Cập nhật nội dung chi tiết về Dê – Lai Rai Năm Mùi mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhân năm Mùi, kể hầu bạn, đọc chơi, chuyện nhậu Dê – ấn tượng của tôi.
Xin nói ngay, những chuyện như thế này bạn có thể kể tiếp – những ấn tượng của bạn.
Dê quá hoi
Một số loài động vật, khi ăn thịt chúng, thấy có mùi đặc trưng riêng. Có các từ để chỉ những mùi đó. Như cá có mùi tanh; trâu, bò mùi gây; dê, cừu mùi hoi v.v. Song nếu tanh, gây, hoi… quá mức thì người ta bảo tanh lộng óc, rất gây, rất hoi, thậm chí được đẩy lên mức cao hơn, gọi là hôi, rất hôi.
Dê là một loài đặc biệt – con cái cũng có râu.
Chuyện ở huyện nọ, vùng miền đông tỉnh Quảng Ninh, thời đói kém. Hội nghị về an ninh biên giới. Bếp UBND huyện gần hội trường hội nghị. Một nhóm người đang thui dê. Khói ấm nồng mùi khét. Hội nghị sôi nổi hẳn.
Quả nhiên, bữa liên hoan chia tay sau hội nghị, bàn ăn chỉ toàn thịt dê. Có hai món tôi không bao giờ quên, đó là rượu tiết dê và xương dê nấu măng. Hai món này không còn là hoi nữa: Nó rất hôi. Lúc vào bàn, ai cũng thấy hớn hở, nhưng sau khi trút xong ly rượu tiết dê đầu tiên “trăm phần trăm”, ai nấy, nhất là các quan khách ở tỉnh về, có vẻ rụt rè với bữa ăn. Rượu tiết dê thì hôi và hăng. Món nấu măng, xương dê chặt lổn nhổn, hổ lốn như món… xương chó ninh măng thường thấy ở quán thịt chó vậy. Có khác chăng xương dê thì cứng, ít thịt bám, lại chỉ nấu với măng, muối, không có gia vị gì thêm, nấu không kịp nhừ, cho nên cũng hôi vô kể. Mà, sau đó, thêm nhiều lần nhậu dê, tôi không gặp lại ở đâu món xương dê nấu măng này.
Dê hoi đặc trưng
Dê cụ.
Chẳng bao lâu sau, tôi lại được nhậu một bữa dê, sự hoi chỉ là nét đặc trưng; ở một trại giam nọ, do vị giám thị trại giam đãi. Rượu tiết dê thơm hăng hăng, vị hơi đớt đớt. Tiết canh dê đánh trong đĩa sâu lòng, ăn thấy đậm đà, hoi chỉ hơi phảng phất. Nhân đó mà hỏi chuyện khổ chủ, sao các món ấy ít hoi. Khổ chủ thịnh tình, cho gọi người làm hai món ấy, cũng là kẻ giết dê (ông ta là tù nhân sắp mãn hạn, được làm các việc phục vụ ban giám thị). Ông ta bảo, tiết để pha rượu và đánh tiết canh, khi giết dê phải lần “tia đỏ” (động mạch), cắt, hứng cho chảy luôn vào lượng rượu định pha, đủ mức thì chuyển qua tiết hãm để làm tiết canh. Cắt “tia đỏ” lấy đủ hai thứ tiết trên rồi, cho chảy hết máu rồi, lúc ấy mới cắt nốt “tia đen” (tĩnh mạch), nằm ngoài, ngay bên cạnh “tia đỏ”, cho dê chết hẳn; máu của “tia đen” bỏ đi. “Chuyện ông (chỉ tôi) kể ở huyện nọ, rượu tiết dê hoi có thể họ làm không đúng quy trình đó. Chuyện xương dê nấu măng, có thể là do tận dụng. Thời đói kém mà! Nấu thế thì hoi, thậm chí hôi, là không tránh khỏi, nhất là dê đã già, xương cứng”. Nhân đó tôi hỏi thêm có phải đánh dê trước khi thịt hoặc dùng dấu hình trăng lưỡi liềm nung đỏ ấn vào gáy dê, chỗ gốc sừng, nơi có hạch hôi thì hết hoi, như lâu nay nhiều người nói, người mách? Ông tù nhân sắp mãn hạn cười: Chả nhất thiết phải nhiêu khê đến thế. Cứ làm theo cách tôi nói ở trên.
