Cập nhật nội dung chi tiết về Khi Bị Tiêu Chảy Cần Tránh Những Thực Phẩm Nào? mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyên nhân gây tiêu chảy rất đa dạng, do vi rút, do vi khuẩn, chế độ ăn uống, do thuốc men… Tiêu chảy không khó chữa, nhưng nếu chữa không đúng cách hoặc để bệnh kéo dài có thể gây mất nước và điện giải trầm trọng. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao, nhất là đối tượng trẻ em. Tiêu chảy được chữa trị chủ yếu bằng biện pháp bổ sung điện giải kết hợp với chế độ ăn uống. Không phải loại thực phẩm nào cũng dành cho người bị tiêu chảy. Vì thế, mọi người cần nhận biết được những dạng thực phẩm đó để tránh khiến cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy
Thực phẩm từ bơ, sữa
Hiện tượng tiêu chảy gây ra sự suy giảm về số lượng của enzim lactase trong cơ thể. Enzim lactase là thành phần rất cần tiết để tiêu hóa hàm lượng lactose – một loại đường được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa.
Đường sữa không thể tiêu hóa được gây ra các triệu chứng như: Đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy . Vì vậy, khi bị tiêu chảy thì tốt nhất bạn không nên uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa (bơ, kem, phô mai…)
*** Nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể ăn sữa chua vì các chế phẩm sinh học có trong sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa cân bằng nguồn vi sinh vật, tránh gây loạn khuẩn và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu.
Đồ ăn chứa nhiều chất béo
Thực phẩm gây đầy hơi
Bên cạnh đó, một số loại trái cây như: đào, lê, mận, các loại trái cây sấy khô (mơ, nho khô, mận khô) cũng nên tránh vì chúng có nguy cơ gây đầy hơi tương tự như những loại rau họ cải và làm nặng hơn bệnh tiêu chảy.
Thức ăn không đường
Một số đồ ăn không đường có thể có tác dụng nhuận tràng, nhưng nó sẽ khiến bạn cảm thấy đầy hơi và khó chịu. Kẹo không đường và kẹo cao su không đường thường có chứa sorbitol không tốt cho tiêu hóa và có thể khiến tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn không nên ăn kẹo cao su không đường hay những chai nước ngọt có gas vào thời điểm này.
Rượu bia, cà phê và nước giải khát có ga
Đối với những người khỏe mạnh thì những đồ uống trên không gây ra chứng tiêu chảy. Nhưng khi bị tiêu chảy nên tránh uống rượu, cà phê, và các loại nước giải khát có ga. Thức uống được khuyên dùng chủ yếu trong thời gian bị tiêu chảy là nước lọc và các loại nước ép hoa quả tự nhiên không thêm đường.
Thực phẩm tốt cho người bị tiêu chảy
Chuối
Chuối có thể làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết khá ổn về căn bệnh đường tiêu hóa. Lượng kali trong những trái chuối sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần.
Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Hơn nữa, Inulin (là một loại prebiotic fiber) cũng có trong chuối với số lượng lớn có khả năng khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử.
Thực phẩm giàu tinh bột
Những thực phẩm này sẽ làm giảm và ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy ngay lập tức vì có chứa hàm lượng chất xơ và dễ tiêu hóa.
Khoai tây và cơm chính là những lựa chọn tốt để làm ngưng tình trạng tiêu chảy, giúp cơ thể phục hồi nhanh. Nước gạo nâu cũng rất tốt cho những người bị tiêu chảy và có thể dùng thường xuyên khi cần thiết.
Táo đã được nấu chín
Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin trong táo giúp ích rất nhiều cho người bị tiêu chảy. Tuy nhiên, những quả táo sống còn cung cấp nhiều loại chất xơ khác nên sẽ khiến bao tử phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa hết lượng chất xơ dồi dào trong loại trái cây này. Vì vậy, táo đã nấu chín không chỉ dễ tiêu hơn mà còn cung cấp rất nhiều lợi ích từ pectin, các dưỡng chất và lượng đường tự nhiên có trong táo.
Thịt gà
Khi tiêu chảy cơ thể sẽ mất đi lượng protein, chất dinh dưỡng và nước do phải đi vệ sinh thường xuyên. Gà chính là một lựa chọn tuyệt vời để đẩy lùi bệnh tiêu chảy, đồng thời giúp bổ sung dinh dưỡng để cơ thể hồi phục nhanh chóng.
Bột mì đã được chế biến
Bột mì được chế biến sẵn là thực phẩm không tốt cho sức khỏe bằng các loại lương thực khô nhưng với tình trạng tiêu chảy nó lại bị đảo ngược.
