo hủ tiếu xương
Sau khi đã chuẩn bị tất cả nguyên liệu xong chúng ta có thể bắt tay vào công đoạn nấu nước lèo hủ tiếu xương, đó là công thức nấu nước lèo hủ tiếu xương cơ bản và đúng chuẩn.
– Sau khi mua xương ống về các bạn nên sơ chế rửa qua chút giấm và rượu để làm sạch và loại mùi hôi. Sử dụng nồi hầm xương bằng điện để trần qua sau đó rửa sạch mới cho vào nồi ninh xương, nồi hầm xương bằng điện.
– Ninh xương cần đun lâu từ 30 đến 45 phút để xương chín và nhừ và nước cốt tiết ra làm ngọt nước. Khi nồi ninh xương sủi nên mở vung dùng môi lớn hoét bọt đen và giúp hơi thoát ra tản bớt mùi hôi của xương bò.
– Móng heo làm sạch và qua đốt lửa cho thơm cũng luộc trần qua và cho cùng vào nồi nước hầm xương. Mọc được cho vào để đảm bảo độ gòn nóng thơm ngon.
– Cuối cùng là thêm nếm gia vị, tỉ lệ nấu nước lèo cho vừa vặn. Mỗi quán hủ tiếu xương khác nhau có thể cách chế biến thêm nếm, tỉ lệ nêm nước lèo hủ tiếu khác nhau để tạo ra hương vị quán hủ tiếu xương đặc trưng nhất.
Cách nấu nước lèo hủ tiếu xương thịt băm muốn ngon thì phải sử dụng khi còn nóng. Do vậy, chú ý khi khách đến ăn nồi nước lèo hủ tiếu cần sôi và sau khi nhúng bánh hủ tiếu chính múc nước lèo thêm hành, vắt chanh, tiêu, tỏi, ớt ăn kèm sẽ rất tuyệt.
Hiện nay, để cho cách nấu nước lèo hủ tiếu xương thơm ngon đúng điệu không thể không thiếu nồi hầm xương bằng điện, Nồi nấu hủ tiếu bằng điện. Bởi chiếc nồi hầm xương rất đơn giản, ninh xương chính nhanh và nhiệt độ nấu có thể điều chỉnh tùy ý. Từ chế độ lửa to cho đến liu diu rất tiện ích. Sản phẩm góp phần quan trọng giúp người đầu bếp nấu nước lèo xương thơm ngon nhất. Chính vì vậy, sử dụng nồi hủ tiếu bằng điện đã trở thành giải pháp hữu hiệu cho hương vị hủ tiếu gia truyền đệ nhất.
Công thức nấu nước lèo hủ tiếu xương thơm ngon đó chính là chuẩn bị nguyên liệu tươi ngon và một chiếc nồi nấu phở điện chất lượng. Hãy liên hệ ngay Inox Việt Nam qua địa chỉ website: https://inoxvietnam.vn/san-pham/noi-nau-pho-dien/ để mua sản phẩm nồi điện công nghiệp chất lượng.
Cách nấu hủ tiếu bò viên thơm ngon đúng điệu
Nước lèo của món hủ tiếu bò viên khá giống với nước lèo phở bò, nhưng nước lèo của hủ tiếu mì bò viên ít và dậy mùi hơn phở bò, hào quyện cùng hành phi, tóp mỡ béo giòn, đặc biệt là bò viên dai ngọt mềm hoàn toàn khác với bò tái hay bắp bò, nạm bò…
Hủ tiếu
50 gr tôm khô
200 gr bò viên
800 gr xương có thịt (xương đuôi)
1 củ cải trắng, 1 củ cà rốt, 1/2 củ hành tây nướng, 3 củ hành tím nướng
Bột ngọt, Muối hột, Đường phèn
Tóp mỡ phi hành tỏi
Xà lách, hành lá, chanh, ớt sừng trâu (nhà ko có sẵn mình dùng ớt hiểm)
3.5 L nước lọc + 1 trái dừa tươi.
Xương rửa nước muối loãng, sau đó nấu nước sôi cho xương vào nấu 2p cho xương ra nước đục. Vớt xuong ra tô, đổ bỏ nước luộc.
