Cập nhật nội dung chi tiết về Công Dụng Và Cách Chế Biến Món Ăn mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dân gian thường biết đến Rau Càng Cua mọc hoang dại nở nhiều nơi như trong rừng, mương, vách đá,… có thể sống ở bất cứ môi trường nào có khí hậu nhiệt đới. Rau càng cua rất phổ biến vì có thể chế biến thành nhiều món ăn, nhưng ít ai để ý đến giá trị dinh dưỡng và tác dụng của rau càng cua là gì đối với sức khỏe.
Rau càng cua là gì? Rau càng cua tiếng anh là gì?
Rau càng cua là rau thuộc họ hồ tiêu nhóm thân cỏ, tại mỗi vùng khác nhau sẽ có tên gọi như rau tiêu, cúc áo, cương hoa thảo, đơn kim, đơn buốt, châm thảo…
Cách nhân biết Rau Càng Cua: Cây rau có màu xanh nhạt, lá mọc so le, phiến dạng màng, toàn thân nhớt có tuổi thọ khoảng một năm. Khi cây mới bắt đầu mọc sẽ thẳng đúng, lúc phát triển lớn nhanh mọc bò lan ra mặt đất như rau khoai, bắt đầu chia nhánh như càng cua, có lẽ tên gọi của nó bắt nguồn từ đặc điểm này. Rau càng cua bắt đầu ra hoa vào tháng 1 và tháng 8, mọc thành chùm dài ở đầu cây.
Rau càng cua tiếng anh là Peperomia pellucida hay Piperacase đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu các hợp chất có trong đó và đưa ra những tác dụng của loài rau này.
Tác dụng của rau càng cua đối với sức khỏe
Những chất dinh dưỡng trong rau càng cua vô cùng đa dạng, cứ 100 gram rau càng cua, chứa tới 5,2 milligram vitamin C, 62 milligram magie, 3,2 milligram sắt, 277 milligram kali, 224 milligram canxi,…. Hàm lượng Beta caroten (tiền vitamin A) còn nhiều hơn cả cà rốt, lượng canxi cao hơn cả rau muống,…
Thanh nhiệt cơ thể, bổ sung lượng nước cần thiết
Như chúng ta đã biết, 100 gram rau càng cua chứa tới 92% là nước, bên cạnh đó là các dưỡng chất và chất xơ có trong nó sẽ giúp cho hệ bài tiết của cơ thể loại bỏ các chất độc hại, hỗ trợ chức năng làm việc của thận. Vị đắng có tính bình trong nó là một trong những thực phẩm thanh nhiệt hiệu quả trong mùa hè.
Kháng khuẩn, chữa trị các bệnh ngoài da
Chất methanolic có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, trong các bài thuốc dân gian, rau càng cua được giã nát để đắp lên vùng da ngứa do côn trùng cắn, vết thương lâu lành, các bệnh ngoài da như ghẻ lở, trị mụn, chữa bỏng.
Nước rau càng cua sau khi giã nát, lọc lấy nước có thể thêm một chút muối để tăng tính sát khuẩn và mau lành hơn khi dùng làm thuốc chữa bệnh.
Ngăn ngừa sự ung thư
Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh khi tiến hành phân tích, nghiên cứu các hợp chất có trong loài rau này và phát hiện ra rằng chúng khả năng gây ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư.
Khả năng chống ô xy hóa
Khoáng chất beta caroten trong rau càng cua có tác dụng mạnh mẽ trong việc chống ô xy hóa, hạn chế và tiêu diệt các tế bào tự do gây hại cho cơ thể. Thường xuyên ăn rau càng cua giúp bạn cải thiện làn da khỏe mạnh và căng bóng như mong muốn.
Bổ sung sắt, chống thiếu máu
Giàu dinh dưỡng, nhiều sắt loài rau này cực kỳ tốt cho những người thiếu máu, có những triệu chứng về hoa mắt, chóng mặt và đau đầu. Nếu bạn muốn bổ sung chất sắt tự nhiên cho cơ thể, rau càng cua là lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn bữa ăn hàng tuần.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Nhiều người hiểu nhầm về sự đa dạng các chất dinh dưỡng trong rau càng cua có thể không tốt cho người béo phì. Nhưng trong tất cả các khoáng chất nêu trên, lượng calo trong rau chỉ chiếm 24 calo/100 gram, rất ít năng lượng, tốt cho những ai muốn giảm cân bằng phương pháp tự nhiên, an toàn.
