Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Nấu Vịt Om Me Chua Ngon Lạ Miệng Đậm Đà Hương Vị # Top 3 Like | Leparkspa.com

Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Nấu Vịt Om Me Chua Ngon Lạ Miệng Đậm Đà Hương Vị # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Nấu Vịt Om Me Chua Ngon Lạ Miệng Đậm Đà Hương Vị mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách làm vịt om me cũng tương tự như vịt om sấu. Tuy nhiên hương vị của nó sẽ khác bởi vị chua của mẹ và sấu là khác nhau. Vị chua nhẹ cùng mùi thơm đặc trưng của me sẽ khiến bạn thấy thích món ăn này.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Với cách làm vịt om me bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Thịt vịt: 1 con

Cà chua: 2 quả

Me tươi: 2 trái

Bột năng: 50g

Đường: 50g

Ớt: 2 trái

Nước cốt me

Hành: 1 củ

Tỏi: 1 củ

Rau mùi, hành lá

Gừng: 2 củ

Các nguyên liệu cần thiết: Muối, mì chính, hạt nêm,…

Cách nấu vịt om me

Vịt om me chua cay với thịt vịt mềm ngọt sẽ khiến bạn khó cưỡng lại. Bạn có thể thưởng thức vịt om me theo sở thích của mình hoặc ăn cùng các loại rau sống.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Việc sơ chế thịt vịt sao cho làm giảm đi mùi hôi của nó là bước khá quan trọng.

Với thịt vịt bạn đem rửa sạch rồi chà muối lên bề mặt vịt. Tiếp tục gừng đập dập bạn chà lên khắp thân vịt một lần nữa. Cuối cùng bạn rửa qua với nước giấm và rượu trắng. Rửa hết bề mặt từ trong ra ngoài và rửa lại bằng nước lạnh cho thật sạch. Như vậy món vịt om me sẽ không còn mùi hôi, thay vào đó là mùi thơm ngọt của thịt vịt.

Chặt vịt thành những miếng vừa ăn. Ướp thịt vịt với 1 thìa cafe xì dầu, 1 thìa cafe mì chính khoảng 25-30 phút.

Me bạn đem rửa sạch để ráo. Ớt, hành lá, rau mùi bạn nhặt bỏ rễ rồi rửa sạch để ráo. Hành lá bạn cắt khúc nhỏ. Ớt bạn cũng thái nhỏ. Bạn nên bỏ hạt để giảm vị cay cho món ăn.

Cà chua bạn rửa sạch. Loại bỏ phần đen ở đầu. Thái múi cau rồi bỏ vào bát.

Hành, tỏi bạn bỏ vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.

Gừng bạn cạo vỏ, rửa sạch rồi thái sợi chỉ.

Bước 2: Cách làm vịt om me

Trước tiên, bạn bắc chảo lên bếp cho chút dầu ăn vào. Tiếp tục cho hành tỏi vào phi cho thơm. Thêm 1 thìa cafe nước mắm rồi cho toàn bộ thịt vịt vào xào cho săn lại. Khi thấy thịt vịt săn lại, vàng đều các mặt thì tắt bếp. Bạn nên gắp những miếng thịt vịt ra đĩa để ráo dầu. Làm như vậy món vịt om me sẽ giảm đi vị ngán từ mỡ vịt. Chuẩn bị một chiếc nồi nhỏ để om vịt. Bạn cho hết toàn bộ thịt vịt vừa xào vào nồi, cho cà chua cùng ớt sừng và me đã thái chéo nhỏ. Sau đó đỏ nước xâm xấp mặt thịt vịt và đun lửa liu riu. Bạn nên nêm vào nồi thêm 1 thìa cafe muối, cùng 1/2 thìa cafe hạt tiêu cho ngấm gia vị. Để lửa nhỏ om cho tới khi thấy nước sánh đặc lại, gần cạn hết, thịt vịt có màu vàng nâu, hơi dẻo thì tắt bếp.

