Cập nhật nội dung chi tiết về Gợi Ý Cách Làm 5 Món Ngon Từ Yến Mạch Giúp Con Còi Đến Mấy Cũng Tăng Cân Vù Vù mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bánh Yến MạchTheo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn từ 0 – 3 tuổi bé cần lượng dinh dưỡng cao để có đủ năng lượng dồi dào cho sự phát triển thẻ chất và trí não. Trong các loại thực phẩm, yến mạch được xem là nguồn bổ sung dinh dưỡng, năng lượng vượt trội giúp bé thoải mái vui chơi, học tập được tốt hơn.
Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc không cần sơ chế, bóc tách mà có thể sử dụng ngay. Yến mạch dù bị nghiền hay sấy khô vẫn có thể giữ nguyên chất dinh dưỡng bên trong.
Trong yến mạch có đầy đủ các chất xơ hòa tan, protein, các vitamin nhóm B, vitamin E, natri, thiamin, riboflamin và vitamin B6. Yến mạch còn có thể cung cấp sắt, canxi, magie, phốt pho…, các chất vô cùng cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện và thông minh. Hơn nữa, ăn yến mạch đều đặn còn giúp bé tăng cân, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, loãng xương, tăng cường hệ miễn dịch…
Hướng dẫn 5 món ngon dễ làm từ yến mạch dành cho bé:
1. Đậu hũ non yến mạch sốt mít
Cách làm từ chị Hường ở Hải Phòng: 50g yến mạch ngâm 200ml nước ngâm 1h (trong quá trình ngâm thay nước 1 lần). Sau đó xay nhuyễn lọc khăn xô (bã có thể tận dụng lại làm bánh). Đun sôi nhỏ lửa (khuấy liên tục tránh dính nồi dễ cháy) đến khi sệt lại đổ vào khuôn để ngăn mát tủ lạnh 1h là được.
Bánh Yến Mạch
2. Bánh yến mạch bơ sữa
Sau khi lọc yến mạch xay nhuyễn, phần bã được chị Hường sử dụng làm bánh. Thêm bột mì hữu cơ hoặc bột ngô cùng với sữa trộn đều cho vào lò nướng, phết bơ lên là xong.
3. Đậu hũ non sốt xoài
Cách làm từ chị Huyền Trang: Ngâm 100gr yến mạch khoảng 60 phút. Trong thời gian ngâm thay nước 2 lần.
Đổ nước ngâm và thay 400ml nước lọc vào xay. Xay xong dùng khăn xô lọc nước, đun sôi phần nước đã lọc. Khuấy đều tay nhỏ lửa cho yến mạch sền sệt, tắt bếp, đổ vào khuôn để ngăn mát tủ lạnh.
Phần sốt xoài: Xay xoài chín cùng 1 viên phô mai sau đó bỏ lò 20 giây là được.
4. Đậu hũ non yến mạch sốt thanh long đỏ
Cách làm từ chị Đỗ Sen: 100g yến mạch ngâm với 400ml nước từ 1,5-2h. Thay nước 2 lần cho đỡ nhớt. Mang yến mạch xay nhuyễn, lọc qua khăn sữa của con, cho lên bếp vặn nhỏ lửa sên đến khi đặc lại, đổ ra khuôn cho vào tủ sau 1h là dùng được.
Xay nhỏ thanh long làm sốt ăn cùng đậu hũ yến mạch.
5. Bánh pancake yến mạch không bột 1 bước có bánh:
Cách làm của chị My Võ: Chuối nghiền nhuyễn sau đó cho trứng vào đánh tan đều. Cuối cùng cho yến mạch khuấy đều và ủ trong vòng 15 phút. Bắc chảo lên, cho dầu ăn tí ti vào (có thể dùng bơ). Chiên vàng đều hai mặt là xong.
Mua thêm dụng cụ leatherman super tool để làm bánh
Gợi Ý 16 Món Cháo Cho Bé Chậm Tăng Cân, Giúp Tăng Cân Vù Vù
1. Cháo lươn cà rốt
Để nấu món cháo lươn cà rốt cho bé ăn dặm. Mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 25g
Thịt lợn: 10g
Cà rốt: 20g
Lươn: 1 con loại vừa
Cách nấu:
Bước 1: Gạo tẻ mẹ đem rửa sạch rồi đem nấu thành cháo chín mềm cùng với cà rốt đã được thái nhỏ.