Ngăn ngừa bệnh gout
Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh gout do thực đơn ăn uống của bạn có nhiều dầu mỡ, thừa đạm, không lành mạnh. Để phòng ngừa gout – căn bệnh nhà giàu, nên bổ sung rau càng cua, giúp điều chỉnh lượng axit uric trong máu phòng tránh gout.
Điều trị viêm họng
Viêm họng có thể do sự thay đổi của thời tiết để điều trị nhanh chóng, không cần hỗ trợ của thuốc tây, chỉ cần ngậm trực tiếp rau càng cua hoặc ép nước uống 2 – 3 ngày. Tính âm huyết và thanh nhiệt nhanh chóng giúp cơ thể giải độc, nhanh hết bệnh.
Cách chế biến rau càng cua
Cách làm gỏi rau càng cua
Chỉ với một số bước đơn giản, bạn sẽ có ngay món gỏi cho ngày hè thanh mát. Chuẩn bị nguyên liệu cần: 1 mớ rau càng cua nhặt phần non, rửa sạch; 3 quả trứng luộc cắt miếng thành khoanh tròn; các loại rau củ quả theo sở thích (dưa chuột, cà rốt, xoài, dứa,…) cắt lát mỏng và ngâm dấm. Cuối cùng trộn đều tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị, bạn đã có món gỏi rau càng cua chua ngọt và thanh nhiệt.
Rau càng cua xào thịt bò
Để đổi rau xào cùng thịt bò như cần tây, rau muống, hành tây,… người nội trợ cần biết rau càng cua. Chuẩn bị sẵn 1 mớ rau nhặt sạch; 1 lạng thịt bò thái mỏng, gia vị, tỏi và hành khô.
Cách xào thịt bò cùng rau càng cua: bật bếp để lửa to phi tỏi thơm rồi bỏ thịt bò xuống đảo trước khoảng 1 phút, tiếp đến là rau càng cua, khi cả rau và thịt vừa chín tới bỏ gia vị, trút ra đĩa.
Một cách nấu khác với thịt bò với loại rau này bạn có thể tham khảo đó là salad. Các bước tương tự như cách làm gỏi rau càng cua.
Rau càng cua nấu canh
Chuẩn bị 1 mớ rau càng cua; 1 lạng thịt xay cùng các gia vị. Đầu tiên hãy nấu nước sôi để làm canh (lượng nước vừa với thành viên trong gia đình), nấu chín thịt băm, tiếp đó cho rau vào nấu chín, bỏ gia vị, tắt bếp.
Rau càng cua xào tỏi
Không cần phải nấu cầu kỳ, chỉ cần mớ rau và ít tỏi phi thơm chúng ta đã có món rau càng cua xào tỏi thơm ngon bổ dưỡng.
Sinh tố rau càng cua
Chuẩn bị: 1 mớ rau; 200 mililit sữa tươi, 1 muỗng sữa đặc, máy xay sinh tố. Rau càng cua cần được rửa sạch, để ráo nước, tiếp đó cho vào máy xay sinh tố xoay nhuyễn. Có thể bỏ xác rau qua vải lọc hoặc để lắng, tiếp tục lấy nước cốt xoay cùng sữa tươi và sữa đặc. Cuối cùng bạn chỉ cần thưởng thức cốc sinh tố thanh nhiệt có công dụng đẹp da.
Rau càng cua được bán rất rẻ trên thị trường bởi khả năng phát triển mạnh mẽ, dễ sống ở nhiều môi trường, có tác dụng lớn đối với sức khỏe con người. Chúng ta hãy bổ sung rau càng cua vào bữa cơm của gia đình ít nhất 3 lần/1 tuần cho cả nhà cùng khỏe.
Công Dụng Và Cách Chế Biến Măng Tây Cho Bé Ăn Dặm
Trong măng tây rất có chứa hàm lượng lớn vitamin C, vitamin B, chất xơ và axit folic, đây là những dưỡng chất thiết yếu để hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé.
Khi nào nên dùng măng tây cho bé ăn dặm
Khi mẹ bắt đầu lên kế hoạch cho bé ăn dặm thì không nên sử dụng măng tây vào trong thực đơn của bé trong giai đoạn mới bắt đầu tập ăn dặm. Vì măng tây cũng như bông cải xanh có thể gây đầy hơi cho bé do ở giai đoạn này hệ tiêu hoá của bé còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện.
