Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nấu Rượu Nếp Ngon Nhất mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Loại gạo nếp được dùng để nấu rượu phải là gạo nếp ngon, trong đó chủ yếu là gạo Nếp Cái Hoa Vàng và gạo Nếp Cẩm. Gạo chỉ được xát bỏ phần vỏ chấu và vẫn còn giữ nguyên được lớp cám là lớp vỏ lụa bọc ở bên ngoài hạt gạo, gạo có mùi thơm và được thu hoạch khoảng 3 tháng trước khi nấu thành rượu.
Chọn được loại gạo nếp ngon nhất để nấu rượu sẽ có công dụng bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa và cung cấp các chất dinh dưỡng tự nhiên.
Ngoài ra, để nấu được rượu nếp bạn cần phải có men rượu. Đây là một loại hỗn hợp vi sinh vật có khả năng phân hủy tinh bột sau đó lên men thành đường rượu. Men làm rượu nếp phải cay và nóng. Tuyệt đối không được mua men Trung Quốc vì nó rất độc hại.
Bước 2: Cách nấu
Để có được Rượu Nếp thơm ngon cần phải thực hiện rất nhiều quy trình, công đoạn khác nhau, cụ thể gồm các bước như sau:
1. Nấu cơm
Ngâm gạo nếp trong nước lạnh từ 4-6 tiếng trước khi cho vào nồi nấu như đồ xôi. Khi cơm chín thì cho cơm ra nong hoặc nia, rải đều cơm ra nong để khi rắc men được đều
2. Rắc men
Khi cơm vẫn còn ấm thì men được tán thành bột mịn sau đó rắc đều lên cơm. Khi rắc men bạn cần lưu ý rắc đều 2 mặt cơm. Không dùng cách trộn men vào cơm bởi cơm nếp rất dính nếu bạn trộn với men thì nó sẽ không được đều. Liều lượng men cần sử dụng đó là: 10kg dùng 100gram men.
3. Ủ c ơm
Cơm nếp sau khi được rắc men xong thì cho vào trong chum bằng đất để ủ, đậy kín nắp lại. Cơm rượu có mùi thơm và dậy nước từ 3-4 ngày được ủ. Khi ủ cơm rượu thì cần phải giữ ấm cho chúng, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh của mùa đông.
4. Trưng cất rượu
Dùng nồi được làm bằng đất nung hay bằng đồng để nấu rượu sau khoảng 1 tuần ủ cơm. Đây là 2 chất liệu giúp cho mùi vị tự nhiên của gạo nếp vẫn được giữ lại nguyên vẹn. Khi nồi cơm rượu sôi, bạn cần giảm lửa nhỏ để nước rượu được chảy từ từ và rượu cũng không có mùi khét, mất đi hương vị tự nhiên của gạo nếp nấu rượu.
Bước 3: Kết quả
Gạo nếp nấu rượu chuẩn luôn phải đạt được tiêu chí đó là:
+ Mùi thơm nồng, khi bạn uống sẽ có vị tê ở đầu lưỡi và êm ái
+ Rượu ngon nhất khi được ngâm để từ 1- 2 tháng
+ Rượu càng để lâu càng ngon.
Địa chỉ : Số 69 ngõ 38 Xuân La, Xuân La, Tây Hồ
Điện Thoại: 0913 683 697 – 0246 686 2797
3 Cách Nấu Rượu Nếp Đơn Giản
Nói không ngoa chứ muốn nấu được rượu nếp ngon ngoài nguyên liệu chuẩn thì bạn cũng cần chút khéo tay nữa đấy! Nhưng dù thế nào bạn làm vài lần cũng sẽ quen ngay thôi. Đến lúc đó sẽ thấy c ách nấu rượu nếp chẳng hề khó 1 chút nào.
1. Cách nấu rượu nếp thơm ngon
1.1 Nguyên liệu chuẩn bị
Lưu ý trong quá trình chọn nguyên liệu
– Khi nấu rượu nếp người ta thường dùng nếp cái hoa vàng hoặc nếp cẩm. Rất ít người dùng nếp nương hay nếp trắng. Gạo nên là gạo nguyên cám khi nấu rượu sẽ ngon hơn. Gạo nếp nên được thu hoạch trước khi nấu ít nhất 3 tháng thì mới ngon được.