Mùi toàn dê
Lẩu dê.
Ở quán Dũng Râu, Hà Nội, đường Hoàng Quốc Việt, gần ngã tư rẽ đi Cổ Nhuế, năm 2001. Rét. Trời mưa dầm. Dê nướng hoả lò. Lẩu dê. Đông đúc, chen chúc, ồn ào. Rét mướt thế mà vào trong quán ấm sực. Sực hơn, đó chính là sự hoi nồng mùi dê, thấm đẫm toàn quán đến từng ngõ ngách. Bảo đảm, nếu ai không khoái lắm món dê, không chịu được mùi hoi ở quán này. Lại còn chuyện, lúc khoảng sáu giờ, sáu rưỡi tối, ngồi ở tầng một, đang nướng nầm dê trên than hồng, bỗng giật mình bởi một đàn dê ở cửa hậu tràn vào: Họ lùa dê nhốt trả lại trên một phòng ở tầng 4, ban đêm, tránh mất cắp, sáng sau lại lùa xuống chỗ quây cạnh khu bếp. Những con dê chen chúc nhau leo lên cầu thang, chạm cả vào người ngồi ăn bàn ngay cạnh đó. Tiếng dê kêu be be inh ỏi. Thấy thật là hỗn độn, nhưng thú vị.
Đi ăn về, qua một quãng đường dễ gần cây số dưới trời mưa dầm, gió bấc; vậy mà vừa bước vào một phòng ký túc, rất đông những đứa đang xúm vào cỗ “phỏm”, bọn chúng bỗng đều ngẩng phắt đầu lên, nhìn tôi xoi mói, rồi gần như cùng đồng thanh: Vừa đi Dũng Râu về hả? Hôi lắm! Hôi rình!
35. Hay chuyện dùng nhiều tiết dê
Không hiểu sao người ta gọi người có “máu dê” là 35. Có một cách giải thích có vẻ hay hay: 35 là 3+5. 3+5=8. 8 là thứ tự chỉ năm con dê (năm Mùi) trong 12 con giáp: Tý (chuột) (1), Sửu (trâu) (2), Dần (hổ) (3), Mão (mèo) (4)… và đến Mùi (dê) (8), Thân (khỉ) (9), Dậu (gà) (10)… 35 cũng là để chỉ số tuổi. Tuổi 35 được cho là tuổi chín thuần thục nhất về tính dục. Sinh hoạt tình dục với người độ tuổi 35 được cho là mạnh mẽ và hăng hái nhất. Mà chuyện hăng hái được gắn với dê (đặc biệt là dê “cụ”). Nên người tuổi Mùi cũng thường được cho là người rất hăng hái trong chuyện gối chăn.
Tiết canh dê.
Bữa rượu tiết dê, tiết canh dê ở trại giam nọ, bạn ngon, chỗ ngồi ngon, giờ ngon, thức nhắm ngon và rượu ngon, tôi được bạn mời “máu” dê gần như suốt bữa: uống toàn rượu tiết dê, ép ăn tới gần hai đĩa to tiết canh dê. Khoảng mười rưỡi đêm, dùng dằng chia tay, mãi cũng về đến một trường trung cấp nghề ở gần đó, để sáng mai làm việc sớm với lãnh đạo nhà trường.