Bước 2: Sơ chế lươn rồi đem hấp chín hoặc luộc chín. Bỏ phần xương, chỉ lấy phần thịt đem bằm nhỏ.
Bước 3: Khi cháo chín thì mẹ chi lươn bằm vào và nấu tiếp tới khi cháo sôi lại khoảng 1 – 2 phút thì tắt bếp đi.
2. Cháo thịt heo, đậu cô ve
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 20g
Đậu cô ve: 30g
Thịt: 20g
Cách nấu:
Bước 1: Gạo mẹ đem ngâm trong nước trước khoảng 30 phút để gạo nở thì khi nấu cháo sẽ nhanh chín hơn. Cho gạo tẻ vào nồi và nấu thành cháo chín
Bước 2: Thịt heo và đậu cô ve đem xay nhuyễn.
Bước 3: Cháo chín, mẹ cho hỗn hợp thịt và đậu cô ve xay nhuyễn vào nồi cháo để nấu cùng khoảng 2 phút, đảo đều.
Bước 4: Nêm thêm một chút dầu Olive để bé dễ hấp thu dinh dưỡng từ món cháo ăn dặm hơn.
3. Cháo cua bể cà rốt
Nguyên liệu:
Gạo tẻ
Cua bể
Cà rốt
Cách nấu:
Bước 1: Luộc cua tới chín, chỉ lấy phần thịt cua rồi đem băm nhuyễn sau đó đem xào qua với hành tím.
Bước 2: Cà rốt sau khi chế biến đem luộc chín rồi nghiền nhuyễn.
Bước 3: Nấu cháo chín rồi sau đó cho cà rốt và cua bể đã nghiền nhuyễn vào nấu cùng, đảo đều và đun thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp đi.
4. Cháo trứng đậu hũ
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 30g
Trứng gà: 1 quả
Đậu hũ: 1 miếng nhỏ
Cách nấu:
Bước 1: Gạo tẻ cho vào nồi nấu thành cháo trắng hơi đặc
Bước 2: Lòng đỏ trứng gà và đậu đem trộn lại với nhau, đánh nhuyễn.
Bước 3: Cháo chín, mẹ cho hỗn hợp trứng gà và đậu hũ vào nấu cùng, đảo nhanh rồi sau đó tắt bếp.
Lưu ý: Mẹ nên cho bé ăn khi cháo còn nóng để không có mùi tanh.
5. Cháo móng giò hạt sen
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 30g
Móng giò: 1 cái.
Hạt sen
Hành hoa
Lưu ý: Móng giò mẹ nên chọn loại chỉ có gân và da cho đỡ ngấy.
Cách nấu:
Bước 1: Móng giò đem luộc qua rồi bỏ nước luộc đi.
Bước 2: Cho móng giò, hạt sen, gạo vào ninh nhừ.
Bước 3: Hành hoa thái nhỏ rồi thả vào nồi cháo trước khi tắt bếp, bắc ra.
Lưu ý: Móng giò sau khi luộc mẹ có thể gỡ ra băm hoặc để nguyên miếng đối với các bé lớn hơn. Còn hạt sen thì sử dụng thìa để tán nhuyễn.
6. Cháo trứng bắc thảo
Nguyên liệu:
Gạo tẻ
Trứng: 1 quả
Lòng đen hột vịt bắc thảo: 1/2
Cách nấu:
Bước 1: Đem gạo tẻ nấu thành cháo.
Bước 2: Trứng đem đánh đều cùng lòng đen trứng bắc thảo. (Lưu ý: Lòng đen trứng sẽ hơi lợn cợn một chút tuy nhiên khi cho vào cháo sẽ tan hết.
Bước 3: Cho hỗn hợp trứng gà và trứng bắc thảo vào nồi cháo rồi đảo đều. Sau 2 phút thì tắt bếp.
Bước 4: Nêm thêm một chút dầu ăn cho bé để bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
7. Cháo cá lóc khoai tây
Nguyên liệu:
Cá lóc: 30g
Bột gạo: 20g
Khoai tây: 10g
Cách nấu:
Bước 1: Cá lóc sau khi được làm sạch mẹ đem lọc lấy thịt cá.
Bước 2: Khoai tây luộc chín đem tán nhuyễn
Bước 3: Cho hỗn hợp cá và rau củ vào nấu chín. Tiếp đến cho từ từ bột gạo vào, đảo đều.
Bước 4: Cháo chín thì tắt bếp. Nêm một chút dầu ăn trẻ em.
