Đề Xuất 6/2023 # Đặc Sản Quảng Bình: 25 Món Không Thể Không Ăn Khi Đến Quảng Bình # Top 15 Like | Leparkspa.com

Đề Xuất 6/2023 # Đặc Sản Quảng Bình: 25 Món Không Thể Không Ăn Khi Đến Quảng Bình # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đặc Sản Quảng Bình: 25 Món Không Thể Không Ăn Khi Đến Quảng Bình mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Du lịch Quảng Bình

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về ẩm thực, có lẽ chúng ta cần điểm qua một chút thông tin về Quảng Bình trước khi đến đây du lịch. Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Đây là nơi hẹp nhất theo chiều đông – tây của Việt Nam. Quảng Bình giáp Hà Tĩnh về phía bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía nam; giáp Biển Đông về phía đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn và tây nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên.

Nhắc đến Quảng Bình không thể không nhắc đến động Phong Nha – Kẻ Bàng, nơi được mệnh danh như “vương quốc hang động” với các nhà thám hiểm. Quảng Bình còn có những hang đá vôi tự nhiên vẫn còn hiếm dấu chân người đẹp mê ly. Trong số đó nổi bật là Sơn Đoòng – hang động tự nhiên lớn nhất thế giới rất được quan tâm thời gian gần đây. Ngoài ra, Quảng Bình còn có dòng sông Nhật Lệ – một nơi đã đi vào thơ ca nhạc họa và trở thành biểu tượng văn hóa của vùng đất này.

Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Thông thường, khi du lịch đến Quảng Bình, người ta sẽ chọn đi vào mùa khô từ tháng tháng 3 đến tháng 9. Đây là thời điểm ít mưa, ít bão, rất thuận lợi cho những hoạt động du lịch khám phá.

2. Đặc sản Quảng Bình

Đến với mỗi miền đất mới thì không biết kể làm sao cho hết những món đặc sản của nơi đó. Với Quảng Bình cũng vậy, ẩm thực của miền đất này tuy dân dã nhưng lại làm say mê thực khách ngày lần đầu thường thức. Nếu có ý định đi du lịch Quảng Bình thì có thể tham khảo danh sách 25 món đặc sản sau.

2.1. Bánh xèo Quảng Hòa

Bánh xèo Quảng Hòa là một đặc sản nhất định phải ăn khi đến Quảng Bình. Loại bánh xèo này khá lạ mắt vì làm từ gạo đỏ và ăn kèm với cá chuối, rau sống, nộm, bánh tráng và nước chấm. Gạo để tráng bánh xèo Quảng Hòa là loại gạo đỏ hay gạo lứt, ngâm cho mềm rồi đem xay mịn. Sau khi xay xong thì nêm muối, hành hẹ thái nhỏ.

Điểm đặc biệt nhất của món ăn này chính là món cá chuối. Món này được làm từ chuối sứ chưa già, đem luộc sau đó uống thành những hình thù con tôm, con cá rồi nhúng vào gia vị. Bánh xèo ngon nhất là khi ăn nóng và đầy đủ các loại hương vị đặc trưng của vùng đất này. Món bánh xèo này gây thích thú cho du khách thập phương vì nguyên liệu và cách làm khác biệt. 

2.2. Đẻn biển – đặc sản Quảng Bình

Đẻn biển là một loại rắn biển dài từ 1 -2 mét, thân nhỏ và thon, mình có vằn da nhám, có vảy, đầu nhỏ đuôi dẹt. Đây là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng và còn có thể chữa nhiều bệnh. Đen biển có nhiều loại như đẻn cá, đèn kim, đẻn bông, đẻn sọc, đẻn gai. Mỗi loại đẻn có thể chế biến thành những món ăn khác nhau nhưng đều rất ngon và bổ.

Nếu muốn thưởng thức đẻn biển chỉ cần đi dọc ven bờ sông Nhật Lệ, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều nhà hàng có món đặc sản này. Có nhiều món chế biến từ đẻn nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến ram đẻn và tiết đẻn. Để làm ram đẻn, người ta sẽ lấy con đẻn đã làm sạch bỏ hết ruột và huyết đen trên sống lưng sau đó băm nhuyễn rồi ướp gia vị.

Đến khi thịt đẻn đã thấm thì đem gói thành những cuốn ram rồi cho lên chảo chiên. Đây là món ăn rất được yêu thích vì hương vị lạ khi đến Quảng Bình. Có một điều khá thú vị là người Quảng Bình rất thích sử dụng ram trong bữa ăn, dùng ăn kèm trong những món nước. 

Ngoài ram đẻn thơm ngon thì bạn cũng đừng quên thử rượu tiết đẻn pha. Tiết đẻn đem pha với rượu uống rất thơm và là mộ bài thuốc trị nhức xương rất hiệu quả.

2.3. Cháo canh Quảng Bình

Cháo canh là một món đặc sản Quảng Bình giản dị nhưng chỉ bán duy nhất vào buổi sáng. Món ăn này là những sợi mì to ăn với nước dùng thịt cua vàng ươm khá giống bánh canh cua nhưng không đặc sệt như món ăn miền Nam này. Trong một phần cháo canh se có cá lóc, thịt nạc, tôm… Cá lóc sau khi luộc sẽ tách xương và đem thịt đi xào nêm gia vị rồi cho vào nồi nước dùng đang sôi.

2.4. Đặc sản Quảng Bình lẩu cá khoai

Lẩu cá khoai từng được vinh danh trong Top 100 món ăn đặc sản tiêu biểu Việt Nam năm 2017. Món ăn này có nhiều ở thành phố Đồng Hới nên rất thuận tiện cho du khách để thưởng thức. Cá khoai là loại cá dày thịt, ít xương nên chỉ cần bỏ đầu, bỏ đuôi đem ướp với gia vị muối, ớt, bột ngọt và củ nén là có thể ăn được. Nén là một loại gia vị họ với hành, là một gia vị không thể thiếu của người miền Trung. 