Đi qua ký túc xá sinh viên. Những phòng nghỉ còn sáng choang ánh đèn. Những nữ sinh măc quần áo ngủ ngồi học bài hoặc đi lại trong phòng… Về đến phòng lột quần áo ngoài đi nằm. Nhưng mãi không ngủ được. Tôi thấy người mình cứ nóng phừng phừng, đến mức phải bật dậy, đi đi lại lại trong phòng. Rồi cuối cùng, không chịu được, phải mở cửa phòng, đi ra ngoài hành lang, cho gió lạnh thốc vào; cứ hướng mắt mãi về khu đèn sáng…
Sáng sau, mệt mỏi, bơ phờ, tôi đem chuyện đêm qua kể cho bạn đồng nghiệp đi cùng, anh ta thở hắt: Tác dụng của “máu dê” đấy! Ăn nhiều nó sinh ra thế đấy! Mà ông lại đang tuổi 35 phải không?
Dâm dương hoắc
Nhậu dê, chuyện ồn ào nhất là chuyện dê “cụ”. Ai cũng tỏ ra mình đã được chứng kiến cảnh con dê cụ mỗi sáng mở cửa chuồng thì án ngữ ngay nơi cửa, mỗi dê cái đi qua đều phải… xong thì mới cho qua. Thậm chí, nếu con dê cái nào hôm đó lừa lách qua được, thì cả buổi không được yên, không kịp ăn, vì dê cụ cứ săn đuổi nó suốt. Gớm, sao mà lắm dẫn chứng, lắm ví dụ. Tranh nhau nói.
Nhân thưởng thức ngọc dương, chúng tôi mời được “đại chủ quán” ra uống chén rượu giao lưu: Ông Dũng Râu. Một người cao, gầy, ăn vận như một viên thư lại thời Pháp, chống gậy ba toong, khó đoán tuổi, nhưng ước cũng đã ngoài sáu mươi. Nét đặc biệt để làm nên biển hiệu nhà hàng của ông chính là chòm râu ông ta để, đúng là chòm râu dê. Râu của ông ta cũng chỉ đủ tạo ra chòm râu đó. Ông ta cười điệu cười rất giống dê kêu và vừa cười vừa nói: Quán tôi có tên Dũng Râu, còn tôi, người ta gọi là Dũng Dê…
Hạt mùi, lá sung non…
Lại nhớ về thời đói kém, cơ quan báo Quảng Ninh được một đơn vị quý mến gửi biếu 2 con dê nhân ngày lễ Quốc khánh của toàn dân tộc. Sau đó lại cử người về thịt và chế biến hộ. Tôi tò mò đứng xem họ làm thịt dê, rồi xin lọc lấy một ít thịt những chỗ họ bỏ đi (thịt sỏ, thịt chân…), được chừng nửa cân. Mang về nhà, giở sách nấu ăn “Các món ăn Việt Nam” do Văn Châu biên soạn (NXB Phụ nữ), thấy chỗ thịt mình đem về chỉ có thể nấu món nhựa mận, bèn quyết định làm món nhựa mận dê theo sách. Trong các gia vị để chế biến món này, có một gia vị lạ (với tôi), đó là hạt mùi, lúc ấy không dễ kiếm. Cuối cùng thì cũng kiếm được khi đến HTX trồng rau. Họ cho một nhúm. Chế biến và nấu theo đúng hướng dẫn của sách. Khi ăn, vô cùng thích thú, xen lẫn ngạc nhiên: nhựa mận dê thơm lựng, thoảng mùi sữa, không có một chút hoi nào. Mẹ vợ tôi chưa ăn thịt dê bao giờ cũng công nhận là rất ngon, “trước, tôi cứ tưởng thịt dê là hoi lắm”.
Nầm dê nướng.
Vậy mà, từ thuở ấy đến nay, nhiều lần được thưởng thức lại nhựa mận dê ở các hàng quán, tôi không thấy ở đâu có được hương vị như tôi đã làm. Rõ ràng, ở quán bây giờ, hình như họ không chú ý nhiều đến món này, hoặc như, nấu nó, có lẽ họ đã không kiếm tìm đủ gia vị, nhất là hạt mùi…
Cũng như thế, mới đây tôi được nhậu dê ở gần Nhà máy xi măng Bút Sơn (Hà Nam), quán gần sát chân núi, lá sung non nhiều, tươi nguyên, để cả cành nhỏ, tự vặt khi ăn, ăn kèm với món tái dê chấm tương gừng, sao mà bùi, mà ngọt thế. Ấn tượng nhất là lá sung non, có cảm giác ngoài bùi, ngậy, còn cảm thấy rất mơn man…
Thế mới biết nghề “ăn” cũng lắm công phu!
