Cập nhật nội dung chi tiết về Làm Sữa Đậu Nành Mè Đen Bằng Máy Làm Sữa Đậu Nành mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chỉ bằng một chiếc máy làm sữa đậu nành, bạn có thể chế biến được nhiều loại thức uống giải khát, bổ dưỡng ngày hè. Cùng tham khảo công thức làm sữa đậu nành mè đen bằng máy làm sữa đậu nành.
Công dụng của sữa đậu nành mè đen
Nếu như sữa đậu nành có tác dụng làm dẹp da, ngăn ngừa lão hóa, giảm cân và giảm nguy cơ mắc ung thư vú thì mè đen được biết đến như một loại thuốc quý có giúp thanh lọc cơ thể, trị táo bón và kích thích mọc tóc. Mè đen cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho tim mạch. Vậy sữa mè đen có tác dụng gì? Công dụng của sữa đậu nành mè đen giúp bạn giải nhiệt, tăng cường sức khỏe. Do đó bạn hãy thường xuyên uống sữa đậu nành mè đen.
Nguyên liệu làm sữa đậu nành mè đen
– 100g Đậu tương (đậu nành)
– 1l nước
– 15g vừng đen
– Đường (tùy sở thích gia đình)
– 2 lá nếp (có thể có hoặc không, giúp tăng hương thơm của sữa)
– Máy làm sữa đậu nành SUNHOUSE
– Rây lọc
Cách làm sữa đậu nành mè đen bằng máy làm sữa đậu nành
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Ngâm hạt đậu tương trước khi làm khoảng 6 – 8 tiếng, sau đó đãi sạch vỏ đậu và rửa dưới nước sạch
– Cho vừng đen đã chuẩn bị vào chảo chống dính và rang nhỏ lửa cho đến khi hạt vừng chín đều, thơm lừng
Bước 2: Sử dụng máy làm sữa đậu nành
– Cho đậu nành, vừng đen, lá nếp và nước vào bình chứa
– Chọn chế độ làm sữa đậu nành ở máy và chờ cho đến khi máy báo hoàn thành
– Nếu muốn mè đen được hòa tan nhanh hơn, bạn có thể đem mè đen đã rang chín đi xay nhuyễn trước khi cho vào máy.
– Đổ sữa đậu nành đã chín ra một chiếc âu lớn
– Sử dụng rây lọc để lọc cặn giúp sữa đậu nành dễ uống hơn.
Lưu ý:
Để đảm bảo chất lượng và an toàn của sữa đậu nành tự làm tại nhà, bạn nên chọn những loại máy làm sữa đậu nành của thương hiệu có uy tín, được nhiều người tin dùng như máy làm sữa đậu nành SUNHOUSE SHD5818, SHD5816.
Nếu không có máy làm sữa đậu nành, bạn có thể làm sữa đậu nành mè đen bằng máy xay sinh tố đa năng và bộ nồi inox. Cách làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố đa năng tương tự cách làm bằng máy làm sữa đậu nành nhưng bạn cần xay đậu nành, mè đen ở bước 2 sau đó cho vào bộ nồi inox để đun sôi.
Chúc mừng bạn đã có cốc sữa đậu nành mè đen bổ dưỡng, tự làm tại nhà chỉ bằng những dụng cụ đơn giản như máy làm sữa đậu nành, máy xay sinh tố đa năng, bộ nồi inox, chảo chống dính của SUNHOUSE.