Bột mì chế biến sẵn nằm trong danh sách những thực phẩm ưu tiên hàng đầu dành cho người bị tiêu chảy. Vì các sản phẩm làm từ lương thực thô khi được chế biến sẽ bị lột bỏ lớp vỏ bên ngoài nên chúng sẽ dễ tiêu hóa hơn, làm dịu bao tử và hạn chế được những triệu chứng của bệnh.
Sữa chua
Tuy là sản phẩm chế biến từ sữa nhưng sữa chua lại có tác dụng chữa tiêu chảy hiệu quả. Những lợi khuẩn probiotic hiện diện trong sữa chua có thể khắc phục được những triệu chứng khó chịu ở bao tử một cách hiệu quả, bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn xấu và phát tán nguồn lợi khuẩn có sẵn trong sữa chua để cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Trà thảo mộc
Các loại trà thảo mộc có tác dụng làm dịu cơ thể và tinh thần. Để làm giảm và loại trừ bệnh tiêu chảy, hãy chú ý đến tác dụng làm dịu và giảm đau của bạc hà và hoa cúc. Bạc hà là một phương thuốc trị co thắt đồng thời còn giúp làm thư giãn, xoa dịu các cơ bên trong ruột. Hoa cúc có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm và các cơn co thắt trong thành ruột.
Việt quất
Nhờ vào đặc tính làm se, dùng một vài quả việt quất sẽ làm giảm tình trạng viêm trong bao tử và kết dính các tế bào bên trong thành ruột, hạn chế sự bài tiết chất nhầy và các chất lỏng. Việt quất cũng là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn.
Một số món cháo tốt cho người bị tiêu chảy
Cháo rau sam
Rau sam 90g
Búp ổi non 20g
Quả hồng xiêm non 10g
Gạo 30g
Bột gia vị vừa đủ
Tất cả cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước, bỏ bã. Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bột gia vị. Ăn khi cháo còn nóng, ăn liền 2 – 3 ngày.
Cháo cà rốt, ô mai
Cà rốt 50g
Ô mai mơ 5 quả
Gạo 50g
Mài cà rốt thành bột, ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo rang vàng xay thành bột. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày.
Cháo hạt sen
Hạt sen 100g
Củ mài 50g
Quả hồng xiêm non 15g
Đường phèn 20g
Cách làm như sau: Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài, sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ, cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được. Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng, ăn liền trong 2 – 3 ngày.
Cháo gừng
Gạo trắng 50g
Gừng tươi 50g
Gạo nấu cháo chín cho gừng vào. Ăn nóng trong ngày.
Cháo gạo, sơn dược
Gạo 50g
Sơn dược 10g
Thịt quả vải khô 50g
Hạt sen 10g
Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín ăn trong ngày.
Cháo khiếm thực, phục linh
Bột khiếm thực 60g
Bột phục linh 20g
Gạo lức 100g
Gạo lức nấu thành cháo, cho hai thứ bột trên vào đun sôi lên là ăn được. Ăn trong ngày.
Cháo khương, tra, củ cải
Gừng tươi 20g
Sơn tra 20g
Củ cải 15g
Đường đỏ 15g
Gạo lức 250g
Cho tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun trong 40 phút, bỏ bã, lấy nước nấu với gạo vo sạch thành cháo rồi cho đường. Ngày ăn 3 lần, liền 5 ngày.
Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả
Để phòng ngừa hiệu quả bệnh tiêu chảy và không làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn thì nên ăn các loại thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, rửa thật sạch để đảm bảo sức khỏe.
Rửa tay thật sạch trước khi chế biến hoặc ăn bất kỳ loại thực phẩm nào.
Không ăn các loại thực phẩm đã ôi thiu, ẩm mốc, quá hạn sử dụng
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước, trong và sau khi ăn.
Sử dụng thực phẩm chức năng giúp phục hồi và tái tạo niêm mạc đại tràng.
Lời khuyên dành cho bạn
Nếu bạn bị tiêu chảy kéo dài do viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích thì bạn nên đi khám và điều trị từ sớm, để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Cùng với việc uống thuốc theo phác đồ của bác sĩ, bạn có thể sử dụng Tràng Phục Linh để tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Thành phần “chủ chốt” của Tràng Phục Linh chính là ImmuneGamma với 3 công dụng:
Phục hồi và tái tạo niêm mạc
Cân bằng vi sinh đường ruột
Tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa.