8. Cháo thịt bò cà rốt phô mai
Nguyên liệu:
Thịt bò: 30g
Cà rốt: 30g
Phô mai: 1-2 miếng nhỏ
Cách nấu:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn
Cà rốt: cắt hạt lựu.
Gạo đem nấu thành cháo trắng
Bước 2: Đem thịt bò xào qua với hành trắng. Cháo trắng chín mẹ cho thêm cà rốt vào nấu nhừ khoảng 5-7 phút.
Bước 3: Khi cháo trắng cà rốt sánh, mịn thì mẹ cho thịt bò đã xay vào, đảo đều tới chín rồi tắt bếp.
Bước 4: Múc cháo ra bát, cho phô mai vào và đánh tan.
9. Cháo cá lóc cà rốt
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 20g
Cà rốt: 10g
Cá lóc loại nhỏ
Cách nấu:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
Gạo tẻ đem nấu thành cháo trắng
Cá lóc đem luộc chín, chỉ lấy thịt, xay nhuyễn.
Cà rốt nấu chín, xay nhuyễn
Bước 2: Trộn hỗn hợp cá, cà rốt xay nhuyễn vào cháo, đảo đều khoảng 5 phút thì tắt bếp.
10. Cháo ếch rau mồng tơi
Nguyên liệu:
Gạo tẻ
Rau mồng tơi
Ếch loại nhỏ
Cách nấu:
Bước 1: Sơ chế ếch và chỉ lấy phần thịt ếch. Đem băm nhỏ rồi xào qua với hành phi cho thơm.
Bước 2: Rau mồng tơi rửa sạch, thái chỉ nhỏ. Gạo đem nấu thành cháo trắng.
Bước 3: Khi cháo trắng chín mịn, mẹ cho rau mồng tơi vào nấu nhừ.
Bước 4: Khi cháo và rau đã chín nhừ, mẹ cho phần thịt ếch vào nấu cùng. Cháo sôi lại thì mẹ tắt bếp đi.
11. Cháo gà bí đỏ
Nguyên liệu:
Thịt gà: 50g
Bí đỏ: 50g
Gạo tẻ: 80g
Cách nấu:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
Gạo tẻ đem nấu thành cháo trắng chín nhừ
Thịt gà bỏ xương đem băm nhỏ
Bí đỏ đem hấp chín rồi tán nhuyễn
Bước 2: Cháo chín nhừ, mẹ cho thịt gà và bí đỏ vào ninh khoảng 10 phút thì tắt bếp.
Bước 3: Múc cháo ra bát, nêm thêm một chút dầu ăn cho bé.
12. Cháo gan heo
Nguyên liệu:
Gan heo loại nhỏ, tươi
Gạo tẻ: 30g
Cà chua: 1/2 quả
Cách nấu:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
Gạo tẻ rửa sạch đem nấu thành cháo trắng chín nhừ
Gam đem băm nhuyễn
Cà chua: bỏ vỏ, bỏ hạt, thái hạt lựu
Bước 2: Xào gan với hành trắng phi thơm. Khi gan dậy mùi thì mẹ cho tiếp cà chua vào xào cùng tới chín.
Bước 3: Cháo sôi, mẹ cho gan và cà chua xào chín vào nấu cùng, đảo đều.
13. Cháo tôm gạo lứt
Nguyên liệu:
Gạo lứt: 30g
Tôm bóc vỏ
Cà rốt: 1 củ
Dầu ăn trẻ em
Cách nấu:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
Ninh chín gạo lứt thành cháo
Tôm bóc vỏ
Cà rốt rửa sạch
Bước 2: Lấy hỗn hợp tôm và cà rốt xay nhuyễn. Cho vào nồi rồi đun sôi.
Bước 4: Trộn thêm một chút dầu ăn trẻ em.
14. Cháo vịt đậu xanh
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 30g
Đùi vịt: 1 chiếc
Đậu xanh
Cách nấu:
Bước 1: Đùi vịt đem ninh nhừ, giữ nước để nấu cháo
Bước 2: Lọc lấy thịt vịt rồi băm nhỏ.
Bước 3: Cho gao và thịt vịt vào nồi nước luộc và đun sôi khoảng 30 phút thì cho đậu xanh vào nấu cùng, ninh lửa nhỏ khoảng 1 giờ.
Bước 4: Cháo chín, múc cháo ra bát. Đợi cháo nguội bớt là có thể cho bé ăn được rồi.
