Cập nhật nội dung chi tiết về Khám Phá Các Loại Mì Của Nhật Bản mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khám phá các loại mì của Nhật Bản
Các loại mì Nhật Bản là cả một thế giới hấp dẫn. Người Nhật Bản rất tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời cũng như khẩu vị thuộc hàng “khó tính” nhất trên thế giới. Những món ăn của người Nhật nổi tiếng về sự đa dạng, phong phú, vừa thơm ngon vừa được trang trí cầu kì. Có thể nói ẩm thực Nhật Bản chứa đựng trong nó cả cái hồn cốt của xứ sở mặt trời mọc.
Bên cạnh món ăn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày là cơm, người Nhật Bản còn rất thích ăn mì. Các loại mì Nhật Bản có cách chế biến vô cùng đa dạng và hương vị đặc trưng riêng từng loại. Một tô mì ngon mang trong mình cả sự say mê và tinh túy của ẩm thực Nhật Bản. Các loại mì Nhật Bản truyền thống và phổ biến nhất gồm có mì Udon, mì Ramen, mì Soba và mì Somen.
1. Mì Udon:
Mì Udon được làm từ bột mì, muối và nước. Sợi mì có màu trắng đục, dày, đầu hình tròn hoặc hình vuông. Đây là loại mì được ưa chuộng nhất và phổ biến nhất. Riêng về sợi mì dày hay mỏng cũng là cả một vấn đề. Tùy theo địa phương, quán mì và sở thích từng người mà có nơi làm dày hơn hoặc mỏng hơn kích cỡ thông thường. Ngoài ra còn tùy theo thời tiết mùa nóng hay mùa lạnh để điều chỉnh độ dày của sợi mì nữa. Cũng như các loại mì khác, mì Udon sẽ “nở” ra khi nấu, do đó sợi mì sẽ to, nặng và dày hơn. Ta có thể dễ dàng cảm nhận được hương vị thơm ngon và dai dai của bột mì khi thưởng thức. Nước dùng có vị lạ và đặc trưng – mặn nhẹ và ngọt thanh nhưng cũng không kém phần đậm đà.
Ăn theo cách truyền thống, mì Udonđược dùng chung với nước luộc thịt, ăn kèm với trứng chiên, các loại rau, cá, bánh bao, thịt lợn muối, tôm chiên. Mỗi món mì Udon đều có một tên riêng để phân biệt, ví dụ như kake Udon, được làm từ nước luộc thịt đơn giản, ăn kèm với nước sốt cùng mirin và dashi – hai loại gia vị phổ biến của người Nhật; kitsune udon – được làm với đậu phụ chiên, hoặc yakiudon – mì Udon trộn chung với sốt đen.
2. Mì Ramen:
Mì Ramen có màu vàng tươi, sợi nhỏ xíu khác hoàn toàn với mì Udon. Mì này phổ biến khắp đất nước Nhật Bản và mỗi địa phương lại có hương vị mì Ramen riêng của mình. Mì Ramen có cả “Công viên mì” (Odaiba ramen park) dành riêng cho nó đấy. Đến với Công viên mì Odaiba, Toykyo, bạn sẽ được thưởng thức các món mì Ramen khác nhau của từng vùng miền trên đất nước Nhật Bản.
Nước súp mì được nấu từ muối, nước trong (shio ramen), hầm xương heo – nước đục váng mỡ (tonkotsu ramen), nước tương Nhật – nước trong màu nâu đen (shouyu ramen) và bằng miso – nước đục (miso ramen). Miso là một loại tương làm từ đậu ưa được dùng để nấu soup ăn với cơm hàng ngày và nhiều món khác). Ngoài ra thì còn có nước mì nấu với tôm trong món mì hải sản, nước cà ri Nhật hay món mì với trứng…
3. Mì Soba:
Mì Soba là được xem là biểu tượng cho sự may mắn, người Nhật ăn mì này vào cuối năm để tiễn năm cũ, đón một năm mới đầy may mắn và sức khỏe. Sợi mì soba dài và dai, có màu nâu sẫm. Mì Soba được chế biến rất công phu qua nhiều bước và cách ăn cũng rất đặc biệt. Mì soba làm bằng cách trộn bột kiều mạch và bột mì, thêm nước tạo thành bột sệt, rồi nhào và lăn cho mỏng ra, và cắt thành những sợi nhỏ.
