Đề Xuất 5/2023 # Chim Vành Khuyên !! Kỹ Thuật Nuôi, Chăm Sóc Vành Khuyên Hiệu Quả # Top 12 Like | Leparkspa.com

Đề Xuất 5/2023 # Chim Vành Khuyên !! Kỹ Thuật Nuôi, Chăm Sóc Vành Khuyên Hiệu Quả # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chim Vành Khuyên !! Kỹ Thuật Nuôi, Chăm Sóc Vành Khuyên Hiệu Quả mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mặc dù giọng hót của chim vành khuyên không quá xuất sắc như họa mi. Nhưng nhìn chung chúng cũng rất hay. Mặc dù vẻ ngoài của chúng không hấp dẫn cho lắm (cỡ bằng con chim sâu).

Song tiếng hót lại có thể khiến nhiều người mê mẩn. Về cơ bản thì bạn nắm vững được kỹ thuật nuôi chim vành khuyên thì sẽ có được người bạn tri kỷ tuyệt vời đấy!

1. Chim vành khuyên là gì? nguồn gốc và đặc điểm

Tên tiếng anh của loại chim này là “Zosteropidae”. Bạn có thể bắt gặp chúng ở nhiều nơi trên thế giới.

Nếu chưa nhìn lần nào thì rất dễ lầm chúng với chim sâu. Thân hình nhỏ nhắn, lông màu vàng chanh, quanh mắt có 1 dải lông nhỏ màu trắng, nhảy nhót chụp lồng,…. Từ những điều này thôi cũng khiến nhiều người dè chừng khi định nuôi chúng. Bởi họ sợ bỏ công sức, tiền bạc nuôi 1 giống chim “rẻ tiền” quá lãng phí.

Nhưng nếu nhìn kỹ, vành khuyên sẽ khác hơn 1 chút. Thân chúng to hơn 1 chút chân cũng cao hơn. Và nhất là đòn cũng dài hơn nữa.

Có 2 loại khuyên vàng và khuyên xanh. Người ta phân biệt dựa vào lông ở ức và bụng trước. Khuyến vàng thì có lớp lông ở 2 phần đó óng lánh rất thích mắt. Còn khuyên xanh thì lông màu xanh lục đúng như tên gọi.

Bạn chú ý quan sát con nào mình thon thả, đòn dài lại có hàm dưới hơi bạnh là chim trống. Chim mái thì thân hình mập mạp hơn. Và chân chim trống cao hơn chân chim mái.

Nhiều người thì dựa vào tiếng kêu để phân biệt. Chim trống thì hay hót, âm vực cao nhưng tiếng lại gắt. Còn chim mát thì ít kêu giọng cũng trầm hơn.

Chim trống chưa đủ lửa và khuyên mái đều có 1 kiểu kêu là “Chép! Chép!”. Chính vì thế người mới nuôi hay nhầm lẫn và dễ chán.

Không khác với các loại chim rừng khác. Khi mới đưa về chúng cũng rất nhát. Thường xuyên nhảy loạn tìm chỗ bay đi.

Đầu tiên khi mua về bạn cũng cần trùm kín áo lồng, treo cao ở nơi yên tĩnh. Trong lồng chuẩn bị đầy đủ nước uống và thức ăn. Thức ăn của chúng là bột đậu xanh.

Cứ như vậy vài ngày thay cào cào với chuối cho chim ăn. Khi thấy chim dạn sẽ hé 1 chút áo lồng. Thấy chúng ăn bột đậu được rồi thì bỏ bớt chuối ra là được.

Loại chim khuyên bổi ưa tắm nên bạn cho chúng tắm hằng ngày không sao cả. Nhiều khi, nhờ vậy mà chúng thích nghi với môi trường mới nhanh hơn. Từ đó chim cũng dạn dĩ và nhanh lớn hơn.

Loại này chúng sẽ không hót cũng chẳng líu lo gì. Cùng lắm bạn chỉ nghe chúng kêu “chíp, chíp” mà thôi. Lúc này bạn cứ hiểu chúng đang sợ hãi là được.

Phải tới tận vài tháng sau, khi chúng quen rồi mới nghe chúng hót vài 3 câu rõ ràng. Lúc này chúng mới được coi là thuần hóa thành công.