Nước lẩu thường bao gồm rất nhiều loại như lẩu khế, lẩu nấm, lẩu me, lẩu măng chua, lẩu cà chua, lẩu dưa cải… Khi bỏ cá vào nồi lẩu thì nên lưu ý không nên bỏ hết vào một lượt mà nên chia thành đợt nhỏ ăn. Loại cá này rất dễ chín, nếu để chín quá sẽ nát và mất chất. Cá khoai ngon nhất là khi ăn lúc nóng vì khi nếu để nguội sẽ rất tanh.

2.5. Bánh lọc bột sắn tôm sông

Bánh bột lọc vốn xuất phát từ vùng đất cùng đình Huế. Thế nhưng, theo chân người lao động ra đến cung đình, nó trở thành một món ăn khá lạ miệng và đặc sắc. Bánh lọc ở Quảng Bình không làm bằng bột gạo mà thay bằng bột sắn với một số nguyên liệu đơn giản như mộc nhĩ, thịt, tôm và một ít gia vị khác. Món này thường ăn với nước mắm ớt cay xé lưỡi thì mới ngon nhất.

Món ăn này thành bại ở khâu làm bột sắn. Sau khi đã lọc kỹ và luộc chín vài phần thì vớt ra và đem nhồi kỹ phần sống với phần chín. Bột nhào càng đều thì bánh càng ngon. Ở Quảng Bình, địa chỉ nổi tiếng nhất để ăn bánh lọc là mẹ Xá Đồng Hới. Bánh ở đây dày, đầy đủ gia vị, giá cả lại khá mềm. Bạn có thể ăn tại quán cũng có thể mua đem về làm quà cho người thân.

2.6. Bánh canh cá lóc

Bánh canh cá lóc hay cháo sát cá lóc là món ăn dân dã với bột gạo lứt và cá lóc thôi nhưng lại làm nhiều thực khách say mê. Cá lóc lọc hết xương đem luộc rồi dùng chính nước luộc cá để nấu nước dùng. Gạo lứt thì được ngâm thật kỹ, xay thành bột, nhào kỹ rồi cán thành từng sợi nhỏ đem luộc chín. Bánh canh cá lóc có sợi bánh dai thơm công với những miếng cá lóc vàng óng và nước dùng ngọt thanh nguyên chất. Món này sẽ tuyệt hơn khi ăn kèm với một ít hành ngò hoặc hành phi.

2.7. Đặc sản Quảng Bình canh nấm tràm

Nấm tràm thường mọc dọc theo ven bờ suối hoặc trên sườn gò đồi. Nấm có hình tròn như quả trứng gà, màu tím đậm. Muốn ăn nấm tràm thì phải đến Quảng Bình đúng mùa thì mới có. Nấm tràm mỗi năm có hai mùa là vào khoảng tháng 4 và tháng 7, tháng 8 âm lịch theo sau mỗi đợt mưa. Nấm tràm có thể chế biến rất nhiều món ăn nhưng ngon nhất phải là canh nấm tràm. 

Để nấu canh thì trước hết phải chế biến nấm thật sạch, ngâm trong nước muối loãng để bớt vị đắng. Một số người cũng thường giữ lại vị đắng vì đó là đặc trưng món ăn. Tiếp sau đó, bạn ướp tôm, thịt thật thấm rồi cho vào chảo đã phi hành thơm đảo đến khi dậy màu. Cho nước vào đun sôi sau đó mới cho nấm và rau vào sau. Bạn nêm nếm cho vừa ăn, thêm một ít lá trơn non, lá lốt xắt nhỏ cho dậy mùi. Rau để nấu canh nấm tràm thường là rau khoai lang để giảm đi vị đắng.

2.8. Cháo cá Bàu Sen Lệ Thủy

Cháo cá Bàu Sen là một món ăn chế biến khá đơn giản nhưng lại cuốn hút bởi độ tươi ngon của cá. Nếu đi dọc quốc lộ 1A đoạn ven Bàu Sen Lệ Thủy, bạn có thể ghé bất kỳ quán nào, chọn cá còn sống nhốt dưới lòng hồ rồi yêu cầu chế biến ngay. Chính vì thế thịt cá rất tươi ngon. Trong những ngày thời tiết lạnh giá, một tô cháo cá Bàu Sen nóng hổi, thơm ngon mang hương đồng quê dân dã là không gì có thể sánh bằng.

2.9. Lươn đồng, hàu

Những món ăn chế biến từ lươn đồng và hàu là những món đặc sản Quảng Bình vô cùng nổi tiếng. Không phải chỉ có Nghệ An mà Quảng Bình cũng có những món ăn làm từ lươn đồng vô cùng thơm ngon. Lươn đồng thơm mềm, còn hàu thì béo và ngon ngọt làm nên rất nhiều món ăn ngon. 

Đến đây, bạn đừng quên thưởng thức cháo lươn, súp lươn, miến lươn, cháo hàu… Tuy là những món ăn đơn giản nhưng với nguyên liệu tươi ngon và tự nhiên, bạn sẽ rất hài lòng về chất lượng của món ăn.