Hai loại mì để lựa chọn là mì mori-soba (mì rửa qua nước lạnh sau khi luộc, rồi đặt trên một cái dùng nan tre, và món mì kake-soba (mì bỏ trong tô lớn có đổ nước dùng nóng lên trên). Một loại mì cải tiến gần đây là tane-mono (mì với một miếng tempura, đậu hũ mỏng chiên vàng, các loại rau dại, thịt vịt…
4. Mì Somen:
Trong số các loại mì Nhật Bảnthì Somen là món mì lạnh rất nổi tiếng. Ở đây mùa hè không nóng bức như ở Việt Nam. Tuy nhiên vào mùa hè họ vẫn rất thích ăn mì lạnh. Món mì lạnh Somen là một món ăn mùa hè rất được ưa chuộng tại Nhật Bản và nó cũng là món ăn truyền thống, là niềm tự hào của người Nhật mỗi khi có dịp nói về vùng đất quê hương mình.
Món mì Somen là loại mì được trình bày cầu kì với rất nhiều các hưong vị khác nhau tuỳ thuộc vào khẩu vị của người ăn khi chế biến. Mì Somen sợi mỏng, dài được bày trong những chiếc bát thuỷ tinh, khi ăn được chan với nước đá kèm theo chút rau xanh, các loại củ quả hay các loại thịt khác nhau. Mì được ăn bằng đũa tre xanh mới chuốt. Đưa đũa mì lên miệng ta có cảm giác như đang được thưởng thức cả mùa hè.
Nguồn Sushi Hokkaido Sachi
Khám Phá Các Loại Gia Vị Và Nước Sốt Của Ẩm Thực Trung Hoa – Air Tour
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với nền ẩm thực vô cùng phong phú. Nơi đây có rất nhiều món ăn ngon đã làm hài lòng du khách mỗi bữa ăn. Các món ăn này sở dĩ cuốn hút du khách cũng bởi được nêm nếm với những loại gia vị truyền thống, cũng như dùng kèm với các loại nước sốt thơm ngon.
Tỏi
Tỏi là loại gia vị được dùng phổ biến ở nhiều quốc gia và trong đó cũng có Trung Quốc. Với người Trung Quốc, tỏi được băm nhỏ và xào thơm trước khi thêm các thực phẩm khác vào nấu. Vì họ nghĩ cách làm như vậy sẽ mang đến mùi thơm và hương vị đặc biệt cho món ăn.
Hồi
Đây cũng là một loại gia vị không thể thiếu trong những món ăn của người dân Trung Quốc. Loại gia vị này được dùng nhiều trong các món hầm, như: món thịt bò hầm hay thịt lợn hầm.
Gừng
Người Trung Quốc thích dùng gừng vì những tác dụng của nó đối với sức khỏe con người. Gừng là gia vị không thể thiếu và đặc biệt tốt cho món súp và cá hấp.
Tiêu
Trong các món ăn nổi tiếng của Trung Quốc và đặc biệt là của vùng Tứ Xuyên, hạt tiêu là gia vị được dùng nhiều và phổ biến. Hạt tiêu sẽ mang đến cảm giác mạnh, làm tê khoang miệng và là thành phần không thể thiếu trong các món ăn cay của Trung Quốc.
Bên cạnh tiêu nguyên hạt thì tiêu xay cũng rất được yêu thích ở Trung Quốc. Nó làm cho món súp trứng, súp hoành thánh… nóng và thơm hơn. So với những loại gia vị cay như ớt khô hay tiêu hạt, tiêu xay có độ cay nhẹ hơn và không làm mất đi sự cân bằng của món ăn.
Ớt khô
Không chỉ mang đến cho món ăn hương vị đặc trưng, ớt khô còn làm cho các món ăn của người dân Trung Quốc nhìn ngon mắt hơn. Đặc biệt, ớt khô là loại gia vị không thể thiếu trong các món cay của vùng đất Tứ Xuyên.