ImmuneGamma® là chế phẩm điều biến miễn dịch tự nhiên, phát minh mới của công nghệ sinh học Hoa Kỳ. ImmuneGamma® được chiết tách từ thành vách vi khuẩn Lactobacillus fermentum, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nhiều công dụng quý khác cho cơ thể con người.
Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính.
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Những Thực Phẩm Cần Tránh Khi Bị Ho? Ăn Gì Để Hết Ho Nhanh Nhất?
1Các thực phẩm cần tránh khi bị ho
Đồ ăn quá mặn hay quá ngọt
Ho là do phổi bị nóng gây ra. Cơ thể bạn sẽ bị “bốc hỏa” khi ăn đồ mặn, ngọt, béo và nó chính là nguyên nhân làm bạn ho nặng hơn. Bạn nên tránh ăn cá muối, thịt xông khói hay các thực phẩm có hàm lượng muối cao khác khi bị ho nhẹ.
Triệu chứng ho của bạn sẽ trở nên nặng hơn nếu bạn cứ tiếp tục giữ thói quen ăn đồ quá mặn hay quá ngọt trong suốt thời gian bị ho.
Đồ ăn lạnh
Đồ lạnh sẽ gây kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho càng nặng nề. Ngoài ra, khi bạn uống nước lạnh cơ thể sẽ dễ bị nhiễm lạnh gây tổn thương cho phổi mà bệnh ở phổi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ho.
Vì thế, ăn đồ lạnh lúc này dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Nếu bạn muốn sử dụng đồ trong tủ lạnh thì nên lấy nó ra một lúc cho hết lạnh rồi mới ăn.
Thực phẩm có tính cay nóng
Một số món ăn cay có thể khiến cho bệnh ho kéo dài và khó chữa trị hơn. Cụ thể, các loại gia vị như ớt, gừng, tiêu, sả, mù tạt,… sẽ nhanh chóng khiến cho vùng niêm mạc họng nhanh chóng bị sưng, viêm. Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên sẽ rất dễ khiến cho cổ họng bị đau đớn và tăng khả năng ho.
Cá, tôm, cua (các loại hải sản)
Khi bị ho, tôm cua và cá không phải là một thực phẩm được khuyến khích sử dụng bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vỏ của những loại hải sản này. Ngoài ra, trong tôm cua và cá rất giàu Protein mà nhiều người có thể bị dị ứng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ho.
Các loại rau củ chứa nhiều chất nhầy
Một số loại rau củ nhiều chất nhầy như rau đay, mồng tơi, khoai sọ, củ từ,…sản xuất ra chất cellulite khiến cho cơ thể của người bệnh sinh nhiệt và nhanh chóng sản sinh ra nhiều chất dịch đờm, làm tăng cơn ho ở người bệnh và khó chịu cho bệnh nhân.
Không nên uống dừa và mía
Thực phẩm chiên, nướng
Trong khi bị ho, các chức năng tiêu hóa của bạn tương đối yếu. Bạn ăn đồ chiên rán lúc này có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.
Sữa
Theo nghiên cứu, sữa chứa nhiều protein, chúng sản sinh những chất dư nhầy có thừa ở trong đường ruột. Do đó, sau khi uống sữa tươi bạn có thể sẽ gây kích thích sinh ra nhiều chất nhầy bên trong đường hô hấp, trong đó có cả phổi và cổ họng. Nếu như đang bị ho cần phải tạm thời kiêng uống sữa để nhanh chóng hồi phục.
Caffeine
Tránh đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà vì caffeine là một chất lợi tiểu nhẹ, chúng kích thích đi tiểu, khiến cơ thể bạn mất nước dẫn đến cổ họng khô có thể gây khó chịu khi nuốt và khiến bạn bị ho khan, khàn giọng.
Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh
Theo một đánh giá công bố trên tập san dinh dưỡng Anh Quốc (British Journal of Nutrition), dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch.
Vì vậy, khi bệnh bạn nên tránh các loại thực phẩm chế biến và tinh chế thường chứa ít vitamin, khoáng chất và chất xơ như bánh mì trắng, mì trắng, bánh nướng, khoai tây chiên, đồ ăn nhẹ đóng gói và món tráng miệng nhiều đường.
Thay vào đó, bạn nên thay thế bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để tối ưu hóa sức mạnh miễn dịch của cơ thể bạn.
Không nên ăn quả quýt
Quýt có nhiều phần trong đó vỏ quýt giúp chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt chứa Cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn, từ đó sẽ làm cho bạn ho kéo dài và lâu khỏi.