Cách chọn mua măng tây cho bé ăn dặm
Khi đi tìm mua măng tây cho bé ăn dặm, mẹ nên chọn mua loại măng tây rời để có thể kiểm tra kỹ từng cây một. Mẹ nên chọn những cây măng tây có đầu khép chặt với nhau, thân thẳng, không mềm rũ và toàn thân có màu xanh nhạt.
Súp măng tây cho bé ăn dặm
Trước hết, gạo tẻ mẹ cần vo sạch và nấu sôi.
Măng tây rửa sạch và cắt lấy phần non.
Thịt bò mẹ rửa sạch và mang đi băm nhuyễn hoặc thái thành miếng nhỏ
Hành trắng rửa sạch, bóc vỏ và cho vào chảo cùng một ít dầu ăn và phi thơm. Khi hành bắt đầu thơm thì mẹ cho thịt bò, măng tây vào và cùng xào chín.
Hỗn hợp thịt bò và măng tây sau khi được xào chín, thì mẹ vớt ra và đem đi xay nhuyễn.
Khi cháo sôi, cho hỗn hợp đã được băm nhuyễn vào và đảo đều. Đợi thêm một vài phút để cho cháo sôi, sau đó mẹ nêm nếm cho vừa ăn với bé, rồi tắt bếp và cho ít dầu ăn vào là có thể múc ra bát cho bé ăn.
Cháo măng tây với tôm
Nguyên liệu chuẩn bị: Cách chế biến:
Qua bài viết trên, Vnshop mong rằng đã mang đến thêm nhiều thông tin bổ ích về công dụng và cách chế biến măng tây cho bé ăn dặm. Xin chân thành cảm ơn các mẹ đã theo dõi bài viết này và xin hẹn gặp lại các mẹ ở những bài viết tiếp theo.
Món Ăn Từ Dế: Công Thức Và Cách Chế Biến
Trước đây cả trăm năm, người dân mình cũng biết ăn dế, nhưng đó là dế cơm, thân mình lớn gấp năm bảy lần con dế mèn. Món ăn từ dế cũng chưa đa dạng.
Dế cơm có tên khoa học là Brachytrupes Portentosus, sống nhiều ở vùng đông ruộng, nương rẫy. Chúng cũng tự đào hang mà sống.
Hang dế cơm nhìn vào dễ biết, bên cạnh miệng hang là một đống đất nhuyễn lớn gần bằng miệng chén được nó đùn lên.
Hang được đào gần các gốc cây hay bụi cỏ nên nếu ta không quan sát kỹ cũng khó phát hiện ra được, vì cứ ngỡ đó là cục đất bình thường như trăm nghìn cục đất khác.
Dế cơm cũng như dế mèn xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Đêm đêm trong những bữa trời êm hoặc sau cơn mưa, các con dế cơm trống bò lên nằm kề bên miệng hang của nó để gáy liên hồi như không biết chán.
Chỉ khi thoáng nghe có tiếng động mạnh, như tiếng chân người bước lại gần thì nó mới chịu im tiếng và sau đó vội chui tọt xuống hang sâu trốn biệt.
Cách ăn dế cơm của người dân mình trước đây thường là ăn chơi, ăn cho vui miệng, nên món ăn từ dế được chế biến rất đơn giản, chỉ một hai món mà thôi.
Nếu bắt được ít thì ăn món nước, còn bắt được nhiều thì chiên vàng trong chảo mỡ nóng.
Trước khi nướng, ta dùng móng tay bén ngắt đứt một chút ở phần bụng sau con dế rồi lôi hết bộ ruột ra ngoài.
Khi chiên, bắc chảo mỡ cho nóng rồi mới thả dế vào chiên vàng …
Nhưng, thời gian khoảng một vài mươi năm trở lại đây, người dân mình lại thích ăn cả dế mèn, con coi đó là món đặc sản quý hiếm nữa.
Dế mèn tuy nhỏ con (khoảng 1 gram/con) nhưng nếu biết cách chế biến cũng trình làng được nhiều món ăn hấp dẫn. Ai được ăn một lần món dế mèn có thể nhớ mãi không quên.
Thật ra, trước ta nhiều thập niên đã có nhiều nước trên thế giới, trong đó có láng giềng của ta như Thái Lan chẳng hạn, không chỉ có dế mèn mà các loại côn trùng như cào cào, bọ cạp … đã được sử dụng làm thực phẩm vì những loài côn trùng đó có giá trị dinh dưỡng cao.
