Đề Xuất 3/2023 # Gameshow Ẩm Thực Phủ Sóng Truyền Hình # Top 11 Like | Leparkspa.com

Đề Xuất 3/2023 # Gameshow Ẩm Thực Phủ Sóng Truyền Hình # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Gameshow Ẩm Thực Phủ Sóng Truyền Hình mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bên cạnh các chương trình giải trí trong lĩnh vực âm nhạc, người mẫu. Các chương trình về ẩm thực mới lạ đã mang đến làn gió mới cho khán giả trong vài năm gần  đây với sự đa dạng trong format. 

Góc bếp thông minh – Gameshow ẩm thực hoàn toàn mới

Tiếp nối thành công của Thiên đường ẩm thực, chương trình Góc bếp thông minh mùa đầu tiên tiếp tục sứ mệnh mang những hương vị đặc sắc của các món ăn từ nhiều quốc gia đến với khán giả truyền hình. 

Chương trình quy tụ dàn khách mời nghệ sĩ đình đám showbiz Việt cùng cặp đôi MC Sam – Jun hứa hẹn mang đến cho khán giả những giờ phút giải trí với độ “lầy lội” của các khách mời. 

Với slogan “Muốn ăn phải băng qua thử thách”, khách mời muốn thưởng thức các món ăn được chuẩn bị chu đáo phải trải qua 3 vòng thi là những thử thách cũng như những câu hỏi hóc búa của chương trình. Trải qua 3 tập phát sóng chương trình đã thu hút được sự chú ý của khán giả với lượt xem ở 3 tập lần lượt là 741.000, 443.000 và tập đăng vào ngày 15/7/2020 cũng đã nhanh chóng đạt hơn 234.000 lượt xem.

Chương trình do Color Entertainment phối hợp với Đài Truyền hình chúng tôi thực hiện và được phát sóng vào lúc 20:35 tối thứ 4 hàng tuần trên kênh HTV7.

Muốn ăn phải lăn vô bếp – chương trình thực tế về hành trình khám phá văn hóa ẩm thực vùng miền

Là một trong số rất nhiều nghệ sĩ làm video clip về ẩm thực Việt trên Youtube, Trường Giang đang ngày càng hoàn thiện về mặt kịch bản cũng như kỹ thuật để cho ra những chuyến hành trình đặc sắc quảng bá ẩm thực Việt Nam. 

Trải qua 2 mùa thực hiện, Muốn ăn phải lăn vào bếp đã khẳng định vị trí của mình trên “đấu trường” Youtube. Với dàn khách mời là những nghệ sĩ trong showbiz, chương trình thu hút khán giả với lượt xem trung bình đều đạt trên 3 triệu đã giúp cho cái tên Trường Giang không còn xa lạ với khán giả Việt Nam. 

Ở mỗi tập, chương trình ghi hình ở một địa điểm khác nhau trải dài 3 miền Tổ quốc. Tại mỗi địa điểm khác nhau, Trường Giang sẽ cùng các khách mời khám phá những món ăn đặc trưng cực kỳ hấp dẫn và trải qua hàng loạt các thách thức: từ khâu tìm kiếm nguyên liệu đến khâu chế biến món ăn theo đúng “điệu” của địa phương… Sự vụng về trong lần đầu trải nghiệm của khách mời đã mang đến những tiếng cười sảng khoái và giải trí cho khán giả.

Bếp chiến – cuộc chiến cam go của các ông chồng

Bếp chiến tiếp tục là chương trình truyền hình được phát sóng trên kênh HTV7 vào khung giờ 20h30 thứ hai hàng tuần. Phát sóng tập đầu tiên vào ngày 6/7/2020 với format mới, đầy thú vị. Chương trình dù xuất phát chậm hơn nhưng đã để lại những ấn tượng cho khán giả với những tâm tình về quá trình nấu ăn của hai nhân vật.

Đến với chương trình, hai cặp vợ chồng cùng nhau chia sẻ những câu chuyện gia đình thông qua bữa ăn thân mật do chính tay các ông chồng thực hiện. Màn tranh đấu diễn ra trong 30p và được hướng dẫn bởi Đầu bếp Cẩm Thiên Long – Phó chủ tịch Hiệp hội Đầu bếp TPHCM và những góp ý đến từ người vợ của mình. Những món ăn có thể không ngon nhưng được chính bàn tay người đàn ông trong gia đình làm ra phần nào khiến cho những người vợ cảm thấy ấm lòng.

Chương trình được dẫn dắt bởi MC Quyền Linh và trải qua 2 phần chính. Phần 1 là phần trả lời các câu hỏi mang tên Hiểu ý vợ chồng của những người vợ và phần 2 là phần Bếp chiến của hai ông chồng. Kết thúc chương trình, cả hai gia đình cùng thưởng thức những món ăn do những người đàn ông làm ra. Chương trình còn cung cấp thêm những lời nhận xét đến từ đầu bếp và gợi ý công thức cho những khán giả cho nhu cầu nấu ăn.

Khẩu vị ngôi sao –Hành trình chinh phục khẩu vị của khách mời đặc biệt

Khác với những chương trình ẩm thực khác, Khẩu vị ngôi sao là cuộc đua của hai bạn trẻ có niềm đam mê với nấu ăn, mong muốn chinh phục khẩu vị của khách mời chương trình. Khẩu vị ngôi sao là gameshow truyền hình mới dành cho các bạn trẻ đam mê nấu nướng và dám thể hiện bản thân trước thần tượng, vượt qua các thử thách từ chương trình.  

Đến với chương trình, khách mời là những nghệ sĩ có tên tuổi trong showbiz, sẽ được chọn hai món ăn để các thí sinh lựa chọn. Sau khi trải qua vòng trả lời câu hỏi, bạn nào có đáp án đúng nhiều hơn sẽ được chọn món để nấu ở vòng sau. Điều đặc biệt trong chương trình là khi nấu ăn, các thí sinh phải nhờ khách mời thực hiện những thử thách vận động để mang về những nguyên liệu cần thiết cho quá trình nấu.

Kết thúc chương trình, bạn thí sinh nào được khách mời chọn với phần nấu ăn tốt và hợp khẩu vị hơn sẽ giành được chiến thắng với giải thưởng là 5 triệu đồng.

Chương trình tuy không quảng bá nhiều về ẩm thực Việt Nam nhưng đã tạo sân chơi bổ ích cho các bạn trẻ được chinh phục bản thân mình trong vai trò đầu bếp. Khẩu vị ngôi sao được dẫn dắt bởi MC Hà Thu, được phát sóng vào lúc 17h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7.