Cách Nấu Sữa Đậu Nành, Mè Đen
Sữa Đậu Nành, Mè Đen được kết hợp từ đậu nành, đậu phộng, mè đen, lá dứa, … sẽ mang đến cho bạn một ly sữa đậu thật thơm ngon và bổ dưỡng cực kì có lợi cho sức khỏe
Công dụng của Đậu Nành
Là loại hạt cực kỳ nhiều công dụng, ở góc độ bài viết chỉ liệt kê một số công dụng tiêu biểu của nó như:
Tốt cho tim mạch
Giảm nguy cơ béo phì
Giảm nguy cơ tiểu đường
Ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp tóc và da
Ngăn ngừa loãng xương
Ngăn ngừa ung thư
Ngăn ngừa các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, trị các bệnh sau sinh như trúng phong
Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, mỡ máu cao
Hỗ trợ điều trị đổ mồ hôi trộm, giải độc, cải thiện trí nhớ
…
Công dụng của Đậu Phộng
Ngăn ngừa tăng cân
Cân bằng mức cholesterol
Ngăn ngừa rủi ro đột quị
Ngừa ung thư
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Tăng cường trí nhớ, chống sa sút trí tuệ khi về già
Bảo vệ tim mạch
Chống trầm cảm
Ổn định đường huyết
Ngăn ngừa sỏi mật
…
Công dụng của Mè đen (Vừng đen)
Giữ cho tóc lâu bạc, đẹp da
Chữa đầy bụng, chướng bụng
Chữa sản phụ thiếu sữa
Chữa viêm mũi mãn tính
Chữa chân tay đau buốt
Chữa táo bón
Giúp hạ huyết áp
Hỗ trợ hệ xương phát triển khỏe mạnh
Nhiều Vitamin B
Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Giàu chất chống Oxy hóa
Hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Hỗ trợ giảm cân
Hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp
Nguồn thực phẩm giàu chất xơ tốt
Có tác dụng giảm cholesterol và chất béo trung tính
Nguồn cung protein thực vật dồi dào
…
Nguyên Liệu
Đậu Nành Hạt 500 gram
Đậu phộng rang (đã bỏ vỏ) 100 gram
Mè đen (rang thơm) 100 gram
Nước lọc 4.5 lít
Lá dứa khoảng 5 lá
Cách làm:
Đậu nành ngâm qua đêm 10 tiếng, sau đó đãi sạch vỏ
Đậu phộng rang làm sạch vỏ
Cho mè đen vào nồi và rang cho thơm
Cho hỗn hợp ở trên vào cối và đổ 4.5 lít nước lọc vào cối và xay nhuyễn
Cho hỗn hợp vừa xay vào túi vải lọc lấy nước (bỏ phần xác) và vớt bỏ bọt nổi trên mặt
Cho phần nước vừa lọc vào nồi nấu với lá dứa
Nấu khoảng 30 phút, cho tới khi nước đậu chuyển sang màu đục, trên mặt nổi váng thì sữa đã chín
Có thể dùng nóng hoặc để nguội giữ lạnh dùng được 2-3 ngày
Thêm đường tùy sở thích
Đăng ký theo dõi tại youtube → Cách Pha Chế
Video thực hành:
Cách Làm Sữa Đậu Nành Nguyên Chất Bằng Máy Xay Sinh Tố
Cách làm sữa đậu nành vừa ngon vừa bổ dưỡng cho sức khỏe bằng máy xay sinh tố – Bài viết sẽ hướng dẫn bạn phương pháp làm sữa đậu nành nguyên chất bằng máy xay sinh tố.
Nguyên liệu cần thiết để làm sữa đậu nành:
– 200 gram đậu nành/ đậu tương – Nước sạch để ngâm đậu (khoảng 1 lít) – 1,5 lít nước sạch để nấu và vắt sữa từ đậu – 30 gram lạc / đậu phộng – rang sơ, xát sạch vỏ (không bắt buộc) – 2 – 3 cái lá nếp/ lá dứa Dụng cụ để làm sữa đậu nành: – Máy xay sinh tố – Rá và khăn vải xô
Chi tiết cách làm sữa đậu nành
Bước 1: Ngâm và xử lý bọt từ đậu nành
Vỏ đậu nành có chứa dầu và lẫn tạp chất, chúng tạo ra bọt làm sữa đậu nành không ngon và mau hỏng. Do đó, khi ngâm đậu, bạn nên cẩn thận vớt hết bọt và hạt mốc, như vậy sẽ làm cho nước đậu ngon và lâu hỏng hơn.
Ở bước này, bạn ngâm đậu với càng nhiều nước càng tốt vì nước sẽ làm giảm độ chua trong đậu. Kinh nghiệm là 2 lạng đậu nành thì ngâm trong 5-10 lít nước. Thỉnh thoảng bạn chú ý thay nước một lần và vớt hết bọt ra ngoài.