2.10. Sò huyết sông Roòn – đặc sản Quảng Bình

Nếu trong trải nghiệm ẩm thực Quảng Bình mà thiếu đi những món từ sò huyết sông Roòn thì thật thiếu sót. Sò huyết sông Roòn nổi tiếng là đặc sản của huyện Quảng Trạch. Chỉ ở khúc sông Roòn bắt nguồn từ núi Động Mưa đổ ra cửa Cảnh Dương mới có sò huyết thơm ngon như thế. Nơi đây là nơi giao hòa của hai dòng nước ngọt tinh khiết và nước mặn từ biển Đông. Vì thế, sò huyết sông Roòn thuộc hàng bậc nhất.

Sò huyết có thể chế biến thành nhiều món nhưng được yêu thích nhất là sò huyết tái chanh và sò huyết chần nước mắm. Những món này không chỉ ngon bởi nguyên liệu sò huyết mà còn độc đáo ở cách chế biến khác lạ của người dân Quảng Bình.

2.11. Cá sông Son Phong Nha

Nếu có đến động Phong Nha – Kẻ Bàng khám phá thiên nhiên thì đừng quên thưởng thức món cá sông Son trước khi ra về. Đây là loài cá được nuôi trên dòng nước trong và sạch ở đầu nguồn sông Non. Cá chủ yếu ăn rong tảo phù du từ lòng sông nên thịt cá rất thơm ngon và đặc trưng.

Cá sông Son có thể chế biến thành nhiều món như cá kho, cá hấp, cá om, cá nướng với gia vị hơi cay đều rất ngon. Với nguồn nước mát lành, nơi đây còn có nhiều loại cá khác cũng rất ngon như cá trắm, cá mè, cá chình…

2.12. Cơm Bồi – Ốc Đực Minh Hóa

Minh Hóa là một huyện miền núi nơi sinh sống của nhiều người dân tộc thiểu số. Nơi đây ngoài phong cảnh hoang sơ hữu tình thì có nhiều đặc sản như cua đá, tôm cọng, cá mát, rau dớn, trứng kiến… Nhưng nổi tiếng nhất trong số đó phải kể đến món cơm bồi. Cơm bồi làm từ hạt ngô, gạo và củ sắn tươi với cách làm khá độc đáo. Món này thường ăn kèm với cà lào rừng và ốc đực.

Ốc đực là loại ốc nổi tiếng đã đi vào thơ ca nhạc họa của miền đất này. Đây là loại ốc khi luộc lên chấm muối lá chanh rất ngon. Ngoài ra, nước luộc ốc nấu canh rau khoai, canh chua cũng rất rất đậm đà.

2.13. Đặc sản Quảng Bình gỏi cá nghéo 

Cá nghéo là một loại cá thuộc họ xương sụn, đẻ con giống cá mập. Loại cá này nhiều thịt, gan béo, da nhám và hơi tanh nên cần phải sơ chế kỹ. Gỏi cá nghéo là một món nhậu rất được ưa chuộng ăn kèo với rau sống và nước lèo. Ngoài ra, cá nghéo kho với gừng, nghệ và mất là một món bổ ẩm rất tốt. Cá nghéo rất bổ nên người bệnh thường được khuyên dùng loại thực phẩm này để mau chóng khỏe lại.

2.14. Bánh khoái Quảng Bình

Bánh khoái Quảng Bình khá giống với bánh xèo miền Nam. Chỉ có khác làm món này to, giòn hơn, đồng thời có cách chế biến và pha nước chấm cầu kỳ hơn. Bột bánh khoái phải là loại gạo ngon, xay nhuyễn trộn với một ít ngô để chiên giòn hơn. Trong đó có thể thêm một ít trứng và bột nghệ để trông bắt mắt và dinh dưỡng hơn.

Nhân bánh thường là thịt nạc băm ướp gia vị với một ít tôm đã qua sơ chế và một chút giá sống. Cầu kỳ hơn cả là ở phần nước chấm. Nước chấm phải có đủ những loại nguyên liệu như cà chua, dứa, bánh quy, thịt nạc, lạc rang… Bánh khoái ăn kèm với rau sống và bánh tráng tương tự như bánh xèo.

2.15. Khoai deo Quảng Bình

Khoai deo là món đặc sản Quảng Bình gắn với điều kiện nắng gió của vùng đất này. Khoai deo ngon phải chế biến từ loại khoai lang đỏ trồng trên đất thịt. Khoai lang sau khi luộc chín sẽ cắt thành lát và phơi khô từ 10 – 12 nắng cho đến khi dẻo. Khoai deo vừa dẻo, vừa ngọt như tan chảy nơi đầu lưỡi. Đây là món ăn chơi phổ biến ở Quảng Bình, nhất là trong những cô cậu học trò. Du khách đến đây đều rất thích mua khoai deo mang về làm quà cho người thân vừa tiện, vừa ngon.

2.16. Bánh tráng Tân An

Bánh tráng Tân An bên bờ sông Gianh nổi tiếng gần xa là nguyên liệu làm nên món bánh cuốn ngon tuyệt. Đây gần như là một thương hiệu vì có tuổi đời lên đến 100 năm tuổi. Gạo được chọn làm bánh là loại gạo ngon nhất, ngâm nước lạnh 3 -4 tiếng rồi vớt ra đãi sạch. Lúc này, gạo không đem đi xay mà cho vào cối giã thành bột rồi trộn với mè đã xát vỏ.

Bánh tráng xong thường phơi trên những chiếc phên bằng tre, nứa. Trước khi đem sử dụng, bánh phải được úp cho phẳng trước. Bánh tráng Tân An có hai loại chính là bánh dày để nướng và bánh mỏng để cuốn ram, làm bánh cuốn. Gân đây, người dân còn làm thêm cả bánh mè xát đường khi nướng lên thơm phức để phục vụ người dân cả nước.

