Đề Xuất 5/2023 # Chế Biến Thịt Bò Cho Bé Ăn Dặm # Top 14 Like | Leparkspa.com

Đề Xuất 5/2023 # Chế Biến Thịt Bò Cho Bé Ăn Dặm # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chế Biến Thịt Bò Cho Bé Ăn Dặm mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xay thịt bò sống trước khi nấu sẽ không bị bã, lại đảm bảo không bị mất quá nhiều chất có trong thịt. Thịt bò giàu sắt, protein và canxi nên cho bé ăn thịt bò là một trong những cách bổ sung dinh dưỡng tốt nhất.

Thời điểm cho bé ăn thịt bò

Do thịt bò nhiều protein nên các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyên cha mẹ có thể cho bé ăn thịt bò khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. Với nhóm thịt khác ít protein hơn, cha mẹ có thể cho bé ăn khi bé được khoảng 6 tháng tuổi.

Thực phẩm trộn chung với thịt bò là: súp lơ xanh, carrot, khoai tây, đậu đỗ, khoai lang, lê và táo.

Ăn thịt bò giúp bé hấp thu được chất sắt.

Cách chế biến thịt bò cho bé ăn dặm

Mẹ có thể dùng máy sinh tố xay thịt bò sống với một chút nước đến khi thịt gần mịn thì cho thêm rau xanh vào xay cùng. Dùng hỗn hợp rau xanh lẫn thịt bò nấu bột cho bé thì bột không bị bã lại đảm bảo đủ chất xơ.

Lúc đầu, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng nửa thìa cafe thịt bò băm nhuyễn. Sau đó có thể tăng lên 1-2 thìa cafe thịt bò hoặc nhiều hơn tùy theo độ tuổi của bé.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng cách hấp thịt bò (cách này có tác dụng tránh hao hụt vitamin có trong thịt). Sau đó cho thịt bò đã hấp chín vào máy xay (hoặc có thể băm nhuyễn thịt bò, nếu băm nhuyễn nên dùng rây, rây lại thịt để thịt không còn những cục bã). Tiếp đến, bạn nấu thịt bò với bột và cháo của bé theo cách thông thường, tức là chờ khi bột hoặc cháo của bé đã chín là bạn đổ thịt và rau xanh băm nhuyễn vào nồi cháo (hoặc bột), chờ sôi lại là được. Dinh dưỡng có trong 100g thịt bò là:

– Vitamin B1 (6mg), vitamin B2 (16mg). – Phôtpho (186mg), magiê (20mg), sắt (2mg), canxi (6mg), kali (241mg), folate (10mcg), Nitrat (5,43mg).

Cách Chế Biến Món Cháo Thịt Bò Cho Bé Ăn Dặm

Thịt bò là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, bao gồm tất cả 9 axit amin cần thiết để giúp duy trì và phát triển cho cơ thể của bé. Cùng với nó, thịt bò còn có chất béo được bao gồm với CLA rất có lợi cho sức khoẻ của bé và còn làm cho món ăn trở nên ngon hơn..

Khi nào mẹ nên dùng cháo thịt bò cho bé ăn dặm

Mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn thịt bò từ 7 đến 8 tháng tuổi trở lên do ở độ tuổi này bé đã quen dần với việc ăn dặm cũng như cơ thể của bé đã phát triển hơn giai đoạn mới bắt đầu tập ăn. Vậy nên mẹ có thể cho bé làm quen và hấp thụ dần các loại thực phẩm thô mới lạ, bổ dưỡng.

Hướng dẫn cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm

Thịt bò là loại thực phẩm đa dụng, mẹ có thể kết hợp với nhiều loại nguyên liệu chế biến khác để tạo thành món cháo thịt bò thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên mẹ cần đảm bảo nguyên tắc dinh dưỡng khi nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm cũng như mùi vị thơm ngon để kích thích vị giác của bé cho việc ăn dặm trở nên suôn sẻ hơn. Đồng thời áp dụng cùng với nguyên tắc “ít – nhiều” để kiểm tra phản ứng của cơ thể bé với các nhóm thực phẩm mới.

Cháo thịt bò rau ngót

Cháo thịt bò rau ngót rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngoài ra nó còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất thích hợp để cho bé ăn dặm.