Hành lá
Hành lá là loại rau gia vị cần phải có ở bất cứ căn bếp nào ở Trung Quốc. Các đầu bếp ở đây đều thích thêm hành lá được cắt nhỏ lên các món ăn đã được nấu chín, cho cả các món xào, súp hay cá hấp.
Dầu ớt đỏ tương đậu
Đây là loại gia vị được bán rộng rãi ở các siêu thị tại Trung Quốc. Loại gia vị này không thể thiếu khi chế biến món cà tím hay cá hấp và được dùng trong các món cay Tứ Xuyên.
Xì dầu
Không chỉ được dùng cho các món ăn nấu chín, xì dầu còn được dùng để tạo hương vị cho thực phẩm tươi sống. Nhiều nhà hàng Trung Quốc ở nước ngoài dùng xì dầu thay cho gia vị khi làm món cơm rang. Người Trung Quốc thường dùng xà dầu nhạt để tạo hương vị và xì dầu đậm để tạo màu cho món ăn.
Giấm đen
Nhìn bề ngoài thì giấm đen ở Trung Quốc có màu giống với xì dầu. Loại giấm này có màu đen và tốt hơn nhiều so với giấm trắng. Người Trung Quốc đều thích dùng giấm đen vì họ cho rằng nó có thể làm giảm nguy cơ tim mạch.
Sốt sa tế
Sốt sa tế không phải loại sốt gì xa lạ hay cao sang nhưng đây là một trong những món sốt thú vị của người Trung Quốc làm món ăn trở nên cay nồng, đậm vị.
Làm từ ớt và muối, với tỏi và gia vị khác, người Trung Quốc có thể dùng loại sốt này để tẩm ướp tất cả các món thịt, cá để tăng thêm hương vị cay nồng cho món ăn. Loại sa tế này rất kích thích vị giác.
Sốt dầu mè
Chỉ cần một lượng nhỏ “dầu bóng tối” này cũng đủ khiến món ăn trở nên hấp dẫn hơn với mùi hương đầy mê hoặc. Sốt dầu mè được làm từ hạt mè rang rồi ép lấy dầu. Dầu mè thường để thêm hương vị cho nước sốt, nước chấm và các món nấu chín.
Dầu mè nói chung không được sử dụng như một loại dầu ăn, vì hương vị mạnh hơn các loại dầu khác như dầu phộng, dầu đậu nành nên có thể khi chiên xào sẽ làm ác mùi thức ăn.
Sốt dầu hào
Dầu hào là một loại nước sốt sền sệt màu nâu, có vị ngọt, ban đầu được chiết xuất từ những con hàu nhưng ngày nay được làm theo kiểu công nghiệp với các nguyên liệu khác như muối, đường, nước, chất điều hương vị, hương hàu tổng hợp… Dầu hào có công dụng chính là làm gia vị để chế biến món ăn, giúp món ăn tăng hương, tăng vị và trở nên hấp dẫn hơn.
Dầu hào ra đời từ năm 1888 ở Quảng Đông, do một người tên là Lee Kam Sheung làm ra sau khi người này vô tình để quên một nồi hàu nấu chín trong nước muối. Lee Kam Sheung thấy rằng mặc dù nồi hàu có mùi khét nhưng hương vị lên men lại rất đặc biệt. Sau này, Lee thành lập công ty chuyên sản xuất dầu hào và nước xốt gia vị, trở thành doanh nhân và phát triển thương hiệu ra toàn thế giới, chính vì vậy dầu hào mới phổ biến như hiện nay.
Sốt tương đen
Sốt tương đen hay Hoisin là tên gọi để chỉ loại sốt có màu nâu sậm, hơi quánh đặc, vị ngọt nhẹ và cay the. Loại nước sốt này được người Trung Quốc dùng để tẩm ướp và làm cả sốt chấm. Hoisin nổi tiếng là loại nước sốt đi kèm với món vịt quay Bắc Kinh trứ danh khiến mùi vị của món ăn càng thêm đậm đà, hấp dẫn.
Sốt tương đen hiện nay có thể dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng, siêu thị. Sốt cũng được ứng dụng nhiều trong các món ăn dùng để chấm.