15. Cháo thịt heo rau ngót
Nguyên liệu:
Gạo tẻ
Thịt nạc: 30g
Rau ngót: 30g
Cách nấu:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
Gạo tẻ rửa sạch ninh thành cháo trắng
Thịt nạc heo băm nhỏ
Rau ngót xắt nhuyễn
Bước 2: Cho thịt heo vào xào qua với hành rồi cho phần thịt vào cháo trắng, đảo đều tới khi thịt chín.
Bước 3: Thịt chín, mẹ cho tiếp rau ngót vào nồi cháo tới khi thấy cháo, thịt và rau đều chín thì tắt bếp.
16. Cháo tôm súp lơ
Nguyên liệu:
Gạo tẻ
Tôm
Súp lơ
Dầu ăn trẻ em
Cách nấu:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
Gạo tẻ đem nấu thành cháo trắng
Tôm rửa sạch, bỏ vỏ cắt miếng nhỏ
Súp lơ rửa sạch trần qua với nước sôi, thái miếng nhỏ rồi nấu chín
Bước 2: Tôm đem xào sơ qua với dầu ăn và hành giã nhỏ rồi cho tôm, súp lơ vào nồi cháo trắng, đảo đều tới khi cháo chín, sánh, mịn thì tắt bếp.
Vậy là mẹ đã cùng Blog Mẹ Yêu Con tìm hiểu 16 thực đơn cho bé chậm tăng cân, giúp bé tăng cân vù vù đơn giản, dễ thực hiện. Chúc mẹ thành công, chúc bé hay ăn, chóng lớn, phát triển tốt nhất.
Mẹ 9X Gợi Ý 10 Công Thức Làm Bữa Phụ Cho Bé Tăng Cân Vù Vù
Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, ngoài việc bú sữa mẹ và ăn các bữa ăn chính thì chị Mai Trang, một bà mẹ 9x ở Vũng Tàu đã bắt đầu cho con bổ sung các bữa phụ với mong muốn cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, giúp con có thể phát triển về chiều cao, cân nặng và cả trí não.
Để có thể chế biến những bữa ăn phụ khoa học cho con với một người mẹ trẻ chẳng phải điều dễ dàng, vì thế, chị Trang đã tham khảo nhiều loại sách về dinh dưỡng, cũng như tham khảo các công thức của các bà mẹ bỉm sữa khác.
Theo chị Trang: ” Mình được biết các bữa phụ không nên giàu chất béo, chất đường vì sẽ khiến con no, đầy bụng, dẫn đến chán ăn bữa chính. Vì thế, mình thường bổ sung các bữa ăn phụ như các loại hoa quả, bánh, váng sữa, sữa chua, sữa hạt… Nói chung, đa phần là các món ăn lỏng, ít năng lượng, mau tiêu và nhanh đói “.
1. Bánh flan sữa mẹ
Lấy 120ml sữa mẹ hòa tan cùng 1 lòng đỏ trứng. Dùng đũa khuấy nhẹ theo chiều kim đồng hồ rồi lọc qua rây 2 lần cho hỗn hợp nhuyễn mịn. Có thể hấp bằng nồi cơm điện, bật chế độ cook, cho xửng hấp vào và lót bên trong 1 cái khăn dày, bỏ chén flan vào đậy nắp lại, hấp trong vòng 7-10 phút.
3. Sữa bí đỏ hạt sen
Hạt sen ngâm nước nóng 1 giờ sau đó đun cùng bí đỏ. Khi 2 thứ mềm rồi, cho vào xay nhuyễn, lọc bằng khăn xô hay rây mịn rồi cho bé uống.
4. Sinh tố táo việt quất
Kết hợp táo có vị ngọt thanh cùng với việt quất vị hơi chua sẽ có món sinh tố thật khoái khẩu cho các bé.
5. Bánh táo/chuối yến mạch
Cắt nhỏ 1/3 trái táo, sau đó đem đi xay cùng 1 lòng đỏ trứng, 50ml sữa (có thể là sữa mẹ hoặc sữa tươi), phô mai, 40gr yến mạch. Bỏ hũ, đem hấp cách thủy khoảng 10-15 phút.
6. Bánh Doremon yến mạch chuối
Lấy hỗn hợp gồm: 1 trái chuối, 30gr yến mạch, 1 lòng đỏ trứng, 50ml sữa xay thật nhuyễn rồi áp chảo. Khi áp chảo cần vặn lửa nhỏ và dùng xẻng thỉnh thoảng đè mặt bánh cho chín đều mặt kia.