Hiện nay, thịt dế đã được chế biến thành hàng chục món ăn từ dế khoái khẩu qua các cách chiên, xào, hấp, nướng …
Món dế lột chiên bột
Nguyên liệu:
(dành cho 4 người ăn)
Cách làm:
200g dế lột xác lần sau cùng
59g bột mì
1/4 muỗng cà phê muối
Vài cây rau xà lách
Vài trái cà chua chín
Một trái ớt sừng trâu chín đỏ
Một nhúm ngò
Dầu chiên
Cách trình bày:
Đổ hết dế vào thay ngâm với nước muốn có nồng độ 5% để loại trừ rận mạt đeo bám. Nửa giờ sau vớt dế ra rửa sạch rồi để ráo nước.
Bột mì hoà sền sệt với nước lạnh và muối. Sau đó đổ hết dế vào trộn đều cho thân dế ngập hết trong thau bột.
Bắt chảo dầu lên bếp đun sôi, rồi cho dế vào chiên cho đến khi màu dế vàng rụm mới vớt ra.
Dùng dĩa sắp từng lá rau xà lách đều kín mặt dĩa. Cà chua chín xắt lát mỏng, bày quanh rìa dĩa.
Sau đó múc dế vào dĩa cho vun ngọn lên. Bên trên cùng ta trang trí vài công ngò với trái ớt sừng trâu trổ hoa.
Món dế chiên bột này chấm với tương ớt hoặc với nước mắm me, ăn chung với cơm hay làm món dưa cay cũng khoái khẩu!
Món dế chiên giòn
Nguyên liệu:
(dành cho 4 người ăn)
Cách thực hiện:
200g dế lột xác (dế lột lúc 8 “tuổi”) hoặc dế cánh
Vài muỗng canh nước mắm ngon
Một dĩa rau muống
Một dĩa rau sống
Một nắm lá chanh non thái sợi
Vài cái bánh tráng nướng
Tỏi, ớt
Dầu chiên
Cách trình bày:
Đổ dế vào thau ngâm với nước muối (5%) chừng nửa giờ rồi vớt ra để ráo nước.
Bắc chảo dầu lên bếp đun cho thật sôi rồi cho dế vào chiên vàng.
Dọn dế chiên ra dĩa. Cạnh bên là dĩa nhỏ đựng lá chanh non thái sợi và một dĩa rau sống, bánh tráng nướng.
Món này ăn nóng, tuỳ sở thích có người ăn dế kèm với lá chanh, hoặc ăn với rau sống.
Dế chiên giòn chấm với nước mắm tỏi ớt rất bắt!
Món dế xào giấm
Nguyên liệu:
(dành cho 4 người ăn)
Cách thực hiện:
200g dế thịt
1 muỗng xúp bột măng
Vài củ hành tây, hoặc mươi củ hàng ta
100g củ kiệu chua
Giấm, đường, tiêu, nước tương
Một củ tỏi, vài cọng ngò
Dầu chiên
Cách trình bày:
Ngâm dế vào thau nước muối (5%) độ nửa giờ rồi vớt ra rổ cho ráo nước (hoặc rửa sơ qua với nước sôi).
Cắt bỏ chân, cánh (nếu là dế cánh) và rút hết ruột
Hành tây lột vỏ, xát dóc thành miếng mỏng
Củ kiệu xắt mỏng theo chiều dọc
Hoà bột năng sền sệt với chén giấm, cho thêm một muỗng canh nước tương, một muỗng canh đường cát, một muỗng cà phê tiêu. Tất cả quậy đều để sẵn đó.
Bắc chảo mỡ lên bếp cho nóng rồi mới cho vài ba tép tỏi đập giập vào cho thơm. Sau đó bỏ dế vào xào. Chờ dế vừa chín tới thì trút chén bột năng, củ hành tây, củ kiệu vào chảo … Trước khi bắc chảo xuống nhớ nêm nếm cho vừa miệng.
Xúc dế xào giấm dọn ra dĩa, trên để vài cọng ngò.
Món này có thể ăn với cơm hoặc ăn kèm với bánh tráng nước và nên ăn nóng mới ngon!