Sốt giấm gạo
Hầu hết các loại giấm ở Trung Quốc được làm từ gạo. Giấm gạo có hương thơm tinh tế, vị chua nhẹ hơn so với giấm Tây. Giấm giúp kích mùi vị thức ăn để thơm hơn, cũng là gia vị quan trọng trong các món ăn của người Hoa.
Giấm là thành phần quan trọng trong các công thức nấu ăn bao gồm các món ăn chua ngọt, chua cay, món nóng. Ba loại giấm gạo phổ biến nhất của Trung Quốc là giấm gạo trắng, đỏ và đen. Trong số 3 loại trên, giấm gạo trắng dễ tìm hơn cả.
Sốt mận
Sốt mận có lẽ là món sốt độc đáo nhất trong số những loại vừa kể trên. Ở Trung Quốc nước sốt mận với vị ngọt và chua được sử dụng trong các công thức nấu ăn hoặc làm sốt chấm đều ngon.
Khám Phá Rượu Shochu Nhật Bản Nổi Tiếng Và Cách Dùng Rượu Shochu Đúng Cách
Đôi nét về rượu Shochu
Rượu Shochu (燒酒, しょうちゅう) là một thứ rượu trắng của Nhật Bản, được lên men rồi chưng cất từ lúa mạch, khoai và gạo. Thứ rượu này lại có nhiều loại với độ cồn khác nhau.
Rượu Shochu (Thiêu Tửu – 焼酎) là một loại rượu chưng cất của Nhật Bản. Loại rượu này thường được chưng cất từ lúa mạch, khoai lang, hay gạo. Một số vùng sử dụng loại đường vàng, Kiều Mạch (蕎麦) hay Maron để làm rượu Shochu.
Tìm hiểu thêm về Kaiseki ryori – Nghệ thuật ẩm thực Kaiseki
Thông thường loại rượu này có nồng độ 25% độ cồn (thấp hơn rượu Whisky hay độ cồn chuẩn của rượu Vodka nhưng mạnh hơn rượu nho và rượu Sake). Cũng là một chuyện bình thường cho loại rượu Shochu được chưng cất nhiều lần và được sử dụng trong việc pha trộn lại với nhau.
Nồng độ rượu có thể lên đến 35% độ cồn theo thể tích. Mặc dù vùng phía nam đảo Kyushu là gốc của rượu shochu nhưng loại rượu này cũng sản xuất tại mọi nơi ở Nhật Bản.
Tìm Shochu ở đâu ?
Rượu Shochu được bán ra tại mọi tiệm thực phẩm, tiệm bán rượu và các tiệm tạp hóa tại Nhật Bản. Tuy nhiên loại rượu này vẫn chưa được biết đến nhiều bên ngoài Á Châu, ngoại trừ những vùng có nhiều người Nhật Bản sinh sống. Các lon nước có rượu Chuhai được bán tại một số máy bán nước ở Nhật Bản.
Tìm hiểu thêm về Thưởng thức mận muối Nhật Bản
Thường thì số lượng rượu Shōchū sẽ được chế nhiều hơn số lượng nước nóng trong ly, và tạo ra mùi thơm dễ chịu, và chỉ làm say nhẹ người uống. Để tạo vị rượu êm và đầy đủ mùi hơn, rượu Shōchū được hòa với nước vào ngày hôm trước và sau đó được hâm nóng lên trước khi uống.
Một số nhà sản xuất rượu Shōchū xuất cảng sang thị trường Mỹ đã dán nhãn hiệu rượu của ho thành rượu Soju, tên của loại rượu cùng loại của người Đại Hàn, vì lý dó luật bán rượu tại tiểu bang New York và California cho phép các nhà hàng bán bia và rượu nho được bán rượu Soju. Việc này cho phép các nhà hàng bán rượu Cocktails pha rượu Soju hay Shōchū mà không cần phải có giấy phép bán rượu mạnh.
Một bản gỗ khắc về rượu Shōchū tại đền thờ Koriyama Hachiman. Bản gỗ này được hai thợ mộc ký tên và đánh dấu này 11 tháng 8 năm thứ 2 của triều đại Vĩnh Lộc vào năm 1559.