7. Sữa yến mạch óc chó hạnh nhân
Hạnh nhân ngâm qua đêm cho dễ bóc vỏ và mềm, óc chó ngâm 1 -2 giờ. Đun sôi với nước cho hạnh nhân và óc chó mềm sau đó mang đi xay và lọc qua khăn xô là xong.
8. Custard chuối phô mai
Lấy lòng đỏ trứng và1/2 muỗng cà phê bột bắp đánh đều cho đến khi sền sệt thì bắc lên bếp đun. Cho thêm 50ml sữa mẹ hoặc sữa công thức vào khuấy đều, sau đó cho thêm chuối đã xay nhuyễn, khuấy đều đến khi thành hỗn hợp sền sệt thì tắt bếp. Cuối cùng, cho 1 viên phô mai vào tán đều. Múc hỗn hợp ra hũ cho bé dùng. Món này có thể bảo quản trong tủ lạnh được 2 ngày.
9. Bánh rán Doremon
Trộn bột nở với bột mỳ rồi đem rây mịn. Sau đó, đập trứng vào tô, đổ thêm đường, mật ong, dầu ăn (cho bé trên 1 tuổi) và đánh tan. Từ từ thêm nước vào đảo đều cho đến khi hỗn hợp mịn, sánh. Làm nóng chảo chống dính, rót vài giọt dầu ăn rồi từ từ cho bột vào. Rán bánh với lửa nhỏ (không dầu) khoảng 3 – 4 phút, đến khi mặt bánh se lại và xuất hiện các lỗ nhỏ thì lật bánh, rán tiếp khoảng 2 phút nữa là được.
10. Bánh khoai tây rau củ
Khoai hấp chín và nghiền mịn lúc còn nóng. Rau củ băm ướp, cho các nguyên liệu vào tô. Thêm bột mì và bột gạo, nhào đều tất cả trong tô to cho đều và nhuyễn và chuẩn bị chảo. Cho dầu vào chảo chiên cho đến khi bánh vàng đều 2 mặt là được.
Mỗi ngày, ngoài 3 bữa ăn chính, các mẹ có thể đan xen 3 bữa ăn phụ cho bé. Tuy nhiên, đừng nên vì thấy con ăn bữa phụ ngon miệng mà cho bé ăn thêm nhiều bữa. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng “bữa chồng bữa”, mẹ lúc nào cũng bận rộn chuẩn bị, còn con thì lúc nào cũng ngang dạ và không có hứng thú với bữa ăn tiếp theo.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra lời khuyên là việc quá chú trọng hoặc thờ ơ với bữa phụ đều có thể dẫn tới hai hệ lụy ngược nhau là trẻ thừa hoặc thiếu dinh dưỡng. Do đó, các bà mẹ cần thực sự hiểu con mình và có những thực đơn phù hợp với con mình, bởi nhu cầu về dinh dưỡng và phát triển của mỗi đứa trẻ là khác nhau.
Học Lỏm 5 Cách Nấu Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé Ăn Ngon, Tăng Cân “Vù Vù”
Có thể các mẹ đang đau đầu vì bé yêu nhà mình ăn bao nhiêu mà vẫn cứ còi cọc không tăng cân và chậm phát triển hơn nhiều bé khác. Có lẽ mẹ nên xem lại cách chế biến các món cháo cho bé như thế nào, đã đúng cách và đủ dinh dưỡng hay chưa? Hoặc có thể do thực đơn mà các mẹ dành cho bé quá nhàm chán, không đa dạng nhiều thực phẩm khiến cơ thể bé không hấp thu đủ dưỡng chất. Trong bài viết sau đây, sẽ chia sẻ một số cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn ngon, lại chóng tăng cân mà chúng tôi đã học lỏm được từ chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu. Hy vọng sẽ giúp mẹ cải thiện được bữa ăn và giúp bé yêu tăng cân “vù vù”, cả nhà cùng vui.
Chia sẻ cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn ngon, phát triển tốt
Khi bé yêu của bạn đến độ không cần phải ăn bột hay thức ăn xay mịn mà đã có khả năng ăn được những món cháo dinh dưỡng, thực phẩm mềm và to hơn một chút, thì bạn có thể chế biến cho bé những món cháo dinh dưỡng từ thực phẩm bổ dưỡng, tươi ngon, giúp bé hấp thụ được đa dạng nguồn dinh dưỡng để cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
Đặc biệt với món cháo bé ăn sẽ giúp chắc dạ, thơm ngon nên bé cũng sẽ thích ăn hơn những thứ cứ phải xay mịn. Cháo sẽ giúp bé hấp thu đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mẹ nên kết hợp nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng, đổi món cho bé để kích thích vị giác giúp bé ăn ngon, phát triển đều, ba mẹ yên tâm hơn.