Cà rốt và củ cải bào vỏ, cắt khoanh tỉa hoa hoặc cắt lúc lớn tùy thích (lưu ý củ cải cắt dày hơn cà rốt).
Củ hành tây và hành tím nướng qua lửa, sau đó bóc vỏ, hành tây cắt khúc to, hành tím để nguyên.
Xà lách rửa sạch, hành lá cắt nhỏ, ớt cắt lát.
Xương đã trụng nước sôi, cho xương vào nồi áp suất hầm 1 lửa là đã ngon. Mở nắp nồi hầm gắp xương và lọc nước dùng qua một nồi mới. Đổ nước dừa vào nồi nước xương vừa lọc, đun sôi lại và cho vào bò viên + tôm khô + cà rốt + củ cải trắng + hành tây và hành tím, lưu ý đun lửa nhỏ và phải vớt bỏ bọt liên tục để nước dùng trong. Sau đó nêm 1 muối, 1 bột ngọt, 2 đường phèn nếm cho vừa vị của gd là được (muốn ra vị người Hoa thì không nên nêm bột canh, muối tinh vì nước lèo sẽ bị chát lẫn đổi vị).
Nấu nồi nước nhỏ, khi dùng thì trụng hủ tiếu qua nước nóng và cho ra tô rưới ít mỡ phi tóp (lưu ý nước nóng 80% là được, đừng trụng nước sôi cọng hủ tíu sẽ bị bở) sau đó mới cho topping và chan nước lèo thì tô hủ tiếu khi ăn sẽ không bị chua.
Bò viên cắt làm đôi hoặc để nguyên cục nếu cục vừa. Nấu nồi nước sôi nhỏ để luộc bò viên, vớt ra bỏ vào nồi nước lèo. Trụng bánh hủ tiếu cùng giá hẹ qua nước sôi, đổ vào tô. Chan nước lèo, hớt bò viên vào tô.
Cho nguyên liệu ra tô hủ tiếu đã rưới mỡ phi, cho xương, bò viên, củ cải cà rốt và chan nước lèo vào như hình hoặc tùy thích, ngắt đôi lá xà lách để lên, rắc hành lá, tiêu xay và tóp mỡ hành tỏi trên cùng.
Tip : Nếu muốn ăn hủ tiếu khô thì làm sốt như sau (12 mc nước tương + 2 mc hắc xì dầu + 3 mc dấm đỏ + 5 mc đường + 2 mc dầu hào. Nấu sôi lên, nêm thêm chút tiêu xay tùy thích).
Không gì thú vị hơn là chấm viên bò viên vào chén chấm gồm tương đen, tương đỏ, vài lát ớt. Thưởng thức vị ngọt ngon, không quá dai, không quá mềm, cái dai ngọt đặc trưng của bò viên ngon chắc chắn sẽ là món ăn yêu thích của bạn đấy.
Cách Nấu Hủ Tiếu Nam Vang, nước lèo thơm ngon chuẩn vị miền Tây
Hủ Tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia nhưng do người Hoa chế biến. Miền Tây, nơi giao thoa giữa văn hóa Kinh – Hoa – Khơ Me. Vì thế mà món Hủ Tiếu Nam Vang đã du nhập vào, dần dần được người dân miền Nam, đặc biệt là miền Tây chế biến cho phù hợp với khẩu vị của mình. Nhưng không vì thế mà mất đi cái vị vốn có của hủ tiếu Nam Vang chính gốc ở Nam Vang…
Gia Vị & Nguyên Liệu cho Cách nấu nước lèo hủ tiếu Nam Vang
1 kg xương ống
500 gram thịt nạc
300 gram tôm
30 trứng cút
300 gram gan heo
1 củ hành tây + 1 củ cải muối + 1 con mực + 50 gram tôm khô
1 bó hủ tiếu dai
Hẹ + giá + cần tàu (hay thêm rau tần ô)
100 gram tỏi
100 gram củ cải muối cắt sợi sẳn
Chanh + ớt
Các bước thực hiện – Công thức nấu hủ tiếu Nam Vang
Xương ống rửa sạch, chặt làm đôi và chần sơ nước sôi có tí muối, rửa lại với nước lạnh. Sau đó nấu nước dùng cùng củ hành tây + tôm khô + khô mực nướng + củ cải muối & 1 cục đường phèn. Nấu ít nhất 2h và vớt bọt thường xuyên. Gần đến lúc ăn nêm muối + hạt nêm cho vừa khẩu vị.