Ăn hết một vườn khoai môn, một ao cá, một đàn dê
Một năm, nhân nghỉ tết dương lịch, tôi về nhà bạn ở huyện Tuần Giáo, Lai Châu (nay là Điện Biên). Bạn người dân tộc Thái. Bạn hỏi tôi: Về đây muốn ăn gì? Tôi nói: Ăn tất cả các món đặc sản của người Thái hay làm để đãi khách. Và tôi đã được đáp ứng. Riêng ở nhà bạn, tôi được ăn canh môn (dọc, lá cây khoai môn, loại “bánh tẻ”, loài không ngứa, nấu nát nhuyễn với da trâu khô (da gác ở gác bếp, lấy xuống, đem nướng phồng, sau cạo rửa sạch, dần kỹ, thái mỏng, nấu lẫn; món canh môn này còn phải có thêm hoa riềng dại và cà pháo “sót”, vặt được ở trên nương); cá nướng kiểu người Thái, đánh ở ao nhà lên; và… một con dê. Chỉ có điều, cắt dọc khoai môn khắp vườn mới đủ nồi canh, kéo lưới rê chà đi xát lại mấy lượt ao mới được 6 con cá trôi cỡ 3 lạng/con, vừa đủ 3 gắp nướng. Ấn tượng và thấy hơi xót thương, ấy là bạn đã thịt một con dê con, cỡ chừng 7 kg trong đàn dê ít ỏi của gia đình. Đông bà con trong họ hàng đến chia vui, ngồi ăn thành một dãy dài. Tôi được bạn gắp cho một miếng xương bả vai dê, nó nhỏ bằng lòng bàn tay trẻ con, còn nguyên gồ thịt, không lọc. Ăn, và ngạc nhiên, dê như dê luộc, chỉ hơi đậm chút chút. Rất thơm mùi sữa dê. Hỏi cách nấu. Bảo: Bỏ tất vào nồi, đổ nước, đun sôi lên, cho chút muối là được. “Sao không thấy hoi?”. “Dê non!”.
Tiếng kêu e… e… , nhỏ, mỏng và mảnh của chú dê non khi bị giết thịt cứa vào lòng…
Thịt dê nướng xiên.
Mùi – “phát”
Tính theo “can – chi”; 12 con giáp, thứ tự năm Mùi đứng thứ 8; 8, âm Hán đọc là “phát”. Năm nay là năm Ất Mùi, “phát” lại càng “phất”, càng “ngất”… ngư hơn. Các cặp vợ chồng cũng thích sinh con vào năm này.
Lai rai kể 8 “phát” cà kê dê… cụ, tặng bạn đọc nhân năm Mùi vừa đến.
Trần Giang Nam
Thịt Dê Xào Sa Tế: Món Nhậu Lai Rai Cho Cánh Mày Râu
Cập nhật vào 04/12
1. Cách làm sa tế
Nguyên liệu:
100g ớt hiểm
200 g sả cây
3 muỗng canh ớt bột
2 củ tỏi
1 chén ăn cơm dầu ăn
2 muỗng canh đường
2 muỗng canh bột nêm
Cách làm:
Bước 1: Ớt tươi, xả, tỏi băm nhỏ.
Bước 2: Ngâm ớt bột với nước nóng vởi tỉ lệ 3 muỗng canh ớt bột thì chỉ cần 3 muỗng canh nước nóng. Bước này vừa giúp bột ớt được mềm hơn, vừa giúp bỏ được bớt mùi quá hăng từ ớt bột để khi ra thành phẩm, sa tế chỉ có vị nhẹ nhẹ của ớt, thơm mùi sả, tỏi rất dễ chịu. Cách làm sa tế ăn bún bò cũng làm tương tự như vậy.
Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng, cho sả vào xào sả. Một điểm rất đáng lưu ý đó là sả cực kì hút dầu nên rất dễ bị khô. Vì vậy nên cho nhiều dầu một chút để khi sả khô lại là lúc sả vừa bốc được mùi thơm tự nhiên chứ không phải kiểu mùi thơm do cháy xém. Sau đó, bạn cho lần lượt tỏi, ớt băm vào.
Bước 4: Tiếp tục cho ớt bột đã ngâm nở vào xào chung. Cho 2 muỗng canh đường cùng 2 muỗng bột nêm vào rồi để lửa liu riu cho đến khi sa tế keo lại là được. Ở giai đoạn này, nếu muốn dùng cách làm sa tế tôm thì trước đó hãy ngâm tôm khô với nước nóng cho mềm, giã nhỏ rồi cho vào rim chung với ớt, bột nêm, đường, sả.
Bước 5: Khi sa tế đã keo lại thì để cho thật nguội rồi mới cất vào hũ để dùng dần. Hũ đựng phải rửa thật sạch, tráng qua nước sôi, để khô trước khi dùng đựng sa tế. Chỉ qua vài bước thật nhanh thôi là ta đã có ngay một hũ sa tế ớt rồi. Dùng ăn kèm trong bữa cơm hằng ngày, ăn lẩu, đồ nướng đều tuyệt cả. Chắc chắn rằng bạn sẽ thành công với cách làm sa tế ớt như trên vì thật quá đơn giản và rất ngon miệng.
2. Cách làm món thịt dê xào sa tế
Nguyên liệu:
Thịt bò xào rau cần là một món ăn vô cùng phổ biến. Nhưng không phải ai cũng biết được cách làm món ăn này. Các bạn muốn biết công thức để thực hiện món ăn này hãy tham khảo tại: Cách làm thịt bò xào cần tây.
Cách làm:
Bước 1: Vì thịt dê để xào là phần đùi dê, không có mùi hôi dê nên bạn chỉ cần khò da dê sau đó cạo sạch phần lông là đã có thể chế biến được. Thịt dê sau đó cắt lát mỏng vừa ăn, ướp với 5g tỏi + 10g dầu hào + 5g dầu ô liu + 20g bột năng + 20g sa tế + 20g nước tương + 20g tương ớt trong khoảng 20 phút.
Bước 2: Ớt chuông rửa sạch, cắt bỏ cuống, bỏ hạt, cắt thành miếng hình múi cau. Hành tây cũng bỏ vỏ và cắt miếng tương tự.
Bước 3: Bắc chảo lên chờ chảo nóng thì cho dầu ăn vào và 5g tỏi vào phi thơm lên, sau đó cho ớt chuông và hành tây vào xào, đảo đều tay, chú ý bật lửa to để hành và ớt không bị ê. Tiếp theo cho thịt dê đã ướp vào đảo liên tục tầm 15 phút đến khi thịt chuyển sang màu đỏ thì lúc này dê đã chín ta tắt bếp và cho dê ra đĩa.
Những lưu ý khi ăn thịt dê bạn nên biết
Thịt dê có thể chế biến thành nhiều món có vị thơm ngon, hấp dẫn nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu tâm đến một số vấn đề như:
* Không ăn quá nhiều: Thịt dê có tính nóng, nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Đặc biệt, bạn cũng nên tránh ăn thịt dê nếu đang bị nóng trong người, lở miệng, nhiệt lưỡi, sưng chân răng, đau mắt đỏ…
* Không uống trà sau khi ăn thịt dê: Trà xanh có chứa axit tannic, còn thịt dê lại có nhiều protein nếu kết hợp lại sẽ dễ gây ra tình trạng táo bón. Nếu để táo bón kéo dài lâu sẽ khiến các chất thải và độc tố hấp thụ ngược vào cơ thể, gây hại cho sức khỏe.