Bước 3: Hoàn thành và thưởng thức

Cuối cùng là bước quan trọng nhất. Bởi nước sốt của món vịt om me quyết định quan trọng tới sự hấp dẫn của món ăn. Bạn bắc chảo lên bếp, cho thêm chút dầu ăn phi hành tỏi cho thơm. Tiếp đó cho nước cốt me, 2 thìa cafe tương cà, 2 thìa cafe xì dầu, 1 thìa cafe đường và khuấy cho đều tay. Đun lửa nhỏ liu riu cho tới khi hỗn hợp sánh lại. Bột năng bạn cho vào bát hòa tan với nước lọc. Cho từ từ hỗn hợp bột năng vào hỗn hợp nước sốt vừa đun.

Bột năng giúp cho phần nước sốt sánh hơn, đặc hơn. Lưu ý khi nấu bạn nên đảo đều tay tránh để hỗn hợp bị cháy khét dưới đáy nồi. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Cuối cùng bạn múc thịt vịt ra đĩa, rưới thêm phần nước sốt vừa nấu lên trên. Tiếp tục rắc thêm chút hành lá và rau mùi lên để tạo màu sắc cho món vịt om me. Món vịt om me có hương vị hơi lạ miệng nhưng đậm đà vô cùng. Với thịt vịt mềm, ngọt, nước sốt đậm đà. Vịt om me ngon có sự kết hợp hòa quyện chua cay mặn ngọt của các loại gia vị đi kèm. Món ăn này ăn cùng cơm trắng hoặc bún thì còn gì hấp dẫn hơn. Với thành phần dinh dưỡng nó mang lại cũng khiến bạn phải thích mê. Ăn kèm với rau xanh sẽ tạo vị thanh mát, dân dã cho món ăn. Nhắc tới thịt vịt thì có vô vàn món ăn được chế biến từ nó. Bởi thịt vịt ngọt, ngon rất dễ chế biến. Chỉ cần thay đổi một chút nguyên liệu cũng các bước làm đơn giản khác bạn có thể làm được những món ngon từ vịt.

Đậm Đà Hương Vị Vịt Đồng Nấu Chao

Phong vị món cuốn ba miền ở Hà Nội

Những món ăn dân dã tuyệt ngon ở làng cổ Đường Lâm

Về làng Thổ Hà ngắm nhà cổ và thưởng thức bánh đa nướng

Ai một lần đến miền Tây quê tôi hẳn sẽ ấn tượng về các món ăn được chế biến từ con vịt thả đồng. Trong các món ấy, có lẽ thực khách sẽ không thể quên được hương thơm ngạt ngào của món vịt… nấu chao.

Sau những mùa gặt, dân quê tôi thường “thả lan” đàn vịt chạy khắp đồng, con nào con nấy say mồi mập ú. Gần như mọi nhà đều có nuôi đàn vịt, nhiều thì để bán trứng, bán thịt; ít thì để dùng trong các bữa tiệc, liên hoan. Lâu lâu, có khách đến thăm, dân quê tôi cũng bắt con vịt mang đi nấu chao trước để đãi khách, sau để gia đình vui vầy bên mâm cơm với món vịt nấu chao do bàn tay khéo léo của người dân quê chế biến.

Món vịt nấu chao luôn tỏa hương thơm ngào ngạt (ảnh: Hoàng Lê)

Vịt nấu chao ăn kèm với bún thì ngon hết ý (ảnh: Hoàng Lê)

Sau khi đã làm sạch con vịt, chặt thành từng miếng nhỏ rồi trộn lẫn với gừng, rượu trắng, chà xát rồi để yên tầm 15 phút cho vịt mất mùi hôi. Sau đó ướp vịt với chao, tỏi, ớt cùng với những gia vị khác rồi để tiếp khoảng 2 giờ đồng hồ cho gia vị ngấm vào từng miếng thịt.

Sau khi gia vị đã ngấm đều, bắc nồi lên bếp phi mỡ, hành rồi cho thịt vịt vào nồi. Chờ vịt săn lại cho nước dừa tươi và nấu nhỏ lửa, đến khi vịt gần chín là cho khoai môn vào nấu tầm 5 phút, thêm ít hành lá trước khi nhắc nồi xuống. Vậy là công đoạn chế biến món vịt nấu chao đã hoàn thành. Vịt nấu chao ăn kèm với bún là ngon nhất.