Hạn chế thức uống có cồn và có gas
Các thức uống có chứa cồn và gas như bia, rượu, các loại nước ngọt,… đây là các thức uống cần tránh khi ho vì chúng làm khô cổ, khô họng và làm cho tình trạng viêm họng trở nên trầm trọng, gây ho nhiều hơn.
2Các thực phẩm nên ăn khi bị ho
Cháo, súp (Thức ăn lỏng, dễ nuốt)
Khi bị ho dễ gây ra cảm giác khô, đau rát cổ họng. Vị vậy, cần chế biến các thực phẩm dễ nuốt, mềm như các món súp, cháo (súp gà), nước luộc rau củ,… để tránh gây tổn thương cho cổ họng.
Thực phẩm giàu vitamin A, C
Các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ, đậm như súp lơ, khoai lang,… các thực phẩm giàu kẽm như ngao, sò, củ cải trắng. Chúng không chỉ hỗ trợ giảm ho mà còn tăng cường sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe giúp cơ thể.
Ăn nhiều tỏi, hành tây, tía tô
Tỏi, hành tây, tía tô có chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn cao. Chỉ cần người bệnh sử dụng chúng thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt được các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể bổ sung chúng vào bữa ăn hàng ngày với món cháo để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt nhất.
Mật ong
Mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, những hợp chất chứa trong mật ong có thể giúp xoa dịu những ho kéo dài. Chỉ cần mỗi sáng ăn một thìa nhỏ mật ong hoặc uống một cốc mật ong – chanh đào giúp kháng khuẩn, đẩy lùi cơn ho nhanh chóng.
Bạc hà
Khi người bệnh ho thường xuyên, niêm mạc họng nhanh chóng bị tổn thương. Đồng thời cổ họng còn xuất hiện rất nhiều đờm, gây ra tình trạng nghẹn họng. Với những trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng lá bạc hà để có thể hỗ trợ làm tan đờm và thông họng hiệu quả.
Giấm táo
Với hàm lượng axit tự nhiên cao, giấm táo có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh ở vòm họng, kích thích tăng sinh miễn dịch, phòng ngừa bội nhiễm. Ngoài ra, chất insulin prebiotic trong giấm táo kích thích sản sinh các tế bào bạch cầu có lợi. Do đó, việc sử dụng giấm táo không chỉ làm giảm nhanh các cơn ho mà còn tăng sức đề kháng cho người bệnh.
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Cách Phòng Tránh Thực Phẩm Bị Nấm Mốc
Đã bao giờ bạn gặp tình trạng thực phẩm bị nấm mốc chưa? Và bạn đã xử lý thực phẩm bị nấm mốc đó như thế nào? Bài viết sau đây mình sẽ phân tích rõ sự nguy hiểm của các loại nấm mốc trong thực phẩm đối với sức khỏe của chúng ta, đồng thời làm thế nào để phòng tránh các loại nấm mốc phát sinh trong quá trình bảo quản thực phẩm.
I/. Thực phẩm bị nấm mốc nguy hiểm như thế nào?
1. Nấm mốc xuất hiện như thế nào?
Thực phẩm sau khi bị nhiễm nấm chúng ta thường thấy có 1 vùng màu trắng hoặc xanh trên bề mặt, đôi khi sẽ là những màu xậm hơn như màu xám, nâu, đen…
Vùng nhiễm nấm có thể chiếm 1 phần hoặc toàn bộ bề mặt của thực phẩm. Tuy nhiên ít ai biết rằng dù chỉ xuất hiện trên 1 phần của bề mặt, các loại vi nấm đó đã bám rễ và ăn sâu vào bên trong thực phẩm mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được.
2. Cấu tạo 3 phần của Nấm mốc: Rễ, Thân, Cuống & Bào tử
Nấm mốc khi bám vào thực phẩm sẽ gồm 3 phần chính như sau:
Phần thân: có cấu tạo đơn bào hoặc đa bào (hoặc tương tự), phần thân nấm dẫn lên cuống nấm có thể sản xuất ra các bào tử nấm. Mắt thường chúng ta không nhìn thấy được.
Phần cuống + bào tử: đây là phần mắt thường có thể nhìn thấy, nằm trên bề mặt của thực phẩm.
Thoạt nhìn bề ngoài các bạn trông có vẻ như sự phát triển nấm mốc chỉ diễn ra trên bề mặt, thực tế không như vậy.
Nấm mốc là một loại nấm có cấu trúc tương tự như gốc cây, thân và bào tử. Các rễ của mọi loại nấm mốc có thể phát triển rất sâu bên trong thực phẩm mà các bạn không thể thấy bằng mắt thường. Còn những gì chúng ta nhìn thấy ở bề mặt chỉ là cuống và bào tử nấm.
