Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Phân Biệt Các Loại Thịt Heo Và Cách Chế Biến # Top 9 Like | Leparkspa.com

Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Phân Biệt Các Loại Thịt Heo Và Cách Chế Biến # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Phân Biệt Các Loại Thịt Heo Và Cách Chế Biến mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khi đi ăn buffet nướng ở các nhà hàng Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, bạn dễ dàng nhận thấy rất nhiều tên gọi của thịt bò như: bắp bò, thăn đùi, thịt vai… và thậm chí còn có cả hình ảnh chi tiết vị trí của từng loại thịt này.

Ở thịt heo cũng vậy, cũng có rất nhiều tên gọi các loại thịt trên cơ thể heo, nhưng hơi khó để tìm ra được hình ảnh mô tả hay cách phân biệt các loại thịt và tên gọi của chúng.

1. Thịt thăn hay còn gọi là nạc thăn

– Thịt thăn là phần nạc không dính chút mỡ nào, là phần thịt mềm và thơm nhất trên cơ thể heo. Thường được sử dụng làm chả lụa hoặc chà bông.

– Vùng thịt này hoàn hảo nhất là chế biến món nướng, dùng kèm với rượu vang đỏ thì thật là thơm ngon, đậm vị.

2. Thịt cốt lết (“Cotlete de porc” trong tiếng Pháp)

– Đây là phần thịt lưng của con heo, chủ yếu là nạc và đôi khi cũng được người bán gọi là thịt thăn. Thịt cốt lết thường được cắt kèm với phần đầu xương sườn nên mọi người hay gọi là sườn cốt lết.

– Ở khu vực miền Bắc, thịt cốt lết thường được chế biến thành chà bông hoặc rim mặn. Còn ở miền Nam thì mọi người quá quen thuộc với món sườn nướng ăn với cơm tấm, viết đến đây mình chợt thèm món cơm tấm sườn bì chả quá các bạn ạ!

3. Thịt thủ

– Là phần thịt ở đầu heo, không bao gồm phần mõm, tai heo và má heo. Phần thịt này giòn, có mỡ và bì nhưng phần mỡ không ngán, mà hơi giòn và dai.

– Phần thịt thủ thường được chế biến thành giò thủ, với sự kết hợp với mộc nhĩ, tai heo, thịt mũi heo, thịt chân giò và tiêu xay để cho ra món ăn dậy mùi, giòn giòn và không ngán.

4. Thịt chân giò

– Là phần thịt ở đùi heo, cắt bỏ phần móng. Phần thịt này có nhiều thớ bắp thịt cuộn lại với nhau. Được rất nhiều người ưa thích chế biến các món như: chân giò hầm, chân giò hun khói, chân giò muối, chân giò nhồi…

– Ở các nước phương Tây, phần thịt chân giò thường được chế biến thành thịt nguội (Jambon) và được sử dụng khá phổ biến.

5. Móng giò

– Là phần chân gắn với móng của con heo, có nhiều gân, mỡ không béo và da giòn.

– Phần chân giò này thường được chế biến các món giúp tăng cân hoặc giúp kích sữa cho bà mẹ sau sinh như món chân giò hầm đu đủ. Ngoài ra, còn có rất nhiều món hấp dẫn được chế biến từ chân giò như: chân giò hầm, kho nghệ hoặc nấu giả cầy…

6. Thịt ba chỉ

– Đây là vùng thịt bụng của heo, gồm các lớp mỡ – thịt – mỡ xếp chồng lên nhau, vùng thịt này có nhiều mỡ nhưng cũng được khá nhiều người ưa thích vì ăn nạc không thì hơi khô, nên có chút mỡ lại ngon miệng hơn.

– Thịt ba chỉ được dùng chế biến món luộc chấm với mắm tôm, cà pháo, món kho, rim hoặc chiên và nướng. Đặc biệt, khi đem thịt ba chỉ đi quay, ăn kèm với bánh mì cũng là đặc sản mà các bạn dễ dàng thấy được ở Sài Gòn.

7. Thịt nạc vai

– Là phần thịt ở vị trí vai heo, có độ dai và giòn, lẫn cả nạc và mỡ.