Dù phải qua nhiều công đoạn trong quá trình chế biến món ăn nhưng nhìn chung món vịt nấu chao không phải tốn nhiều chi phí, chỉ lấy những gì sẵn có từ vườn nhà để tạo thành món ăn độc đáo. Đó là con vịt nuôi ăn lúa thóc đồng nhà, đó là trái dừa ta phía nhà sau, đó là củ khoai môn sau sàn nước… Tất cả những thứ ấy không phải được mua ở chợ mà chính từ bàn tay của người dân quê gắn với nghề chăn nuôi, trồng trọt.

Ai đã một lần được thưởng thức món vịt nấu chao do dân quê tôi chế biến ắt sẽ không thể quê được vị béo ngậy của con vịt quê hương, mùi beo béo thanh tao của khoai môn vườn nhà, ăn hoài không chán.

Miền Tây là vùng đất sản sinh ra nhiều món ăn dân dã, mộc mạc mang đậm chất văn hóa của vùng đất và con người sống ở nơi đây. Món vịt nấu chao dù không phải là món ăn sang trọng nhưng với sự tinh túy, khéo léo trong chế biến của người dân cũng đủ làm thực khách phương xa nhớ mãi.

Hướng Dẫn Làm Mực Khô Rim Me Đậm Đà Vị Biển

Chuẩn bị nguyên liệu làm món mực khô rim me

Mực khô 1 con kích thước lớn, thân mình dày, chắc thịt, có hương thơm lưu lại lâu.

Me khô hoặc me tươi 50 gram.

Tỏi 3 nhánh bóc vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn.

Ớt 1-2 quả thái lát mỏng hoặc băm nhỏ.

Sả 2 củ bóc vỏ già bên ngoài, đập rồi đem băm nhỏ.

Gừng 1 nhánh cạo vỏ, rửa sạch rồi thái sợi.

Gia vị cần thiết: Nước mắm, đường, ớt bột, dầu ăn…

Các bước tiến hành làm món mực khô rim me

Bước 1: Lấy nước me

Cho me khô hoặc me tươi vào bát. Thêm một bát nước sôi cho vào, ngâm me trong khoảng 10-15 phút để me rã ra. Sau đó dùng rây và thìa miết để lọc lấy phần nước cốt. Loại bỏ phần hạt không dùng tới.

Bước 2: Sơ chế mực khô

Dùng cồn y tế đem nướng chín mực khô. Vì còn bước rim me nữa nên cũng không cần nướng quá lâu sẽ khiến khô mực bị cứng, mất nước.

Nướng xong cho mực bọc trong tờ giấy báo, dùng chày đập làm mềm thân mực và bong ra những phần bị cháy, cứng.

Tách đôi phần đầu và thân.

Phần đầu sẽ xé từng chiếc râu một.

Bóc bỏ mai cứng. Phần thân xé theo chiều ngang thành miếng khoảng 1 cm. Nếu bạn nướng không kĩ có thể mực sẽ bị dai khó xé, dùng kéo để cắt miếng.

Bước 3: Mực khô rim me

Cho dầu ăn vào chảo, để đến khi nóng già thì cho tỏi, gừng, sả, ớt vào phi thơm lên.

Tiếp đến cho mực khô vào xào trước khoảng 5-7 phút.

Khi thấy mực đã ngấm đều dầu ăn thì đổ nước sốt me vào. Cho thêm 1 muỗng nước mắm, 2 muỗng đường, 1 chút ớt bột vào. Đảo đều để gia vị được ngấm vào mực.

Đun lửa nhỏ cho tới khi nước sốt me cô lại, trở nên sền sệt bám vào những sợi mực.

Tắt bếp và trình bày ra đĩa để thưởng thức.

Lưu ý khi chế biến món mực khô rim me

Lọ cồn phải để xa vị trí nhóm lửa. Cồn rất dễ bắt lửa, có thể gây cháy nổ nguy hiểm.