Thịt rửa sạch với nước muối loãng, chia làm 2. Một phần cho vào nồi nước dùng luộc chín, một phần băm nhỏ ướp hạt nêm + muối + tiêu và nấu với ít nước cho chín và tơi thịt.
Trứng cút luộc chín và lột vỏ.
Tôm lột vỏ luộc chín. Gan luộc với tí muối và dấm. Phần thịt phân nửa luộc trong nồi nước dùng vớt ra cắt lát cùng với gan.
Tỏi băm nhỏ và phi vàng.
Củ cải muối cắt sợi khô ngâm nước muối loãng cho bớt mặn, xả vài lần nước lạnh cho sạch và vắt ráo rồi cắt nhỏ. Bắt chảo cho dầu vào, dầu sôi cho cải muối vào, nêm đường và hạt nêm cho vừa khẩu vị và tắt bếp. Nếu không dùng cải muối này thì cí thể mua hủ cải muối làm sẳn có màu hơi đỏ đỏ.
Hủ tiếu ngâm nước lạnh khoảng 30p.
Sau đó vớt ra để ráo. Khi gần ăn trụng hủ tiếu vừa chín tới, khi ăn sợi hủ tiếu dai dai chứ không mềm.
Hẹ rửa sạch để ráo và cắt khúc vừa ăn.
Giá, cần tàu rửa sạch để ráo nước và bày ra dĩa.
Chanh, ớt cắt sẳn.
Trụng hủ tiếu cho vào tô và lần lượt xếp thịt, gan, trứng cút, tôm; cho củ cải muối xào, tỏi phi, hẹ cắt khúc và ít hẹ cắt nhỏ lên tô.
Hủ Tiếu Nam Vang bước làm 12 hình
Khi ăn dọn ăn kèm giá và cần tàu.
Nước dùng hay nước lèo hủ tiếu Nam Vang không thể thiếu thành phần tối quan trọng là thịt heo băm nhỏ. Thiếu đi thịt heo bằm sẽ không còn là hủ tiếu Nam Vang nữa. Cọng hủ tiếu thì mỏng và dẹp cỡ cọng bún gạo khô, ăn nghe dai, mịn mà không đổ nhựa. Khi ăn hủ tiếu Nam Vang cũng có hai cách ăn là hủ tiếu Nam Vang khô và hủ tiếu nước. Nếu ăn khô hủ tiếu được rưới thêm nước xì dầu cùng tỏi phi thơm. Mùi thơm của tỏi phi vàng rộm cùng vị mặn có hậu ngọt thanh của xì dầu càng làm tăng sức hấp dẫn của món ăn.
Lời khuyên dành cho bạn:
Khi trụng hủ tiếu Nam Vang nên trụng nhanh qua nước sôi, tránh trụng chín quá làm sợi hủ tiếu bị nhão và đứt gãy không ngon.
Gan và lòng các bạn nên bóp muối kĩ, phần lòng nhớ dội nước vào trong lòng nhiều lần để vuốt sạch các chất bẩn bên trong lòng ra ngoài hết sẽ không bị hôi khi ăn.