Nguồn gốc đích xác của rượu Shochu vẫn chưa được biết rõ ràng. Nguyên thủy, độ nặng của cồn trong rượu Shochu là từ rượu Araki hay Rambiki tại Nhật Bản; Rượu Arak là một tên chung chung cho một thể loại rượu chưng cất tại vùng Trung Đông.
Tìm hiểu thêm về Kinpira Gobo – Ngưu bàng xào cà rốt
Shochu có nguồn gốc từ vùng Persia, bành trướng về hướng Tây vào u Châu và về hướng Đông tới Ấn Độ, Thái Lan và Okinawa. Vào khoảng thế kỷ thứ 16, kỹ thuật này du nhập vào Kagoshima, nơi mà rượu Shōchū ra đời. Loại rượu này được chưng cất tại Okinawa với cái tên địa phương là Awamori.
Theo lịch sử văn tự ghi lại thì rượu Shōchū được sản xuất trễ nhứt là vào thế kỷ thứ 16. Thí dụ như, khi mà nhà truyền giáo Francis Xavier viếng thăm Kagoshima vào năm 1549, ông ghi lại rằng “người Nhật Bản uống rượu Arak làm từ gạo… nhưng tôi không thấy một người nào say sưa cả. Điều đó xảy ra bởi vì khi họ say, họ nằm xuống và ngủ ngay.”
Hơn thế nữa, tại đền thờ Koriyama Hachiman ở Okuchi, Kagoshima, tài liệu cổ nhứt liên hệ đến rượu Shochu được tìm thấy. Tại nơi này, hai người thợ mộc làm việc xây đền thờ vào năm 1559 đã khắc ghi lại trong một miếng gỗ làm trần đền thờ câu: “Vị cao tăng của Chùa rất bủn xỉn, ông ta không bao giờ cho chúng tôi một giọt Shochu để uống. Đúng là đồ khó chịu!”
Tìm hiểu thêm về Chuỗi nhà hàng và quán bar độc đáo ở Tokyo
Từ thời kỳ này cho đến triều đại Đức Xuyên, rượu Shochu được sản xuất khắp nước Nhật thoe phương pháp cổ truyền Kasutori với chỉ một lần chưng cất duy nhứt. Vào thời Minh Trị, máy chưng cất rượu được nhập cảng từ Anh, và đã tạo cuộc cách mạng kỹ nghệ làm rượu Shochu tại Nhật Bản và giúp giá thành hạ xuống rất nhiều với độ tinh khiết cao trong suốt thời kỳ mà lúa gạo bị khủng hoảng.
Rượu Shochu được làm theo kiểu cổ truyền được gọi là rượu Shochu kiểu cổ, và sản xuất bằng phương pháp hiện đại thì gọi là rượu Shochu kiểu mới.
Các loại rượu Shochu:
1. Shochu gạo
Shōchū nấu từ gạo Japonica giống như Nihonshu, nhưng độ cồn cao hơn. Loại này được nấu tại nhiều địa phương ở Nhật Bản, nhưng nổi tiếng hơn cả là ở Kumamoto, Akita và Niigata. Thứ Shochu gọi là Kuma shochu của các địa phương đông nam Kumamoto rất nổi tiếng, được chính quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu.
2. Shochu lúa mạch
Shōchū nấu từ lúa mạch vốn ra đời từ đảo Iki ở Nagasaki, nhưng hiện được sản xuất nhiều nhất tại Oita. Trước thập niên 1960, loại này không phổ biến. Nhưng từ khi công nghệ trao đổi ion được ứng dụng vào sản xuất shōchū lúa mạch thì loại này trở nên phổ biến. Shochu lúa mạch Oita là một thương hiệu đã được bảo hộ.
3. Shochu khoai
Là thứ shochu có từ thời kỳ Edo, xuất phát từ phía Nam Kyushu. Thời đó, nguyên liệu nấu thứ shochu khoai là khoai lang. Hiện loại này vẫn được tiêu thụ rộng rãi tại Kagoshima. Shochu khoai có đặc trưng là mùi thơm nổi rõ. Nói là làm từ khoai lang, nhưng trước đây hiếm có shochu làm từ khoai lang hoàn toàn. Mãi tới năm 1997, loại làm từ khoai lang 100% mới bắt đầu được sản xuất. Thứ Satsuma shochu của Kagoshima có tiếng là thơm ngon và đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu.