– Thịt nạc vai thường được xay nhuyễn để chế biến các món ăn khác như: cháo thịt xay, thịt viên…

8. Thịt mông

– Thịt mông nằm phía cuối thân heo, có cả mỡ và nạc lẫn vào nhau.

– Trong thịt mông còn có một phần gọi là thịt mông sấn, các phần bì, mỡ và thịt được phân tách rõ ràng, có phần nạc rất dày, không lẫn gân, xương hay sụn.

9. Thịt nạc dăm

– Là phần thịt có lớp mỡ xen kẽ bên trong miếng thịt, không phân tách thịt và mỡ rõ ràng.

– Phần thịt này rất hay được sử dụng, vì khi nấu thịt sẽ không bị khô hay béo quá. Thịt nạc dăm thường được dùng để rim hoặc chiên sả sẽ rất ngon.

10. Sườn heo

– Sườn non: là phần sườn nhỏ, xương dẹt, nhiều thịt và sụn. Thường được chế biến trong các món nướng, sườn rim, sườn rang sả ớt và sườn chua ngọt.

– Sườn già: là phần sườn có xương to hơn, ít thịt, khi nấu cần thời gian lâu hơn, thịt dai hơn nên chỉ phù hợp với các món hầm.

Gia Chánh Cẩm Tuyết

Nguồn ảnh: Internet

Hướng Dẫn Cách Chế Biến Các Món Ăn Ngon Từ Thịt Heo

Thịt heo chiên xóc tỏi

Nguyên liệu:

Bước 1. Đối với thịt heo khi mua về, các bạn hãy rửa sạch với nước muối loãng để khử mùi hôi của thịt heo, Sau đó các bạn hãy rửa lại với nước và tiếp theo Các bạn hãy thái miếng vừa ăn.

Các bạn hãy tập thịt heo với các gia vị để thịt heo ngắm điều gia vị trong vòng khoảng hai mươi phút.

Bước 2. Sau khi thịt đã ngấm gia vị thì các bạn hãy đem thịt đi chiên giòn, nếu thấy thịt còn bám nhiều dầu mỡ thì các bạn hãy dùng giấy thấm để thấm dầu, giúp miếng thịt khi ăn không quá béo.

Bước 3. sau khi chiên thịt xong thì các bạn hãy đem thịt trộn với tỏi các bạn đã phi vàng trước đó, tiếp theo Các bạn hãy dọn thịt xóc tỏi ra dĩa.

Thịt heo hầm cà rốt

Bước 1: Các bạn chọn thịt heo để hầm cà rốt là loại thịt ba chỉ ngon, Sau đó các bạn hãy đưa về rửa sạch với nước muối loãng và để ráo nước thái miếng vừa ăn.

Bước 2. Đối với gừng các bạn cần phải cạo sạch vỏ, thái lát mỏng, hành lá các bạn hãy nhặt bỏ rễ và những lá vàng, Sau đó các bạn hãy rửa sạch, đối với phần trắng của hành lá các bạn hãy đem thái nhỏ. Đối với tỏi các bạn hãy bóc vỏ, sau đó đập dập và thái nhỏ. Cà rốt thì các bạn hãy gọt hết vỏ sau đó cắt với miếng dày vừa ăn.

Bước 3. Đối với thịt các bạn hãy bỏ vào nồi để luộc, Bạn hãy bỏ vào nồi luộc thịt khoảng 1 củ gừng để làm giảm mùi hôi của thịt, giúp thịt có hương vị thơm ngon.

Sau khi thịt sôi thì các bạn hãy vớt ra và để ráo Sau đó các bạn hãy rửa lại với nước sạch và để ráo.các bạn tiếp tục cho thịt vào một cái chảo và bật bếp lên đến khi các bạn thấy mặt của thịt hơi vàng thì các bạn hãy tắt bếp.

Thịt heo rang muối ớt

Bước 1. đối với món thịt heo rang muối ớt thì các bạn hãy lựa chọn loại thịt heo ba chỉ nhưng hơi mỡ tí xíu cũng được, Sau đó các bạn hãy rửa sạch với nước muối loãng, để ráo nước và Thái những miếng vừa ăn, không nên thái quá mỏng Vì khi ta chiên thịt sẽ không được đẹp.