* Không ăn thịt dê với giấm chua: Tác dụng giữ ấm cơ thể của thịt dê sẽ bị giảm đi nếu ăn cùng với giấm chua. Vì thế, bạn cần tránh kết hợp hai thành phần này với nhau.
* Không ăn thịt dê cùng bí đỏ: Cả thịt dê và bí đỏ đều có tính nóng nên khi kết hợp cùng nhau sẽ dễ sinh nhiệt, gây nóng trong người. Những gia vị khác có tính nóng cũng nên tránh ăn cùng thịt dê như tiêu, đinh hương…
Tổng Hợp Những Cách Làm Mề Gà Lai Rai Cuối Tuần
1. Mề gà làm miến nấu lòng, mề gà Nguyên liệu thực hiện miến nấu lòng mề ga gồm:
– Lòng mề gà (có thể thêm buồng trứng non nếu có).
– Nước dùng xương ninh từ xương gà hoặc xương lợn (lượng nước đủ dùng)
– Miến; mộc nhĩ, nấm hương.
– Hành khô, hành tươi, rau mùi rau dăm…
– Gia vị muối, mỳ chính.
– Lòng mề gà rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp với 1 chút gia vị cho ngấm.
– Miến sau khi ngâm với nước vớt ra rửa sạch và cắt ngắn.
– Cho lòng mề gà đã ướp vào xào cùng với mộc nhĩ nấm hương cho chín.
– Nước dùng đun sôi, nêm nếm gia vị vừa miệng ăn, thả miến vào trần và vớt ra bát, bày lòng gà xào lên trên cùng với hành dăm, đổ nước dùng vào bát miến. Miến nấu nên ăn lúc nóng, để lâu sợi miến sẽ bị trương và nguội.
2. Mề gà nướng sả ớt vừa cay vừa ngon Nguyên liệu thực hiện mề gà nướng sả ớt:
– 300 gr mề gà.
– 1 nhánh sả băm; 3 tép tỏi băm; 1 trái ớt sừng băm; 1 củ hành tím băm; 1 muỗng cà phê mật ong; 1/2 muỗng cà phê bột nêm; 1/2 muỗng cà phê tiêu; 1 muỗng canh dầu hào; 1 muỗng canh đường; 1/2 muỗng canh bốt nghệ; 1 muỗng canh xì dầu hay nước mắm.
– Cho mề gà vào tô cùng với các gia vị hành, tỏi, nước mắm… Trộn đều và ướp 30 phút.
– Xiên mề gà vào que xiên thịt. Rồi xếp lên khay hay vỉ nướng.
– Mở lò nướng 230 -240 độ trước 10 phút, sau đó cho khay mề gà vào nướng mỗi bên 15 phút là mề chín và vàng mặt.
– Xếp xà lách rau thơm ra dĩa, cùng dưa leo, cà chua. Sau đó cho xiên mề vàng thơm lên rau. Khi ăn bạn cuốn mề gà với rau xà lách, tía tô cùng với dưa leo, cà chua….
Chấm mề gà nướng sả ớt với nước mắm chua ngọt, tương ớt hoạc ăn chung với cơm!
3. Mề gà xào sả ớt Nguyên liệu làm món mề gà xào sả ớt:
– Mề gà, tim gà: 300 gr.
– 1 trái ớt băm nhỏ bạn có thể dùng ớt bột; 2 muỗng canh sả băm; 1 muỗng cà phê tỏi băm.
– Gia vị: 1/2 muỗng cà phê tiêu; 1/2 muỗng cà phê bột nêm; 1/2 muỗng cà phê đường; 1 muỗng cà phê bột nghệ; 1/2 củ hành tây thái múi nhỏ.
– Ướp vào mề – tim gà các gia vị phía trên (ngoại trừ hành tây).
– Để 20 phút cho mề gà và tim ngấm gia vị.
– Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu, dầu nóng cho mề tim gà vào xào với lửa vừa
– Xào 5 phút thì cho 1/3 chén nước vào xào cho đến khi nước cạn, mề gà chín, cho hành tây vào đảo đều, mêm nếm lại cho vừa ăn là tắt bếp.