Món dế trộn gỏi
Nguyên liệu:
(dành cho 4 người ăn)
Cách thực hiện:
200g dế
Một trái xoài tượng
Một nắm rau măng
Một nắm rau húng quế
Nửa chén đậu phộng
Một trái ớt sừng trâu (tỉa hoa)
Giấm, đường, nước mắm, tỏi, ớt, chanh, ngò
Bánh phồng tôm hoặc bánh tráng nước
Dầu ăn (chiên bánh phồng tôm xào dế)
Cách trình bày:
Ngâm dế vào nước muối rồi vớt ra để ráo
Lặt bỏ chân, cánh và rút hết ruột từng con ra ngoài
Xoài gọt vỏ rồi thái mỏng, sau đó xắt sợi
Đậu phộng rang vàng, giã nhỏ
Chiên bánh phồng tôm
Rửa sạch rau răm, rau húng rồi xắt nhỏ
Đâm nước mắm chanh, tỏi, ớt
Cuối cùng bắc chảo dầu lên bếp đun sôi rồi cho dế vào xào chín
Xoài xắt sợ trộn chung với rau răm, rau húng quế và dế vừa xào xong.
Nêm nước mắm tỏi ớt vào sao cho vừa miệng và đủ vị cay – chua – ngọt mới đạt yêu cầu.
Sau đó múc ra dĩa. Bên trên, rắc đều một lớp đậu phộng rang rồi trang trí mấy cọng ngò và trái ớt tỉa hoa.
Gỏi dế ăn với bánh phồng tôm hoặc với bánh tráng.
Món dế rang muối
Nguyên liệu:
(dành cho 4 người ăn)
Cách thực hiện:
200g dế thịt
200g cải xà lách xoong
200g củ hành ta (hành tím)
2 củ tỏi
2 gói bánh phồng tôm
1 muỗng canh muối
1 muỗng canh đường
1 muỗng cà phê tiêu
Dầu chiên
Cách trình bày:
Dế sau khi ngâm nửa giờ với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo nước.
Lặt bỏ chân cánh và rút hết ruột ra ngoài.
Giã nhỏ một củ tỏi và hết hành tím
Rửa sạch cải xà lách xoong rồi để ráo nước
Chiên bánh phồng tôm với một chén dầu ăn
Khi dầu nóng thì đập giập củ tỏi còn lại bỏ vào cho thơm. Sau đó trút dế vào chảo chiên vàng, rồi vớ ra để ráo dầu
Phần đầu còn lại trong chảo dùng để phi hành tỏi đã giả nhỏ cho thơm. Sau đó nêm tiêu, muối, đường cho vừa ăn thì trộn dế vào chảo trở lại, đảo qua đảo lại vài ba phút cho ngấm gia vị.
Sắp cải xà lách xoong lên khắp mặt dĩa lớn rồi xúc dế lên trên.
Món ăn từ dế này ăn nóng với muối tiêu chanh và bánh phồng tôm.
Món dế kho
Nguyên liệu:
(dành cho 4 người ăn)
Cách thực hiện:
200g dế
Một cái nồi đất
Một muỗng cà phê tiêu
Vài muỗng nước mắm, tỏi, ớt
Vài trái dưa leo
Một dĩa rau sống
Một muỗng canh dầu ăn
Cách trình bày:
Cho dế vào thay nước muối (nồng độ 5%) ngâm vào khoảng nửa giờ rồi vớt ra để ráo nước. Sau đó, cắt hết chân, cánh và ngắt một phần bụng sau để rút hết ruột.
Ướp dế với nước mắm, tỏi, ớt (giã nhuyễn) và tiêu tiêu khoảng nửa giờ cho thấm.
Bắt nồi đất lên bếp, đổ dầu ăn vào cho nóng rồi trút dế vào khi như cách ta kho cá, thịt. Chờ khi nước trong nồi cạn là dế chín.
Dưa leo xắt lát mỏng. Rau sống cũng rửa sạch.
Việt Chương Câu Hỏi Thường Gặp
Múc dế kho ra dĩa
Dưa leo sắp chung quanh rìa dĩa, ở giữa là rau sống.
Khi ăn, kẹp vài con dế kho với rau sống mà ăn với cơm. Đây là món ăn dân dã, dễ thực hiện và ngon miệng.
Công Dụng Của Đậu Phụ Và Cách Chế Biến Các Món Ăn Dặm Từ Đậu Phụ Cho Bé
Đậu phụ (đậu hũ) được làm từ đậu nành, giàu sắt, protein và canxi do đó rất bổ dưỡng cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, cho bé ăn dặm đậu phụ cũng phải đúng phương pháp, thời điểm và số lượng. Mời các mẹ tham khảo tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng về cách cho bé ăn đậu phụ đúng cách.