2.17. Ruốc tháng sáu – đặc sản Quảng Bình

Người dân Đồng Hới có câu: “Ruốc tháng sáu là máu rồng” đủ nói lên độ quý hiếm của món ăn này. Ở vùng cửa biển Nhật Lệ, ruốc tháng sáu rất ngon và hiếm. Ngoài ra với người dân nơi đây, tháng sáu năm nào có ruốc tức năm đó sẽ được mùa cá. Theo cùng ruốc về với người dân sẽ có thêm cá nục mồng, cá cơm, cá trích. Mùa ruốc ở đây thường kéo dài đến tháng Tám âm lịch.

2.18. Mắm cá lẹp

Người dân Quảng Bình có câu: “Mắm lẹp mà kẹp rau mưng. Ông ăn to miếng, mụ trùng mắt lên”. Điều này luôn khiến du khách phải tò mò về món mắm lẹp mà người dân nơi đây khen nức nở. Cá lẹp là một loại cá chỉ to và dài bằng một ngón tay người trưởng thành. Sở dĩ nó có tên là cá lẹp bởi vì thân hình lép kẹp nhưng thịt mềm và rất béo.

Cá lẹp chế biến thành cá lẹp nướng và mắm cá lẹp đều ngon nức tiếng. Nếu đến Quảng Bình thì hãy ghé lại ăn món cá lẹp nướng chấm muối ớt để cảm nhận độ tươi ngon của món ăn này. Còn mắm cá lẹp thì có thể mua về tặng người thân hoặc để dành ăn dần khá hợp lý. Mắm cá lẹp chỉ cần đun chín là ăn được hoặc có thể dụng để nêm nếm cũng đều ngon.

2.19. Nhút tép đồng Lệ Thủy

Ngoài là một vựa lúa lớn của Quảng Bình, Nhật Lệ còn là vùng đất lành của những loại hải sản nước ngọt. Và trong những món hải sản nơi đây thì nhút tép đồng chính là món nổi tiếng nhất. Vào khoảng tháng 11 âm lịch hàng năm, số lượng tép tăng lên rất nhiều. Ăn không xuể, bán cũng không hết nên người dân tìm cách bảo quản thành món nhút tép.

Cách làm món này khá giống với mắm tôm hay mắm ruốc. Tuy vậy, nhút tép đồng thường thanh hơn, vị chua và có mùi thơm khi trộn với thính chứ không nặng mùi như những loại mắm khác. Ngày trước, nhút tép là món ăn của dân quê vào mùa rét. Người ta thường làm cả vai to rồi ăn dần trong những ngày mùa đông. Dần dần, món ăn dân dã này lại được du khách yêu thích và trở thành một đặc sản Quảng Bình.

2.20. Đặc sản Quảng Bình mực khô

Bên cạnh ruốc thì mực khô là loại hải sản phổ biến nhất ở Quảng Bình. Mực ở vùng biển Quảng Bình có thân dày, ngọt và thường rất có giá trị dinh dưỡng. Những loại mực ở dây phổ biến là mực lá, mực ống, mực ghim, mực tuộc…

Khi chọn mua mực khô ở Quảng Bình nên chọn những loại mực khô ráo, có mùi thơm và không dính lên tay khi ấn vào. Màu mực có màu đỏ hồng tự nhiên, không quá đậm, không rơi rớt và bong tróc phần nào ra. Bạn cũng nên chọn những con thịt dày, thân thẳng nhưng không nên chọn những con quá to. Mực khô Quảng Bình khi nướng nên để lửa than liu riu, khi chín mực chuyển sang màu vàng. Mực nướng bằng cồn là ngon nhất và nên ăn với tương ớt rất hợp lý.

2.21. Nước mắm Bảo Ninh

Với lợi thế đường bờ biển dài, Quảng Bình không chỉ có hải sản dồi dào mà còn có nhiều làng nghề làm nước mắm nổi tiếng từ lâu đời. Xã Bảo Ninh là một trong những làng nghề làm nước mắm thơm ngon nổi tiếng và lâu đời bậc nhất ở đây. Nước mắm làm từ cá nục mu, loại cá có thịt nạc rất mềm. Nước mắm Bảo Ninh khi ra lò không chỉ thơm ngon mà còn đẹp mắt, sánh như mật ong.

Theo người dân nơi đây kể lại, chúa Nguyễn ngày xưa rất thích loại mắm này. Đầu thế kỷ XX, nước mắm Bảo Minh đã đi khắp cả nước và sang tận nước bạn Lào. Số lượng tiêu thụ ở thời điểm đó không dưới 30 tấn một ngày. Nước mắm Bảo Minh không chỉ thơm ngon mà còn chứa hàm lượng đạm cao, rất tốt cho sức khỏe.

2.22. Sâm Bố Chính – sản vật quý tiến cung xưa

Sâm Bố Chính là món đặc sản Quảng Bình vô cùng quý hiếm đang được phục hồi gen. Loại sâm này được biết đến cách đây đã khoảng 300 năm. Đây là món đặc sản quý người xưa dùng để tiến vua chúa trong triều đình nhà Nguyễn.

Sâm Bố Chính là một món quà cho sức khỏe chẳng hề thua kém sâm Hàn Quốc. Sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt nhưng vẫn giàu dinh dưỡng, sâm Bố Chính trở thành niềm tự hào của Quảng Bình. Đây là một món quà vô cùng giá trị dành tặng người thân nếu có dịp đến vùng đất này.

2.23. Đặc sản Quảng Bình, Rượu trắng Võ Xá 

Người dân Quảng Bình có câu: “Sợ nhất Lũy Thầy, sợ nhì đầm lầy Võ Xá”. Câu nói này một phần muốn nói đến địa hình nhiều đầm lầy và cát trắng ở nơi đây. Phần khác, câu nói này muốn kể đến một loại đặc sản khá nổi tiếng của Quảng Bình là rượu trắng Võ Xá.