Cách nấu Hủ tiếu bò kho – Công thức nấu nước lèo hủ tiếu bò kho
Bò kho chín mềm đậm đà với cà rốt thơm ngọt, hủ tiếu bò kho dai dai trong nước lèo dùng sánh đỏ thơm mùi các loại lá thơm. Món ăn Hủ tiếu bò kho dễ làm và rất phù hợp cho những ngày trời se lạnh.
Gia vị – Nguyên Liệu nấu hủ tiếu bò kho
Phần nguyên liệu A . .
500 gr thịt bò bắp
1.5 thìa cafe bột canh hoặc muối
1/2 thìa cafe đường
1/2 thìa cafe ngũ vị hương
1/4 thìa cafe bột tỏi.
Phần nguyên liệu B . .
1 thìa canh dầu ăn
1 củ hành hương (băm nhuyễn)
250 gram cà chua (bổ múi cau).
Phần Nguyên liệu C . .
1 thìa canh dầu ăn
2 củ hành hương (băm nhuyễn)
2 tép tỏi to (băm nhuyễn)
1 cây sả
1 cánh hoa hồi
1 miếng quế nhỏ
250 gram cà rốt
Bột nêm đường ngũ vị hương
Rau thơm ăn kèm: Giá, húng quế, ngò gai, hành lá…
Hướng dẫn các bước làm hủ tiếu bò kho thơm ngon
Ướp thịt bò: – Thịt bò rửa sạch, dùng khăn sạch hoặc giấy bếp thấm khô. Thái miếng to cỡ 2.5 x 2.5cm. Ướp thịt bò với các gia vị trong phần A. Để tối thiểu 3 tiếng hoặc tốt nhất là ướp qua đêm cho thịt ngấm.
Làm sốt cà chua: – Đun nóng dầu ăn, phi thơm hành. – Cho cà chua (bổ múi cau) vào chảo. Nêm thêm chút muối và đường cho cà chua đậm đà. Đảo đều. Cho vào chảo khoảng 1/2 bát con nước lạnh. Để lửa vừa cho hỗn hợp trong chảo sôi liu riu. Đun trong khoảng 10 – 15 phút, đến khi cà chua chín mềm nhuyễn có thể dễ dàng dầm nát thì bắc ra khỏi bếp. – Lọc cà chua qua rây. Nếu hỗn hợp quá đặc, có thể cho thêm chút nước. Kết quả sau bước này là chúng mình sẽ có nước sốt cà chua nhuyễn mịn. Phần vỏ và hột sẽ được giữ lại trong rây. Các bạn có thể dùng sốt cà chua đóng hộp (loại nguyên chất), nhưng mình nghĩ dùng cà chua tươi mùi vị sẽ ngon hơn.
Nấu bò kho: – Đun nóng dầu ăn trong chảo, cho hành vào phi thơm. – Cho thịt bò và tỏi vào, đảo đều ở lửa to. Khi mặt ngoài miếng thịt vừa săn lại thì cho nước sốt cà chua vào, đảo đều cùng thịt bò (lưu ý, không xào thịt bò quá lâu sẽ làm cho thịt bò dễ bị dai và cứng). – Đổ thêm nước nóng cho ngập thịt bò. Đun sôi, hớt sạch bọt trong nồi. Cho vào nồi sả, hoa hồi, quế. Hạ lửa nhỏ ninh thịt bò chín mềm.
* Ghi chú khi làm món hủ tiếu bò kho : Hồi quế có mùi khá mạnh, nếu không quen thì không nên cho nhiều, hoặc các bạn có thể bỏ hẳn hồi quế và thêm vào nồi ít bột ngũ vị hương. Có thể rang sơ qua hồi quế cho thơm trước khi bỏ vào nồi. – Sau khi ninh thịt khoảng 1/2 thời gian thì nêm nếm lại gia vị (mình nêm sau khoảng 30 phút tính từ lúc hạ lửa nhỏ). Nên nêm nếm sau khi đã ninh thịt được một khoảng thời gian vì lúc này thịt bò đã tiết ra nước ngọt, cà chua cũng ngấm vào làm cho nồi nước đậm đà và ngon hơn, nếm cũng dễ chuẩn vị hơn. Mình thêm khoảng 1 thìa cafe bột canh, 1/2 thìa cafe đường và chú.