Đậu phụ là nguồn thực phẩm dồi dào protein và canxi, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Cũng giống như thịt bò hoặc trứng (nguồn thực phẩm giàu protein), các chuyên gia khuyên bạn nên cho bé ăn đậu phụ khi bé được khoảng 8 tháng tuổi.
Đậu phụ có nguồn gốc từ đậu nành nên dễ gây dị ứng nếu bé có tiền sử dị ứng với đậu nành.
Đậu phụ cần được hấp chín cho đảm bảo an toàn; để nguội và thái hạt lựu rất phù hợp với bé ăn bốc.
Nếu được ngâm trong một bát nước đun sôi để nguội, bạn có thể bảo quản đậu phụ vài ngày trong ngăn mát của tủ lạnh. Nên thay nước ngâm đậu 1-2 lần mỗi ngày.
Nếu để trên ngăn đá, đậu phụ sẽ trở nên thâm và tơi như bọt biển khi được mang ra ngoài. Cách bảo quản này sẽ khiến đậu phụ mất đi màu sắc và dinh dưỡng.
Cách chế biến đậu phụ cho bé
Đậu phụ có thể đi kèm với những loại thực phẩm sau khi cha mẹ muốn nấu bột (cháo) cho bé:
– Đậu phụ nhuyễn trộn lẫn với củ cải.
– Đậu phụ nhuyễn trộn lẫn với súp lơ xanh hoặc cà rốt.
– Đậu phụ nhuyễn trộn lẫn với thịt lợn được xay nhuyễn.
– Đậu phụ nhuyễn trộn lẫn với cà chua và rong biển.
Ngoài ra, đậu phụ có thể trộn lẫn với những loại thực phẩm sau: khoai lang, quả bơ, quả lê, chuối. Mẹ cho bé ăn dặm đậu phụ như thế nào?
Tại sao đậu phụ lại tốt cho bé?
Đậu phụ là một sản phẩm từ đậu nành, nó là nguồn thực phẩm giàu sắt, protein và canxi. Tuy nhiên nếu bé dị ứng với đậu tương thì bạn không nên cho bé ăn đậu phụ. Trong đậu phụ đóng khuôn, có 120 calo, 13 gm protein, 120 mg canxi.
Khi nào thì cho bé ăn đậu phụ?
Đậu phụ là một thức ăn giàu vitamin nên rất khó để dạ dày của bé nghiền nát. Theo các chuyên gia thì nên cho bé ăn đậu phụ khi bé được 8 tháng tuổi.
Đậu phụ có thể để được trong tủ lạnh khoảng 7 ngày. Bạn có thể trữ nó bằng cách để nó ngập trong một khay nước. Nước nên thay cứ 2 ngày 1 lần.
Các món ăn ngon làm từ đậu phụ cho bé ăn dặm
Hướng dẫn chế biến đậu phụ đúng cách cho bé
– Cắt miếng đậu phụ thành lát mỏng và nghiền nát nó ra, trộn cùng với mầm lúa mì (nếu có), sau đó cho bé ăn.
– Trộn lẫn đậu phụ cùng với chuối và mầm lúa mì, sau đó lấy thìa đảo chúng lên. Bạn cũng có thể trộn đậu phụ với các loại quả như táo, dâu tây, quả việt quất, lê… Đối với trẻ lớn hơn một chút, bạn hãy để tự bé xúc, bé sẽ học cách điều khiển vận động của tay một cách khéo léo để xúc thức ăn.
– Xắt đậu phụ ra thành miếng, cho vào bát cháo và cho bé ăn.
– Váng đậu có thể dùng để trộng với hoa quả, sữa chua và nước ép trái cây tạo nên một cốc sinh tố tuyệt vời cho bé.
Bạn cũng có thể trộn hỗn hợp đậu phụ với bí, táo đường. Bé sẽ có một bữa ăn ngon tuyệt hoặc bạn cũng có thể tạo nên hỗn hợp đậu phụ, lê, việt quất, chuối, khoai tây, cà rốt, súp lơ, củ cải vàng.