Làng Võ Xá có phương pháp làm rượu gia truyền đã từ hàng trăm năm nay. Nhiều tài liệu còn cho rằng, làng có từ khi chúa Nguyễn mở mang bờ cõi vào phương Nam. Rượu Võ Xá là sự kết hợp hoàn hảo giữa nước động Cát Trắng tinh khiết và gạo thôn quê lên men độc đáo. Đây là một loại rượu có mùi thơm nồng và rất được cánh đàn ông yêu thích. Đây là một trong những đặc sản Quảng Bình phản ánh rõ nét nhất văn hóa ẩm thực lâu đời của miền đất này.

2.24. Dầu lạc Quảng Bình

Ngoài những món trên, miền quê Quảng Bình cũng rất nổi tiếng với món dầu lạc nguyên chất. Lạc được trồng ở địa phương, ép theo phương pháp truyền thống và nghiêm ngặt. Và sản phẩm cho ra là loại dầu lạc không chứa cholesterol, có hàm lượng chất chống oxy hóa cao và có khả năng ngăn ngừa ung thư. 

Ở Quảng Bình hai thương hiệu nổi tiếng nhất chính là dầu lạc Phong Nha và dầu lạc Nông Việt Minh Hóa. Đây là loại đặc sản làm quà bán rất chạy với khách du lịch ở Quảng Bình. Với dầu lạc, chỉ cần một lượng nhỏ thôi là có thể mang đến vị béo thơm và bổ dưỡng cho món ăn. Đó là lợi thế của dầu lạc so với những loại dầu thực vật khác. 

2.25. Mật ong Quảng Bình

Quảng Bình là tỉnh đứng thứ hai cả nước về độ che phủ rừng và có nhiều loài hoa không chịu tác động từ hóa chất. Chính nhờ thế mà vùng đất này có những loại mật ong rừng rất quý hiếm và tốt cho sức khỏe.

Mật ong Quảng Bình có hai loại chính. Loại thứ nhất là mật ong rừng nguyên chất với số lượng hiếm và giá thành khá cao. Loại thứ hai là mật ong nuôi có giá dễ chịu hơn một chút. Đây đều là hai loại mật ong rất dinh dưỡng, có giá trị lớn về mặt y học và làm đẹp. Ngày nay, nhiều hộ gia đình ở Quảng Bình coi việc nuôi ong như một cách làm kinh tế hiệu quả và lâu dài. 

3. Những lưu ý khi đến mua đặc sản Quảng Bình

Khi đi du lịch Quảng Bình, ai cũng có nhu cầu mua những món đặc sản để làm quà cho người thân. Ngoài việc cân nhắc phải mua món gì thì bạn nên lưu ý thêm một số điểm nữa. Làm sao nào mua đúng món đặc sản vùng miền? Làm sao không mua phải những hàng kém chất lượng? Nếu cũng có những thắc mắc đó thì hãy lưu ý những lời khuyên sau.

Tìm hiểu kỹ những món đặc sản Quảng Bình trước khi có ý định mua: Điều này giúp bạn không phân vân khi đứng trước quầy hàng lưu niệm. Lựa chọn được món quà ưng ý cho người thân của mình.

Chọn mua ở những nơi uy tín: Bạn có thể mua ở trạm dừng chân hoặc những điểm bán đồ lưu niệm địa phương. Tránh tình trạng bị chặt chém và mua nhầm hàng giả.

Xem kỹ tình trạng sản phẩm và hạn sử dụng trước khi mua: Bạn cần kiểm tra xem sản phẩm có bị ẩm mốc hay chảy nước không? Bên cạnh đó, một lưu ý quan trọng là nên xem kỹ hạn sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn tránh tình trạng mất tiền một cách khó chịu và không đáng. 

Trang Trần tổng hợp

Bánh Bột Lọc Quảng Bình

Bánh lọc mệ Xuân – bánh bột lọc Quảng Bình

Ở Đồng Hới, bà Xuân không phải là người đầu tiên và duy nhất làm bánh lọc song bánh của bà thường được người tiêu dùng lựa chọn vì có phong vị riêng. Có lẽ mỗi du khách đến với Quảng Bình đều không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức hương vị bánh thơm ngon lạ của quán mệ Xuân. Không chỉ thế, bánh lọc mệ Xuân nay còn được xuất ngoại để đến với những người con đất Việt xa quê. Đây là niềm tự hào to lớn của người dân Quảng Bình.

Quán bánh này có không gian khá rộng rãi, thoáng mát. Bàn ăn sạch sẽ, ghế nhựa đơn giản đem đến cảm giác bình dân và thoải mái cho thực khách. Vậy nên quán mệ không lúc nào vắng khách.

Thêm nữa phải kể đến đó là từ chủ quán đến nhân viên đều phục vụ khách rất nhiệt tình và chu đáo. Khi nhận lời làm bánh, mệ Xuân thường hỏi rất kỹ rằng bánh ăn ngay hay mang về, quãng đường bao xa, ở trong nước hay ngoài nước, từ đó bà có cách hấp bánh riêng để bảo đảm không bị hỏng sau thời gian vận chuyển. Nhiều khách hàng khó tính, kể cả những người đến từ Huế – quê hương của món bánh bột lọc cũng đều phải thừa nhận hương vị đặc biệt của bánh mệ Xuân.

Địa chỉ: Ngõ 15, Lê Thành Đồng, Tp. Đồng Hới, Quảng Bình

Bánh lọc nậm Hương Hoài – bánh bột lọc Quảng Bình

Tuy chỉ là một quán lề đường nhỏ, tiệm bánh bột lọc Hương Hoài số 1 Đường Lê Thành Đồng từ lâu đã là một điểm đến quen thuộc mỗi khi người Quảng Bình thấy thèm hương vị bánh bột lọc.