Ngoài các chương trình trên, HTV7 cũng vừa trình làng khán giả chương trình Thực khách vui vẻ hứa hẹn mang đến nhiều giây phút giải trí cho người xem.

Văn hóa ẩm thực là một trong những chìa khóa quảng bá văn hóa quốc gia hiệu quả được nhiều nơi trên thế giới áp dụng. Các chương trình truyền hình thực tế, gameshow về ẩm thực trên sóng truyền hình hiện nay là một điều đáng khích lệ và trân trọng.

Huỳnh Khanh

Dimsum Là Gì? 10 Món Dimsum Điển Hình Trong Ẩm Thực Trung Hoa

Cầu kì, lâu đời, đa dạng là ba tính chất nổi bật của ẩm thực Trung Hoa. Và Dim sum được coi như một món ăn có đầy đủ ba tính chất ấy. Sự tinh tế của cả hương vị lẫn sự cầu kì trong cách làm món ăn này khiến cho Dim sum là một trong những món được người Trung Hoa yêu thích nhất. Cho dù vào thời điểm nào trong ngày, tại bất cứ đâu và bất kỳ cơ hội nào, họ đều có thể thưởng thức món ăn này.

Dim sum là tên gọi chung của tất cả các món ăn được chế biến theo kiểu bọc một lớp bột mỏng ở bên ngoài, bên trong là nhân, bao gồm cả đồ mặn, đồ ngọt, đồ chiên hay đồ hấp. Đa dạng như vậy nhưng nguyên liệu chủ yếu của món này chỉ gồm một số thành phần chính như bột gạo, bột mì, các loại hải sản và các loại rau.

Dimsum có hàng trăm loại khác nhau và tất cả đều đạt đến độ tuyệt kỹ. (Nguồn: Internet)

Há cảo tôm hấp

Điển hình trong các loại Dimsum là món há cảo tôm hấp. Là sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị của tôm và vỏ há cảo đẹp mắt có thể coi là tinh túy của ẩm thực xứ Quảng Đông. Vị tôm hấp thơm thơm, bọc bên ngoài là lớp bột đục mờ trong bắt mắt và ngon miệng. Khi ăn chấm với tương ớt, vị ngọt tự nhiên của tôm hòa quyện với bột há cảo rất hài hòa.

Xíu mại là một trong những món Dimsum truyền thống có từ thời nhà Nguyên cách đây khoảng 800 năm. Món ăn này được yêu thích khắp Trung Quốc và khi du nhập sang nhiều nước khác trên thế giới dần trở thành món ăn quen thuộc. Nổi bật là lớp vỏ màu vàng tươi thêm thịt cá màu cam hoặc trứng cua. Nhân xíu mại thông thường được làm bằng thịt heo hoặc tôm, có khi có cả nấm cà dùng kèm với nước tương hoặc dầu ớt.

Bánh bao xá xíu

Không quá dày và đặc như các loại bánh bao truyền thống, nên bột của bánh bao xá xíu mềm mại, nhẹ nhàng và mịn hơn nhiều. Ngoài bánh bao hấp nóng hổi còn có cả loại bánh bao xá xíu nướng.

Hẳn bạn sẽ không quá xa lạ với món bánh cuốn đến từ Hong Kong này rồi. Bánh cuốn được tráng mỏng từ hỗn hợp bột gạo pha với bột mì, lớp nhân bên trong, thường là xá xíu, tôm hoặc thịt bò. Khi ăn có thể rưới nước tương ngọt lên trên.

Bánh bao sữa trứng

Bánh bao sữa trứng là khi bẻ đôi bánh, lớp nhân màu vàng sữa sệt sệt sẽ chảy ra, trông cực kỳ ngon miệng. Để có được lớp nhân bánh ngon chuẩn thì độ dày của lớp bột bên ngoài và thời gian hấp bánh phải được căn chỉnh hợp lý.

Bánh xốp hấp

Bánh xốp hấp rất dễ làm nhưng để làm được món bánh ngon không đơn giản chút nào. Món bánh này có tên gọi địa phương là Bánh Mã Lai, được làm từ trứng, bột mì, đường nâu, sữa có vị beo béo khi ăn.

Chân gà nấu tương đen

Nếu chỉ nhìn thôi có vẻ như nhiều người hơi e ngại khi thưởng thức món này. Tuy nhiên, hương vị của nó rất ngon. Chân gà sẽ được ướp với tương đen nguyên hạt, hấp kỹ trong lồng cùng thảo mộc và gia vị. Chân gà dai dai mềm mềm thấm vào chân gà làm nức lòng cả những người sành ăn nhất.

Xôi hấp lá sen

Với món Dimsum này, người ta trộn gạo nếp với nấm, hành lá, một ít gừng, nước tương cùng một ít gia vị. Tất cả sẽ được bọc vào lá sen có thịt gà và xúc xích băm nhỏ, đem hấp chín đều, dai và thấm vị. Chỉ cần một gói xôi sẽ cho bạn đủ năng lượng để làm việc cả ngày dài.

Bánh củ cải chiên

Củ cải được thái nhỏ đem trộn với bột gạo, bột mì rồi đem chiên lên. Miếng bánh củ cải chiên ngon đúng điệu phải đạt được độ mềm bên trong và giòn bên ngoài. Ngoài ra, người ta có thể trộn thêm một ít thịt lơn hoặc xúc xích để tạo mùi vị cho bánh hoặc thay thế củ cải bằng khoai môn như ở Phúc Kiến hay Đài Loan.

Pudding thạch dừa

Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Cách Nấu Lẩu Thái Truyền Thống Đậm Chất Ẩm Thực Thái Lan

Cách nấu lẩu Thái hải sản chua cay là một trong các món lẩu ngon mang một hương vị đặc trưng của ẩm thực truyền thống Thái Lan lẩu hải sản nói chung nhưng cũng không hề lẫn với các món lẩu khác.

Sự kết hợp hài hòa giữa hương vị hải sản và rau củ quả đã làm lên hương vị đặc trưng của món lẩu thái phù hợp với khẩu vị người Á Đông (Đông Nam Á).

Có một lý do quan trọng mà lẩu thái khá được ưa chuộng và thường xuyên được chuẩn bị nấu nướng trong các buổi tiệc đó là nguyên liệu hải sản đủ dinh dưỡng và an toàn cực tốt cho sức khỏe, kết hợp với chất xơ từ rau , tinh bột từ củ quả làm cho bạn luôn thèm ăn mà không thấy ngán.