Gạo tẻ: 50g

Thịt bò: 100g

Rau ngót: ½ bó

Gia vị: hạt nêm, muối, nước mắm

Cách chế biến:

Mẹ ngâm gạo tẻ trong nước từ 1-2 tiếng để khi ninh cháo được nhanh hơn. Sau khi ngâm thì vo sạch rồi để ráo.

Rửa sạch thịt bò với nước sôi để nguội. Sau đó băm nhuyễn.

Rau ngót tuốt ra, rửa sạch và thái nhỏ.

Cho thịt bò vào máy xay sinh tố cùng một ít nước rồi xay nhuyễn. Sau đó, tiếp tục cho rau ngót vào xay cùng thịt bò.

Đổ gạo và nước vào nồi để ninh (tỉ lệ 1 phần gạo:3 phần nước).

Đợi cháo gần chín nhừ, cho hỗn hợp thịt bò và rau ngót xay nhuyễn vào đun tiếp trong 10-15 phút. Đến khi các nguyên liệu đã chín hết, bạn nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn và tắt bếp.

Múc cháo ra bát, cho bé ăn lúc còn nóng nhưng phải cẩn thận để tránh bị bỏng.

Cháo thịt bò cà rốt

Mẹ trộn gạo tẻ cùng gạo nếp rồi đem ngâm trong nước từ 2-3 tiếng rồi để ráo.

Rang gạo trên chảo, để lửa nhỏ đến khi gạo khô, hơi có màu vàng là được.

Rửa sạch thịt bò rồi năm nhuyễn, ướp với nước mắm cho đậm vị.

Cà rốt nạo sạch vỏ, cắt thành những miếng nhỏ.

Nấu gạo đã rang với tỉ lệ nước 1:3.

Khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun liu riu tiếp 30 phút rồi cho cà rốt vào ninh cùng. Cho thêm muối, hạt nêm sao cho vừa miệng.

Đến khi gạo đã nhừ bung thì tiếp tục cho thịt bò đã tẩm ướp vào khuấy đều, đun khoảng 10 phút thì tắt bếp.

Khi cháo chín thì múc ra bát, cho bé thưởng thức khi còn nóng.

Cháo thịt bò củ cải

Gạo: 40g

Thịt bò: 20g

Củ cải: 1 khoanh

Gia vị: nước mắm, hạt nêm, dầu ăn

Cách chế biến:

Mẹ rửa sạch thịt bò qua nước sôi rồi băm nhuyễn.

Tiếp đến mẹ rửa sạch củ cải, gọt vỏ, băm nhỏ.

Gạo vo sạch, đổ nước vào ninh cháo trên lửa nhỏ.

Chờ cháo chín rồi cho tiếp thịt bò, củ cải trắng vào.

Khi các nguyên liệu đã chín thì tắt bếp, múc cháo ra bát.

Cháo thịt bò cải bó xôi

Nguyên liệu chuẩn bị: Cách chế biến:

Mẹ thịt bò rửa sạch, trần qua với nước sôi, băm nhuyễn.

Tiếp đó mẹ nhặt rửa sạch cải bó xôi, ngâm rau trong nước muối 5 phút rồi xả lại với nước sạch, băm nhuyễn hoặc thái nhỏ thành sợi chỉ.

Rầu sau đó vo sạch gạo, cho nước vào nấu chín dưới lửa nhỏ.

Khi cháo đã chín, cho thịt bò và cải bó xôi vào đun đến khi chín, sau đó múc bát cho bé ăn.

Chế Biến Trái Cây Cho Bé Ăn Dặm

1. Chế biến thanh long cho bé ăn dặm

Các mẹ khi mua thanh long nên chọn những quả có vỏ đỏ sậm và mỏng, da căng mọng. Chọn những quả căng tròn càng tốt để dễ trình bày ra dĩa. Ngoài ra, phần tai còn xanh không được quăn queo hay khô héo (đó là những quả tươi mới được thu hoạch không lâu). Mẹ có thể bấm nhẹ tay vào vỏ thanh long, nếu thấy cứng thì nên chọn.

Lấy ½ trái thanh long, gọt vỏ, cắt thanh long thành những hạt lựu vừa phải. Sau đó xếp thanh long ra dĩa cho bé tự bốc ăn bằng tay theo phương pháp baby led weaning (ăn dặm bé chỉ huy).