1.Cháo lươn cà rốt
Lươn là một loại thực phẩm quen thuộc và được biết đến với nhiều dinh dưỡng có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Theo Đông y cho biết, lươn có tác dụng bổ khí huyết, chữa biếng ăn, ăn không tiêu, tiêu chảy, trong đó có cả chứng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g lươn bao gồm:
Năng lượng 285calo
Chất đạm 12,7g
Chất béo 25,6g
Ngoài ra còn nhiều dinh dưỡng khác như B1, B12, sắt…
Với thành phần dinh dưỡng dồi dào như vậy, đây là loại thực phẩm được các bà nội trợ rất ưa chuộng, với những bà mẹ đang nuôi con nhỏ ăn dặm cũng hay chế biến các món cháo từ lươn giúp bé ăn ngon và phát triển tốt.
Để hướng dẫn các mẹ cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé từ lươn, trước tiên cần chuẩn bị nguyên liệu:
25g gạo tẻ
10g thịt lợn nạc
20g cà rốt
1 con lươn loại vừa còn tươi sống
Cách nấu: Sơ chế lươn cho thật sạch sau đó cho vào hấp chín, lấy phần thịt băm nhỏ cùng thịt lợn. Gạo tẻ cho vào hầm mềm cùng cà rốt thái nhỏ, sau đó cho thịt lươn vào, nêm gia vị vừa ăn cho bé đun thêm 5-10 phút rồi tắt bếp. Cháo múc ra tô, để vừa ấm rồi cho bé ăn.
2.Cháo thịt gà bí đỏ
Thịt gà và bí đỏ là những thực phẩm quen thuộc và rất giàu dinh dưỡng, khi kết hợp với nhau sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thụ tốt.
Chuẩn bị: thịt gà, bí đỏ mỗi loại 50g, gạo tẻ 80g
Cách nấu:
Thịt gà lấy phần thịt đùi hoặc thịt lườn không có xương, bỏ da rồi băm nhỏ.
Bí đỏ hấp chín rồi tán nhỏ hoặc để sống băm nhỏ
Gạo tẻ hầm chín, sau đó cho thịt gà và bí đỏ vào hầm thêm 10 phút
Nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp múc cháo ra tô, để nguội cho bé ăn.
3.Cháo thịt heo nấu với đậu cô ve
Đây đều là những thực phẩm dễ kiếm và bổ dưỡng, các mẹ có thể kết hợp hai món này với nhau để đổi món cho bé, kích thích bé ăn ngon, đề kháng tốt.
Chuẩn bị: 25g đậu cô ve, thịt heo 20g, gạo tẻ 25g
Cách nấu: Thịt heo chọn phần nạc rồi xay nhuyễn cùng đậu cô ve, hoặc có thể hầm xương heo lấy nước dùng hầm cháo. Khi gạo đã hầm chín thì cho thịt heo và đậu vào nấu thêm khoảng 3 phút, nêm gia vị rồi bắt ra, múc ra bát để nguội cho bé ăn. Không nên hầm quá lâu sẽ mất dinh dưỡng ở đậu cô ve.
4.Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé từ tôm và rau cải
Vì có rất nhiều loại rau cải, nên mẹ có thể linh hoạt mỗi bữa nấu cháo tôm với một loại rau cải khác nhau để đa dạng thực đơn cho bé.
Chuẩn bị: gạo tẻ 25g, tôm biển 2 con to, 10g rau cải
Cách nấu: tôm bóc vỏ xay nhuyễn cùng rau cải sau đó khi cháo chín cho vào nấu cùng khoảng 2 phút rồi nêm gia vị và tắt bếp, múc cháo ra để nguội rồi cho bé ăn.
5.Cháo thịt bò – khoai tây
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé kết hợp thịt bò với khoai tây băm nhỏ để nấu với gạo tẻ sẽ thành món cháo ngon kích thích vị giác cho bé, đồng thời tăng khả năng hấp thụ, bé sẽ chóng lớn, tăng cân vù vù đó các mẹ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Gợi Ý Cách Làm 5 Món Ngon Từ Yến Mạch Giúp Con Còi Đến Mấy Cũng Tăng Cân Vù Vù trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!