– Hạt gạo mẩy đều và không sâu lép là được.
1.2 Chi tiết các bước nấu rượu nếp
– Đem men rượu giã nát ra rồi lọ đi bã trấu cùng các tạp chất. Lấy phần men sạch trộn với 1 thìa đường.
– Gạo nếp bạn vo như đồ xôi rồi đem ngâm tối thiểu 3 tiếng cho gạo nở. Sau đó mang gạo đi đồ xôi nhưng chú ý cần đồ nhão hơn xôi thông thường.
– Trải 1 lớp màng bọc thực phẩm dưới mâm rồi đổ xôi đã đồ ra và dàn thật đều. Đợi xôi nguội hẳn rồi mới rắc men lên, trộn thật đều và vo tròn lại. Chú ý khi xôi còn nóng thì không rắc men. Như vậy men sẽ chết.
– Mang hỗn hợp gạo đã trộn men để trong vò đất hoặc lọ thủy tinh nén chặt xuống rồi bọc kín miệng lại. Đem hũ để ở nơi thoáng mát 3 ngày cho gạo lên men.
– Sau 3 ngày thì cho nửa lít nước với 3 lạng đường vào nấu cùng rồi để nguội. Đổ hỗn hợp nước đường vào hũ đựng gạo nếp đã lên men. Cuối cùng đem ủ thêm 1 ngày là nấu được. Muốn rượu nồng hơn thì bạn ủ lâu hơn.
– 1 ngày sau thì đem lọ lấy phần rượu. Phần xác gạo thì vắt kiệt lấy hết nước. Rượu thu được bạn cho trong chai và để tủ lạnh.
Rượu nếp có chút tê nhẹ cùng vị ngọt nồng đặc trưng. Chính vì thế 1 ly rượu nếp sẽ giúp giải tỏa cơn khát thần sầu. Phần cơm rượu bạn trộn đường ăn cũng ngon lắm đấy!
2. Cách nấu rượu gạo truyền thống
1 trong 10 loại rượu thơm ngon bậc nhất Việt Nam chính là rượu Kim Sơn – Ninh Bình. Ở đây người ta nấu rượu nếp theo cách truyền thống từ xa xưa nên hương vị của nó thuần túy vô cùng.
Giai đoạn 1: Lên men cơm
Ở đây người ta nấu rượu bằng gạo nếp lứt. Loại gạo này người ta chỉ xát lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp cám. Khi nấu rượu thay vì nấu với nước máy người ta sẽ dùng nước giếng khoan sạch. Khi nấu cơm đủ rồi thì mang cơm dàn ra 1 chiếc nia to cho nguội bớt. Men để ủ rượu là men thuốc Bắc. Người ta giã nhỏ ra rồi sau đó khi cơm nguội mới đem rắc men lên.
Giai đoạn 2: Ủ men và nấu rượu
Khi cơm lên men trong chậu rồi sẽ được lấy ra cho vào chum đất và thêm nước giếng khoan sạch vào. Bịt thật chặt miệng chum rồi mang đi ủ 7 ngày. 7 ngày sau đem rượu đi chưng cất. Rượu nấu cần để lửa vừa. Nếu không sẽ mất đi mùi thơm và độ ngọt tự nhiên của rượu.
Nồi nấu rượu cần là nồi to, không cần vung cũng được. Trên nồi sẽ chồng 1 thùng gỗ cỡ 1 chiếc trống to có sẵn máng và ống để rượu chảy ra ngoài. Trên cùng sẽ có 1 chậu nước lớn đặt hơi nghiêng.
Khi nấu rượu bạn thường xuyên thay nước để giữ lạnh. Khi đun thì hơi nóng bốc lên gặp ngay đáy chậu đựng nước lạnh. Sau đó sẽ từ từ hóa lỏng và theo máng, ống rồi chảy ra ngoài.
3. Cách nấu rượu sử dụng nồi công nghiệp
Nhu cầu sử dụng rượu trong ngày thường hay các dịp lễ Tết ngày càng cao. Vì thế điều tất yếu là các cơ sở sản xuất rượu sẽ mọc lên rất nhiều. Nhưng họ không thể đợi 15 ngày mới được 1 mẻ rượu được.