Là thứ shochu mà nguyên liệu chính để nấu là soba. Loại này xuất hiện lần đầu vào năm 1973, hiện chỉ được sản xuất chủ yếu tại vùng núi ở Miyazaki, nơi có đặc sản soba nổi tiếng.
Cách uống rượu Shochu
Khi nhắc đến rượu của Nhật Bản, ngoài Sake ra còn phải kể đến rượu Shochu. Sự khác biệt cơ bản giữa Sake và Shochu đó là: Sake là rượu lên men không qua chưng cất trong khi đó Shochu là rượu đã qua chưng cất.Rượu lên men từ các loại hoa quả hay ngũ cốc, sau đó tiếp tục chưng cất sẽ thành rượu chưng cất. Có nghĩa nếu như chưng cất rượu Sake thì ta sẽ được rượu Shochu (đúng trong trường hợp nguyên liệu lên men là gạo)
Tìm hiểu thêm về Matcha, “văn hóa xanh” Nhật Bản
Các nguyên liệu chính như gạo, lúa mì, khoai tây, hoặc kiều mạch được lên menrượu sau đó đem đi chưng cất. Khác với Whiskey ở chỗ rượu whisky không dùngnguyên liệu là trái cây mà dùng lúa mạch nảy mầm (gọi là malt – mạch nha). Khác với Vodka là không dùng phương pháp lọc than. Cách uống loại rượu Shochu còntuỳ theo sở thích của từng người mà ta có thể uống cùng với nước nóng, với soda,với nước chè hoặc nước trái cây.
Pha với nước nóng
Pha với tỉ lệ 6 phần rượu Shochu thường có 25 độ cồn với 4 phần nước nóng ta sẽ có được loại thức uống có 15 độ cồn. Ở dạng này sẽ làm tăng được vị ngọt và hương thơm của Shochu đồng thời nhiệt độ rượu giống như loại Kan của Sake.Lưu ý cách pha, cần cho nước nóng vào cốc sứ trước khi rót rượu Shochu vào.
Pha với nước lạnh
Pha với nước là phương pháp phổ biến nhất để thưởng thức Shochu mà vẫn giữ được hương thơm của rượu. Sau khi pha, rượu tạo cảm giác mát cho người uống, do đó nó thích hợp uống vào mùa nóng. Rượu Shochu sau khi được pha với nước sẽ cho cảm giác dịu hơn khi uống.
Uống với đá lạnh (On the Rock)
Đây là cách uống Shochu hoặc Awamori (loại Shochu đặc biệt của vùng Okinawa) với đá. Rượu sau khi được làm lạnh sẽ tạo cảm giác mát và ngon hơn cho người uống. Các bạn cần chú ý một điểm là nên cho rượu Shochu vào trong tủ lạnh trước khi uống theo phương pháp này.
Cocktail Shochu
Khi pha Shochu với các loại đồ uống khác người ta gọi chung là Cocktail chúng tôi Shochu với nước trà, chanh, dâu và các loại nước trái cây khác sẽ tạo cảm giác sảng khoái dễ chịu hơn cho người uống. Cocktail Shochu cũng thích hợp khi uống trong các bữa tiệc đông người.Với đặc tính tự do pha chế, mỗi gia đình có thểtự do làm một loại cocktail Shochu riêng đặc trưng của mình mà không theo khuôn mẫu công thức nào.
5 Loại Gia Vị Của Thông Dụng Ở Nhật Bản
Nhật Bản là đất nước có nền ẩm thực phong phú và nổi tiếng trên thế giới với nhiều món ăn như Sushi, Tempura, Takoyaki và các loại Ramen.Để làm nên những món ăn truyền thống ngon đến vậy không thể không kể đến một vài gia vị đặc biệt của người dân Nhật Bản.
Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 5 loại gia vị thông dụng của Nhật Bản.