Mẹ có thể giới thiệu thanh long cho bé khi bé được khoảng 8 tháng tuổi, tuy nhiên, hạt thanh long hơi cứng, bé chưa tự nhai được, mẹ có thể nạo nhỏ lấy phần ruột trắng cho bé dùng, bé sẽ được cung cấp thêm Vitamin, khoáng chất. Thanh long còn giúp cho bé nhuận tràng. Nếu muốn cho bé ăn cả quả, mẹ có thể xay nhuyễn ra cho bé ăn.

2. Cho bé ăn dặm với mận (roi)

Mận (hay còn gọi là trái Roi) là một trong những loại trái cây được mọi người yêu thích, giúp làm mát cơ thể, chống nhiễm trùng, điều trị tiêu chảy, đầy hơi và ngăn ngừa ung thư.

Các mẹ mua mận về, sau đó ngâm mận trong nước muối loãng để khi ăn được an toàn hơn. Các mẹ lưu ý khi chọn mận, không chọn quả bị trầy xước. Lớp vỏ căng mọng, nhẵn bóng. Khi mua mận, không nên chọn quả quá xanh hoặc quá chín. Lấy 1-2 trái mận đã rửa sạch. Tách mận làm bốn, bỏ hột, râu và gọt vỏ.

Sau đó cắt mận thành hạt lựu và xếp ra dĩa cho bé tự bốc ăn bằng tay theo phương pháp baby led weaning (ăn dặm bé chỉ huy).

3. Cẩn thận khi cho bé ăn dặm với táo tây

Khi mua táo, mẹ nhớ lưu ý phân biệt giữa táo tây và táo Trung Quốc. Táo được nhập từ Châu Âu, Mỹ hay New Zealand có màu đỏ sẫm, nhiều sọc đốm sẫm trên quả chạy theo từng thớ dọc từ cuống quả xuống dưới đáy. Còn táo Trung Quốc do được trồng ở vùng khí hậu Châu Á có địa chất, thổ nhưỡng khác hoàn toàn nên màu thường là phấn hồng, hồng nhạt.

Táo New Zealand, táo Mỹ có mùi vị thơm đậm đặc, khi ăn có độ ngọt, độ thơm khác hẳn. Táo đặc biệt giòn, nhiều nước với vị ngọt rất ấn tượng. Còn Táo Trung Quốc gần như không có mùi vị, ăn xốp hơn, có vị ngọt lợ lợ.

Lấy quả táo đã rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột ở giữa. Sau đó cắt thành những hạt lựu vừa hoặc thái thành những lát mỏng vừa phải. Để táo đã cắt hạt lựu vào dĩa cho bé tự bốc ăn bằng tay theo phương pháp baby led weaning.

4. Chế biến lê cho bé ăn dặm

Đối với lê, các mẹ nên chọn những quả lê sẫm màu, nhưng không quá cứng. Chú ý vỏ lê phải mịn màng, không có vết bầm tím hoặc giập nát.

Nếu không ăn hết những trái lê ngay lập tức sau khi lê chín, các mẹ có thể lưu trữ chúng trong tủ lạnh vài ngày vì lê vẫn có thể còn tươi trong ngần ấy thời gian.

Lê mua về rửa sạch và cắt miếng nhỏ như táo tây để bé có thể tự ăn hoặc xay/ ép cho bé uống cũng rất tốt

5. Bé ăn dặm kiwi

Đối với kiwi các mẹ nên chọn những quả không có vết, tránh những quả nhăn nheo hay quá mềm. Kiwi quả bé hay to đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Nên cho bé ăn kiwi chín để bé có thể cảm nhận được vị ngọt và hấp thu được tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong kiwi.

Cũng như lê và táo, mẹ rửa sạch kiwi, gọt vỏ và cắt nhỏ để bé ăn theo phương pháp baby led weaning hoặc xay thành sinh tốt cho bé uống.

Cho trẻ ăn dặm bằng các loại trái cây trên sẽ giúp các bữa ăn của bé đa dạng và hấp dẫn hơn. Ngoài 5 loại trái cây tuyệt vời này, mẹ cũng có thể thử cho bé ăn thêm các hương vị khác như đu đủ, chuối, đào,…

Khi cho bé ăn dặm trái cây mẹ lưu ý: với các bé dưới 3 tuổi, mẹ nhớ quan sát kĩ trong lúc bé ăn tránh bé bị hóc, nghẹn nha mẹ !