Thay vào đó họ dùng nồi công nghiệp hiện đại hơn. Dung tích nồi lớn, thời gian rút ngắn, chi phí nhân công giảm. Và đương nhiên chất lượng không thể bằng với cách nấu truyền thống được. Nhưng bù lại năng suất rất ổn định, chất lượng đều.
Công đoạn chọn gạo hay nấu với nước sạch đều làm giống như cách truyền thống. Mục đích là để có được cơm rượu ngon. Nhưng thay vì dùng men thuốc Bắc họ lại dùng men đóng gói sẵn. Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian hơn.
Khi cơm rượu ủ xong thì được cho vào máy nấu bằng điện. Công nhân chỉ việc cho cơm vào nồi ủ của máy rồi cài nhiệt để. Phần còn lại máy tự làm nóng và chưng rượu. Nồi nấu rượu này cách thủy nên không lo bị khê. Đồng thời cũng không cần phải kỹ thuật tỉ mỉ như nấu rượu gạo truyền thống.
Việc còn lại chỉ đợi nồi tự vận hành, nấu rồi làm nguội rượu và cho ra thành phẩm thôi. Chất lượng khi nấu bằng cách này cũng đạt khoảng 95% so với cách làm truyền thống. Vì thế nếu sản xuất rượu quy mô lớn người ta thường áp dụng cách này.
4. Bí quyết để nấu thành công những mẻ rượu ngon
Có 1 số quy định bất thành văn nếu bạn muốn có được 1 mẻ rượu ngon, đúng chuẩn.
Gạo nếp đem nấu rượu phải mẩy đều, chất lượng tốt. Gạo không bị sâu mối hay có dư lượng chất hóa học.
Nước đem nấu rượu cũng cần là nước sạch. Nếu không có nước giếng khoan thì dùng nước mưa rồi đem lọc. Như vậy rượu sẽ có độ ngọt tự nhiên.
Men nấu rượu là men thuốc Bắc. TRong đó có rất nhiều nguyên liệu như quế chi, hoa hồi, cam thảo, thảo quả, đinh hương, đậu khấu, địa liền,… Đặc điểm của loại men này là không có hóa chất như các loại men khác. Đặc điểm này cũng chính là điều đặc biệt của cách nấu rượu truyền thống. Vừa an toàn vừa tăng cường thể lực hiệu quả.
Nồi chưng rượu nên là nồi không thôi ra độc tố. Hiện nay người ta dùng nồi inox 304 thay vì nồi đồng hay nhôm.
Muốn rượu ngon thì để rượu trong chum sành rồi đem chôn dưới đất. 100 ngày sau đào lên dùng để cảm nhận hương vị đất trời hòa trong rượu.
Bạn thấy không, “bí quyết” gia truyền cũng từ những điều cơ bản trên mà ra. Nhất là khi nấu trong các nhà xưởng sản xuất rượu. Bạn chẳng cần lo lắng nồi chưng cất gì nữa cả.
5.Kết bài
Có thể làm lần đầu bạn chưa thu được kết quả như ý. Nhưng đến lần 2 lần 3 bạn sẽ thấy cách nấu rượu nếp thực sự rất đơn giản. Bạn chỉ tốn chút thời gian thôi nhưng sẽ chưng được mẻ rượu ngon chất lượng cho ông xã đấy!
Cập nhật 01/07/2020
Công Thức Nấu Rượu Nếp Ngon Nhất Tại Nhà Bạn Nên Biết
Tác dụng của rượu nếp với sức khỏe?
Hương thơm nhẹ nhàng, vị đậm đà của rượu nếp đang là thức uống được nhiều gia đình Việt lựa chọn trong các bữa ăn hiện nay. Tuy nhiên, rượu nếp còn được đánh giá cao bởi các công dụng tuyệt vời của nó với sức khỏe sau:
+ Ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường: Trong rượu nếp có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin nhóm B, chất xơ, gluxít, lipít, chất khoáng… cực kỳ tốt cho cơ thể. Cho nên, khi sử dụng rượu nếp sẽ ngăn ngừa được các bệnh đái tháo đường.