Mực khô rim me vừa phải, khô rim quá lâu làm sốt me bám dính chặt vào mực tạo thành một lớp vỏ cứng khó nhai bên ngoài. Rim vừa phải để giữ lại vị ngọt của mực và chua thanh của nước me.

Để đặt mua được mực khô ngon, đảm bảo, nhất định bạn đừng quên địa chỉ của cửa hàng Đặc sản Bá Kiến. Cửa hàng Đặc sản Bá Kiến chuyên cung cấp sản phẩm Mực khô Cô Tô chất lượng với giá thành phải chăng. Không cần mất quá nhiều thời gian cho việc đi lại, chỉ cần nhấc máy lên và gọi đến cửa hàng, Mực khô Cô Tô sẽ được giao đến tận nhà cho bạn.

Liên hệ đặt mua:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẶC SẢN VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 1, Lô 4E, Đường Trung Yên 10B, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0962.08.3232 – 024.66.82.3737

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Sườn Mền Tan Đậm Đà Hương Vị Cho Bữa Sáng Thêm Ngon Miệng

Cháo sườn là món ăn quá ngon, dễ chế biến và phù hợp với bất kì độ tuổi nào, cả với người lớn lẫn trẻ em nên đây sẽ là món điểm tâm rất thích hợp cho cả nhà. Chỉ cần một dẻ sườn non thêm chút gạo tẻ cũng có được bát cháo thơm mát, cầu kỳ hơn có thể ăn cháo sườn với quẩy hoặc hột vịt bắc thảo thì lại càng tuyệt vời hơn

Cách nấu cháo sườn cơ bản

600 g sườn non.

400 g gạo tẻ thơm.

Nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu, bột đao, dầu thực vật.

Sườn rửa thật sạch, chặt miếng vừa ăn, cho vào nồi đổ ngập nước, nấu sôi. Mở vung nồi sườn, vớt hết bọt để nước ninh xương được trong. Đậy vung, vặn nhỏ lửa ninh khoảng 1 giờ. Lấy sườn ra để nguội, gỡ lấy thịt nạc, tẩm ướp với chút nước mắm.

Cho một chút dầu thực vật vào nấu nóng, bỏ thịt vào xào qua, xúc ra bát để riêng.

Gạo tẻ đem xay thành bột khô, mịn (hoặc xay bột nước) hòa với nước ninh xương cho lên bếp nấu. Vừa nấu vừa khuấy đều tay, cho thịt sườn vào nấu cùng, nếu bột đặc có thể pha thêm nước lã sao cho cháo mượt, không bị loãng là được. Để nồi cháo sôi một lúc, cho 2 muỗng nhỏ bột đao pha với chút nước vào khuấy đều, nêm bột ngọt, mắm cho vừa. Vặn nhỏ lửa nấu thêm khoảng 30 phút, cho cháo sánh.

Sườn non

Chừng 1 – 2 lon gạo (ít nhiều tùy ý)

1 củ hành tây (cho thơm và ngon miệng hơn)

Muối

Tiêu

Đường

Nước mắm ngon

Bỏ sườn non đã rửa thật sạch vô nồi nước, nấu sôi lên, hạ bếp xuống và hớt bột cho nước trong.

Vo gạo & bóc vỏ hành tây đã rửa, rồi cho vào nồi sườn non nấu cho đến khi gạo thành cháo.

Canh nước nhiều ít, tùy theo muốn cháo sườn thật đặt hay hơi lỏng. Nếu cần thì đổ thêm nước vô khi gạo nấu gần thành cháo.

nếm nêm với muối và đường cho vừa miệng. Nước mắm thì nêm cuối cùng khoảng 5 phút trước khi tắt lửa.

Nhớ thỉnh thoảng quậy lên để gạo không dính dưới đáy nồi.

Xong, gắp sườn non ra tô/đĩa và gỡ thịt ra khỏi xương/xụn.

Cho cháo và thịt sườn vào máy food processor/blender xay cho nát ra thành bột. Chia cháo ra, xay thành 2, 3 phần.

Xay xong, đổ vô nồi khác, bỏ lên bếp và nấu cho sôi lên, nêm lại & cho thêm nước vô nếu cần.