2. Hướng dẫn nuôi chim vành khuyên và chăm sóc đúng cách

Chim vành khuyên mộc hay còn gọi là chim mới bắt từ rừng ra được chọn giống phải nhanh nhẹn. Mỏ của chim mỏng nhưng giọng phải to, rõ ràng. Nếu thấy tu cuồn cuộn thì là chim trống. Còn nếu không hót gì thì là chim mái vì tu của chúng nhỏ.

Giống các loại chim khác, khi mới mua về cần trùm kín áo lồng, treo cao ở nơi yên tĩnh. Những nơi đó cũng cần ít người qua lại để chim không bị sợ. Bởi dù sao mới thay đổi môi trường chúng còn rất nhát. Trong lồng nhớ để đầy đủ đồ ăn, nước uống cho chúng. Đồ ăn là bộ đậu xanh đảo trứng, chuối và cào cào. Đến khi chúng quen rồi mới hé lồng 1 chút cho chúng dần thích ứng môi trường mới.

Các bước nuôi chim sau đó qua các ngày nhìn chung giống nhau. Đến khi chim thay lông thì vẫn cho chúng ở nơi yên tĩnh và trùm áo lồng thường xuyên. Việc này giúp chim nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng cũng như tránh gió gây hại.

Thức ăn rau của quả tươi hợp với chim vành khuyên là cam, chuối, dưa chuột, cà chua,… Chúng vừa giúp chim giải khát lại có đủ chất để chim có bộ lông mượt mà. Bạn chỉ cần xay nhỏ chúng rồi trộn với cám cho chim ăn là được. Với những quả như chuối, cam, cà chua thì bạn để nguyên miếng cho chúng ăn không sao.

Tầm 5,6 tháng bạn mới thấy chim hót vài 3 tiếng. Tiếng lúc này líu lo líu lô. Đây là lúc chúng đã thuần hóa. Muốn chim hót hay thì treo chúng ở gần lồng của những con có giọng hót hay là được.

Nếu vào mùa hè bạn cần thay nước cho chim 2 lần 1 ngày vì chúng vẩy nước tắm mát nhiều. Lồng nhốt chim cũng cần để ở nơi thoáng, có nắng nhẹ là được.

Nếu bạn thấy chim có biểu hiện xõa cánh, hốc hác, không dám uống nước thì phải thay ống nước ngay. Vì nước lúc này nóng nên chúng không uống được. Không thay sẽ dẫn đến việc chim bị tiêu chảy.

Bạn cũng cần chú ý chăm tắm cho chim. Mỗi lần tắm đều phải dọn dẹp chuồng cho sạch sẽ để chim không bị vỡ họa. Do thói quen ăn xong chúng hay quẹt mỏ vào nan lồng hoặc cầu. Nếu không làm sạch đây chính là nơi tích tụ vi khuẩn gây hại cho chim. Hơn nữa thói quen của chúng là tắm xong sẽ dụi mặt vào cầu. Không làm sạch sẽ cầu chim dễ bị đau mắt.

Sang đông thời gian tắm là 2 ngày 1 lần là vừa đủ. Chú ý áo lồng kín để tránh gió lùa làm chim ốm rét.

Chim rất dễ mắc bệnh tụ huyết trùng. Loại bệnh này khiến chim rù đi, khó thở, chân co dúm, đi phân lỏng có nhớt. Lúc này bạn dùng thuốc streptomycine hay kanamycine với liều lượng 1-2mg điều trị bệnh cho chim.

Ngoài ra chúng cũng hay gặp bệnh ký sinh trùng. Không chỉ chim mà vật nuôi nào cũng dễ gặp phải. Dấu hiệu là lông xơ xác, rụng nhiều. Cái này là do ký sinh trùng bám vào lông. Lúc này bạn pha loãng vài giọt dầu hỏa rồi tắm nhẹ nhàng cho chim. Cùng với đó làm sạch lồng để loại ký sinh trùng đi.

3. Kết bài

Nhìn chung chim vành khuyên không phải giống lạ. Nuôi chúng cũng không quá khó khăn. Bạn chỉ cần chú ý kỹ thuật nuôi chim vành khuyên mà chúng mình đã giới thiệu thì chắc chắn sẽ có kết quả. Lúc đó chú chim của bạn không những hót hay mà còn khỏe mạnh nữa đấy!