Bước 2: Xay và đun chín sữa
Đậu ngâm cho đến khi đạt độ mềm thì cho vào máy xay sinh tố cùng với đậu và vừng (nếu có), vừa xay vừa dừng để nước đậu bão hòa. Lạc, vừng sẽ làm cho sữa đậu có vị ngậy, nhiều dĩnh dưỡng hơn và có vị thơm đặc biệt. Trong lúc xay, châm nước từ từ để đậu xay được mịn và không tạo bọt.
Kinh nghiệm thì bạn nên dùng khoảng 750ml nước để xay đậu. Sau đó cho thêm 250 – 300 ml nước vào phần đậu vừa xay để hỗn hợp nước đậu được loãng hơn.
Tiếp theo là đổ hỗn hợp đậu đã xay vào nồi rồi đun cùng với lá dứa cho đến khi bọt nổi đến miệng nồi thi bắc ra là vừa. Thông thường công đoạn này mất khoảng 10 phút.
Chú ý: Khi đun sữa, bạn nên để nhỏ lửa và khuấy đều tay để đậu không tiếp xúc với đáy nồi quá lâu, dẫn đến việc sữa đậu nành bị khê.
Bước 3: Lọc sữa đậu
Để lọc sữa đậu một cách dễ dàng, bạn có thể dùng một chiếc rá và khăn vải xô. Bạn đổ đậu vừa nấu vào rá, sữa sẽ chảy qua khăn và rá xuống âu phía dưới. Phần đậu còn lại trong rá còn nóng nên bạn có thể đổ tiếp 500ml nước, sau đó ép kiệt nước để tận dụng tối đa lượng đậu đã nấu.
Sữa đậu nành sau đó bạn nên bảo quản trong tủ lạnh để có thế sử dụng trong thời gian dài hơn.
Một số kinh nghiệm thú vị với đậu
Hạt đậu nành dễ hút ẩm nên khi chọn mua đậu, bạn nên mua gói có hút chân không và có ngày sản xuất, đóng gói gần đây. Nếu đậu dùng không hết, bạn nên bỏ vào lọ thủy tinh và đậy kín, bảo quản nơi khô thoáng.
Phần bã đậu có thể dùng làm món ăn chay như thịt viên chay, để nấu súp hải sản hoặc có thể trộn với trứng làm trứng đúc đậu nành.
Bã đậu còn có tác dụng bón cây rất tốt.
Dã Quỳ (Tổng hợp)
Cách Làm Sữa Đậu Nành Thơm Ngon Bằng Máy Xay Sinh Tố Ngay Tại Nhà
Sữa đậu nành rất ngon, bổ dưỡng, giúp chị em chúng ta giữ gìn vóc dáng thon gọn và còn giúp làm đẹp da nữa. Nhiều chị em rất muốn làm sữa đậu nành tại nhà để bảo đảm chất lượng nhưng chi phí bỏ ra để mua một cái máy chuyên để nấu sữa đậu nành cũng là một vấn đề khiến nhiều người phải lăn tăn suy nghĩ. Một giải pháp kinh tế hơn nhiều mà chúng tôi sẽ…
Nguyên liệu để làm sữa đậu nành ngay tại nhà gồm có:
Đậu nành: 500gr
Nước lọc: 1.5 lít
Lá dứa: 50gr
Máy xay sinh tố, khăn xô sạch để lọc bã.
Mách nhỏ dành cho bạn: đậu nành ngon là phải bảo đảm các yếu tố như: hạt đậu nành mới thu hoạch khoảng 3 – 4 tháng. Hạt tròn, đều, mẩy và chắc tay là những hạt đậu nành ngon và chứa nhiều protein.
Cách sơ chế nguyên liệu
Đậu nành rửa dưới vòi nước chảy, vớt bỏ những hạt lép và những hạt bị hư, bị sâu mọt nổi lên trên mặt nước. Sau đó, ngâm hạt đậu nành với nước khoảng 8 tiếng rồi rửa sạch cho hết bọt và để ráo.
Lá dứa rửa sạch và để ráo. Sau đó, gập đôi lá dứa lại và bó thành một bó.
Máy xay sinh tố rửa sạch và để ráo cho khô.