Bánh bột lọc ở đây được gói lá chuối, hấp trên bếp than. Khi tháo lớp vỏ nóng hổi, những chiếc bánh hấp dẫn với lớp bột mịn bao quanh nhân lộ ra, toát ra hương thơm tự nhiên của lá chuối ám vào lớp vỏ bánh mềm mại. Cắn miếng bánh mềm dai chấm với nước mắm đậm đà, cay thơm đều tan dần trong miệng, mang đến cho thực khách hương vị khó quên.

Một điểm đặc biệt nữa làm nên sức hút của quán bánh Hương Hoài đó là nước chấm. Bánh bột lọc dù có ngon mấy mà nước chấm kém vị thì cũng làm hỏng cả món ăn. Nước chấm ở đây có màu nước trong, vị thanh là sự hòa quyện của nước dùng nấu từ đầu tôm, nước mắm và một ít ớt trái xắt lát. Thoạt đầu khi ăn bạn có thể cảm nhận vị hơi lạ nhưng ăn xong lại nếm trải được dư vị tuyệt vời.

Có thể thấy, đồ ăn ở quán được nhiều bạn trẻ đánh giá là vừa ngon vừa rẻ, lại đầy đặn và vô cùng phong phú. Ngoài ra, một điểm cộng nữa cho quán là mặc dù quán luôn đông khách nhưng thái độ phục vụ vẫn thân thiện, cởi mở, các yêu cầu được đáp ứng nhanh chóng nhất có thể. Đặc biệt chị chủ quán lại cực kỳ vui tính và hiếu khách, sẵn sàng chia sẻ công thức nấu ăn với khách hàng.

Địa chỉ: Số 1 Lê Thành Đồng, TP Đồng Hới, Quảng Bình

Bánh Bột Lọc Hiên Thủy – bánh bột lọc Quảng Bình

Bánh lọc Hiên Thủy cũng là một quán bánh không thể không kể đến trong danh sách các quán bánh bột lọc ngon ở Quảng Bình.

Quán bánh lọc nằm ngay mặt đường rất dễ tìm. Không gian quán giản dị như chính những chiếc bánh mà quán làm ra vậy. Là một quán ăn vỉa hè bình dân mà hương vị lại không bình dân chút nào nên quán thu hút được rất nhiều thực khách.

Vỏ bánh trong suốt, mềm mềm dai dai, được gói rất khéo nên trông gọn gàng. Đối với nhân bánh, thịt ba chỉ và tôm đã được nêm gia vị và được xào qua trước nên ăn rất vừa miệng mà đậm đà. Cắn miếng bánh mà vị ngọt từ thịt tôm ngập trong miệng. Thêm nữa là vị nước chấm chua cay ăn kèm bánh thì không chế vào đâu được.

Địa chỉ: Số 11 Thanh Niên, Tp. Đồng Hới, Quảng Bình

Dù không phải là quê hương của bánh bột lọc nhưng bánh bột lọc Quảng Bình vẫn mang nét đặc sắc riêng, từ cách chế biến đến hình thức, hương vị được đánh giá là ngon không kém bánh bột lọc Huế.

Cá Lăng Nấu Món Gì Ngon Tại Quảng Bình

Cá lăng nướng

Cá lăng nướng, món ăn chế biến từ thịt cá lăng được nhiều người yêu thích nhất. Tùy từng khẩu vị của từng người, từng gia đình người nấu cá sẽ ướp với các gia vị khác nhau. Một vài món cá lăng nướng được mọi người yêu thích: cá lăng nướng riềng mẻ, cá lăng nướng muối ớt, cá lăng nướng sốt tiêu xanh… Mỗi món ăn sẽ có một hương vị riêng, tuy nhiên món cá lăng nướng riềng lại được yêu thích hơn cả. Để chế biến món cá lăng nướng riềng mẻ thì điều đầu tiên là cần sơ chế sạch sẽ thịt cá lăng.

Sau đó, ướp cá cùng với dầu ăn, nước mắm, chút mẻ chua, bột nghệ, riềng, chút đường trong khoảng 1 tiếng để cho ngấm gia vị vào trong thịt cá. Khi cá đã ngấm đầy đủ gia vị thì mới nên đem đi nướng (nên nướng bằng than hoa – thịt cá sẽ thơm hơn và ít độc hại hơn). Cá lăng nướng riềng mẻ ngon và đạt yêu cầu là phần thịt bên trong mềm, bên ngoài vàng đều thơm cháy cạnh. Khi ăn thịt cá lăng nướng riềng, các bạn có thể ăn kèm cùng với rau sống, chuối xanh, khế chua, bún và không thể thiếu nước mắm chua ngọt đậm đà.

Cách chế biến cá lăng kho

Nên kho cá trong khoảng từ 4 – 5 tiếng đồng hồ thì thịt cá mới mềm, thơm và đậm đà gia vị. Cá lăng kho riềng ăn cùng cơm trắng nóng hổi thì vô cùng tuyệt vời. Cá lăng rửa sạch sau đó ướp cùng với nước cốt riềng, bột nghệ, nước mắm, dầu ăn, mắm tôm, gia vị và mẻ chua. Trong khi đợi cá ngấm gia vị thì các bạn nên rán đậu vàng giòn, cắt khúc và luộc sơ qua chuối để giảm đi vị chát. Sau khi cá đã ngấm gia vị thì phi hành tỏi thơm và cho thịt cá vào xào qua. Tiếp theo, cho thêm nước và các nguyên liệu khác vào om đến khi ngấm đều gia vị thì mới cho thêm thìa là và tía tô vào trong nồi.