Các bạn lưu ý: vì nấm mốc có đặc điểm mềm, thích môi trường ẩm nên nấm mốc thường phát triển dựa trên quy luật như sau:
Thực phẩm có bề mặt mềm, môi trường xốp và ẩm: là môi trường phát triển thuận lợi cho các loại nấm mốc, nấm mốc có thể phát triển phần rễ ăn sâu vào bên trong thực phẩm đó.
Thực phẩm có bề mặt cứng, môi trường cứng và khô: môi trường bất lợi cho nấm mốc phát triển, khó ám rễ sâu bên trong.
3. Nấm mốc rất dễ lây lan và phát tán qua không khí
Những gì bạn thấy trên bề mặt chỉ là các cuống và bào tử nấm. Các bào tử nấm có thể phát tán trong không khí và nhanh chóng “lây lan” sang các thực phẩm khác ở bên cạnh.
Ngoài ra, do kết cấu mềm và hàm lượng hơi ẩm cao nên có khả năng các tế bào nấm mốc đã lây lan sang các phần thực phẩm mà bạn không nhìn thấy được.
4. Tác hại của nấm mốc với sức khỏe
Dĩ nhiên không phải mọi loại nấm mốc đều gây hại.
Một số loại nấm mốc sẽ gây kích ứng da, hoặc gây ra phản ứng dị ứng hoặc các ảnh hưởng đến đường hô hấp. Vì vậy các bạn nhớ đừng bao giờ ngửi thực phẩm đã mốc.
Một số loại nấm mốc tạo ra các chất độc hại được gọi là độc tố nấm mốc, có thể gây ra bệnh nghiêm trọng (đặc biệt là bệnh ung thư).
Các bạn có thể truy cập website của Bộ Nông nghiệp Mỹ để tìm hiểu thêm về tác hại của nấm mốc: usda.gov
II/. Các loại thực phẩm nhiễm nấm mốc thường gặp
1. Các loại thịt nhiễm nấm mốc:
Bất cứ loại thịt cá nào cũng có thể nhiễm nấm mốc: thịt, cá tươi, thịt nấu chín, thịt xông khói, hot-dog, thịt hầm… đều có thể nhiễm nấm mốc nếu bảo quản quá lâu hoặc không đúng cách.
2. Các loại đậu, các loại hạt, các loại ngũ cốc:
Các loại thực phẩm họ đậu, các loại hạt trong củ, quả, các loại ngũ cốc như gạo, ngô, lúa mạch… và sản phẩm làm từ chúng như bún, mì, các loại mì ống, bơ đậu phộng, đậu… đều có khả năng bị nhiễm nấm mốc rất cao.
Các sản phẩm họ đậu, đặc biệt là đậu phộng (lạc) bị nhiễm nấm mốc sẽ sinh ra độc tố Aflatoxin B1 cực độc, với 1 liều lượng cực nhỏ đã có thể gây u gan hoặc ung thư gan.
3. Các sản phẩm làm từ sữa bị nấm mốc
– Tuy nhiên, với các sản phẩm phô mai cứng, cấu trúc khô thì các bạn có thể dùng dao cắt bỏ lớp bên ngoài để dùng lại phần bên trong. Tuy nhiên bạn cần phải cẩn thận để dao không bị nhiễm nấm mốc, phần còn lại hoàn toàn ăn được.
4. Các loại thạch và mứt trái cây bị nấm mốc:
Các loại thạch và mứt trái cây khi đã bị nhiễm nấm mốc bạn cũng nên bỏ đi khi có dấu hiệu của nấm mốc, vì chúng có thể chứa chất độc Mycotoxin (tên gọi của 1 nhóm độc tố do nấm mốc sinh ra, trong số này có Aflatoxin B1 cực độc).
5. Các sản phẩm bánh nướng bị mốc
6. Các loại rau củ bị mốc
Nếu ớt, cà rốt, củ cải, củ dền, bí và rau khác với kết cấu cứng và dày có thể được chấp nhận với một chỗ mốc nhỏ miễn là bạn cắt bỏ hoàn toàn phần mốc đi. Lưu ý là chỗ cắt đó phải cách tối thiểu phần mốc khoảng 2cm sau đó rửa kỹ lại trước khi nấu.
Tuy nhiên, nếu ớt, bí xanh, cà rốt… đã có lớp nhớt bao phủ bên ngoài, bị đọng nước ở trong túi nilon, và có mùi lạ… hãy thẳng tay loại bỏ chúng.