Trong lúc đợi ninh thịt bò thì thái cà rốt thành miếng vừa ăn. Đợi thịt bò mềm rồi cho cà rốt vào nồi, nấu đến khi thịt và cà rốt mềm nhừ. Mình dùng nồi thường, bếp thường thì ninh mất khoảng 45 – 55 phút, nếu các bạn dùng nồi áp suất sẽ nhanh hơn.
Bò kho có thể ăn với bánh mì, hủ tiếu (hoặc cơm hay mì tùy thích). Nếu để ăn với hủ tiếu, các bạn có thể thêm nước. Còn nếu muốn dùng với bánh mì thì làm cho nước thịt sánh hơn bằng cách sau: hòa tan khoảng 2 thìa cafe bột mì hay bột năng trong 20 – 30 ml nước. Khi thịt bò đã chín mềm thì để lửa nhỏ, từ từ đổ hỗn hợp bột hòa tan trong nước vào nồi thịt, vừa đổ vừa quấy đều. Khi thấy nước trong nồi đủ sệt như ý muốn thì dừng lại (không nhất thiết phải dùng hết chỗ nước bột).
Yêu cầu thành phẩm: Thịt bò chín mềm nhưng không bị bã, ngấm gia vị mặn ngọt đậm đà, nước dùng có màu đỏ sánh đẹp, dậy mùi thịt bò quyện với cà chua và ngũ vị hương.
Cách nấu hủ tiếu gà của người miền Trung
Chuẩn bị nguyên liệu để nấu nước lèo hủ tiếu gà
Gà ta : 1 con ( 1kg-1,2kg)
Bánh hủ tiếu khô : 300 gr
Nước lọc : 2,2 lít
Sả : 3,4 củ
Da heo hoặc mỡ trắng.
Rau sống, giá, hành, ngò tàu, rau răm…
Các gia vị nêm nếm : hạt nêm, nước mắm, tiêu, hành khô, xì dầu, tương ớt, gừng…
Sơ chế nguyên liệu :
Gà nên chọn gà ta, làm sạch lông. Gà ta sẽ dai và thơm ngon hơn gà công nghiệp. Gà và lòng gà rửa sạch qua nước muối để ráo.
Rau sống, giá và các loại rau ăn kèm rửa sạch bằng nước muối.
Hành tỏi sả lột sẵn bỏ vỏ, cắt thành lát nhỏ.
Gừng làm sạch vỏ và đập dập.
Cách nấu nước lèo hủ tiếu gà – Công thưc nấu hủ tiếu gà
Gà luộc chín với 1,2 lít nước sao cho đến khi gà mềm, da vàng ươm, có thể dùng đũa để kiểm tra. Trong quá trình luộc có thể cho thêm khoảng 20 gram gừng đập dập để gà được thơm hơn. Khi gà chín, vớt để ráo, sau đó ta xé phay gà thành miếng vừa ăn. Phần xương gà giữ lại để ninh trong nước luộc cho nước dùng thơm ngọt.
Lòng gà ráo nước ta cắt miếng nhỏ ướp với hạt nêm, nước mắm, tiêu để sẵn.
Hành củ ta dùng khoảng 150 gram, cắt mỏng thành lát. Dùng 50 gram phi thơm, cho lòng gà vừa sơ chế xong vào đảo đều nhẹ tay để không bị nát. Sau đó dùng nước ninh xương gà đổ vào, đun sôi. Lưu ý vớt bọt thường xuyên để nước dùng không bị đục.
150 gram hành khô cắt lát còn lại ta dùng dầu nóng để phi thơm, giòn để rắc lên hủ tiếu. Nếu bạn đã có sẵn hành phi khô thì có thể bỏ qua bước này.