Nước tương Nhật (shouyu)
Shouyu xuất hiện trong hầu hết các món ăn của người Nhật.Ví dụ như làm nước chấm khi ăn Sushi, làm nước dùng ăn với Ramen, làm nước cốt để nấu các món hầm và pha chế nước chấm thịt nướng…vv.
Ngoài những món thuần Nhật như trên thì Shouyu còn được sử dụng kết hợp với các món Âu Á khác.Cách sử dụng Shouyu rất đa dạng và phụ thuộc vào khẩu vị, sở thích của người đầu bếp.
Shouyu của Nhật Bản cũng tương tự như nước mắm ở Việt Nam ta vậy.Đây là loại gia vị vạn năng và hầu như không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Nhật.Bạn có thể mua nước tương Shouyu tại tất cả cả siêu thị và cửa hàng tiện lợi.
Miso
Đây là loại gia vị không thể thiếu trong Misoshiru, món canh xuất hiện trong hầu hết các bữa ăn của người Nhật.Bạn có thể thấy món canh Misoshiru này xuất hiện trong các xuất ăn nhanh ở các hệ thống tiệm cơm bình dân như Sukiya, Matsuya, Yoshinoya…
Miso rất tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng như : làm đẹp da, tăng khả năng miễn dịch và hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.
Tùy theo khí hậu và phong thổ từng vùng mà cách lên men sẽ khác nhau nên sẽ có nhiều loại Miso khác nhau.Cách chế biến món ăn sử dụng Miso rất đa dạng từ món thuần Nhật cho đến các món Âu Á được người Nhật khéo léo điều chỉnh hương vị.
Miso thường được bán tại quầy gia vị ở các siêu thị.
Mirin
Mirin thường được sử dụng kết hợp với các loại gia vị khác để làm nước chấm cho các món mỳ như Udon, Soba, các món hầm.Ngoài ra thì nó cũng được sử dụng thêm với các loại gia vị khác để làm nước tẩm ướp các món như thịt gà nướng, thịt rán…Nó có tác dụng tốt trong việc khử mùi tanh, hôi của thịt cá và thêm vào vị ngọt cho món ăn.
Nếu ở Việt Nam mà bạn muốn tạo ra Mirin để dùng thì có thể trộn lẫn gia vị có thành phần đường như mật ong hoặc đường vào trong rượu.
Dấm
Dấm gạo là loại dấm được sử dụng rộng rãi để làm Sushi, nó có tác dụng làm dậy lên hương vị của gạo.Ngoài ra nó cũng được sử dụng rất nhiều trong các món ăn khác như món hầm, món xào, món nộm…
Dấm của Nhật Bản không có mùi nồng và không chua như ở dấm ở Việt Nam ta.Bạn có thể dễ dàng mua dấm ở các quầy gia vị tại các siêu thị hay cửa hàng tiện lợi.
Rượu
Ở ngoài siêu thị có bán loại rượu riêng chuyên dùng để nấu ăn và được đặt chung với các loại gia vị khác.Tuy nhiên loại rượu nấu ăn này đã được thêm vào muối và điều chỉnh độ ngọt nên sẽ có tác dụng không bằng loại rượu thông thường.Tùy theo nhu cầu mà bạn hãy mua loại rượu phù hợp.
Loại rượu thường sẽ được bán ở quầy các loại đồ uống có cồn.Trong số đó sẽ có những chai rượu nhỏ thích hợp cho vài lần nấu ăn.Bạn có thể mua nó về dùng để nấu ăn thử xem.
Kết luận
寿司、天ぷら、たこ焼き、ラーメンなど、日本にはいろいろな料理があり、その多くの料理が世界的にも有名です。おいしい日本の料理を作るために、いろいろな調味料を使います。この記事では、5つの一般的な日本の調味料について書きました。
Bản quyền bài viết thuộc về công ty Tsukasa-Shouji tại Nhật Bản.Vui lòng không sao chép và sử dụng nội dung ( kể cả đã dẫn nguồn ) khi chưa có sự đồng ý của phía công chúng tôi cảm ơn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khám Phá Các Loại Mì Của Nhật Bản trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!