Đề Xuất 3/2023 # Chế Độ Ăn Cho Trẻ Suy Dinh Dưỡng: Những Nguyên Tắc Cần Lưu Ý # Top 6 Like | Leparkspa.com

Đề Xuất 3/2023 # Chế Độ Ăn Cho Trẻ Suy Dinh Dưỡng: Những Nguyên Tắc Cần Lưu Ý # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chế Độ Ăn Cho Trẻ Suy Dinh Dưỡng: Những Nguyên Tắc Cần Lưu Ý mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG: NHỮNG NGUYÊN TẮC CẦN LƯU Ý

Trẻ suy dinh dưỡng cần phải được quan tâm chăm sóc đặc biệt để khôi phục và bắt kịp đà tăng trưởng, nhất là trong chế độ ăn hàng ngày. Vậy đâu là những nguyên tắc giúp mẹ xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng đúng cách?

Hiểu đúng về suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ ngừng phát triển do thiếu protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng, thường có ba cách phân loại: phân loại theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO- 1981), phân loại theo Waterlow (1976), phân loại theo Welcome (1970). Tình trạng này thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, hay gặp nhất là ở lứa tuổi từ 6 – 24 tháng. Suy dinh dưỡng thường kèm theo tình trạng dễ nhiễm khuẩn và ngược lại nhiễm khuẩn làm cho suy dinh dưỡng nặng thêm.

Thang phân loại của WHO (1981) được dùng thông dụng nhất hiện nay. WHO khuyến nghị coi là suy dinh dưỡng khi cân nặng trên tuổi dưới 2 độ lệch chuẩn (- 2 SD) so với quần thể tham khảo NCHS (National Center for Health Statistics) của Mỹ. Từ dưới – 2 SD đến – 3 SD: suy dinh dưỡng nhẹ (độ 1), từ dưới – 3 SD đến – 4 SD: suy dinh dưỡng vừa (độ 2), từ dưới – 4 SD: suy dinh dưỡng nặng (độ 3). 1 SD tương đương với 10% cân nặng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng như do trẻ ăn kém, bị rối loạn tiêu hóa hoặc là hệ quả của việc mắc bệnh nhiễm khuẩn. Dù nguyên nhân nào thì hậu quả cũng khiến trẻ bị thiếu năng lượng và dưỡng chất thiết yếu làm trẻ không tăng cân, không tăng chiều cao và giảm trí thông minh. Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ, cần chú ý đến chế độ ăn và điều trị triệt để các bệnh trẻ mắc phải.

Quy tắc vàng trong xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

Nguyên tắc chung trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng là tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng, cụ thể:

Cho trẻ ăn đủ bữa. Có thể chia thành nhiều bữa và những ngày đầu cứ hai tiếng cho ăn một lần cho quen dần. Nên duy trì cho trẻ dùng thức ăn đặc để trẻ hấp thụ nguồn dinh dưỡng chất lượng hơn.

Tăng năng lượng khẩu phần ăn: cho trẻ ăn nhiều món trong một bữa, bữa ăn đa dạng nhóm chất. Mỗi ngày, chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng nên phân bổ nhóm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe trong cả ba bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ. Cố gắng hạn chế những thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao cũng như đảm bảo con bạn luôn ăn đủ lượng hợp lý về trái cây, rau, thịt nạc và các sản phẩm từ bơ sữa mỗi ngày.

Trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, mẹ cũng không nên kiêng món ăn nếu như trẻ không dị ứng thức ăn đó.

Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung PediaSure, là sản phẩm được đặc chế khoa học để cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho trẻ 1-10 tuổi, giúp trẻ nhanh chóng bắt kịp và tiếp tục đà tăng trưởng tốt cả về thể chất và trí tuệ. Đây là sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng và kiểm chứng với các tổ chức khoa học uy tín của thế giới như Tạp Chí Khoa Học Dinh Dưỡng (Journal of Nutrition Science) do Đại học Cambridge xuất bản.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu tâm đến việc điều chỉnh hành vi của trẻ khi ăn:

Cho trẻ tập trung vào bữa ăn, không xem TV.