Lưu ý: nên nhớ khi cháo sườn còn nóng thì lỏng hơn khi đã nguội hoặc sau khi bỏ vô tủ lạnh. Thành ra, cho thêm nước nếu muốn cháo sườn lỏng hơn.

Trong tiết trời cuối đông lạnh đến tê cóng người thế này, bạn chỉ ước được ăn một món ăn làm ấm người lên và món cháo sườn quẩy sẽ là một gợi ý không tồi cho bữa sáng của bạn đâu. Nguyên liệu giản đơn, cách chế biến không mất quá nhiều thời gian nếu bạn chịu khó nấu sẵn cháo vào buổi tối hôm trước và sáng hôm sau hâm nóng lại mùi vị cũng không hề thay đổi là mấy.

Nguyên liệu làm món cháo sườn quẩy gồm có:

400 gram sườn thăn

300 gram bột gạo tẻ

Quẩy chiên giòn

Hành hoa

Các bưới thực hiện cháo sườn quẩy

Chọn lựa nguyên liệu và mua theo những nguyên liệu đã liệt kê ở trên

Bột gạo tẻ đem ngâm với khoảng 400ml nước, bạn cần đổ từ từ nước vào bột để tránh bột bị vón cục. Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đồng nhất. Ngâm bột gạo trong khảng 30 phút.

Luộc qua sườn. Khi sườn vừa bắt đầu sôi thì đổ ra rổ, xả sạch dưới vòi nước mạnh.

Cho sườn vào nồi, cho hạt nêm và gia vị vào, đảo đều rồi thêm nước ninh nhừ, để tiết kiệm thời giạn bạn có thể cho vào nồi áp suất cho nhanh.

Sau khi sườn nhừ, bạn từ từ đổ phần bột gạo vào. Vừa đổ vừa khuấy đều tay.

Đun cho đến khi hỗn hợp sôi trở lại thì tắt lửa. Để nguyên cháo trong nồi chừng 10 – 15 phút để bột gạo có thời gian nở.

thành: Sau đó nấu sôi trở lại, nếm lại xem cháo đã vừa miệng chưa. Nếu bạn thích dậy mùi có thể thêm 1 chút nước mắm cũng được. Sau đó múc cháo sườn ra bát, thêm quẩy cắt nhỏ lên trên và rắc chút hạt tiêu xay nếu muốn.

Độc đáo cách chế biến cháo sườn non – Hột vịt bắc thảo.

Nguyên liệu để làm cháo sườn non – hột vịt bắc thảo

Sườn non : 300 gram

Trứng Bắc thảo : 3 trứng

Nấm đông cô : 3 tai

Gạo trắng : ½ (một phần hai) chén + Nếp : 1 nắm tay

Cà rốt : ⅓ (một phần ba) củ

Nước : 7 cups.

Gia vị : 4 muỗng nước mắm, ngòai ra có thêm ớt, tiêu đen để ăn cùng cháo.

Nguyên liệu khác : gừng, hành ngò, chanh, giá

Giò chéo quẩy (nếu có) ăn cùng cháo quá ngon.

Món cháo sườn non – trứng bắc thảo được hầm giản đơn bằng slow cooker với nấm và cà rốt, vừa tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng, ngon miệng nhất là vào những ngày mệt mỏi, hoặc trời trở lạnh.

Gạo và Nếp vo sạch cho vào nồi Slow cooker (nồi này dùng để hầm xương, các thức ăn nấu trong thời gian dài)

Sườn non chặt nhỏ, rửa thật sạch, để ráo nước, cho tiếp vào nồi.

Cho nước vào nồi slow cooker. Bật nồi nấu thời gian 4 giờ (chỉ là chế độ nấu, nhưng khỏang 2h là cháo thịt đã mềm, tùy vào nồi của nhà các bạn mà sử dụng trong thời gian ngắn nhất). Các bạn ko cần quan tâm đến nồi cháo, mà chuẩn bị sẵn các nguyên liệu khác hoặc có thể làm việc khác, hay nghỉ ngơi.