Lẩu Thái là một trong những món truyền thống khá nổi tiếng của nền ẩm thực Thái Lan và trở thành đặc sản và món truyền thống của con người nơi đây cũng như thói quen ăn uống vùng Đông Nam Á nói chung.

Như tất cả món lẩu khác, lẩu Thái là một món ăn cay và nóng, khi ăn thì nhúng các thực phẩm đã được chuẩn bị bên ngoài (thịt bò, tôm, cua, rau,…) vào trong nước lẩu.

Sau khi thịt, tôm, cua đã chín khi cho ra sẽ được chấm với một loại nước chấm riêng rất lạ miệng. Vị đặc trưng của lẩu Thái là chua và cay.

Vì vậy khi ăn lẩu Thái bạn sẽ nhận ngay ra sự khác biệt về vị với các loại lẩu khác. Đó chính là mùi thơm đặc trưng của riềng sả và sự cay nồng tỏa ra từ ớt tươi.

Hiện nay, lẩu Thái không chỉ được ưa chuộng ở Thái Lan mà món ăn này còn được truyền sang các nước khác trên thế giới. Rất nhiều nước đã học hỏi công thức nấu nước lẩu thơm ngon từ Thái để tạo ra món ăn khác có vị gần giống như vậy.

Ví dụ như các món lẩu truyền thống của nền ẩm thực Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam đã có rất nhiều cửa hàng lấy món lẩu Thái làm món chính trong thực đơn và được rất nhiều người yêu thích.

Lẩu Thái được yêu thích đến vậy bởi vị chua chua cay cay của nước dùng, đồ ăn nhúng cùng thì thơm ngon, hòa quyện thành một món ăn đậm đà.

Lẩu Thái gốc của nền văn hóa ẩm thực Thái Lan có những gia vị chính đi kèm là những loại rau thơm rất bổ dưỡng đó chính là riềng, sả, thêm vào đó là chút nước dừa tạo độ ngọt và một chút chanh để tạo nên vị chua chua vốn có của lẩu Thái.

Khi sang đến Việt Nam, món lẩu vẫn giữ được các nguyên liệu cũ và tinh tế hơn khi thêm một số gia vị khác thơm ngon. Vẫn là nước dùng có sả, thay vì cho chanh, người Việt dùng me để tạo độ chua cho nước dùng. Ớt thì tạo độ cay tự nhiên.

Và đặc biệt hơn cả, người Việt còn thêm vào nước lẩu cà chua xào kĩ. Màu của lẩu có đẹp mắt hay không đều phụ thuộc vào độ chín mọng và đỏ tươi của cà chua đã chín.

Theo nguồn https://en.wikipedia.org/wiki/Thai_suki

Vào những ngày trời mưa hay se lạnh, thưởng thức món lẩu thái hải sản chua cay thì còn gì bằng nhỉ. Hương vị cay nồng, chua chua đầy kích thích của món lẩu thái đã làm món ăn này trở nên rất quen thuộc đối với biết bao người. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến các bạn cách nấu lẩu thái đơn giản để làm mà cũng đầy chỉnh chu sau đây.

Nguyện liệu nấu lẩu thái chua cay vị hải sản

Khoảng 1kg xương lợn (có thể là xương ống)

Hải sản gồm: Mực, ngao, tôm, mực (số lượng tùy người ăn)

Thịt bò (nếu thích) – nên có

Nấm: nấm hương, nấm kim châm, nấm rơm…

Rau củ qua: Rau muống, đậu bắp, ngô ngọt, khoai môn, rau ngải cứu, cà chua, rau chuối…

Sả khoảng 4-6 cây, ớt tươi hoặc satế

Chanh tươi: 1-2 quả dùng để vắt lấy 3 nước cốt chanh

Lá chanh khoảng vài lá

Vị lẩu Thái khoảng 2 thìa nhỏ

Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, nước mắm…

Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu thái chua cay như sau

– Đối với mực tươi: bạn về làm sạch, khứa sọc chéo để cho dễ ngấm gia vị rồi cắt thành từng miếng vừa ăn

– Đối với tôm: cũng rửa sạch, cắt bớt râu tôm cho đỡ xồm xoàm đi cho đẹp hoặc bạn cũng có thể bóc vỏ tôm nếu thích

– Đối với thịt bò bạn rửa thật sạch, dùng dao sắc thái lát thật mỏng để khi nhúng nhanh tái và ngon hơn.

– Với mực, thịt bò, ngao bạn cho ra đĩa cho đẹp mặt, phần còn lại chỉ là phần rau, củ quả.

– Với rau, củ, quả: Cà chua bạn rửa sạch bổ múi cau, bỏ bớt hạt, dứa xanh gọt vỏ, bỏ mắt và cắt lát. Sả đập dập cắt khúc. Giềng rửa thật sạch sau đó cắt lát. Nấm rơm bạn rửa sạch khía hoặc thái sao cho đẹp mắt. Các loại rau khác rửa sạch, cắt khúc xếp hết ra đĩa.

Thực hiện cách nấu nước lẩu thái như sau

– Với xương heo bạn hãy rửa sạch, luộc qua nước sôi rồi đổ nước đầu đi, sau đó thay nước và đun sôi khoảng 1 giờ đồng hồ (càng kỹ càng tốt).

– Nấm rơm và các loại nấm khác cắt chéo hoặc thái cho đẹp mắt rồi trần qua nước sôi.

– Lá chanh vò nhàu, sả đập dập cắt khúc, hành tây bổ cau và một số nguyên liệu khác chế biến theo cách thông thường.

– Nẩu nước lẩu bằng cách sau: đầu tiện bạn thả sả và nước tranh vào nồi nước xương đã được đun sôi, tiếp theo đó hãy cho thêm gia vị lẩu thái và các gia vị khác vừa ăn là đươc. Bổ sung thêm ngao đã sạch và ráo nước vào nồi. Nước xương bạn đung nhiều nước chút để chế thêm trong quá trình ăn.

Kết quả của cách nấu lẩu thái (nấu lẩu hải sản)

Như vậy là tất cả các nguyên liệu của món lẩu hải sản cũng như nước lẩu đã được chuẩn bị xong, việc tiếp theo chỉ là bắc lên bếp và chén thôi. Lẩu thái có thể gọi là lẩu hải sản kết hợp với những rau củ quả. Trong quá trình ăn khi chế nước bạn lưu ý nếm lại gia vị để tránh bị nhạt.