Lý do là bởi, chất nhớt do các đám vi khuẩn phát triển trên bề mặt tạo thành. Chúng có thể khiến người dùng bị đau bụng dữ dội, gây ra bệnh tiêu chảy.
7. Các loại trái cây bị mốc
– Quả vỏ mềm: Theo các chuyên gia thuộc USDA, những loại trái cây có vỏ mềm, ruột mềm, mọng nước cần loại bỏ nếu bị mốc. Bởi lẽ, độ ẩm trong các loại quả này cao nên nấm mốc rất dễ lây lan.
Những loại trái cây như dâu tây, nho, cherry… cần loại bỏ nếu bị mốc.
– Quả vỏ cứng: các loại quả có vỏ khá dày như chanh, cam mà phần nấm mốc khá nhỏ và chỉ bị trên bề mặt thì bạn có thể xử lý được. Bạn hãy sử dụng miếng vải sạch nhúng vào nước nóng hoặc giấm để loại bỏ phần mốc. Sau đó lột bỏ hết lớp vỏ ngoài, nếu không có dấu hiệu mốc bên trong thì bạn có thể sử dụng được.
III/. Các loại độc tố nấm mốc (Mycotoxin) thường gặp
Độc tố Aflatoxin: nguy hiểm nhất, có trong nấm mốc các loại ngũ cốc, gây ung thư gan.
Độc tố Ochratoxi: có thể gây ung thư, ảnh hưởng đến gan, thận và ức chế hệ miễn dịch.
Độc tố Citrinin: ảnh hưởng đến tổng hợp RNA (sao chép gen di truyền).
Độc tố Ergot Alkaloids: có trong các loại bánh bị nấm mốc, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Độc tố Patulin: có trong trái cây và rau quả bị mốc, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Độc tố Deoxynivalenol (Vomitoxin): gây ức chế sự tổng hợp protein trong cơ thể.
Độc tố Fumonisin: độc tố có thể gây tử vong cho chúng ta.
Trong nhóm này đáng chú ý nhất chính là độc tố Aflatoxin, nhóm độc tố gây nguy cơ ung thư cao nhất.
Aflatoxin – nấm mốc gây ung thư (thường có trong các loại ngũ cốc)
Aflatoxin thường có trong các loại ngũ cốc bị nấm mốc. Một lượng nhỏ 0,03ppm Aflatoxin B1 đã có thể gây ra u gan.
Khi aflatoxin xâm nhập vào gan, nó sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. Nếu người đang bị viêm gan B và ăn phải nấm mốc có chứa aflatoxin thì sẽ tăng nguy cơ ung thư gan cao.
Thực tế, nhiều người thấy gạo, đậu, bánh,… bị mốc nhưng tiếc không bỏ đi mà đem phơi khô để ăn tiếp, với suy nghĩ phơi qua nắng nấm mốc sẽ bị tiêu diệt hoặc họ sẽ tìm cách khắc phục và dùng bình thường. Nhưng, thực chất độc tố của các loại nấm mốc thường không được phá hủy hoàn toàn dù ở nhiệt độ rất cao.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), trong môi trường tự nhiên có hàng nghìn loại độc tố nấm mốc.
Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại nấm mốc này thường là môi trường nhiệt độ cao và độ ẩm trong không khí lớn. Do đó, việc bảo quản không tốt các loại thực phẩm, nhất là các loại thực phẩm khô, ngũ cốc chứa hàm lượng tinh dầu cao sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng tình trạng nấm mốc phát triển.
Tỷ lệ nhiễm nấm mốc thông qua các loại ngũ cốc chiếm đến 25% (thường là lạc, ngô, gạo, lúa mì, các loại hạt họ đậu…)
Nhiều thử nghiệm của Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ cho thấy, khi đem hạt lạc (đậu phộng) đã bị mốc rang lên, mặc dù nhiệt độ rất cao nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn. Điều đó chứng tỏ, thực phẩm khi đã mốc dù được đem tẩy rửa, phơi nắng ở nhiệt độ cao hay đem nấu chín thì vẫn có nguy cơ gây hại khi ăn vào trong cơ thể.
Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã từng bị nấm mốc!
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thời tiết thay đổi thất thường, làm gia tăng các loại vi khuẩn, nấm mốc gây hại, khi đó các loại thực phẩm nếu không được bảo quản tốt sẽ có nguy cơ bị mốc.