Bước 2. Tiếp theo các quan hãy cho thịt vào chảo để rang, đề thi thì ra mỡ đều khi các bạn hãy cho toàn băm vào đảo trong vòng khoảng 3 đến 4 phút thì các bạn hãy để lửa nhỏ, tiếp tục nêm nếm gia vị để món ăn được vừa miệng, khi món ăn ngấm hết gia vị thì các bạn hãy tắt bếp và dọn ra đĩa.

Cách làm:

Bước 1: Đối với món thịt heo kho mắm ruốc chị em nên chọn phần thịt ba chỉ hơi nạc một xíu để món ăn ngon hơn.Sau đó rửa sạch thịt, cắt khúc vừa ăn là được

Bước 2: Pha mắm ruốc với 2 thìa nước sôi, khuấy đều, để mắm ruốc sạch hơn chị em nên ray lạ, sau đó cho mắm ruốc ra chén.

Bước 3: Thêm 2 thìa đường vào chén mắm ruốc rồi khuấy tan

Bước 4: Phi thơm hành khô trong chảo dầu, sau đó cho thêm sả băm vào đảo đều, tiếp đó cho thịt vào xào cùng đến khi thịt săn thì cho mắm ruốc vào cùng ớt, kho đến khi nồi thịt sốt keo lại là được.

Bước 1: Đối với măng thì các bạn hãy gọt vỏ thật sạch, cắt bỏ toàn bộ phần cứng. Sau đó các bạn hãy rửa sạch và đem đi luộc chín, và vượt ra đem ngâm với nước lạnh. Sau đó các bạn hãy thái thành các miếng to.

Đối với nấm các bạn hãy ngâm với nước muối loãng và sau đó rửa sạch và cắt bỏ phần gốc.

Đối với hàng hoá các bạn nhặt bỏ những lá vàng sau đó rửa sạch và cắt khúc.

Bước 2. Đ ối với thịt các bạn hãy mua những thớ thịt dài, Sau đó các bạn hãy cắt thành những giải mỏng và dài. Tiếp theo Các bạn hãy Trải từng miếng thịt lên bề mặt phẳng của cái khay, Sau đó các bạn hãy rắc một chút bột bắp và gia vị, xếp lần lượt măng, nấm, hành lá vào cuộn tròn thành những cuộn đẹp mắt.

Bước 3. Sau khi đã cuốn xong thịt, thì các bạn hãy lấy một cái chảo, Cho vào đó 1 ít dầu vào chảo, đợi đến khi dầu sôi, thì các bạn hãy đặt từng miếng thịt cuộn vào và chiên vàng đều cả hai mặt.

Bước 4: Sau khi các bạn đã chiên xong phần thịt, thì công việc tiếp theo các bạn làm là Hòa tan hỗn hợp bột bắp và dầu hào vào 1 bát nhỏ rồi đổ vào chảo riêng đun tới khi sôi cho hỗn hợp này hơi sánh lại là được.

Bước 5: bước cuối cùng là các bạn hãy Xếp từng phần thịt cuộn đã chiên chín ra dĩa, và rưới sốt vừa nấu lên trên là xong. Các bạn có thể thưởng thức ngay bây giờ.

Thịt heo kho củ cải trắng

Nguyên liệu: Cách làm:

Bước 1: Các bạn Nên chọn loại thịt ba chỉ ngon, nhạc vàng hãy chọn những miếng thịt ba chỉ có đã mỏng, Sau đó các bạn hãy rửa sạch với nước muối loãng để thịt được sạch mùi hôi và để ráo nước.

Khi thịt đã ráo nước thì các bạn hãy cắt thịt thành những miếng vừa ăn, ướp thịt với các gia vị như nước mắm hạt nêm, bột ngọt, tiêu trong vòng khoảng 20 phút để thịt được ngấm điều tất cả các gia vị.

Bước 2: Các bạn hãy bắt đầu làm nước màu bằng cách sau, các bạn hãy cho một ít đường vào chảo vào đun với lửa nhỏ đến khi đường tan ra và chuyển sang màu nâu thì các bạn hãy cho thêm một ít nước và nấu cho đến khi hỗn hợp này sệt lại là được.