Cập nhật 30/06/2020

Cách Nuôi Sâu Quy Cho Chim Vành Khuyên Ăn Tốt Nhất

Sâu quy có tên khoa học là Zophobas morio và được biết đến với một cái tên gọi khác sâu gạo. Đây là loài sâu dễ nuôi và sinh sản rất nhanh.

Là loại thức ăn bổ dưỡng và khoái khẩu của nhiều loại chim ăn sâu. Và một số loài cá cảnh đặc biệt là cá rồng. Thành phần dinh dưỡng của sâu gạo khá cao. 55% chất béo, 43% chất đạm, 0.1 mg/Kcal chất calcium. Sâu gạo sạch, không mang mầm bệnh nên giá khá đắt”.

Nuôi loại côn trùng này dễ mà khó, phải kiên trì mới thành công. Nếu không có kỹ thuật nuôi, sâu sẽ dễ chết. Con giống được gọi là quy, nhỏ bằng hạt đậu đen. Màu đen có thể mua ở các cơ sở sản xuất giống hoặc tự tìm bới ở các nhà máy xay xát lúa gạo. Một lon sữa bò quy có giá từ 80 – 100 nghìn/đồng, đẻ giống được bảy – chín đợt. Mỗi đợt sáu – bảy lon sâu Gạo. Trong quá trình nuôi, quy sẽ đẻ ra trứng, nở ra nhộng và sau cùng là thành sâu gạo.

Môi trường cho sâu Quy phát triển

Sâu quy sẽ sống tốt ở nhiệt độ 21-26 độ C, các bạn cần giữ nhiệt độ trong thùng khoảng này. Nếu nhiệt độ xuống dưới 17 độ C thì sâu quy sẽ chết rất nhanh.

Sâu quy rất cần ăn rau củ quả để cung cấp nước nếu không chúng sẽ tự tiêu diệt lẫn nhau.

Sâu cần môi trường tối, thoáng mát để phát triển tốt. Thiếu không khí sâu quy cũng phát triển chậm và nhanh chết.

Khi sâu Quy ăn thức ăn và sinh sản sẽ cho sâu con rơi xuống dưới đáy khay nhựa. Dưới đáy này đựng 1 lớp cám vàng thường dùng để làm thức ăn cho gà con (đây cũng là thức ăn cho sâu con).

Bọ cánh cứng vẫn tiếp tục đẻ trứng và khi nó đẻ hết trứng thì nó sẽ chết. Sâu con thì chúng ta cho ra khay khác và tiếp tục nuôi chúng. Sau khoảng 1 tháng là chúng ta có thể thu hoạch được rồi. Nếu không dùng hết thì chúng sẽ tiếp tục biến thành nhộng rồi thành bọ và lặp lại vòng đời tiếp theo.

Sâu Quy thành bọ cánh cứng

Sâu Quy giống mua về là sâu trưởng thành và có kích thước tầm 6~7cm. Bạn chủ yếu cho chúng ăn cám của gà con, bột ngô. Ngoài ra thì rau của quả thái mỏng như táo, khoai tây, rau xà lách, dưa hấu, bí đao, rau muống. Là thức ăn và cung cấp nước cho sâu quy khá tốt.

Cách Nuôi Chim Vành Khuyên Non Khỏe Mạnh Lớn Nhanh Không Bị Chết

Chim Vành Khuyên non thường được bắt trên rừng, khi chúng đang lông ống hoặc tập bay chuyền. Loại chim này về chăm sóc cũng khá đơn giản, chỉ cần hòa cám sột sệt rồi bón thi thoảng thêm sâu dế.

Ưu điểm của nuôi chim Vành Khuyên non là chim sẽ khá thuần, sâu dế thoải mái, nếu được chăm sóc và huấn luyện tốt thì chúng cũng có thể đi thi đấu bình thường.

Khi bắt hoặc mua một ổ chim Vành Khuyên non về bạn cần xác định một số vấn đề khi nuôi như: Thức ăn, nước uống và luyện hót cho chim.

Về thức ăn thì bạn có thể tận dụng cám gà (cám mảnh) hoặc cám số 0 như Thúy Tuấn 0, Hiển 0… Đây là những loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng, ngoài ra bạn cũng cần điểm thêm dế, cào cào non ngày 2-3 bữa. Bởi những chất tươi sẽ giúp cho chim phát triển nhanh và khỏe.