Cách Chế Biến Các Món Ăn Bổ Dưỡng Từ Thịt Ếch Cho Bé Ăn Dặm

Cập nhật vào 10/01

1. Bé mấy tháng ăn được thịt ếch

Theo nhiều mẹ có kinh nghiệm trong việc nấu nướng cho trẻ ăn dặm cũng như kiến thức về dinh dưỡng thì bé khoảng 10 tháng tuổi là ăn được thịt ếch.

Cũng có mẹ cho trẻ ăn từ 7 tháng nhưng với số lượng chỉ dừng ở mức ăn thử. Bé lớn hơn 1 tuổi có thể ăn được cháo nguyên hạt và thịt ếch.

2. Cháo thịt ếch có tác dụng gì đối với trẻ nhỏ?

Thịt ếch có nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g thịt ếch có 75g nước, 20g protit, 1,1g lipit, 3,9g tro, 22mg canxi, 159mg photpho, 1,3mg sắt, 0,04mg vitamin B1, 0,22mg vitamin B12, 2,1mg vitamin chúng tôi cấp cho cơ thể khoảng 92 kcal.

Theo Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) ếch còn có tên gọi là điền kê (gà đồng), thanh kê, vị ngọt, tính lạnh, vào kinh tỳ, vị, bàng quang, không độc. Nó có công dụng bổ tỳ vị, trị lao, nhiệt, hư phiền, trẻ em lở ngứa…

Trong dân gian, ếch thường được dùng các trường hợp: Trẻ em bị cam tích, bụng ỏng, đít beo, những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng; Trẻ em về mùa hè hay bị rôm sẩy, mụn nhọt, ngứa lở, quấy khóc, ngủ không yên,…

3. Một số món cháo thịt ếch ăn dặm cho trẻ

Cháo ếch bí đao

Nguyên liệu: 50gr gạo tẻ, 200gr ếch, bí đao, dầu mè, hàn, ngò, nước lọc.

Cách làm:

Làm sạch ếch, lột da, sau đó rửa sạch lọc lấy phần thịt ếch. Phần xương cho vào nấu với cháo.

Thịt ếch đem băm nhuyễn.

Phi thơm hành, cho ếch vào xào sơ qua, khi ếch chính thì rắc hành ngò vào cho thơm.

Gạo ninh nhừ thành cháo trắng sau đó cho thịt ếch đã xào chín vào, đảo đều, nêm gia vị cho vừa miệng, tắt bếp. Múc ra chén nhỏ và cho bé ăn nóng.

Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, mẹ có thể xay nhuyễn thịt ếch sau đó trộn đều với cháo trắng để bé dễ ăn và không bị hóc.

Cháo ếch đậu xanh

Nguyên liệu: 30gr gạo, 20gr đậu xanh, 50gr thịt ếch, 30gr mồng tơi, 10ml dầu ăn, 300ml nước lọc.

Cách làm:

Thịt ếch lọc thịt ở đùi, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.

Cho thịt ếch vào bát, thêm ít nước, quấy tan.

Gạo và đậu xanh ngâm mềm, cho vào ninh nhừ thành cháo.

Cháo chín thì cho thịt ếch vào, đun sôi trở lại.

Cháo ếch hạt sen

Nguyên liệu: 300gr ếch, 1 chén cháo, 100gr hạt sen tươi, 70gr bông cải xanh, 50gr đậu quả Hòa Lan, 3 tai nấm mèo (mộc nhĩ), 2 muỗng cà phê mỡ hành, 1 nhánh gừng, 1 củ cà-rốt (củ nhỏ).

Cách làm:

Ếch sơ chế sạch, băm nhỏ. Cho ếch vào tô có mỡ hành, cho vào lò vi sóng, đặt chế độ Micro khoảng 2 phút.

Nấm mèo ngâm qua nước ấm, bỏ chân cắt miếng.

Hạt sen đổ xâm xấp nước, cho vào lò vi sóng 2 phút.

Bông cải xanh tách nhánh nhỏ, ngâm, rửa sạch.

Cà-rốt gọt vỏ, tỉa hoa, cắt miếng.

Trụng sơ đậu Hà Lan, bông cải, cà-rốt. Sau đó, bằm nhuyễn hoặc xay tất cả rau củ.