Phần mỡ heo cắt thành miếng hình vuông khoảng 3cm, bắt lên bếp để chảy mỡ, lấy phần tóp mỡ, với 500 gram mỡ heo ta thu về khoảng 60 gram tóp mỡ, dùng để ăn kèm hủ tiếu. Tương tự nếu không có tóp mỡ ta có thể làm da heo chiên giòn. Đây là điểm đặc biệt của hủ tiếu của người miền Trung.
Sả cắt nhỏ, đun dầu nóng rồi đổ sả vào, khi nào vừa vàng tới thì có thể tắt bếp.
Đun 1 lít nước lọc còn lại trong 1 nồi riêng để trụng bánh hủ tiếu. Bánh hủ tiếu cũng cần ngâm qua với nước cho mềm và sạch bụi, sau đó nhúng qua nước sôi để vừa tô. Sau khi nhúng có thể xả qua nước nguội để sợi hủ tiếu không bị dính vào nhau. Gà xé nên sắp sẵn vào tô đủ lượng vừa ăn.
Nước dùng chín nêm nếm gia vị vừa ăn, tỉ lệ nêm nước lèo, tỉ lệ muối đương, bọt ngọt cân đối múc nước đổ trực tiếp vào tô bánh hủ tiếu vừa nhúng xong. Rắc hành phi và hành lá, tóp mỡ và sả phi để tô hủ tiếu thơm ngon hơn.
Hủ tiếu gà ăn kèm với giá trụng hoặc giá sống. Tùy theo khẩu vị có thể nêm nếm thêm tương ớt, xì dầu, chanh hoặc ớt.
Yêu cầu thành phẩm :
Món hủ tiếu gà được đánh giá ngon hay không nhờ vào nước dùng, hay nước lèo. Hương vị của nước hầm xương gà có vị ngọt thanh vừa phải, kết hợp với gia vị sẽ cảm giác kích thích vị giác của người thưởng thức.
Hủ tiếu gà thành phẩm đạt chuẩn hương vị phải đảm bảo các điều kiện sau :
Nước lèo trong, thơm ngon, dậy mùi gà nhưng không quá béo. Phần lòng gà không bị nát làm đục nước lèo.
Gà luộc không quá mềm cũng không quá dai, miếng vừa ăn, không sót lại mỡ gà nơi da làm ngấy.
Sợi hủ tiếu có độ dai vừa phải và trắng, dù kết hợp với nước lèo vẫn thơm mùi đặc trưng từ gạo.6
Nước chấm ăn kèm hủ tiếu gà có độ mặn vừa phải, hành khô phi đủ độ giòn và không được nát.
Người miền Trung thường ăn cay, nên nếu bạn không quen có thể gia giảm lượng ớt trong quá trình nêm nếm.
Với công thức nấu nước lèo hủ tiếu gà, cách làm hủ tiếu gà thơm ngon trên bạn có thể áp dụng để nấu nên món hủ tiếu gà thơm ngon tại nhà mà không cần ra quán. Hủ tiếu gà là món ăn dễ làm lại ngon nên có thể thực hiện vào bữa điểm tâm sáng, thay thế bữa chính trong ngày hoặc mỗi cuối tuần để chiêu đãi gia đình. Tự tay nấu món ăn mình thích đem lại niềm vui và an tâm về vấn đề vệ sinh thực phẩm hơn ăn ở bên ngoài hàng quán.
Để nấu món hủ tiếu gà thơm ngon để kinh doanh quán, chúng ta cũng cần chuẩn bị các dụng cụ nhà bếp đầy đủ và hợp lý. Nếu bạn muốn tìm hiểu đầy đủ những công cụ dùng để nấu ra món hủ tiếu gà có thể truy cập vào trang https://inoxvietnam.vn/san-pham/noi-nau-pho-dien/ của công ty TNHH SX-TM-DV Inox Việt Nam để tham khảo.