Cách làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố tại nhà
Bước 1: xay và lọc đậu nành bằng máy xay sinh tố
Sau khi đậu nành đã nở to và được rửa sạch, bạn cho đậu nành vào máy xay sinh tố, cho thêm nước vào để xay nhuyễn với tỉ lệ chuẩn là 4 muỗng đậu nành/350ml nước lọc. Bạn không nhất thiết phải làm theo đúng tỉ lệ này, bạn hoàn toàn có thể tự gia giảm liều lượng theo ý thích của mình.
Sau khi đã xay nhuyễn đậu nành, bạn dùng rây lọc lấy nước sữa. Phần bã đậu nành bạn cho vào khăn xô sạch, vắt mạnh tay để lấy nước sữa đậu nành còn lại trong bã.
Bước 2: nấu sữa đậu nành
Bật bếp, để lửa vừa, cho nồi sữa đậu nành lên bếp để đun sôi. Cho thêm vào nồi sữa 1 bó lá dứa cho sữa thơm hơn. Một lưu ý nhỏ là khi đun sữa đậu nành bạn không được đậy kín nắp. Vì sữa đậu nành rất dễ bị sôi bùng lên, trào ra bếp gây nguy hiểm.
Khi sữa đậu nành sôi, bạn cho lửa nhỏ liu riu để đun cho sữa đậu nành chín kỹ. Bạn nấu thêm khoảng 20-30 phút nữa, khi sữa dậy mùi thơm và có vị béo ngậy của đậu nành là có thể tắt bếp.
Bước cuối cùng, bạn cho sữa đậu nành ra để nguội. Uống nóng hoặc lạnh tùy thích, bạn có thể cho thêm đường để sữa đậu nành thêm ngọt theo ý bạn.
Sữa đậu nành có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:
Giảm cholesterol
Ổn định huyết áp
Giúp thanh phế tiêu đờm
Giúp làm đẹp da
Giữ gìn vóc dáng gọn gàng thon thả.
Uống sữa đậu nành đúng liều lượng mỗi ngày còn giúp bạn phòng ngừa bệnh ung thư đại tràng.
Tuy nhiên, dùng sữa đậu nành lâu dài và quá định lượng cho phép sẽ gây ra một số phản ứng như đầy hơi, táo bón, nổi mẩn ngứa và tăng huyết áp ở một số người. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế sử dụng sữa đậu nành. Vì theo một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chất genistein có trong đậu nành có tác động xấu đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.
Đối với trẻ em
Trẻ em cũng là một đối tượng không nên sử dụng quá nhiều sữa đậu nành vì dễ dẫn đến tình trạng khiếm khuyết dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ. Tuy nhiên, cũng không nên loại bỏ sữa đậu nành hoàn toàn trong thực đơn của trẻ.
Đối với các bệnh nhân
Những bệnh nhân bị bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung và ung thư bàng quang cũng nằm trong danh sách những đối tượng cần tránh sử dụng sữa đậu nành. Nguyên nhân là do chất phytoestrogen có trong đậu nành sẽ làm tác động kích thích làm cho các tế bào ung thư phát triển nhanh và mạnh hơn.
Các bệnh nhân bị sạn thận, suy giáp, hen suyễn, viêm mũi dị ứng cũng cần hạn chế hoặc tránh sử dụng đậu nành để tránh làm bệnh nặng hơn do nguy cơ dị ứng với đậu nành, nhất là lớp vỏ đậu.
.yuzo_related_post .relatedthumb{background: !important; -webkit-transition: background 0.2s linear; -moz-transition: background 0.2s linear; -o-transition: background 0.2s linear; transition: background 0.2s linear;;color:!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb:hover{background:#fcfcf4 !important; -webkit-transition: background 0.2s linear; -moz-transition: background 0.2s linear; -o-transition: background 0.2s linear; transition: background 0.2s linear;;color:!important;} .yuzo_related_post .yuzo_text, .yuzo_related_post .yuzo_views_post {color:!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb:hover .yuzo_text, .yuzo_related_post:hover .yuzo_views_post {color:!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb a{color:!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb a:hover{color:#dd1f1f!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb:hover a{ color:#dd1f1f!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb{ margin: 0px 0px 0px 0px; padding: 5px 5px 5px 5px; }
Bạn đang đọc nội dung bài viết Làm Sữa Đậu Nành Mè Đen Bằng Máy Làm Sữa Đậu Nành trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!