Cho cháo vào đun sôi, cho hỗn hợp rau của vào đun thêm 2 phút. Sau đó tắt bếp và cho trẻ ăn nóng.

4. Những chú ý khi chế biến thịt ếch cho bé ăn dặm

Chú ý khi chế biến

Dù sao thịt ếch vẫn là món ăn ngon và nhiều dưỡng chất, do đó cũng không nên loại bỏ hẳn nó ra khỏi thực đơn ăn dặm của trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng là biết cách ăn sao cho an toàn.

Cách chọn thịt ếch

Khoảng thời gian từ tháng 9 trở đi ếch bắt đầu tích mỡ chuẩn bị ngủ đông nên thịt ếch có nhiều chất dinh dưỡng nhất. Bạn nên mua ếch đồng vào thời gian này ếch sẽ ngon nhất.

Khi chọn ếch bạn nên chọn những con có mắt sáng, đầu thon và gân guốc, bụng trắng hoặc ửng vàng,…

Bạn nên lựa chọn những con ếch béo, có kích thước to và da vàng, ếch khi chọn mua phải còn sống, không nên mua ếch đã đông lạnh,…

Cách sơ chế thịt ếch

Bước 1: Những phần cần loại bỏ:

Xương sống: phần này chứa chất gây tê, ăn vào sẽ gây hại cho sức khỏe.

Ruột: đây là bộ phận bẩn nhất của ếch, nếu bạn không có thời gian hoặc không biết làm sạch thì tốt nhất nên bỏ hết đi.

Các đường gân chỉ trên đùi ếch: những ấu trùng sán ký sinh trong ếch cũng có hình dạng giống với những đường gân cơ này. Nếu bạn không có kinh nghiệm phân biệt thì tốt nhất là bỏ hết đi. Những loại ký sinh trùng gây ra nhiều bệnh nan y cho con người.

Bước 2: Rửa sạch thịt ếch

Có nhiều cách để rửa sạch thịt ếch, bạn có thể áp dụng 2 cách như sau:

Rửa thịt ếch bằng rượu gừng nhằm mục đích khử mùi tanh, diệt khuẩn

Rửa thịt ếch bằng dấm hoặc muối để rửa thịt ếch, cũng có tác dụng khử tanh, diệt khuẩn nhưng không mang lại hiệu quả bằng rượu gừng.

Bước 3: Chần thịt ếch (đối với nhiều món ăn, có thể bỏ qua bước này)

Để thịt ếch săn lại, không bị nhão và hạn chế sán, bạn nên dùng bột nghệ và rượu gừng để chần lại thịt ếch. Việc chần thịt ếch bằng rượu gừng và bột nghệ vừa có tác dụng khử tanh, diệt khuẩn, vừa có tác dụng tạo màu, từ đó giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

5. Một số sai lầm nên tránh khi cho bé ăn dặm

Vẫn biết có rất nhiều sách hướng dẫn cũng như việc tìm hiểu thông tin về cách cho bé ăn dặm khá dễ dàng trong thời đại số, nhưng vẫn có một số sai lầm kinh điển mẹ mắc phải:

Nấu thịt ếch không chín kỹ: Thịt ếch có thể chứa nhiều loại sán nguy hiểm nên phải nấu chín kỹ để diệt hết chúng.

Thịt ếch khá mềm nên không cần nghiền/ xay quá kỹ vì khi đó bé sẽ nhàm chán, không muốn nhai nữa.

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa quen với thức ăn mặn, Thịt ếch có vị ngọt tự nhiên nên khi nấu mẹ không nên cho thêm gia vị.

Khi trẻ 6 tháng tuổi, mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều thịt ếch. Lúc này ăn thịt ếch chỉ mang tính chất thử, nếm thôi. Bắt đầu từ tháng thứ 8 lượng thịt ếch tăng dần và khi trẻ được 12 tháng thì mới ăn cháo ếch.

Có thể bạn cũng quan tâm: Gợi ý những món ăn thơm ngon bổ dưỡng làm từ thịt ếch.

Thịt ếch có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ. Tuy nhiên, khi cho trẻ ăn thịt ếch, các mẹ nên chú ý xem trẻ đã đến tuổi được ăn hay chưa và cách chế biến ăn toàn. Chúc các bé ăn nhanh chóng lớn và thật khỏe mạnh.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chế Biến Thịt Bò Cho Bé Ăn Dặm trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!