Bước 3: đối với củ cải các bạn phải gọt vỏ Sau đó các bạn hay rửa sạch và thái thành những miếng vừa ăn, Sau đó các bạn hãy cho một ít muối vào và bóp với củ cải, cho thịt vào ướp chung trong vòng 20 phút.

Bước 4: Tiếp theo Các bạn hãy Cho thịt và củ cải vừa ướp vào xoong và bật lửa nhỏ cho đến khi thịt bắt đầu săn lại thì bạn cho thêm ít nước vừa ngập thịt và củ cải là được.Tiếp tục đun sôi và nêm nếm đầy đủ tất cả các gia vị phù hợp với khẩu vị ăn của gia đình mình để lửa nhỏ cho đến khi thịt và củ cải mềm là được.

495 views

Cách Phân Biệt Và Ứng Dụng Các Loại Đường Dùng Trong Làm Bánh

Quy tắc chung: Trong các công thức làm bánh, nếu không quy định cụ thể phải dùng loại đường nào, thì có nghĩa đó là đường kính (đường cát trắng). Các loại đường nói chung, nên được trữ ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh xa nhiệt và độ ẩm.

1. Đường kính/Đường cát trắng (Granulated sugar)

Đường kính/đường cát trắng là loại thông dụng nhất, được dùng phổ biến, bạn có thể mua được ở bất kỳ cửa hàng nào. Đường kính cũng có 2 loại: Ultrafine sugar và Sanding sugar (coarse sugar).

Ultrafine sugar

Là loại đường có những hạt nhỏ, mịn.

Ứng dụng: Loại đường này thường được dùng cho các loại bánh bông xốp và cookies, những loại bánh cần hỗn hợp bột đồng nhất và có hàm lượng chất béo cao.

Sanding sugar (coarse sugar)

Là loại đường có hạt to hơn, có thể có nhiều màu khác nhau.

Ứng dụng: Đường này chủ yếu dùng để trang trí trên bánh, rắc lên mặt bánh cookies và các loại bánh khác.

2. Đường bột (Confectioner’s/Powder/Icing sugar)

Đường bột có màu trắng sáng thường rất mịn nên dễ dàng hòa trộn, tạo lớp phủ mịn màng. Đường bột tan nhanh hơn đường kính thông thường. Có thể xay bằng cối xay khô của máy sinh tố.

Ứng dụng: Đường bột là thành phần quan trọng góp mặt trong các công thức bánh quy, gato hay đường phủ trang trí cookies, hay fondant, công thức Meringues, các loại kem phủ bánh…

3. Đường nâu (Brown sugar)

Đường nâu còn được gọi là đường thô, đường vàng. Đây là loại gia vị thường được các bà nội trợ sử dụng. Loại đường này có độ ngọt sắc và đậm mùi mía. Đường nâu là loại đường không tinh chế hoàn toàn. Có 2 loại là đường nâu đậm (dark brown sugar) và đường nâu nhạt (light brown sugar).

Ứng dụng: Đường nâu làm đậm đà thêm hương vị cho các loại thức uống, món ăn mặn, món tráng miệng, chè và đặc biệt là các loại bánh Âu. Đây là loại đường mà người Nhật sử dụng chính trong nấu ăn, người phương Tây sử dụng để làm bánh, đường nâu sẽ giúp tăng mùi vị thơm ngon và thêm một chút độ ẩm vào bánh…tốt cho sức khỏe.

4. Các loại siro (Syrups)

Mật mía (Molasses):

Là sản phẩm còn lại sau khi tất cả đường đã được chiết xuất ra khỏi cây mía. Màu của mật mía càng đậm thì mùi vị càng sâu và đậm, thành phần ít đường hơn.

Mật mía có tác dụng giữ ẩm cho bánh , giữ bánh “tươi” lâu hơn, tuy nhiên, loại bánh quy có mật mía trong thành phần nguyên liệu cũng nhanh bị mềm hơn.

Siro bắp (Corn syrup):

Là một loại siro thực phẩm được chế biến từ tinh bột bắp.

Tạo độ sánh cho thực phẩm, cũng như giữ độ ấm và độ mềm cho bánh.

Mật ong (Honey):

L à loại đường lỏng tự nhiên, được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa.