Cà rốt gọt bỏ vỏ, cắt khoang dày vừa ăn.(có thể chẻ hình hoa cho đẹp)

Nấm đông cô : nấu qua nước sôi, nấm nở to, cắt cuống nấm và rửa thật sạch – cắt làm 4 hoặc 6,có thể cắt sợi cũng được.

Cho nấm và cà rốt vào nồi slow cooker.

Trứng bắc thảo : rửa vỏ sạch, lau khô, lột bỏ vỏ – 2 quả thì cắt hạt lựu vừa ăn, 1 quả còn lại cắt múi cau mỏng để trên mặt cháo khi chuẩn bị sẵn ăn. Khỏang 2-3 giờ cháo sôi, sườn non mềm, thì cho Trứng bắc thảo cắt hạt lựu vào – Nêm nước mắm (dùng bột nêm knorr nếu có) nêm vừa miệng mình, điều chỉnh lượng nước nếu muốn cháo lỏng hay đặc. Lúc này có thể để slow cooker sang chế độ warm.

Hành ngò xắt nhỏ, gừng xắt mỏng.

Gía rửa thật sạch.

Giò chéo quẩy : nếu bạn mua nóng thì chỉ cần cắt nhỏ – dọn ăn cùng cháo. Nhưng các bạn ở nước ngòai mua lạnh thì nên cho vào oven, bật lò làm nóng bánh khỏang 1-2 phút, bánh sẽ giòn ngon hơn.

Múc cháo vào tô cùng sườn non, trứng bắc thảo, nấm và cà rốt, cho vài lát trứng bắc thảo lên mặt, rắc hành ngò, tiêu, gừng – khi ăn có thêm giá, ớt, và chanh quá ngon – nhất là ăn kèm thêm giò chéo quẩy.

Những ngày trời trở lạnh, hay người mệt mỏi thì bát cháo thơm nóng, vừa cay , gừng sẽ làm ấm cơ thể và cảm thấy khỏe khoắn hơn.

Món cháo hầm từ slow cooker sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian rất nhiều nhất là các mẹ vừa đi làm, đi học và bận rộn với con nhỏ. Món cháo này nếu các bé dị ứng trứng thì ko nên cho trứng, sườn non hầm cháo cũng rất nhiều dinh dưỡng cho các bé!

Các địa chỉ cháo sườn ngon nổi tiếng quanh Hà Nội

Cháo sườn “sang chảnh” phố Phan Đình Phùng

Kì lạ rằng quán trà sữa sang trọng nằm ở đầu đường Phan Đình Phùng này lại nổi tiếng bởi đặc sản cháo sườn niêu. Cháo được ninh trong một nồi đất nhỏ, được phục vụ đến bàn còn sôi sủi, nóng hổi. Khi mở nắp nồi, hương thơm từ gạo ninh, xương hầm tỏa lên ngào ngạt ứa cả nước miếng, rau ăn kèm cháo chỉ có một chút hành hoa rắc lớp mỏng, vừa đủ để tăng thêm hương vị cho món cháo lại không làm mất vị xương ninh. Gạo nấu cháo không xay ra mà để nguyên hạt, nhưng tuyệt nhiên cháo vẫn rất sánh và dẻo thơm. Sườn non nhừ, mềm, có mùi thơm cháy cạnh vì được ninh trong nồi đất, lại nguyên miếng và rất nhiều khiến một người lớn ăn xong nồi cháo cũng cảm thấy có đôi chút “quá sức”

Vì cháo được nấu công phu như vậy, lại thêm rất nhiều sườn non nên giá thành món cháo ở đây không hề rẻ, khoảng 60.000 đồng/ nồi. Nhưng “đắt xắt ra miếng”, quán luôn đông khách nườm nượp bởi món cháo ngon lành này đã nức tiếng từ lâu và có chỗ đứng vững chắc trong lòng các thực khách.