Công thức nấu nước lèo hủ tiếu mực chuẩn vị Miền Tây
Cách làm hủ tiếu mực ngon yêu cầu bạn nắm rõ được bí quyết riêng của nó. Phải làm sao để nước dùng thấm vị, làm sao để khử được vị tanh của mực mà lại không đánh mất sự cân bằng khi kết hợp với các nguyên liệu khác?
Sơ chế nguyên liệu:
Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, thái khúc vừa ăn.
Mực tươi rửa sạch, thái miếng, sau đó cho vào chút rượu trắng, gừng, để trong khoảng 15 phút, sau đó dùng khăn sạch, lau khô. Trụng mực qua nước sôi cho chín tái.
Mực khô rửa sạch, thái miếng.
Các loại rau rửa sạch. Cần, hẹ thái khúc.
Hành, tỏi băm nhuyễn.
Xương heo chần nước sôi, ngâm nước đá để làm nguội, sau đó rửa lại cho thật sạch.
Hủ tiếu chần qua nước sôi, ngâm nước đá làm nguội, vớt ra để ráo.
Thịt nạc rửa sạch, thái nhỏ rồi băm cho nhuyễn.
Hướng dẫn các bước nấu hủ tiếu mực thịt bằm
Bước 1: Cho xương heo vào nồi nước, đập vào 1 củ hành tím, hầm trong vòng 40 – 60 phút. Vớt bọt nếu có.
Bước 2: Tỏi băm phi vàng, đổ ra chén riêng. Hành tím phi thơm trong một chảo khác, thêm thịt heo vào xào cho tới khi thịt săn lại, nêm nếm với chút mắm, hạt nêm. Để vào tô riêng.
Bước 3: Sau khi hầm xong nước xương, chắt nước ra nồi, thêm các nguyên liệu: gừng thái lát, củ cải trắng, tôm mực khô vào. Nêm nếm gia vị với các gia vị cho vừa miệng. Nấu khoảng 30 phút cho các nguyên liệu ra hết vị ngọt.
Bước 4: Khi bạn ăn, cho giá vào trước, thêm hủ tiếu lên trên, xếp mực tươi, thịt băm, hành lá, rau cần tàu và tỏi phi lên trên. Chan nước hầm đang sôi vào.
Để có thể nấu được nhiều món hủ tiếu ngon và chất lượng bạn có thể đăng ký học cách làm hủ tiếu để nắm được phương pháp nấu rồi từ đó biến tấu hương vị cho phù hợp.
Thuộc Lòng Công Thức Cách Nấu Nước Lèo Hủ Tiếu Ngon Mê Mẩn
Hủ tiếu được coi là thức quà sáng quen thuộc của mỗi người dân Nam Bộ. Ngoài độ ngon khó cưỡng thì một tô hủ tiếu cho buổi sáng sẽ cung cấp cho các bạn một nguồn năng lượng dồi dào sẵn sàng cho một ngày dài làm việc.
Cách nấu nước lèo hủ tiếu ngon cho người ăn chay
Hiện nay, ăn chay được coi là một xu hướng mới được nhiều người tìm hiểu và theo đuổi bởi nhiều hữu dụng đặc biệt: giá thành rẻ, bổ dưỡng và thân thiện với thiên nhiên. Tuy nhiên với các món có cách làm khá phức tạp như hủ tiếu thì việc tạo nên được một món ăn chay không phải là điều dễ dàng.
Hủ tiếu : 520 gram
Củ sắn : một củ . Có thể thay thế bằng củ năng hoặc củ cải để tạo độ ngọt cho nước dùng
Cà rốt : một củ
Chả quếchay : 100g. Loại chả quế này được làm từ đậu phụ hay đậu nành, ăn giống như chả thịt bình thường rất thơm và ngon. Các bạn có thể mua tại các cửa hàng bán thực phẩm chay hoặc có thể tự làm tại nhà.