Trộn cám sao cho cám sột sệt, dùng que vót giống như hình chiếc thìa và bón cho chim ăn. Cứ 20 – 30 phút sẽ bón cho chim ăn một lần. Bón cho chim Vành Khuyên non nuốt hết, đợi 5 – 10 giây sau thì bón tiếp. Bón miếng nhỏ, và chậm tránh làm chim nghẹn. Ngày điểm thêm 2- 3 bữa dế hoặc cào cào non vào sáng, trưa, chiều.

Anh em lưu ý thời điểm chim non không nên cho chim ăn sâu quy (sâu gạo). Do đặc tính của loại sâu này rất nóng, có thể làm chết chim nên bị lạm dụng.

Lưu ý: Khi bón cho chim các bạn thường huýt sáo để chim há mồm rồi bón. Tuy nhiên với mình (cách của cá nhân mình) khi bạn cho ăn nên bật file ghi âm hoặc video chim Chích Chòe hót hoặc chim Vành Khuyên lứu chòe hót. Tạo cho chúng cảm giác như tiếng hót của bố mẹ nó và nó sẽ bắt chiếc dần dần. Đây là một trong những yếu tố giúp cho chú chim Vành Khuyên của bạn lứu chòe sau này.

Nhiều bạn thắc mắc có nên cho chim Vành khuyên non uống nước hay không?

Nên cho uống nếu thấy cần thiết, nếu bạn cho chim ăn cám khô hoặc cám pha không được loãng thì cần thiết phải bổ sung thêm nước. Khi ở trên rừng, chim mẹ bón mồi cho chim non bằng cách tiết ra nước dãi theo miếng mồi. Enzim của chim mẹ giúp bổ sung nước và kích thích tiêu hóa cho chim non. Do vậy khi nuôi nhốt, chúng ta nên pha loãng cám để vừa bổ sung nước vừa giúp chim non dễ tiêu hóa hơn.

Nếu bạn cho chim ăn cám khô hoặc pha cám khô thì nên bổ sung nước cho chim non hàng ngày. Bởi cám ăn sẽ rất nóng và háo nước. Bổ sung nước bằng cách lấy ngón tay hoặc lông gà chấm vào chén nước rồi đợi chim há miệng sẽ nhỏ 1 giọt nước vào, mỗi lần cho uống từ 1 – 3 giọt nước.

Có nên tắm cho chim vành khuyên non không? Khi chim vẫn còn nằm tổ thì không nên tắm tát gì cả, nhưng khi chim đã biết đậu hoặc tập mổ thức ăn thì bạn nên cho chim tắm. Thời gian tắm sau 12h trưa, ở nơi thoáng mát, không có nắng trực tiếp. Cho chim tắm 10-15 phút và 2 ngày/ lần.

Khi nuôi chim Vành khuyên non, một vấn đề cũng rất quan trọng, đó là cho chim nghỉ ngơi. Sau khi cho chim ăn xong, nhớ để vào chỗ yên tĩnh để chim non ngủ. Treo cao, tránh gió, mèo chuột.

Nuôi chim Vành Khuyên non lên thì việc thuần, sờ gãi sâu dế là việc hết sức bình thường. Tuy nhiên, không phải cứ nuôi non lên là thuần. Chúng ta cần phải chơi với chim, vuốt ve sờ gãi từ bé, thực hiện hàng ngày thì chim mới thuần được. Nhiều con chim bắt về lúc chuyền, nếu không được quan tâm hàng ngày thì một thời gian sau chim vẫn sẽ nhát.

Để có được một chú chim hót, lứu hay thì việc cho chim học hỏi là rất cần thiết. Như đã nói ở trên, mỗi khi cho chim non ăn ( từ khi nằm ổ) chúng ta nên bật video chim Chích Chòe hoặc Khuyên lứu chòe để chim non có thể học hỏi. Video lựa chọn cho chim nghe cũng nên có giọng chuẩn và hay. Bởi trò muốn hay thì phải được học thầy giỏi.

Thời gian cho chim nghe là trước và trong lúc cho chim ăn. Sau này khi chim đã biết tự mổ thì một ngày nên cho chim nghe 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 20 – 30 phút. Việc học hỏi giúp chim định hình được giọng hót sau này.