Khi thưởng thức món cá lăng om chuối đậu nóng hổi các bạn nên ăn kèm cùng một chút bún để tránh bị ngấy. Ngoài 3 món ăn kể trên, còn rất nhiều các món ăn đặc sắc khác được chế biến từ thịt cá lăng như: cá lăng chiên, khô cá lăng chiên phồng, chả cá lăng vô cùng nổi tiếng tại Hà Nội, cá lăng trộn hành tím, cá lăng rán, cá lăng nấu ngót, cá lăng om dưa, cá lăng om măng, cá lăng xào, cá lăng sốt cà chua, cá lăng trộn chua ngọt…

Nơi cung ứng bỏ sỉ Cá Lăng tại Quảng Bình

Mua hàng số lượng lớn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại: 0905279878 chúng tôi để thương lượng giá sỉ.

Liên hệ:

Chợ hải sản Đà Nẵng chuyên mua bán sỉ lẻ Mực Kim, Cua Lột, Răng mực, Mực trứng, Cá Hồi Nauy nguyên con tại Đà Nẵng – Hội An – Quảng Nam – Quảng Ngãi – Huế – Kon Tum – Gia Lai.Số điện thoại: 0905279878 chúng tôi để thương lượng về giá cả và đặt hàng nhanh nhất.

Sản phẩm phát triển bởi Công ty cổ phần NVQ – Trực thuộc Ohavn GroupĐịa chỉ: 98 Thanh long, p Thanh Bình, q Hải Châu, tp Đà NẵngĐiện thoại: 0236.6569969Hotline: 0935.000.373 mr NamEmail: ctycophannvq@gmail.com

9 Món Đặc Sản Ngon Nổi Tiếng Của Bình Phước

Những món đặc sản ngon nổi tiếng của tỉnh Bình Phước không xa hoa đắt đỏ mà vô cùng dân dã, bình dị song vẫn khiến du khách gần xa khó lòng quên được.

Bánh hạt điều là đặc sản khác từ hạt điều được khách du lịch tới Bình Phước được ưa thích. Nguyên liệu chính để làm bánh hạt điều là hạt điều, bột nổi, bột quế, trứng gà, đường, bột mì, một chút dầu ăn.

Trước khi làm bánh người ta đem hạt điều rửa thật sạch, ngâm trong nước khoảng 10 phút cho hạt điều mềm, sau đó vớt hạt điểu ra và để hạt điều ráo nước, muốn nhanh có thể dùng khăn thấm khô. Tiếp theo trộn các nguyên liệu bột mì, bột nổi, bột quế cho hòa đều với nhau. Sau đó bơ và đường được cho vào máy đánh tơi thành kem, sau đó cho trứng với dầu ăn vào đánh chung.

Cuối cùng mới cho tất cả bột vào máy đánh đều tạo thành hỗn hợp cuối cùng. Sau khi tất cả đã xong thì cho hạt điều vào trộn thật đều. Bánh sau khi đã được chuẩn bị xong phần nguyên liệu thì đem vào lò nướng, ở nhiệt độ khoảng 1.500-2.000 độ C. Bánh hạt điều khi chín sẽ có màu vàng của trứng, màu trắng của bột, kết hợp với mùi thơm và vị giòn tan của hạt điều, mùi thơm của bột quế, vị ngọt của đường, vị béo của dầu ăn rất hấp dẫn.

Là vùng đất chuyên trồng điều vì thế hạt điều rang muối Bình Phước luôn giữ được nguyên vỏ lụa, vị ngọt, hương thơm đậm đà. Khi ăn hạt điều giòn tan và giữ được hương vị lâu hơn hạt điều vùng khác.

Vỏ lụa là lớp vỏ mỏng màu loang lổ nâu đôi khi pha nhiều sắc trắng là lớp phân cách giữa nhân hạt điều ăn được và lớp vỏ cứng bảo vệ bên ngoài. Trong quy trình bóc tách hạt điều lấy nhân, khâu bóc tách lớp vỏ lụa này là một trong những khâu phức tạp nhất bởi rất dễ làm vỡ hạt gây giảm giá trị đáng kể cho sản phẩm. Tuy nhiên đối với hạt điều rang muối, việc bóc lớp vỏ này thực sự không khó, đặc biệt là với cách xử lý của đội ngũ rang mộc lành nghề của chúng tôi. Đây cũng là nguyên nhân người tiêu dùng dành nhiều thiện cảm cho loại hạt này.

Món ăn này quý hiếm bởi để có nguyên liệu chế biến phải mất nhiều công sức. Ve sầu là côn trùng sống nhiều trên các cây điều, cao su hoặc cây rừng tại Bình Phước. Ve sầu, sau mùa hè, chúng sẽ lột xác hàng loạt trên cây điều, cao su… Vào đầu giờ tối , khoảng 17-18h chúng lột xác đồng loạt và rất nhanh, ta có thể thu hoạch chúng và chế biến. Và những con ve lột xác này gọi là ve sầu sữa.

Sau khi bắt ve, người ta bỏ ve vào túi ni – lông rồi bịt kín lại và mang đi chiên (rán) giòn. Bắc một chảo dầu lên bếp, đợi dầu sôi lên, nhanh tay bỏ ve vào. Khi ve vàng và tỏa mùi thơm là ve đã chín. Món ve sầu chiên giòn thường ăn kèm với ra sống và nước mắm tỏi ớt. Những con ve vàng óng, béo ngậy và giòn tan cùng với hương thơm rất cuốn hút và hấp dẫn.