Địa chỉ: Quán Trà Đài Loan 1102, Địa chỉ: Số 3B, Phan Đình Phùng, Quận Ba Đình, Hà Nội

Khác với phiên bản sang trọng của cháo sườn Phan Đình Phùng, cháo sườn Hàng Bồ chỉ là một gánh hàng nhỏ của một bác bán hàng đã gắn bó lâu năm bên đôi quang gáng. Cháo được nấu bằng nước xương, gạo xay nhuyễn và sườn non, trẻ nhỏ chỉ cần ăn cháo là đã đủ chất, đủ chắc bụng; người lớn thì có thể gọi thêm quẩy và ruốc thịt. Dù không có sườn nguyên miếng nhưng bát cháo vẫn có khá nhiều thịt chứ không hề “điêu” . Ăn cháo vào buổi sáng sớm, thưởng thức miếng cháo nóng hổi còn nguyên vị ngọt của gạo ninh,xương hầm, cùng vị giòn giòn của quẩy, thêm chút mặn mà của ruốc thịt, nghe những âm thanh trong trẻo của thành phố trước giờ náo nhiệt là đã đủ năng lương để bắt đầu một ngày mới nhiều bộn bề.

Quán nằm trên vỉa hè phố Hàng Bồ, bán vào sáng sớm, một bát cháo đầy đủ cả quẩy và ruốc chỉ có giá khoảng 10.000 đồng, quá hợp lý cho một bữa sáng ngon miệng.

Cháo sườn sụn chợ Đồng Xuân

Cháo sườn sụn chợ Đồng Xuân lại chỉ bán tầm chiều đến tối, phục vụ đối tượng dạo phố đêm hoặc đi chợ đêm dịp cuối tuần. Quán bắt đầu bán từ khoảng 5-6 giờ chiều nhưng càng về đêm càng đông khách. Bát cháo ở đây ngoài nước cốt xương ninh còn có sườn sụn thật, ăn giòn sần sật, đây cũng chính là đặc điểm cuốn hút khách hàng đầu của quán. Cháo ở đây được xay rất mịn, hoàn toàn không còn thấy hạt gạo, thậm chí chút lợn cợn của hạt tấm cũng không mà thay vào đó là miếng cháo dẻo mịn như bột trẻ em. Ấy vậy mà cháo cũng rất thơm ngon, đậm hương ngọt thịt, không hề ngấy. Nhất là khi ăn cháo, lại cắn phải miếng sườn sụn giòn giòn, vừa thú vị lại vừa đã miệng. Bạn có thể gọi thêm quẩy và ruốc thịt để có món cháo đúng điệu.

Quán nằm trên vỉa hè phố Đồng Xuân, đối diện cổng chợ Đồng Xuân nên không khó để nhận dạng. Một bát cháo sườn sụn, ruốc, quẩy có giá khoảng 30.000 tới 35.000 đồng với khá nhiều sườn sụn trong mỗi bát.

Cháo sườn sụn ngon rẻ đặc biệt phố Hồ Đắc Di

Với giá thành 30.000 đồng, bạn có thể thưởng thức một bát cháo sườn sụn ngon lành chợ Đồng Xuân, nhưng nếu bạn thấy bỏ ra 30.000 đồng cho một bát cháo là hơi nhiều, hoặc giả có nhu cầu ăn ít hơn, lại được ăn vào sáng sớm, hãy ghé hàng cháo sườn sụn nhỏ trên phố Hồ Đắc Di. Món cháo sườn ở đây cũng có sườn sụn thật, nhưng ít hơn quán ở chợ Đồng Xuân, bù lại có mức giá dễ chịu: 12.000 đồng/ bát.

Ven bờ hồ Hồ Đắc Di, đối diện số nhà 73 là quán cháo nhỏ. Cháo ở đây là loại cháo thông thường với gạo xay nhỏ, ninh cùng nước xương và sườn sụn. Cháo khá sánh và đặc, thơm mùi thịt tự nhiên. Quẩy được chủ quán để riêng ra bát nhỏ, bạn có thể chọn ăn riêng cho giòn hoặc trộn cùng cháo. Sườn sụn cũng được chặt nhỏ hơn so với chợ Đồng Xuân nhưng bù lại sụn được ninh kĩ, lại khá nhiều, một bát cháo có thể đủ no bụng cho bữa sáng. Ngoài ra, quán còn có thêm “đặc sản” đậu phụ sốt, thường để ăn kèm cùng cháo đỗ đen – một loại cháo khác cũng được bán ở quán, nhưng bạn có thể gọi ăn kèm với cháo sườn cũng khá ngon miệng. Tùy vào lượng có thể ăn thêm mà chủ quán sẽ tính thêm từ 2.000 đến 4.000 đồng một bát cháo kèm đậu phụ. Quán chỉ bán vào buổi sáng.