Rau thơm : Hành hẹ, rau mùi, hành khô, tỏi…
Nấm hương và nấm rơm : mỗi loại 200 gram
Chanh, ớt, dấm…
Các loại gia vị : Đường, muối, hạt nêm, nước mắm…
Các bước chế biến nước dùng và hủ tiếu chay
Bước 1 :
Lột vỏ củ sắn, ngâm sạch cho hết nhựa. Nên nhớ chọn mua củ sắn to, bở để dễ dàng cho việc gọt và chế biến hơn. Nấm cắt và rửa sạch, sau đó ngâm với nước nóng cho nấm nở to ra.
Nấm chọn loại nấm tròn, to để có được món ăn ngon hấp dẫn hơn.
Cà rốt gọt vỏ rửa sạch với muối. Lưu ý cà rốt cần chọn quả mình dài thuôn và tươi, ta có thể nhìn vào lá cà rốt để biết độ tươi của củ. Vớt ra cho khô rồi thái lát hoặc cắt hình hoa nếu bạn khéo tay.
Hành lá rửa sạch, bỏ rễ và thái nhỏ.
Bước 2 :
Cắt nhỏ chả quế chay ra, xào với chút mắm muối cho đều vị rồi bắc ra. Cho 200ml nước vào đun sôi, thả sắn vào và đun cho ngọt nước.
Bước 3 :
Cắt hủ tiếu ra bát, xếp chả quế, nấm và cà rốt vừa xào cho xung quanh.
Đổ nước vừa đun vào bát cho ngập hủ tiếu. Muốn món ăn thêm hấp dẫn bạn có thể cho một chút giá cùng ớt tươi, ớt chưng và chanh tươi đi kèm.
Rau thơm cắt nhỏ thả vào sau khi đã đổ nước để còn giữ được độ giòn nhất định của rau. Nên lưu ý khi ta ăn mới đổ nước vì nếu để ngâm nước quá lâu hủ tiếu sẽ bị chín quá và trương lên gây mất thẩm mỹ.
Cách nấu nước lèo hủ tiếu mọc thơm ngon
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Thịt xay : 200 gram. Nên chọn phần thịt có lẫn cả mỡ khi chế biến sẽ thơm ngon hơn và thịt không bị khô
Hủ tiếu : 250gram
Giò sống : 100g
Nấm tai mèo : 200gram
Rau thơm : rau mùi tàu, hành lá, húng quế..
Giá đỗ : 50g ( có thể mua hơn tùy thích )
Ớt tươi, chanh
Các gia vị cần thiết : bột nêm, mì chính, muối, nước mắm…
Bước 1 :
Xương trần qua nước sôi, đun kĩ với nước. Hầm trong khoảng một tiếng đồng hồ để nước xương có chất lượng tốt nhất. Lưu ý nên chọn loại xương to, có thịt và tươi. Nếu trong xương có nước màu tối chảy ra hoặc có mùi tanh nồng thì chứng tỏ xương đã để lâu và bạn không nên sử dụng nữa. Còn với các loại xương chắc có màu đỏ thẫm, chắc tay thì bạn có thể lựa chọn vì đây là xương còn tươi ngon.
Nấm rửa sạch thái nhỏ, trộn đều với thịt băm. Ta nêm nếm nước mắm và chút dầu ăn cho mềm thịt và đủ vị.
Bước 2 :
Giò sống trộn đều cùng thịt băm và nấm mèo. Sau đó dùng tay viên thành các miếng mọc nhỏ. Lưu ý trước khi làm bước này bạn cần rửa tay thật sạch hoặc sử dụng bao tay để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Rau thơm nhặt sạch lá úa và rễ, rửa với nước muối pha loãng.
Thả viên mọc vào nước xương đang đun. Bạn cũng có thể thả miếng gừng vào nước để loại bỏ mùi tanh. Chờ mọc chín và xương hầm kĩ thì bắc ra.
Cắt hủ tiếu vào bát tô. Xếp mọc và rau thơm cắt nhỏ vào.
Đổ nước xương lên sao cho ngập hủ tiếu là có thể dùng được.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nấu Nước Lèo Hủ Tiếu Ngon trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!