Đối với làm bánh, mật ong có tác dụng giữ ẩm cho bánh và tạo mùi thơm đặc biệt.

Mạch nha (Malt syrup):

Mạch nha là một sản phẩm làm từ mầm của ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch, đại mạch, yến mạch…) được cho nảy mầm trong điều kiện kiểm soát chứ không giống cách nảy mầm tự do ngoài thiên nhiên và được sấy khô khi đạt được độ mầm nhất định.

Được sử dụng nhiều khi làm các loại bánh mì có men.

Phân Biệt Các Loại Gia Vị Của Nhật

Trước đây mình đã từng viết một bài liệt kê tất cả các từ vựng cần thiết khi đi siêu thị trong bài “”. Trong bài này, mình chỉ tập trung vào các loại gia vị, sẽ có kèm giải thích và hình ảnh để các bạn dễ hình dung hơn.

Muối ăn tiếng Nhật là 塩(しお)hay クッキングソルト (cooking salt). Trong ảnh là minh họa một loại muối ăn phổ biến. Ở Nhật mình không thấy có bột canh như ở Việt Nam, chỉ có một số loại muối có pha thêm mì chính nhưng mình thường chỉ dùng muối ăn bình thường.

Đường nói chung là 砂糖(さとう: satou)và đường cát được gọi là グラニュー糖 (guranyu tou) vốn là từ xuất phát từ tiếng Anh “granulated sugar” hay đơn giản là 白砂糖 (shirosatou: đường trắng). Đường và muối là 2 loại rất dễ bị nhầm lẫn nếu không đọc được tiếng Nhật. Hồi xưa mình từng mua nhầm mấy lần đấy =))

Nước tương là しょうゆ (shouyu). Mình hay dùng loại nước tương của Kikkoman như trong ảnh. Nước tương này dùng để chấm và làm cả gia vị nấu ăn luôn. Lưu ý là sau khi mở nắp thì nên bảo quản trong tủ lạnh. Nước tương nếu bị đổi màu sẽ không ăn được nữa nên tốt nhất mua chai nhỏ, phù hợp với mình là được.

⑤ Giấm

Giấm tiếng Nhật là 酢(す: su). Có hai loại phổ biến là giấm ngũ cốc: 穀物酢(こくもつす: kokumotsu su) và giấm gạo: 米酢(こめず: komezu). À, còn một loại giấm táo gọi là りんご酢 (ringo su). Giấm làm sushi thì gọi là すし酢. Mình thì hay ăn giấm ngọt, gọi là 甘酢(amazu) vì nó tiện cho việc pha nước chấm chua ngọt.

Mirin tiếng Nhật là みりん (trên chai thường ghi là 本みりん), là một loại rượu làm từ gạo, có vị hơi ngọt. Mirin dùng để nêm vào các món kho, rán để tạo độ bóng cho món ăn và giúp món ăn có độ ngọt tự nhiên mà không cần phải thêm đường. Mình hay dùng mirin để ướp thịt khi chiên.

Miso (みそ) là một phần không thể thiếu trong món ăn Nhật. Miso làm từ đâụ nành lên men, là gia vị chính cho các món canh truyền thống của Nhật như canh miso shiru (canh miso rong biển), tonjiru (canh thịt lợn) hay làm nước dùng cho mì ramen. Một số món thịt xào cũng dùng miso để nêm cho vị thêm đậm đà. Mình chủ yếu dùng miso màu vàng nhạt, thỉnh thoảng dùng miso đỏ để nấu canh sò thôi.

Hạt tiêu tiếng Nhật là こしょう/ コショー, thường hay được đựng trong các lọ nhỏ goi là テーブルこしょう. Một số lọ hạt tiêu có ghi bên ngoài là ブラックペッパー (black pepper: tiêu đen)

Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.

Like facebook BiKae để cập nhật bài viết mới

Tác giả Kae

Mình là người lập ra BiKae và là người viết phần lớn nội dung đăng trên BiKae. Mình đã ở Nhật gần 10 năm, hiện đang sống ở Tokyo và dạy tiếng Anh tại trường đại học Waseda. Những bài viết trên BiKae h…

Các bài viết của tác giả Kae

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Phân Biệt Các Loại Thịt Heo Và Cách Chế Biến trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!