Nguyên liệu
– 3 quả trứng gà ta
– 1 cây đậu phụ non
– 100ml nước dùng gà
– 1 thìa cà phê nước mắm
– 1/4 thìa cà phê đường
Cách làm
Đậu phụ non cắt hạt lựu cho vào 2 hoặc 3 chén nhỏ.
Trứng gà ta đánh tan với nước mắm, đường, chế nước dùng gà vào, khuấy đều rồi rót vào các chén.
Đem hấp cách thủy đến khi chín đặc lại, tắt lửa.
Dọn ra cho bé dùng khi còn hơi ấm.
– Bột gạo (hoặc bột ăn liền cho bé): 4 muỗng canh
– Bí xanh (xay nhuyễn): lấy 1 muỗng canh (không lọc để giữ chất sơ)
– Đậu hũ non (nghiền nhuyễn): 1 muỗng canh
– Dầu Omega 3 (hàng ngoại nhập) : 1 muỗng canh
– Nước: 100ml (ít nước hơn vì đã có nước từ đậu hũ và bí)
Thực hiện:
– Cho bí xanh vào nấu với nước.
– Cho đậu hũ vào khuấy đều, đun sôi, để bớt nóng.
– Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều.
– Đậu hũ non: 2 miếng
– Gia vị: dầu ăn tinh luyện, tương cà, nước dùng, muối, đường (5g). bột ngọt, bột năng.
Thực hiện
– Đậu hũ xắt hạt lựu nhỏ, cho vào nồi nước sôi trụng sơ, vớt ra để ráo nước.
– Cho dầu vào chảo nóng, trước hết cho tương cà vào, khuấy thành nước xúp màu đỏ, lấy ra một ít nước xúp ấy, rồi cho vào một lượng nước dùng bằng như vậy, nêm muối, đường, cho đậu hũ vào, đun sôi, cho bột ngọt, bột năng đã khuấy nước lạnh vào làm sánh nước, rưới nước xúp đỏ đã lấy đi lúc đầu lên trên.
Đặc điểm – dinh dưỡng của món súp đậu hũ cà chua:
– Món xúp màu đỏ những không cay, trẻ nhỏ 9 tháng trở lên có thể ăn được.
– Đậu hũ có chứa nhiều protein thực vật dễ tiêu hóa, có nhiều chất béo, tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.
Đậu phụ trắng Cà chua nấm rơm Hành, ngò, tiêu, hạt nêm và các gia vị khác Phô mai con bò cười
Đây là món ăn chay nóng kèm với cơm, mùi đậu phụ bùi bùi kèm với vị chua chua ngọt ngọt của cà chua và nấm, vị béo béo của món phô mai con bò cười khiến cho món ăn thêm đậm đà và chứa đầy dinh dưỡng.
Các bước thực hiện:
Bước 1:
Đậu phụ rửa sạch rồi cắt 1 miếng ra làm 8 (hoặc cắt nhỏ hơn nếu bé của bạn ăn thô còn kém)
Cà chua sửa sạch cắt hình hạt lựu
Nấm rơm ngâm nước muối pha loãng cắt hình hạt lựu.
Bước 2:
Cho chảo lên bếp, cho hành tím vào phi cho thơm, sau đó cho cà chua vào đảo nhẹ cho nước vào một chút cho cà chua nhanh nhừ, đợi cho xôi lên là cho nấm rơm vào đảo tiếp rồi cho một chén nước vào nồi, nêm đường, một chút muối, hạt nêm, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. sau đó cho đậu phụ trắng vào chảo, đun liu riu lửa nhỏ cho nước cạn hơi sền sệt là được. giờ mới là công đoạn trộn phô mai con bò cười vào tán nhuyễn.
Vậy là chúng ta có món ăn tuyệt vời vừa ngon lành vừa bổ dưỡng.
– 1 nắm gạo tẻ – 50g đậu phụ tươi – 1 hộp nhỏ sữa cô gái Hà Lan 20+ – 1 chút dầu ăn và nước mắm
Cách làm:
– Gạo vo sạch, ngâm 30 phút rồi nấu nhừ thành cháo đặc sệt rồi cho hộp sữa cô gái Hà Lan 20+ vào đảo đều cho cạn bớt nước thì cho đậu phụ tươi và chút nước mắm vào đảo đều liên tục cho tới khi cháo cạn vừa ăn thì tắt bếp, múc cháo ra bát và cho ít dầu ăn oliu vào, để nguội và cho con măm.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Công Dụng Và Cách Chế Biến Món Ăn trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!