Tới Bình Phước, để mua lá nhíp dễ hơn mua đọt mây. Các phiên chợ huyện và dọc đường về buôn sóc của đồng bào S’tiêng là địa điểm dễ tìm mua. Lá nhíp non có màu đỏ phớt, dưới cuống lá màu xanh. Khi nấu chín, lá có vị dẻo, ngọt và bùi. Không chỉ thơm ngon, lá nhíp còn cung cấp nhiều năng lượng, giúp phục hồi sức khoẻ.

Ngoài dùng để nấu canh thụt, bây giờ lá nhíp còn được các quán ăn, nhà hàng biến chế thành nhiều món ăn hấp dẫn như: Lá nhíp xào với thịt bò, lòng gà, nấu lẩu, nấu canh với cá, tôm… lá nhíp là một trong những món ăn khoái khẩu của tê giác nên rất bổ dưỡng.

Đọt mây là một món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người đồng bào S’Tiêng ở Bình Phước. Đọt mây nướng dưới than củi hồng, thơm thơm, ngầy ngậy.

Ăn đọt mây, bạn sẽ cảm thấy ở cổ họng vị đăng đắng xen ngọt và mát. Chấm đọt mây với muối ớt the nồng cộng thêm chút chanh, bạn đã tìm được ngũ vị tinh túy trên đời. Không chỉ vậy ăn đọt mây còn trị được chứng chướng bụng, đầy hơi và giải rượu.

Cơm ống hay còn gọi là cơm lam là cơm được nấu chín trong ống tre, nứa hoặc ống lồ ô là món ngon của Bình Phước. Tùy theo người dùng có thể nấu bằng gạo tẻ hay gạo nếp và có thể trộn với các loại đậu xanh, đậu đen, đậu phộng… Ống tre được chọn để nấu không quá non cũng không quá già. Sau khi nướng chín cơm, để nguội rồi tước bớt lớp vỏ ống cho thật mỏng, khi dùng chỉ cần cắt thành những khúc nhỏ rồi bóc lớp vỏ tre mỏng bên trong là ăn được.

Cơm ống vừa dẻo vừa bùi lại thêm mùi thơm đặc trưng của ống tre nướng nên ai cũng thèm được thưởng thức. Nếu muốn thưởng thức hết vị ngon của cơm ống, khi ăn nên chấm với muối lạc hoặc muối vừng.

Heo thả rong là đặc sản của sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) được nhiều du khách biết đến. Đây là loại heo được nuôi bán hoang dã, hoàn toàn không dùng thức ăn chế biến nên chất lượng thịt ngon, ít mỡ. Loại heo nuôi thả rong này còn được gọi bằng nhiều tên khác như: Heo tộc, heo do đồng bào nuôi…

Heo được nuôi bán hoang dã: ban ngày, chúng được thả rong và tự tìm thức ăn từ các loại rau, củ và những thứ gì tìm được; ban đêm, chúng trở về nhà chủ. Heo thả rong vận động suốt ngày và ăn nhiều chất xơ nên heo gần như không có mỡ, thịt ngọt và dai. Heo thả rong được chế biến nhiều món như giả cầy nướng… Thịt heo làm sạch, để nguyên da ướp với gia vị rồi nướng trên than hồng là món được xem là ngon nhất trong các cách chế biến thịt heo thả rong. Thịt heo nướng ăn kèm với chuối chát, rau sống, nhất là rau rừng được hái ở chân núi Bà Ra hay rừng Bù Gia Mập càng ngon.

Nếu xem cồng chiêng là ngôn ngữ để con người giao tiếp với thiên nhiên, thì rượu cần là “phương tiện” để người S’tiêng gần nhau, hòa nhập, trao đổi, cởi mở với nhau. Rượu cần S’tiêng không chỉ là thức uống đơn thuần mà nó gắn chặt với đời sống văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng, không thể thiếu trong lễ hội và những nghi lễ có tính dấu mốc của đời người…

Khi được mời uống rượu cần, để thể hiện tình cảm với người mời, bạn dùng tay vuốt nhẹ cần từ dưới lên rồi mới xin phép được uống. Lúc uống phải uống thật lòng. Vì khi cùng uống, chủ nhân thường nhìn thẳng mặt khách, vừa tỏ lòng tôn trọng, thiện cảm nhưng cũng vừa tỏ ý thăm dò khách có thật tình không.

Ai đã từng đi ngang qua một rừng điều đương vụ sẽ không thể nào quên hương thơm da diết của điều. Điều vàng, điều đỏ lúc lỉu trên cây, rồi rụng la liệt dưới gốc cây, tỏa mùi thơm ngát. Vì sản phẩm chính để thu hoạch là hạt điều nên trái điều không được trọng dụng lắm. Nhưng trẻ con vùng điều vẫn thích chọn những trái điều mọng nước, ngon lành nhất để chấm muối ớt, vừa ăn vừa… sặc mà thấy thú vị.

Cắn một miếng, nước điều tứa ra đầy chân răng, vừa chua vừa ngọt, lại có thêm vị chát nhẹ. Chính vì vị chát đó mà điều không được xem là loại trái cây ngon. Đôi khi người ta cũng lấy điều làm gỏi. Vì vị chua ngọt của trái điều tự thân đã là thứ nước trộn tuyệt vời, chỉ cần thêm chút vị mặn, rồi thêm tôm thêm thịt là được món ăn lạ. Còn điều kẹp mắm thậm chí đã thành một món trong bản thực đơn của một nhà hàng sang trọng. Bạn thử đi, rồi nhớ trả lời câu đố vui thuở nhỏ: “Quả gì hột chẳng ở trong…”

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đặc Sản Quảng Bình: 25 Món Không Thể Không Ăn Khi Đến Quảng Bình trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!