Cách Làm Cám Đậu Xanh Cho Chim Vành Khuyên Tốt Nhất

Thức ăn chim Vành Khuyên nhiều năm nay là một trong các vấn đề nhức nhối của người chơi. Lí do mà các người chơi say mê làm cám. Đầu tư rất nhiều công sức mà chim vẫn đi ỉa, vẫn không líu lên được. Hoặc lông lá đẹp, kêu căng nhưng ko bật líu, đa phần li do là do thức ăn. Bên cạnh đó cũng có một phần do cách nuôi, cách treo và cách hiều về con chim mình chơi.

Đặc điểm chim Vành Khuyên

Chim Vành Khuyên có tên khoa học là Zosteropidae. Họ chim Vành Khuyên là một họ chim chứa khoảng 140 loài thuộc bộ Sẻ. Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Phi, miền nam châu Á và Australasia.

Hình dáng thon gọn, giọng hót hay, dễ nghe. Không chỉ hót được giọng đặc trưng của loài mình. Vành Khuyên còn có thể học được những giọng hót của các loài chim khác như chim Chích chòe.

Ngoài ăn chim sâu, những chú chim Vành Khuyên còn thích hút mật của các loại hoa như: hoa gạo, hoa trạng nguyên hay hoa sữa…Và rất thích ăn cám đậu xanh.

Chim Khuyên có thân hình nhỏ nhắn như chim sâu với đôi cánh thuôn tròn và đôi chân rất khỏe. Mỏ vàng, hàm sâu, lông mỏng, ngắn, óng và tơi. Chim Khuyên thường sống tập trung thành bầy lớn và chỉ tách ra khi đến mùa sinh sản.

Đầu to, trán rộng, mắt xếch lên trên theo hướng đỉnh đầu; đặc biệt, xung quanh mắt của chim Khuyên có cái vành đai màu trắng, đây chính là đặc điểm nhận dạng nổi bật nhất của loài chim này.

Những ai đã và đang nuôi chim Vành Khuyên thì cũng biết rồi đấy, chăm sóc Vành Khuyên không phải việc đơn giản, chúng cũng rất kén ăn. Thức ăn cho chim Vành Khuyên phải đảm bảo vệ sinh cũng như dưỡng chất đầy đủ. Thông thường thực đơn của Vành Khuyên cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng như: chất đạm,chất xơ và tinh bột.

Trong đó các chất bao gồm các loại thực phẩm sau:

Chất đạm : trứng, thịt bò, nhộng, tằm, sâu khô, tôm tép…

Tinh bột : đậu xanh, ngô, gạo,…

Chất xơ : các loại trái cây, rau củ quả (chuối, hồng, cam,…)

Tuy nhiên chỉ với những nguyên liệu để làm nên món cám đậu xanh cho chi Vành Khuyên chúng ta vẫn đảm bảo độ dinh dưỡng cần thiết cho chim.

Muốn làm cám đậu xanh, bạn cần có các nguyên liệu như : đậu xanh (100 gr), đường (1 muỗng), lòng đỏ trứng gà ( khoảng 6 cái). Đây là những nguyên liệu vô cùng dễ kiếm và có giá thành vừa phải cho mọi người.

Cách tiến hành làm cám đậu xanh

Bước đầu tiên: Đậu xanh ngâm vào nước ấm khoảng 1 tiếng rồi vớt ra bỏ sạch vỏ.

Bước hai: Hấp đậu cho chín rồi mang ra phơi khô.

Bước ba: Cho hỗn hợp đậu xanh, lòng đỏ trứng gà và đường cát trắng vào máy xay sinh tố xay cho nhuyễn.

Bước bốn: Sau đó mang phơi cho thật khô hoặc có thể bắt lên chảo để rang với lửa thật nhỏ cho đến khi cám đậu xanh khô là được.

Sau cùng bạn đã có món cám đậu xanh mà mình muốn rồi đó. Lúc này bạn chỉ cần cho vào hộp bảo quản cho chim ăn dần. Không nên thay đổi cám thường xuyên. Vì chim Vành Khuyên sẽ không kịp thích nghi mà dẫn đến suy nhược, rụng lông, tiêu chảy.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chim Vành Khuyên !! Kỹ Thuật Nuôi, Chăm Sóc Vành Khuyên Hiệu Quả trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!