Thời tiết se lạnh thì lẩu sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để làm ấm người. Bạn muốn có nhiều thời gian ngồi quây quần bên gia đình mà không phải mất thì giờ nhiều để chuẩn bị nước lẩu. Vậy Kiến Thức Bệnh sẽ mách nhỏ cho bạn một cách đơn giản mà vẫn giữ được vị thơm ngon chua cay của lẩu Thái. Đó chính là cách nấu lẩu Thái bằng gói gia vị, vừa rẻ vừa dễ tìm, bất kì khi nào muốn ăn thì chỉ cần tốn chi phí nhỏ để mua chúng.

Nguyên liệu nấu lẩu thái

Chủ yếu là những nguyên liệu dễ tìm mua ở ngoài chợ và giá rất phải chăng.

Sả, tỏi

Nước cốt chanh, lá chanh tươi

Hành lá, húng quế

Nước mắm, đường, muối

Gói lẩu gia vị Thái

Tương ớt, sa tế

Đồ chuẩn bị để nhúng lẩu:

Thịt bò

Hải sản nhúng: tôm, cua, mực

Rau xanh: rau muống, xà lách

Mì gói hoặc bún đều được

Các công đoạn tiến hành nấu lẩu Thái:

– Băm nhuyễn tỏi và sả cùng một lúc. Bắc một nồi lớn lên bếp, cho chút dầu rồi đổ cả tỏi và sả đã băm nhuyễn vào thi thơm. Lúc này nhớ đảo tay thật nhanh cho tỏi và sả không bị cháy, thấy sả tỏi đã dậy mùi thơm và có màu vàng đẹp mắt là được. Để riêng một phần tỏi sả ra một bát con.

– Đổ vào nồi chứa phần sả và tỏi đã phi thơm khoảng một đến hai lít nước lọc. Cắt khúc sả cây cùng với lá chanh rồi cho hết vào trong nồi. Đun sôi hỗn hợp sả và tỏi.

– Cho gói lẩu Thái mua sẵn vào trong nước dùng. Lúc này nêm thêm các gia vị đã chuẩn bị như mắm muối đường sao cho vừa vị và hợp khẩu vị từng người.

– Một chú ý nhỏ cho các bạn là: dùng nước hầm xương luôn đậm đà ngon nhất. Nhưng nếu không có thời gian chuẩn bị nước hầm xương thì khi làm nước dùng nên sử dụng mắm để tạo vị ngọt, k nên thay thế mắm bằng muối.

– Cuối cùng cho thêm một chút tương ớt sa tế để tạo độ cay đặc trưng cho món lẩu Thái. Tùy vào mức độ ăn cay thì cho lượng sa tế ít hay nhiều. Sau đó cắt hành lá thành khúc cùng với húng quế. Cho chúng vào nồi là bạn đã hoàn thành nước lẩu Thái siêu thơm ngon.

– Khi dùng gói gia vị lẩu Thái sẵn thì đã có sẵn vị chua, nhưng nếu muốn chua hơn thì có thể dùng nước cốt chanh.

– Khi bạn nhúng thêm các thực phẩm thì sẽ cảm nhận được vị ngon quấn vào trong từng miếng. Càng nhúng thịt hay hải sản thì bạn sẽ nhận thấy nước dùng sẽ càng ngọt và ngon hơn lúc ban đầu.

Vì trong thịt và hải sản có lượng dinh dưỡng khá nhiều nên bạn nên nhúng ăn kèm cùng rau xanh. Nước lẩu nên ăn cùng bún nhưng ở Việt Nam chủ yếu mọi người thích ăn kèm với mì tôm. Chỉ cần một nồi lẩu nhỏ xinh, đồ nhúng rau củ bày xung quanh, gia đình bạn sẽ có một bữa ăn ấm cúng và vui vẻ nhất.

Nguyên liệu nấu lẩu cá diêu hồng:

Cá diêu hồng: 1kg

500g xương ống

200g tôm sú

400g ngao

Các loại rau nhúng: rau muống, rau nhút, hoa chuối, rau đắng….

Các loại gia vị: cà chua, ớt tươi, ớt bột, ngò, tỏi, hành, sả, riềng, nước sốt me, nước mắm, muối tinh, chanh…

Bún hoặc mì tôm

Cách nấu lẩu cá diêu hồng Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Làm sạch cá: cắt bỏ mang, ruột gan, rửa sạch bằng nước muối, sau đó dùng dao khứa xéo thân cá và để ráo nước.

– Ngâm ngao bằng nước lạnh có pha thêm muối trắng và 1,2 quả ớt thái nhỏ trong 1 tiếng để ngao nhả hét cát và sạn ra

– Tôm bỏ đầu, cắt đuôi, rút chỉ đen trên thân và rửa sạch

– Rau nhặt sạch, ngâm với nước muối pha loãng, sau đó rửa lại với nước lạnh và để ráo nước

– Hành củ và tỏi bóc vỏ, rửa sạch và thái mỏng. Gừng và sả, riềng rửa xong đập dập. Cà chua rửa sạch, thái múi cau

– Xương ống đem rửa qua nước muối loãng, rồi rửa lại với nước lạnh nhiều lần

Bước 2: Làm nước lẩu thái

– Cho xương ống vào nồi lớn, đổ nước săm sắp vào trần qua rồi đổ nước đầu này đi. Sau đó cho nước vào và hầm xương trong khoảng 2 tiếng. Trong quá trình hầm, lưu ý nên vớt bọt thường xuyên để nước hầm không có mùi hôi.

– Cho lần lượt hành tím, tỏi, gừng, riềng, sả vào chảo phi thơm rồi đổ vào nồi nước dùng. Thả miếng cà chua đã thái vào xào cùng. Nêm nếm gia vị gồm đường, ớt, bột ngọt vừa đủ vào, có thể cho thêm sốt me vào nồi lẩu để tạo vị chua cho món ăn

– Để lửa nhỏ, đun thêm tầm 15-20 phút thì thả cá diêu hồng vào nồi lẩu. Rắc thêm hành ngò cắt khúc dài vào.

– Tiếp tục đun đến khi cá chín thì vớt ra đĩa. Sau đó cho các loại hải sản đã được chế biến sẵn ở trên vào, đun thêm khoảng 5 – 10 phút cho nước sôi trở lại.

Bước 3: Thưởng thức

– Bày bún hoặc mì, các loại rau sống, rau nhúng ra đĩa, đặt quanh nồi lẩu và thưởng thức

– Lưu ý: Bạn có thể chuẩn bị thêm nước mắm và ớt để chấm cá nếu muốn ăn thịt cá đậm vị hơn

Còn gì tuyệt vời hơn khi cuối tuần cả nhà cùng nhau quây quần bên nồi lẩu thái chua cay thơm nồng hương chanh, sả, ớt. Cách làm đơn giản sau đây giúp chị em nào cũng có thể vào bếp trổ tài đãi cả nhà.