– Trình bày: Cho mề tim gà ra đĩa, trang trí hoa cà rốt và vài lát hành lá thái nhỏ cho đẹp.
Mề gà xào sả ớt tuy khá đơn giản nhưng rất dễ nhậu lại đưa cơm.
4. Tim, mề gà chiên giòn Nguyên liệu tim mề gà chiên giòn:
– 200 gr tim gà.
– 200 gr mề gà.
– 150 gr bột chiên giòn; 1 muỗng canh tỏi băm thật nhuyễn; 1 muỗng canh dầu hào; 1 muỗng cà phê ngũ vị hương; 1/2 muỗng cà phê tiêu; 1 củ hành tím băm thật nhỏ; 1/4 muỗng cà phê đường; 1 muỗng canh rượu trắng nếu có.
– Ướp các gia vị phía trên vào tim mề trộn đều để 2 tiếng cho thấm.
– Cho bột chiên giòn vào bao nilon. Sau đó, gắp tim mể gà bỏ vào chung (bỏ nước ướp gia vị chảy ra từ tim-mề).
– Lắc cho bột bám đều tim và mề.
– Bắt chảo dầu lên bếp, chờ dầu nóng cho tim, mề gà vào chiên với lửa vừa. Khi thấy lớp bột có màu vàng đẹp là đã chín.
– Gắp tim, mề gà chiên giòn ra dĩa có lót giấy thấm dầu.
Trình bày: Cắt 1 ít dưa leo, xếp hình trái tim, sau đó cho tim – mề vào giữa. Trang trí thêm hoa cà rốt cho rực rỡ. Tim – mề gà chiên gión ăn nóng chấm với tương ớt rất ngon. Đây là món ănn riêng hay ăn với cơm đều rất hợp.
5 Món Ngon Từ Gân Bò Cực Đã Miệng Lai Rai Ngày Cuối Tuần
Hướng dẫn cách làm Gân bò trộn cóc non
Sau đó bắc nồi nước, thêm vào muối, cho gân bò vào luộc lại 30 phút cùng với 10gr đầu hành trắng. Gắp gân bò ra cho vào tô nước đá lạnh, ngâm 15 phút để gân bò được giòn hơn. Tiếp theo cắt gân bò ra thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Pha nước mắm trộn gồm: 70ml nước mắm, 50ml giấm, 70gr đường cát, 20gr sả cắt lát, 10gr tỏi băm, 10gr gừng băm, 10gr ớt băm, 10gr ớt bột. Cho tất cả nguyên liệu vào một chén, khuấy đều.
2. Gân bò ngâm chua ngọt
Hướng dẫn làm Gân bò ngâm chua ngọt
Gân bò rửa qua nhiều lần nước cho thật sạch, cho vào nồi luộc khoảng 30-45 phút. Sau đó đậy kín nắp nồi để gân bò tiếp tục chín mềm. Để nguội, cắt thành từng lát vừa ăn.
Chuẩn bị trước rau củ đi kèm, hành tím bóc bỏ vỏ khô bên ngoài. Ngó sen rửa sạch, dùng tay tước làm đôi và cà rốt thì cắt thành từng lát tròn nhỏ. Trộn vào thau cà rốt 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, ướp khoảng 30 phút, sau đó dùng tay sạch vắt thật ráo nước.
Pha hỗn hợp nước ngâm chua ngọt gồm 1 phần đường, 1 phần nước lọc, 1 phần giấm. Hòa tan đường với nước lọc để đường tan, sau đó cho từ từ dấm vào. Nêm hỗn hợp nước pha hơi chua chua, ngọt dịu.
Cho tất cả hỗn hợp gồm củ hành, ngó sen, cà rốt, gân bò vào lọ sạch, cho thêm nước pha vào lọ, thêm ớt quả. Để nơi thoáng mát từ 4 đến 5 ngày là có thể dùng được.