Giới hạn mỗi bữa ăn không quá 30 phút

Không cho bé ăn, uống đồ ngọt giữa các bữa ăn (chỉ nên cho bé uống nước).

Khuyến khích bé tự xúc, tự gắp, tự bốc thức ăn, dù bé có làm đổ cơm, vỡ bát.

Áp dụng những quy tắc trên trong chế độ ăn cũng như kết hợp điều chỉnh hành vi cho trẻ suy dinh dưỡng trong bữa ăn sẽ góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe, giúp trẻ nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng.

PediaSure – Nguồn dinh dưỡng cân bằng với 35 dưỡng chất thiết yếu được chứng minh lâm sàng hỗ trợ trẻ tăng trưởng khỏe mạnh chỉ sau 9 tuần và duy trì đà tăng trưởng khỏe mạnh khi sử dụng lâu dài.

Trẻ Suy Dinh Dưỡng Nên Ăn Gì? Chế Độ Ăn Cho Trẻ Suy Dinh Dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

1. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em

Thường là do tổng hợp từ nhiều yếu tố:

– Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.

– Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…

– Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.

Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi người ta chia suy dinh dưỡng làm 3 độ:

– Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi – Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi – Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.

3. Các bà mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng.

Với thể vừa và nhẹ (độ I và độ II): Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc. Vậy, trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì? Cần bổ sung gì? Chế độ ăn như thế nào?

– Chế độ ăn: Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm. – Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, sữa cho trẻ suy dinh dưỡng hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương). – Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay. – Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm enzym (men tiêu hóa) trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn. Cụ thể là: có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn cho trẻ, tức là có thể tăng lượng bột khô lên 2-3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 10g giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước.

4. Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung những thực phẩm gì?

– Gạo, khoai tây. – Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng. – Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ. – Dầu, mỡ. – Các loại rau xanh và quả chín.

5. Chế độ ăn với bé suy dinh dưỡng nặng (độ III).

Cho nhiều bữa trong ngày. – Tăng dần calo. – Dùng sữa cao năng lượng: Theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của Bác sĩ

Trẻ cần được ăn bổ sung theo các chế độ ăn giống như trẻ bình thường. Số lượng một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường.

Những trẻ có suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều trị tại bệnh viện.

6. Ngoài chế độ ăn còn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số Vitamin và muối khoáng.

– Các loại Vitamin tổng hợp. – Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu. – Men tiêu hóa (nhưng phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc).

7. Chăm sóc bé bị suy dinh dưỡng.

– Bé phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ. – Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng.

8. Một số mẫu thực đơn phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà (SDD độ I và II).

Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho Bà mẹ để mẹ có đủ sữa nuôi con (Bà mẹ cần ăn đủ, ngủ tốt, làm việc nhẹ nhàng). Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của Bác sĩ.

Cho trẻ suy dinh dưỡng bổ sung nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ, trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 -4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn: 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột).

6h: 150 – 200ml sữa cao năng lượng

9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm) – Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay) – Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả) – Dầu: 10ml (2 thìa cà phê) – Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê)

12h: Sữa: 200ml

14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng

17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu

Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.

11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm…) + canh rau. Cơm: 2 lưng bát (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu (mỡ): 5g

14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả), dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh:

20g (2 thìa cà phê).

17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau

20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát con. Súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê.

Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.

(PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm, ThS. Lê Thị Hải – Theo Viện Dinh dưỡng)

Một Số Nguyên Tắc Ăn Uống Dành Cho Trẻ Suy Dinh Dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng có rất nhiều nguyên nhân và nó là nỗi lo lắng của tất cả các ông bố bà mẹ.Trẻ suy dinh dưỡng cần lên một thực đơn chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ các chất như đạm,các chất béo,các tinh bột và các chất xơ, các chất vitamin trong một ngày.

– Bạn nên cho các bé ăn mỗi ngày từ 5 đến 6 bữa,trong đó có 3 bữa chính và 2 bữa phụ . Đặc biệt bạn nên cho trẻ uống thêm một ly sữa trước khi ngủ. Vào các bữa phụ nên cho trẻ uống váng sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối

– Cho trẻ ăn vừa sức của trẻ, không nên ép trẻ ăn hết khi đã chán. Vì làm thế, trẻ sẽ nôn thức ăn ra và sẽ rất “sợ ăn” và dễ dẫn tới biếng ăn.