Nguyên liệu:

Xương heo: 0.5kg

Thịt gà ta, tôm sú, thịt bò: tùy thích

Rau, củ, quả ăn kèm: Rau cải mơ, rau muống, cà chua, ngô ngọt, cà rốt, nấm hương khô.

4 miếng đậu phụ, 3-4 cây sả, hành khô, 1 củ riềng, 2 quả chanh, ớt tươi, 4-5 lá chanh.

Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, bột canh, đường, tiêu, gia vị lẩu thái…

Thực hiện:

-Xương heo rửa sạch cho vào nồi áp suất hầm lấy phần nước trong.

-Gà rửa sạch chặt miếng nhỏ vừa ăn, thịt bò thái mỏng đúng thớ, tôm làm sạch cắt bỏ đầu, đậu phụ thái miếng vuông rồi xếp tất cả ra đĩa.

-Các loại rau nhúng nhặt bỏ lá úa, rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút; Ngô ngọt rửa cắt khoanh tròn, cà rốt bổ miếng vừa, cà chua bổ múi cau, nấm hương khô ngâm nước ấm cho hết chất bẩn rồi rửa sạch, để ráo, sả đập dập, riềng thái lát mỏng, lá chanh vò nát.

– Cách nấu nước lẩu: Phi thơm hành băm rồi cho cà chua vào xào, tiếp đến cho nấm hương, sả đập dập, riềng thái lát, 1 quả ớt tươi thái nhỏ. Nêm 2 thìa nước mắm, 1 thìa bột canh, 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa tiêu, 2 thìa đường, 2 thìa nước cốt chanh. Tiếp tục cho phần nước xương heo đã hầm vào, cuối cùng nêm thêm 2 thìa gia vị lẩu thái cùng lá chanh là đã xong phần nước lẩu.

-Khi ăn chỉ cần đun sôi lại nước lẩu và cho rau củ cùng nguyên liệu ăn kèm vào là có thể thưởng thức. Có thể ăn cùng với bún tươi cũng rất ngon.

Lẩu thái mặn là một món lẩu ngon được rất nhiều bà nội trợ thường xuyên nấu để đãi gia đình. Tuy nhiên món lẩu thái được kết hợp từ rất nhiều nguồn động vật và hải sản vậy người ăn chay không thể thưởng thức món lẩu ngon này.! Bạn đừng lo Kiến Thức Bệnh sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu lẩu thái chay chua cay ngon tuyệt vời mà không phải ai cũng biết cách.

Nguyên liệu nấu lẩu thái chay

¼ trái dứa thơm

5 bìa đậu phụ chiên

2 cây hành boa rô

50g nấm bào ngư

50g nấm rơm

50g chả quế chay

1 mớ rau muống

1 mớ rau cải thảo

1 mớ rau nhút

1 mớ rau cần

1 hộp nấm kim châm

Muối, đường, hạt nêm chay, nước mắm chay

Ớt, gói gia vị nấu lẩu thái, bún tươi hoặc mì chay

Cách làm

– Dứa mua về gọt vỏ bỏ mắt cắt miếng vừa ăn. Đậu hủ, chả quế chay cắt quân cờ. Hành boa rô 1 cây cắt nhỏ còn 1 cây cắt khúc.

– Các loại nấm nhặt rửa sạch cắt đôi hay xé miếng vừa ăn. Các loại rau nhặt rửa sạch cắt khúc. Nếu ăn mì thì bạn nên trụng mì trước qua nước sôi rồi rửa qua nước lạnh cho khỏi dính

– Bắc chảo lên bếp cho 1 muỗng canh dầu ăn vào sau đó cho dậu hủ, nấm rơm, nấm bào ngư, chả quế chay, vào xào qua cho thơm thì cho ra đĩa.

– Thêm 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo và cho hành boa rô cắt nhỏ vào phi thơm rồi cho khóm vào xào qua sau đó cho 1500ml nước lọc vào đun sôi.

– Khi nước sôi cho dĩa đồ xào ban nãy vào cùng gói gia vị lẩu thái nêm muối, đường, hạt nêm cho vừa vị. Rất đơn giản đúng không nào. Giờ bạn cùng mọi người chỉ cần cho lên bếp ngồi quây quần và thưởng thức thôi!

– Một số lưu ý khi thực hiện nấu lẩu thái chay là các nguồn nguyên liệu chay rất mau chín nên ta không nấu quá lâu sẽ làm mất độ dai ngon của nguyên liệu.

– Với nước dùng thì chỉ dùng 1500ml nước cho 1 gói gia vị lẩu thái nếu thêm nước cho nhiều người ăn thì phải cân bằng gia vị lẩu thái theo công thức để tạo vị chua cay đúng điệu. có thể nêm nếm thêm các gia vị khác tùy theo khẩu vị mỗi người. Bạn cần mua thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh thực phẩm từ Trung Quốc.

Nguyên liệu Cách thực hiện: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Cá hồi và đầu cá hồi làm sạch. Để khử bớt mùi tanh bạn hãy rửa bằng hỗn hợp rượu+gừng tươi giã nát. Sau đó, thịt cá hồi cắt miếng mỏng vừa ăn, còn đầu cá thì bổ làm tư. Đây chính là bí quyết để cách nấu lẩu cá hồi không tanh và thơm ngọt đó bạn ạ.

– Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cắt miếng vừa ăn.

– Đậu phụ non cắt thành từng miếng vuông quân cờ vừa ăn.

– Kim chi cắt khúc vừa ăn và cho ra bát để riêng.

– Nấm hương rửa sạch rồi ngâm nước nóng cho mềm. Nhớ giữ lại nước ngâm để nấu nước dùng cho thơm.

– Rau nhúng lẩu rửa sạch, ngâm nước muối loãng và để ráo nước.

– Các loại củ và xương ninh nước dùng rửa sạch, cắt khúc to.

– Tỏi, gừng, hành khô bóc vỏ và băm nhuyễn.

Bước 2: Nấu lẩu Thái cá hồi

– Bật lửa to, phi thơm hành tỏi và gừng, cho phần đầu cá hồi, thịt vụn, xương vào xào sơ qua khoảng 10 phút với muối+mắm+tiêu+hạt nêm. Sau đó cho nước ngập hỗn hợp và ninh nhừ.