Khi lương thực, thực phẩm, nhất là các loại ngũ cốc bị nấm mốc sẽ xuất hiện lớp phủ màu xanh, đen hoặc vàng nâu bên ngoài vỏ. Một số loại hạt khi tách ra, bên trong cũng xuất hiện màu tương tự. Nấm mốc không những làm giảm thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn gây hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, một số người lại có thói quen khi thấy thực phẩm bị mốc hoặc chớm mốc bên ngoài vỏ thường đem đi phơi lại hoặc rửa sạch trước khi chế biến. Đây là quan niệm sai lầm, bởi lẽ, nếu nấm mốc đã xuất hiện bên ngoài chứng tỏ chúng cũng đã phát triển cả bên trong thực phẩm. Do đó, tốt nhất không nên tiếc rẻ giữ lại ăn mà nên bỏ đi, tránh gây hại cho sức khỏe.
Nguồn: baomoi.com
V/. Cách ngăn ngừa thực phẩm bị nấm mốc trong quá trình bảo quản
Tuy nhiên, bảo quản thực phẩm không đúng cách sẽ vô tình tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm mốc gây hại phát triển.
1. Thực phẩm tươi sống
Do đó, đối với các loại thực phẩm tươi sống, khi mua về cần bao gói cẩn thận và bảo quản trong tủ lạnh.
Các loại thực phẩm tươi sống không nên để quá lâu trong tủ, tối đa với rau củ quả là 2 tuần và với thực phẩm tươi đông lạnh là duới 12 tháng.
Các loại thực phẩm đông lạnh đóng hộp, chế biến sẵn nên sử dụng một lần và hạn chế để lưu cữu trong tủ lạnh sau khi đã mở nắp ra sử dụng.
Hạn chế việc trữ quá nhiều đồ ăn, rau củ quả trong tủ lạnh vì vừa giảm khả năng bảo quản của tủ, vừa làm gia tăng các loại vi khuẩn phát sinh ngay bên trong tủ gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
4. Thực phẩm khô, hải sản khô
Việc đặt lên ngăn đá không làm hải sản khô đông cứng, mà trái lại là cách để giữ được độ dẻo ngon của hải sản khô. Không nên đặt dưới ngăn mát, độ bảo quản không được dài và hải sản khô sẽ bị hút mất hơi ẩm khiến chúng trở nên cứng, ăn không còn ngon, ngọt. Để trong tủ lạnh độ 3-4 tuần, nên bỏ ra phơi lại rồi tiếp tục bảo quản như hướng dẫn trên.
5. Ngũ cốc khô
Với các loại thực phẩm khô, nguyên tắc “vàng” để không bị ẩm, dẫn đến nấm mốc là phải để ở nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp và ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Chẳng hạn, các loại hạt, ngũ cốc có thể sử dụng vài tháng, thậm chí cả năm nếu biết cách bảo quản hợp lý. Nên phơi khô và đựng các loại ngũ cốc này trong lọ thủy tinh, hộp kín hoặc buộc nilon kín treo ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Tương tự, các loại nấm, hải sản khô hoặc thực phẩm khô như măng, miến… cũng nên bao gói cẩn thận trước khi cất vào tủ bảo quản. Lưu ý, có thể đem các loại thực phẩm này ra phơi lại dưới ánh nắng mặt trời nếu lâu không sử dụng đến.
Để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc rước bệnh và người từ việc bảo quản thực phẩm, các chuyên gia khuyến cáo, tuân thủ ăn chín, uống sôi. Nếu phát hiện sản phẩm lên mốc xanh, vàng nâu hoặc đen thì phải loại bỏ, không nên tiếc của mà rửa sạch để dùng. Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm không được dùng nguyên liệu bị mốc như để chế biến các loại bánh kẹo, nước uống cho người tiêu dùng.
Rất nhiều thực phẩm khô có giá trị dinh dưỡng không thua gì thực phẩm tươi và mang lại nhiều tiện dụng cho người nội trợ. Nhưng nếu bảo quản thực phẩm khô không đúng cách sẽ khiến thực phẩm xuất hiện nấm mốc, gây nhiều nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh ung thư gan.
6. Lưu ý môi trường tủ lạnh: Nhiệt độ, mùi hôi và cách sắp xếp thức ăn trong tủ lạnh
Các bạn cũng nên lau dọn tủ lạnh thường xuyên, tránh các mảng thực phẩm hoặc thức ăn vấy bẩn trong tủ lạnh. Ngoài ra việc thường xuyên kiểm tra định kỳ còn giúp các bạn bỏ các thực phẩm đã bị quá hạn hoặc đã hư hỏng, ôi thối, gây mùi và gây phát tán các vi khuẩn, vi sinh vật có hại trong tủ lạnh.