Cháo sườn siêu rẻ Bách Khoa

Đối diện cổng sau trường Đại học xây dựng trên đường Trần Đại Nghĩa gần đây cũng có thêm một hàng cháo sườn sụn mới có giá 10.000 đồng. Tuy nói là cháo sườn sụn nhưng thật ra sụn rất ít, thi thoảng lắm mới gặp chút gợn lưỡi. Bù lại, cháo ở đây được xay nhuyễn rất giống với cháo sườn sụn chợ Đồng Xuân, cộng thêm việc chủ quán khá hào phóng ruốc và quẩy, lại với mức giá phải chăng như vậy nên hàng cháo này cũng đáng để bạn ghé qua mỗi lần lỡ bữa. Quán cũng bán vào buổi chiều, do một hàng nước bán thêm nên bạn có thể gọi thêm trà chanh hay nước mía, đĩa hướng dương ngồi tán gẫu với bạn bè.

Các quán cháo sườn dễ ăn ở Sài Gòn

Cháo bình dân nhất là món cháo trắng ăn với thịt kho, tép rang, hột vịt muối… Khu cháo trắng ngon và tấp nập khách về khuya đến 1-2h sáng vẫn còn khách nằm ở 211 Hải Thượng Lãng Ông, giá chỉ 8.000-10000 đồng/tô tùy theo món ăn kèm. Không thích cháo trắng, bạn có thể thưởng thức món cháo lòng Long An tại 87B Cao Thắng, quận 3 hay quán cháo mực số 10 Phó Đức Chính, quận 1.

Một số người không có thói quen ăn quán vỉa hè, có thể đến những nơi có bàn ghế lịch sự như quán cháo gà Vườn Mai rất nổi tiếng ở 256/8/4 Lạc Long Quân, quận Tân Bình. Những con gà ta ngon thịt được tuyển chọn và được chế biến thành các món như: gà luộc, gà bóp thấu, gà trộn rau răm, gà hấp hành, gà hấp muối và gà rô ti.

Ngoài ra, khu chợ đêm Bến Thành với các quán như Sao Đông, Tây Du… cũng là nơi lý tưởng để thưởng thức các món cháo khuya. Trong bảng thực đơn của các quán ăn này luôn luôn có bán đủ các loại như: cháo cá, cháo hải sản, cháo gỏi vịt mà đặc biệt là cháo thịt gà, thịt bò nấu với đậu xanh và cháo bào ngư cao cấp với giá 35.000 đồng/tô.

Quán được nhiều người biết đến nhiều là quán Phú Thành tại 306 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3 với giá 25.000 đồng/tô. Còn cháo thập cẩm được bán ở khu gà ác tiềm thuốc bắc trên đường Phan Xích Long, quận 11 giá 25.000 đồng/tô. Cháo của quán 546 Nguyễn Trãi, nằm gần ngã ba Nguyễn Trãi – Phước Hưng, quận 5, giá 30.000 đồng/tô. Tuy đắt vậy, nhưng các quán này vẫn khá đông khách, nhất là người Hoa.

Ngay ngã tư Phùng Hưng – Hải Thượng Lãng Ông có quán cháo hào rất lạ miệng với giá 24.000 đồng/tô. Cháo được nấu bằng xương và loại hào sữa (hào nhỏ) nên không cần phải thêm nhiều bột ngọt. Thịt hào mau chín nên khi bỏ vào cháo chỉ cần dạo qua dạo lại vài cái là được. Nước chấm ở đây là loại tương xí muội có vị ngọt rất đặc biệt.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Nấu Vịt Om Me Chua Ngon Lạ Miệng Đậm Đà Hương Vị trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!