– Khi nồi nước dùng đã nhừ xương và đầu cá hồi thì cho các loại củ vào ninh khoảng 15 phút để nước ngọt hơn. Sau đó cho kim chi, cà chua, dứa, nấm hương, nước ngâm nấm vào đun nhỏ lửa cho đến lúc ăn lẩu.

– Cuối cùng, bạn bắc nồi lẩu lên bếp lẩu đặt giữa bàn và xếp đĩa cá hồi phi lê, các loại rau nhúng lẩu, đậu phụ non, bún,…xung quanh và bắt đầu thưởng thức.

Yêu cầu thành phẩm cho món lẩu Thái cá hồi

– Nồi nẩu có mùi thơm đặc chưng và màu đỏ bắt mắt. Nước lẩu vừa hơi cay cay, ngọt ngọt và chua chua. Thịt cá mềm, ngấm gia vị.

– Có thể ăn kèm với bún, mì tùy sở thích.

Nguyên liệu:

Tôm

Nấm các loại (nấm đùi gà, nấm rơm, nấm mỡ, nấm kim châm, nấm sò…)

Lá chanh Thái

Hành khô

Ớt tươi (hay sa tế, ớt khô)

Củ sả

Củ riềng non (không dùng riềng già)

Nước cốt hoặc nước me

Rau thơm (ngò gai, rau mùi, húng quế)

Cà chua

Nước dừa hay nước cốt dừa

Nước ninh xương gà hay xương lợn

Mắm Thái (hoặc nước mắm), đường, muối, hạt nêm…

Cách nấu

– Tôm rửa sạch, bóc vỏ hoặc để nguyên tùy ý.

– Nấm rơm gọt bỏ lớp đất, cắt đôi, nấm kim châm và các loại nấm khác cắt gốc, tách ra, rửa sạch.

– Các loại rau củ gia vị cạo vỏ, gọt, cắt và rửa sạch.

– Bật bếp, đặt một nồi nước vừa đủ ăn, vặn lửa lớn (nước ninh xương lợn, vỏ tôm, xương gà, hay đơn giản là nước có nêm hạt nêm và mắm).

– Cho riềng thái lát, sả cắt khúc, củ hành khô nướng sơ, lá chanh thái, ớt, mắm, đường, muối, bột/súp gia vị lẩu Thái, nước cốt dừa hoặc nước dừa nêm cho vừa miệng.

– Khi nước sôi thì cho tôm đun tiếp cho các nguyên liệu chín mềm. Thả nấm các loại vào đun sôi trở lại. Tắt bếp vắt nước cốt chanh cho vừa miệng. Nồi lẩu phải có vị chua cay mặn ngọt.

– Bắc nồi xuống múc ra tô, trang trí đẹp mắt bằng vài lá chanh Thái hoặc lá húng quế, lá ngò gai, dùng nóng với bún hoặc cơm trắng.

Nguyên liệu Cách làm:

– Sả, ngò rí cắt khúc. Đập dập sả, riềng và ớt hiểm.

– Bắc nồi lên bếp, cho đầu tôm vào xào sơ với một ít dầu ăn. Sau đó đổ 3 lít nước vào nồi đun sôi. Nước sôi cho riềng, sả, ớt hiểm, ngò rí, lá chanh vào nấu khoảng 15 phút cho dậy mùi thơm.

– Vớt bỏ sả, riềng. Cho nước mắm, đường, bột nêm, bột chanh và xốt Tomyum vào nồi khuấy tan. Cuối cùng cho sữa tươi không đường vào khuấy đều. Chờ nước lẩu sôi lại rồi tắt bếp.

Nguyên liệu: Cách nấu lẩu Thái Ghẹ:

– Bước 1: Xương heo mua về bạn đem rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Cho xương vào nồi luộc qua để xương hết hôi. Sau đó, bạn cho xương vào nồi và hầm chừng 40 phút để xương tiết vị ngọt.

– Bước 2: Dứa gọt vỏ, loại bỏ mắt dứa và bổ miếng. Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Nấm hương và nấm rơm ngâm mềm, cắt bỏ phần gốc cứng rồi chẻ làm đô. Các loại rau thơm bạn đem nhặt và rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi vớt ra để ráo

– Bước 3: Rau muống nhặt bỏ cuống và lá úa, rửa sạch và để ráo.

– Bước 4: Riềng cắt lát. Sả bóc vỏ ngoài, đập dập. Tiêu xanh đập dập. Tiếp đến, bạn cho sả + riềng + tiêu vào nồi nước dùng (nước hầm xương).

– Bước 5: Về ghẹ, lúc này bạn rửa sạch, tách mai và bỏ yếm. Rửa sạch bùn đất bên trong rồi chặt ghẹ ra làm 2.

Nguyên liệu: Cách làm:

– Gà chặt miếng vừa ăn, rau rửa sạch, cắt khúc, xếp ra đĩa.

– Cà chua cắt múi cau. Thơm cắt miếng mỏng. Sả đập dập, cắt khúc ngắn. Hành tím, tỏi, riềng băm nhỏ.

– Cho vào nồi 1/2 chén dầu ăn, phi thơm hành tỏi và riềng, cho thơm và cà chua vào xào kỹ cho mềm, thêm 1.5L nước, cho sả vào, đun sôi, nêm vào 1 gói gia vị nêm sẵn Lẩu Thái, khuấy đều.

– Cho gà vào nồi lẩu. Nấu cho gà chín, cho lá chanh và ớt hiểm vào.

– Đun sôi nồi lẩu, khi ăn cho các loại rau vào, ăn kèm nước mắm ớt và bún.

Mách nhỏ:

– Chọn gà ta khi nấu thịt sẽ chắc và ngon hơn.

– Vò sơ lá chanh trước khi cho vào nồi Lẩu, giúp lẩu thơm ngon hơn.

Nguyên liệu:

Cua biển sống: 2 đến 3 con.

Tôm khô: 100gram.

Mực khô: 100gram.

Xương heo ống: 1kg.

Đậu phụ: 5 bìa.

Nấm rơm: 100gram.

Nấm kim châm: 100gram.

Hành tây: 1 củ lớn.

Súp lơ: 1 bông.

Hành lá: 100gram.

Hành tím, tỏi khô: Mỗi thứ 1 củ.

Cà chua: 3 trái.

Rau muống, mồng tơi, cải cúc ăn kèm.

Bún tươi: 1kg.

Cách làm: Bước 1: Sơ chế cua biển

– Để có cách nấu lẩu cua biển chua cay ngon trước hết ta phải chọn loại cua gạch sẽ ngon hơn là cua thịt, tuy nhiên các bạn thích loại nào thì mua loại cua đó, nhưng đặc biệt chú ý mua ở những vựa lớn cua mới về liên tục thì thịt mới chắc, ngọt.