3. Gỏi xoài xanh trộn gân bò
Gân bò mà không trộn gỏi là uổng lắm đó, mà trộn cùng với xoài xan h là hết ý nữa. Xoài thì chua chua, hòa quyện lẫn với gân bò dai giòn, rồi có thêm vị cay nồng vốn có của ớt và gừng đi kèm cho ra món gỏi xoài xanh trộn gân bò ngon lạ lùng. Món gỏi này ăn kèm với bánh tráng, rồi nhâm nhi chút bia, trò chuyện dăm ba câu quay đi quay lại có khi dĩa gỏi đã sạch rồi. Vậy thì tại sao bạn lại không làm thử nhỉ?
Hướng dẫn làm Gỏi xoài xanh trộn gân bò
Gân bò rửa sạch, cho vào nồi nước cùng 1 muỗng cà phê muối, nấu đến khi gân mềm. Vớt gân bò ra, cắt miếng nhỏ.
Sau đó, trộn gân bò với ớt, gừng, nước mắm, đường trắng trong 1 cái tô. Cuối cùng cho xoài vào, trộn đều. Cho món ăn ra đĩa, thêm húng lũi vào và dùng ngay thôi!
4. Gân bò hầm rau củ
Sau 3 món nhẹ nhàng trên thì tiếp theo sẽ là món hầm đầy dinh dưỡng, ăn kèm với bánh mì hay cơm nóng gì cũng ngon hết sảy. Gân bò hầm rau củ mềm thơm, lại ngấm đậm gia vị, kết hợp với rau củ đi kèm như khoai tây, hành tây và cà rốt chín ngọt, bùi béo, tất cả tạo nên món ăn thơm ngon và đầy đủ hương vị. Đây là món ăn không những ngon hấp dẫn mà còn rất bổ dưỡng, rất phù hợp để nấu vào các dịp cuối tuần khi cả nhà cùng quây quần bên nhau.
Hướng dẫn làm Gân bò hầm rau củ
Cà rốt, khoai tây nạo vỏ, rửa sạch, bổ miếng vuông bằng với miếng thịt bò. Hành tây bóc vỏ, bổ làm 4 hoặc 6 theo chiều dọc. Cà chua rửa sạch, thái múi cau.
Cho 2 thìa dầu ăn vào nồi hầm, đợi dầu nóng, cho cà chua vào đảo nát, sau đó cho thịt bò vào xào cùng, thêm 2 bát con nước hầm cho thịt bò chín nhừ (lưu ý khi nước hầm sôi thì vặn xuống lửa bé nhất cho nồi sôi liu riu).
Sau khi sôi được 20 phút, bạn cho khoai tây, hành tây, cà rốt vào hầm cùng đến khi phần nước còn lại sền sệt là hoàn thành món ăn.
5. Bún bò viên và gân bò
Hướng dẫn làm Bún bò viên và gân bò
Gừng cạo sơ vỏ, hành tây bóc bỏ vỏ khô, rửa sạch, nướng gừng và hành tây cho xém cháy vỏ bên ngoài. Cho gừng, hành tây, xương ống bò, gân bò vào nồi lớn, thêm nước lọc và 1 muỗng canh muối vào đun cùng, đun sôi thỉnh thoảng hớt bỏ bọt cho sạch.
Hành lá, ngò rí rửa sạch, cắt nhỏ. Giá đỗ rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước. Rau thơm nhặt bỏ cọng, lấy lá, rửa sạch.
Đun nóng nồi nhỏ, thêm dầu điều, phi tỏi thơm, cho sả, ớt bột vào nồi, thêm vào 1 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê đường, dùng đũa đảo đều khoảng 5 phút, tắt bếp để qua một bên.
Sau đó đun lửa thật nhỏ, khi dùng nồi nước vẫn giữ nóng trên bếp. Khi dùng cho một ít bún vào tô, thêm gân bò và múc vài viên bò viên vào rắc hành là, ngò rí, chan nước dùng, dùng kèm với giá, rau thơm, chanh…
Bạn cũng có thể thay thế bò viên bằng nạm bò tùy khẩu vị
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dê – Lai Rai Năm Mùi trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!