+ Rượu nếp tốt cho hệ tim mạch: Ngoài ra, rượu nếp còn có tác dụng tốt cho hệ tim mạch khi sử dụng rượu nếp hợp lý thì nó sẽ lưu thông các mạch máu tốt, giúp máu đến các bộ phận khác trong cơ thể nhanh chóng. Một nghiên cứu khoa học gần đây còn cho thấy, việc sử dụng rượu nếp giúp phòng ngừa bệnh tim, đột quỵ tốt.
+ Gạo nếp: Có thể dùng nếp cẩm, nếp cái hoa vàng, tốt nhất là sử dụng gạo nếp lứt có hạt màu nâu vàng, chưa xát hết cám gạo.
+ Men rượu: Được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng, nắm thành từng bánh nhỏ và ủ cho đến khi nở phồng, chuyển hóa thành một dạng nấm.
+ Bình đựng: Chum sành hoặc chum thủy tinh.
Bước 2: Men tán thành bột mịn, rây bỏ trấu và rắc đều lên xôi, lưu ý không để xôi có nguội, tránh làm men bị chất. Có thể nắm xôi thành từng viên nhỏ và rắc men lên.
Bước 3: Rải lá lót xuống đúng bình, cho xôi nếp đã trộn men vào, phủ lá lên trên. Ủ thật kín và để nơi nóng ấm khoảng chừng 25-35 độ C. Chỉ sau một hai ngày nguyên liệu đã có mùi thơm của rượu và có độ ướt do nước rượu ngọt chảy xuống dưới đáy dụng cụ chứa đựng.
Bước 4: Ủ rượu nếp trong vòng 3-5 ngày thì đem đi chưng cất.
Cách Làm Rượu Nếp Cái Thơm Ngon Hút Hồn Khách
Ngày đăng: 10:59 PM 06/09/2019 – Lượt xem: 1,452
BẮT TAY VÀO LÀM RƯỢU NẾP CÁI THƠM NGON HÚT KHÁCH THÔI!
Chuẩn bị nguyên liệu:
1. Gạo nếp cái hoa vàng: 1 kg.
2. Men gạo: 3-5 viên.
3. Chum sành hoặc hũ bằng đất: 1 chiếc
Cách làm rượu nếp cái hoa vàng:
Bước 1: Chuẩn bị gạo và nấu cơm
– Bạn chọn loại nếp ngon rồi đem ngâm nước lạnh 4-6 tiếng. Tiếp đến, bạn cho vào nồi đồ xên thành xôi. Khi xôi nếp chín, bạn trải đều cơm ra mặt nia thật đều và chờ cho cơm bớt nóng.
Bước 2: Ủ men gạo
– Trong khi chờ cho cơm nguội, bạn loại bỏ trấu ở men và tán nhỏ mịn. Tiếp đến, bạn chia chỗ men này làm hai phần đều nhau để thực hiện.
– Sờ tay vào cơm, khi cơm chỉ còn hơi ấm thì bạn cho ½ chỗ men vào trộn đều. Trộn xong, bạn lại dàn cơm đều ra nia rồi rắc ½ chỗ men còn lại phủ lên.
Bước 3: Ủ cơm.
– Sau khi rắc men đều, cho cơm vào chum hoặc hũ rồi đậy nắp kín để ủ. Khoảng 3 – 4 ngày sau cơm rượu sẽ tự dậy nước và thơm mùi rượu. Nhiệt độ ủ khoảng 20-25 độ C là phù hợp nhất.
– Lúc này, bạn đã có được phần rượu nếp cái lên men ngọt, cay. Tương tự như rượu nếp cẩm, bạn có thể dung luôn rượu nếp cái bằng cách ăn trực tiếp, ăn với sữa chua…
– Ngoài ra, ông cha ta còn dùng phần rượu nếp cái đã ủ này để chưng cất làm món rượu nếp. Rượu nếp được chưng cất bằng nồi chưng và có thể để uống, dùng trong các bữa ăn, bữa cỗ, liên hoan…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nấu Rượu Nếp Ngon Nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!