– Ta ngâm rửa cua cho sạch, rồi dùng dao chặt cua làm hai sao cho mỗi bên có 4 cái chân và 1 cái càng là được. Tách riêng phần gạch cua để vào 1 cái chén, còn phần thịt cua ta rửa lại thêm 1 lần với nước sạch.

Bước 2: Hầm xương lấy nước dùng

– Xương heo ống rửa với nước lạnh sau đó ta rửa lại một lần với nước muối loãng rồi cho vào nồi nước đặt trên bếp bật lửa đun sôi. Khi nước bắt đầu sôi thì ta tắt lửa đổ hết nước trong nồi bỏ đi (luộc lần 1 chỉ giúp xương sạch hết chất bẩn), đổ một lượng nước đủ dùng rồi bắc lại lên bếp tiếp tục hầm chừng 3 tiếng để lấy nước dùng lẩu.

– Hầm xong ta múc xương bỏ ra một cái tô còn nước dùng lẩu thì tiếp tục nêm thêm các gia vị rồi đun tiếp.

Bước 3: Sơ chế nguyên phụ liệu nấu lẩu

– Tôm khô và mực khô ta cho vào chậu nước ấm ngâm chừng 15 phút cho mềm ra. Sau đó vớt mực ra xé thành từng miếng nhỏ, còn tôm khô để nguyên. Trong cách nấu lẩu cua biển này chúng ta nên chọn loại tôm nõn cho ngọt nước nha.

– Nấm rơm ta cạo rửa thật sạch, cho vào rổ để ráo nước. Còn nấm kim châm ta cắt bỏ gốc, cho vào chậu nước muối loãng ngâm chừng 10 phút rồi vớt ra rổ cho ráo nước.

– Hành tây lột vỏ ngoài, cà chua rửa sạch rồi thái múi cau. Hành tím, tỏi khô cũng bóc vỏ rồi băm nhuyễn.

– Súp lơ (bông cải) tách thành từng nhánh nhỏ, rửa sạch, ngâm với nước muối chừng 1 phút rồi vớt ra rổ.

– Rau muống, mồng tơi, cải cúc nhặt rửa sạch, cũng ngấm với dung dịch nước muối loãng cho an toàn vệ sinh thực phẩm nha.

– Bắc chảo lên bếp đổ 2 muỗng dầu ăn vào đun nóng rồi trút số hành tỏi băm còn lại phi thơm, sau đó đổ phần gạch cua vào xào sơ qua, tiếp tiếp ta cho mực khô, tôm khô vào xào cùng tới khi nào các nguyên liệu này chín thì trút vào nồi ninh nước dùng.

– Khi nước lẩu bắt đầu sôi thì ta cho cà chua, hành tây bổ múi cau, cua biển vào đun cho sôi lại, nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị, nếu muốn món lẩu cua có vị chua cay thì ta cho thêm 1 ít sa tế vào nha.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức lẩu cua biển

– Để tiết kiệm thời gian nấu ta nên đun nồi nước dùng bằng bếp ga lớn cho sôi rồi mới chuyển sang đun bằng bếp ga mini hay bếp từ, bếp cồn tùy ý.

– Bày bún tươi ra dĩa, rau muống, mồng tơi, cải cúc cho vào rổ, bố trí sao cho nồi lẩu nằm ở vị trí chính giữa còn các nguyên liệu ăn kèm phải nằm xung quanh nha.

– Nước sôi ta vớt cua ra dĩa khác rồi cho rau, nấm kim châm vào đợi sôi lại là có thể dùng được. Chú ý trong cách nấu lẩu cua biển này ta không nên cho nấm kim châm vào quá sớm vì sẽ làm cho nấm bị nát, khi nào gần ăn mới cho nấm vào nấu cùng nha.

Nguyên liệu:

Xương heo hoặc gà ( dùng xương gà thơm và thanh hơn):0,5kg

Đậu hũ non: 2 miếng hoặc 1 gói loại thanh tròn.

Nấm đông cô, nấm hải sản, nấm trâm vàng, nấm hương tươi, nấm vị cua, nấm tiên mỗi thứ 100gr (có thể thay đổi hoặc thêm vào các loại nấm khác mà bạn thích).

Bún, miến, mì gói: 0.5kg

Rau: tần ô, cải xoong, cải thảo: 300g

Thịt bò, tôm, mực, mộc: 05kg

Hành, ngò, bột nêm, nước mắm ngon, muối

Cách chế biến:

Bước 1: Cho vào nồi khoảng 1,5 lít nước, đun sôi rồi cho xương đã rửa sạch vào hầm trên lửa nhỏ. Trong quá trình hầm xương nhớ hớt bọt.

– Hầm xương trong khoảng 30 phút là được.

– Cho hạt nêm, muối… nêm nếm cho vừa ăn.

– Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Bước 2: Các loại nấm sau khi đã rửa sạch bạn xếp ra dĩa. Nấm dài hoặc to bạn có thể cắt ngắn hoặc chẻ đôi như nấm mỡ, nấm rơm.

– Xắt đậu hũ thành những miếng vừa ăn.

– Thịt bò, tôm, mực, mộc sau khi rửa sạch để ráo nước, rồi sắp ra dĩa riêng.

– Dọn bún, miến, mì ra dĩa.

– Múc nước dùng vào nồi lẩu nhỏ, khi nước sôi bạn cho hải sản và nấm đã chuẩn bị vào chung để dùng, ăn kèm với bún và thêm các loại rau sống khác nếu thích.

Nguyên liệu: Cách làm lẩu thái chua cay

– Xương ống rửa sạch, đun sôi nước thả xương ống vào đun sôi cho nổi các bọt đen, vớt ra xả lại với nước rồi đem ninh nhỏ lửa, nước dùng sẽ rất trong.

– Riềng thái lát mỏng, sả đập dập phần đầu trắng, phần thân non cắt khúc để thả vào lẩu cho đẹp. Rau muống nhặt rửa sạch, bắp chuối thái mỏng ngâm vớt nước pha chút dấm, nấm rơm rửa qua, bổ đôi.

– Tôm bóc vỏ, chẻ lưng rút bỏ phần chỉ đen. Mực thái khoanh tròn hoặc thái miếng rồi khía vẩy rồng, xếp ra đĩa.

– Nước dùng sau khi đã ninh xong thì cho sả đập dập, riềng và lá chanh vò nát vào đun để lấy mùi thơm.