Các bạn nên sắp xếp thức ăn theo thứ tự first in – first out. Tức cái nào bảo quản trước sẽ lấy ra dùng trước. Các loại thức ăn cần ưu tiên dùng, hoặc sắp hết hạn cần dùng trước thì nên để ra phía ngoài để dễ thấy, dễ lấy.
Nếu thực phẩm đã bị nấm, mốc thì nên bỏ, không tiếp tục dùng vì trong thực phẩm mốc có chứa vi nấm. Dù bạn có rửa sạch, phơi khô và nấu chín ở nhiệt độ rất cao thì các độc chất trong vi nấm vẫn còn tồn tại và cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe, có thể dẫn đến ung thư
Qua nội dung bài viết trên, mình hy vọng đã cung cấp cho các bạn một ít kiến thức về thực phẩm bị nấm mốc. Đặc biệt là những nhóm độc tố nấm mốc vô cùng nguy hại đến sức khỏe để các bạn có thể đề cao cảnh giác và xử trí đúng cách với các thực phẩm bị nhiễm nấm mốc, đồng thời giúp các bạn có thể bảo quản các loại thực phẩm thật khoa học, đúng cách để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mình và người thân.
Mong nhận được các ý kiến góp ý từ các bạn. Thân mến!
Những Thực Phẩm Không Nên Kết Hợp Với Tỏi Người Tiêu Dùng Cần Biết
Tỏi là gia vị thông dụng và yêu thích của nhiều người. Bởi trong tỏi có chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe như ổn định huyết áp, cải thiện tuần hoàn máu, thải độc, diệt khuẩn, ổn định mỡ máu, đường trong máu và chống lại sự lão hóa, ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, sử dụng tỏi cần đúng cách, tỏi cũng là “khắc tinh” với một số loại thực phẩm mà người tiêu dùng cần biết.
Thịt gà
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, thịt gà là loại thực phẩm có tính ấm (ôn), tính ngọt (cam) vì vậy khi kết hợp với tỏi là tính đại nhiệt (nóng) sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu và dễ sinh ra táo bón, kiết lị. Nếu bạn bị táo bón vì đã ăn gà với tỏi, để mau khỏi, bạn có thể nấu nước lá dâu uống.
Ngoài ra, cũng không nên kết hợp chung tổ hợp bốn món tỏi, thịt gà, rau cải và hành sống. Rau cải và hành có tính cam hàn, ăn cùng tỏi cũng gây kiết lỵ.
Cá trắm
Cũng là một trong những thực phẩm “đại kỵ” với tỏi, vì vậy bạn không nên dùng tỏi kết hợp với cá trắm. Mặc dù cá trắm là thực phẩm bổ dưỡng, rất ngon, thịt chắc song trong quá trình chế biến, bạn chỉ nên ướp cá trắm với thì là và gừng, mà không nên sử dụng tỏi. Nguyên nhân là, cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi vào dễ dẫn đến thức ăn gây chướng bụng và dễ sinh ra giun sán…
Thịt chó
Trong thịt chó giàu chất đạm, nếu kết hợp với tỏi dễ dẫn đến khó tiêu, chướng bụng hoặc tả lị. Do đó, bạn ăn thịt chó với sả, gừng, riềng nhưng không nên ăn với tỏi – thực phẩm có tính cay và rất nóng.
Cá diếc
Cá diếc có công dụng hỗ trợ bổ âm huyết, thông huyết mạch, bổ thể nhược và có công hiệu ích khí kiện tì, lợi nước tiêu sưng, thanh nhiệt giải độc, thông mạch hạ sữa, khử phong thấp. Cá diếc cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai. Nhưng lưu ý không dùng chung cá diếc với tỏi, bởi khi dùng chung sẽ gây co giật đường tiêu hóa.
Công dụng của tỏi
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết, mỗi ngày nên ăn khoảng 10g tỏi. Tỏi tươi dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc pha với nước chấm. Ăn tỏi sống diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Ăn đúng cách là băm tỏi thật nhuyễn rồi chế biến, dưới tác dụng của enzyme, tỏi phóng thích chất allycin có tác dụng giảm viêm và chống oxy hóa.
Tuy nhiên, ăn tỏi khiến hơi thở có mùi. Bạn có thể khử bằng cách ăn vài lá rau mùi, bạc hà hoặc nhai kẹo cao su bạc hà sau ăn. Súc miệng bằng nước chanh cũng khử được mùi hôi.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khi Bị Tiêu Chảy Cần Tránh Những Thực Phẩm Nào? trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!