2.Không được bỏ qua các loại thực phẩm giàu chất béo.

– Chất béo giàu năng lượng có nguồn gốc từ thực vật như dầu mè, dầu đậu nành cung cấp hơn gấp đôi năng lượng so với chất đạm và chất bột

– Do vậy, cần đảm bảo ăn đủ lượng dầu, mỡ cho trẻ để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng theo lứa tuổi của trẻ.

– Nên cho trẻ ăn cả dầu thực vật lẫn mỡ động vật đặc biệt là mỡ gà vì có chứa tới 18% acid béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ, bên cạnh đó còn có chứa những acid béo cần cho chuyển hoá của trẻ.

3.Chú ý cách chế biến thức ăn cho trẻ.

– Khi chế biến thức ăn cho trẻ nhiều mẹ hay có thói quen chỉ chắt, ép lấy phần nước cho trẻ dễ ăn. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm, dẫn tới món ăn không đảm bảo chất dinh dưỡng. Để có đủ chất dinh dưỡng cần cho trẻ phải ăn cả xác thực phẩm. Vì vậy, khi chế biến thức ăn, các mẹ chú ý băm nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ.

– Trẻ thường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên xắt nhỏ.

– Trong các bữa ăn hàng ngày cần cung cấp đủ với đầy đủ 4 nhóm: tinh bột, chất đạm, dầu ăn và rau quả.

– Nhưng nên ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm. Chất đạm có nguồn gốc động vật như: thịt, cá, trứng, tôm, cua,… Chất đạm có nguồn gốc từ thực vật như các loại đậu…

– Tăng chất béo như dầu, mỡ, bơ, vừng, đậu phộng… Lượng dầu mỡ sẽ giúp cung cấp năng lượng gấp đôi so các loại chất khác như đạm và tinh bột cho trẻ.

– Dầu mỡ còn giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất khác tốt hơn như: sự hấp thu vitamin A, D phòng-chống được bệnh khô mắt, còi xương cho trẻ. Khi chế biến đồ ăn, các mẹ nên cho thêm vào món ăn của trẻ một thìa dầu ăn hoặc mỡ nhỏ.

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây chín: rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng chứa nhiều vitamin, chất xơ và muối khoáng như các loại rau có màu xanh thẫm (rau ngót, rau cải, mồng tơi…), cà rốt, bí đỏ, trái cây như đu đủ, chuối… Giúp phòng ngừa táo bón và giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…

– Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm: cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm: trứng, sữa, tôm, cá, thịt… đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như: thịt gà, thịt cóc, con hàu…

– Chế độ ăn cũng cần bổ sung các vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng) dưới dạng thuốc như: vitamin D, vitamin A, canxi, kẽm, sắt, men tiêu hóa… theo hướng dẫn của bác sĩ.

Qua các thông tin trên hy vọng các bạn sẽ lên được thực đơn hợp lý với trẻ.Hy vọng các bạn sẽ trị được chứng ,biếng ăn…vv

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư: 3 Điểm Cần Lưu Ý

➡ Tăng cường thêm nhiều rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày

Rau củ quả là những loại thực phẩm lành tính. Chúng là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân ung thư. Loại thực phẩm này thường có tính kiềm cao, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Từ đó hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị ung thư.

Nên chọn các loại rau củ quả tươi sạch, tốt nhất là rau quả được trồng hữu cơ. Vì nếu rau củ nhiễm dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, ăn vào hỗ trợ cơ thể thì ít mà gây hại cho cơ thể lại nhiều.

Một số loại rau củ quả có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân ung thư. Có thể kể đến như: cà rốt, củ dền, cải bó xôi, khoai lang, tỏi, hành tây, cà chua, củ nghệ, củ gừng…

Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị biếng ăn, ăn không ngon thì có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Đồng thời nên ăn nhiều hơn một chút vào bữa sáng. Nên ăn các loại thức ăn giàu năng lượng, tăng cường các loại sinh tố, nước ép trái cây tươi… Thực đơn nên đa dạng, tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho bệnh nhân trong bữa ăn.