– Nêm nếm hạt nêm, nước mắm, đường, nước cốt chanh và gia vị lẩu Thái vào nước dùng (nếu không có gia vị lẩu thì các bạn làm theo cách sau: đun màu điều rồi cho cà chua vào xào, tiếp đến cho riềng, sả, hành tím, ớt bột, chút xíu ngũ vị hương xào đến khi dậy mùi đặc trưng của lẩu Thái)

– Thả sả cắt khúc vào nước lẩu, xếp một ít tôm, mực, ngao vào nồi cho đẹp mắt.

Với cách nấu lẩu thái cho 10 người ăn bạn chỉ cần tăng lượng nguyên liệu lên sao cho hợp lí, tùy sở thích và khẩu vị bạn có thể chọn 1 trong các cách nấu phía trên để thực hiện.

Các loại rau ăn kèm với lẩu thái hải sản

Bạn nên biết cách chọn các loại rau phù hợp với các món lẩu để món ăn thêm hấp dẫn và đúng vị hơn. Không phải loại rau nào cũng có thể cho vào nồi lẩu. Bạn nên biết cách chọn rau phù hợp với từng món lẩu để cho món lẩu thêm hấp dẫn và đúng vị hơn.

Lẩu hải sản: Với đặc tính là món tanh, lẩu hải sản cần có các loại rau như rau muống, rau cần, cải ngồng,… hành tươi, các loại rau thơm, cà chua, 1 quả dứa.

Lưu ý khi làm lẩu Thái cho 10 người (đãi tiệc tại nhà)

– Nếu các bạn dùng thêm nghêu cho món lẩu thì nhớ nước dùng phải nêm nhạt hơn bình thường, khi cho nghêu vào sẽ vừa ăn

Lẩu Thái không còn là món ăn xa lại với người dân Việt Nam chúng ta, từ nơi đồng quê dân dã đến nơi phố thị xa hoa khi nhắc đến lẩu Thái thì không ai là không biết.

Với món lẩu Thái truyền thống của nền ẩm thực nơi đây, những người đầu bếp đã chế biến để món lẩu thái thêm đa dạng và phong phú phù hợp với tất cả mọi người. Thêm nước lẩu chua cay kèm theo vị ngọt của thịt, cá, cua, tôm,…hòa cùng vị ngọt từ rau, nấm ăn kèm làm món thêm phần hấp dẫn.

Vậy là với cách nấu lẩu thái ở trên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng làm một món ngon cuối tuần cho gia đình mình. Kiến Thức Bệnh chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc.

Các Chương Trình Dạy Nấu Ăn Trên Truyền Hình Việt Nam

Ẩm Thực Độc Đáo phát trên kênh Hà Nội 1 vào 21g40 chủ nhật hằng tuần đưa khán giả đồng hành với người dẫn chương trình Quang Thắng đi khắp mọi nẻo đường đất nước, khám phá những món ăn mới lạ, độc đáo của ẩm thực Việt. Những khán giả mê văn hóa ẩm thực địa phương sẽ biết đến những món như cá bã trầu nướng (của Đà Nẵng), long ngự mộc kinh (của Huế), lẩu hoa đồng nội miền Tây (của Cần Thơ), bánh xèo trứng đà điểu (An Giang)…Với hướng khai thác này, cách dạy nấu ăn của chương trình sẽ không được cụ thể, chi tiết để khán giả làm theo nhưng đối với những người có nền tảng về nấu ăn, họ chỉ cần nhìn nguyên liệu và cách nấu là họ đã học được công thức chế biến một món ăn.

Chương trình Vui Sống Mỗi Ngày

Chương trình Vui Sống Mỗi Ngày là một chương trình tổng hợp, phát sóng 45 phút hằng ngày trên VTV3 từ 11g-11g45. Tại đây, khán giả có thể đón xem những số phát sóng với những công thức nấu ăn đơn giản, dễ thực hiện. Ưu điểm của chương trình này là nội dung hướng dẫn nấu ăn chặt chẽ. Những mẹo vặt trong nấu ăn hằng ngày cũng được chia sẻ. Đây là chương trình dạy nấu ăn được nhiều nội trợ yêu thích bởi tính chất cụ thể và chuyên nghiệp trong cách người đầu bếp hướng dẫn thực hiện.

Chương trình Món Ngon Việt Nam

Món Ngon Việt Nam là chương trình dạy nấu ăn trên truyền hình, hướng dẫn những công thức chế biến các món ăn truyền thống đặc sắc của Việt Nam như chả lụa, giò thủ, bún thang, phở bò, bánh xèo,… và cả những món ngon nhanh gọn, sáng tạo cho bữa ăn hằng ngày như sữa đậu nành, cà ri, cocktail… Chương trình được thực hiện dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn tỉ mỉ bởi các đầu bếp chuyên nghiệp. Họ là những đầu bếp giàu kinh nghiệm và làm việc tại các khách sạn, nhà hàng danh tiếng. Hơn nữa, chương trình còn là cầu nối văn hóa dành cho những ai yêu mến ẩm thực Việt trên khắp năm châu. Với Món ngon Việt Nam, bạn sẽ cảm thấy thú vị khi khám phá những nét tinh tế trong văn hóa ẩm thực Việt Nam từ sự chia sẻ cởi mở của các đầu bếp.

Chương trình Vào Bếp Khó Gì

Chường trình ẩm thực Vào Bếp Khó Gì không tập trung vào việc dạy nấu ăn mà tập trung vào việc truyền cảm hứng nấu nướng cho những người đàn ông trong gia đình. Không quá chú trọng vào hướng dẫn kỹ thuật nấu nướng mà khai thác khía cạnh yếu tố cảm xúc. Trong mỗi số chương trình, nhân vật tham gia chủ yếu là các cặp vợ chồng, sẽ có thời gian chia sẻ với nhau trước khi người chồng vào bếp nấu món ăn vợ thích nhất. Qua quá trình nấu ăn, người chồng không những nắm được thông tin về cách chế biến, bảo quản thực phẩm mà còn hiểu hơn về sự vất vả của vợ. Đây được xem là một chương trình ẩm thực có giá trị nhân văn khá lớn, góp phần giúp tăng tình cảm gia đình và giúp người phụ nữ có thời gian chia sẻ với người chồng về những mệt nhọc hằng ngày. Từ đó, các đấng mày râu có thể hiểu và cảm thông cho những công việc mà vợ mình phải làm.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Gameshow Ẩm Thực Phủ Sóng Truyền Hình trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!