Nếu người bệnh bị nhạt miệng, khẩu vị thay đổi, thì có thể súc miệng trước khi ăn. Ăn thêm những loại trái cây có vị chua ngọt như cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây, việt quốc… Nếu bệnh nhân đang bị tổn thương ở vùng miệng, hầu họng thì không nên ăn thức ăn chua. Chọn các loại thức ăn khoái khẩu của bệnh nhân.

➡ Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần bổ sung các loại ngũ cốc, đậu, hạt

Các loại ngũ cốc, đậu, hạt như hạt óc chó, yến mạch, đậu đỏ, hạt mắc ca, bo bo… đều là những loại thực phẩm giàu protein. Đồng thời còn có chứa các loại dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư không nên thiếu loại thực phẩm này.

Nguồn đạm từ thực vật này thường lành tính hơn so với từ động vật. Vì vậy, bệnh nhân hoặc người nhà cũng nên chế biến thêm các loại đậu, hạt, ngũ cốc vào bữa ăn cho người bệnh. Có thể nấu cháo, làm sữa ngũ cốc hoặc hầm ngũ cốc, đậu, hạt… với các nguyên liệu khác.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày

Không chỉ bệnh nhân ung thư mà tất cả mọi người nên uống từ 8-12 ly nước mỗi ngày. Có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội, bổ sung thêm nước ép rau củ quả tươi… Nước có tác dụng tăng cường hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt là cơ quan tiêu hóa. Uống đủ nước, ăn đủ chất xơ có thể giúp bệnh nhân ung thư hạn chế được tình trạng táo bón, khó tiêu, đầy bụng…

Đặc biệt, người bệnh ung thư cần tránh những loại thức uống không tốt cho sức khỏe như rượu, bia, nước ngọt…

Có thể bổ sung các loại thảo dược hỗ trợ giúp điều trị ung thư

Ngoài chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư lành mạnh, khoa học. Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ điều trị ung thư. Một số loại thảo dược nên sử dụng như: đông trùng hạ thảo, ý dĩ, nấm lim xanh…

Trong các loại thảo dược đó, đông trùng hạ thảo là loại được nhiều người tin dùng. Bởi nó có nhiều tính chất quý như:

– 17 loại Acid amin tốt cho sức khỏe con người.

– Cordiceptic, Aenosin, HEAA (hydroxy-ethyl – adenosin- analogs).

– Giàu các loại vitamin như vitamin C, B2, B12, E,…

– Các nguyên tố vi lượng như Al, Si, K, Na…

Đặc biệt, trong đồng trùng hạ thảo có chứa hợp chất Cordiceptic. Đây là một loại dược chất thường được dùng trong các loại thuốc trị ung thư.

Các nghiên cứu cho thấy đông trùng hạ thảo có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng. Thúc đẩy cơ thể sản sinh ra nhiều tế bảo khỏe mạnh thay thế các tế bào ung thư… Từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, suy kiệt cho bệnh nhân.

Không chỉ giúp hỗ trợ điều trị ung thư, đông trùng hạ thảo còn được dùng để:

– Bồi bố sức khỏe.

– Tăng cường sinh lực.

– Thanh lọc cơ thể.

– Kiểm soát huyết áp.

– Giảm cholesterol trong máu.

– Phòng chống bệnh thận…

Tóm lại, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư hợp lí, khoa học sẽ góp phần giúp bệnh nhân có sức khỏe tốt. Từ đó đủ sức khỏe để chống lại căn bệnh này. Ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn uống, bệnh nhân cũng nên nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lí, thường xuyên tập thể dục thể thao và giữ tinh thần luôn lạc quan, thoải mái… Có như vậy thì mới đẩy lùi được sự phát triển của tế bào ung thư.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chế Độ Ăn Cho Trẻ Suy Dinh Dưỡng: Những Nguyên Tắc Cần Lưu Ý trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!