Cập nhật nội dung chi tiết về Món Ngon Không Tưởng, “Đậu Phụ Rán” Với Nồi Chiên Không Dầu Kangaroo mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
5
/
5
(
14
votes
)
“Đậu phụ rán” vốn đã là 1 món ăn rất đơn giản và phổ biến đối với chúng ta. Nhưng các bạn có biết rằng ngoài chiên (rán) bằng cách thông thường chúng ta có thể sử dụng nồi chiên không dầu Kangaroo để tích kiệm được rất nhiều công sức cũng như thời gian mà lại tốt cho sức khỏe gia đình mình nữa. Với cách thực hiện vô cùng đơn giản và dễ dàng, nồi chiên không dầu Kangaroo hứa hẹn sẽ đem lại bất ngờ cho bạn đó !
Nguyên liệu và thành phần món đậu phụ rán
2 hoặc 3 bìa đậu phụ
Giấy nên hoặc giấy bạc.
Mẹo nhỏ giúp chọn đậu phụ ngon
Muốn chọn được đậu phụ ngon, nguyên chất và không bị pha tạp hay có thạch cao, bạn cần quan sát cả màu sắc, xem xét mùi vị, cảm giác khi cầm trên tay.
Một miếng đậu phụ ngon bao giờ cũng có màu trắng ngà, nếu có màu ngả vàng hoặc vàng là có chứa thạch cao. Đậu càng vàng thì càng nhiều thạch cao.
Đừng ngại gần mà không cầm thử miếng đậu. Miếng đậu nên mua khi cầm thấy nhẹ tay, mềm mại. Nếu cầm thấy nặng nặng, chắc, hơi cứng, miếng quá vuông vức thì nên bỏ qua.
Người mua cũng nên chú ý tới mùi của đậu. Đậu thật, nguyên chất có mùi thơm đặc trưng của mình trong khi đậu chứa thạch cao hoặc là không có mùi gì hoặc thoang thoảng mùi vôi. Khi chế biến, đậu thật có vị béo của đậu nành, như vị váng sữa vậy trong khi đậu có thạch cao vị sẽ hơi chát.
Cách làm đậu phụ rán giòn rụm:
Làm nóng nồi chiên không dầu trong 3 phút với nhiệt độ 160°C
Rửa sạch đậu và để ráo, sau đó cho vào ngăn mát khoảng 10 phút để khi cắt đậu không bị vỡ và rán trông sẽ vuông vắn hơn
Lấy đậu ra cắt nhỏ đậu hũ miếng vừa ăn, quét đều dầu ăn lên 4 mặt của đậu phụ
Đặt giấy nến hoặc giấy bạc vào đáy nồi chiên không dầu
Nhe nhàng cho đậu vào nồi chiên.
Chiên ở 160°C trong 10 phút, sau đó lật mặt và để 200°C trong 10 phút.
Vậy là chỉ sau 20 phút bạn và gia đình đã có thể thưởng thức món đậu phụ rán giòn rụm, béo ngậy rồi mà lại không hề nhiều giàu mỡ, phục vụ tốt cho sức khỏe mọi người.
Chúc gia đình ngon miệng và vì sức khỏe bữa ăn mỗi ngày !
Cách Nấu Phở Bò Miền Nam Tưởng Không Ngon Mà Ngon Không Tưởng
Khi nhắc đến món phở bò chắc hẳn ai cũng sẽ hình dung ra ngay một bát phở bò thơm ngon, hấp dẫn, khiến cho ai cũng bị say mê, và chỉ muốn được thưởng thức ngay. Tuy nhiên cách nấu phở bò miền Nam có đôi chút khác biệt so với cách nấu phở bò của người miền Bắc, vậy điểm khác biệt đó là gì chúng ta cùng tìm hiểu.
Nguyên liệu để chuẩn bị nấu phở bò miền Nam
Có thể nói món phở bò của người miền Nam có đôi chút khác biệt so với cách nấu món phở bò của người miền Bắc, phở bò miền Nam sẽ khiến cho các thực khách bị lôi cuốn và không thể cưỡng lại được. Bởi vì vị ngọt sâu, đậm đà của nước dùng hòa quyện vào bánh phở sẽ khiến cho người thưởng thức không bao giờ quên được.
– Thịt bò phi lê.
– Túi gia vị gồm có: quế, hồi, thảo quả, hạt mùi.
– Gia vị có: đường, hạt nêm, muối, dầu ăn.
– Các loại rau thơm: giá, rau húng quế, ngò gai.
Cách nấu phở bò miền Nam
Để nấu phở bò miền Nam thì bạn sẽ bắt tay vào sơ chế các nguyên liệu đã được chuẩn bị sẵn như sau:
Xương bò sau khi mua về mang đi rửa sạch, và bạn cho vào nồi nước luộc nhiều lần để nhằm mục đích loại bỏ hết mùi hôi ở xương bò, sau đó bạn vớt xương bò ra và rửa bằng rượu trắng. Bạn hãy cho xương bò đã được loại bỏ hết mùi hôi cho vào nồi và ninh trong vòng 2- 3 tiếng để cho nước dùng có vị ngọt tự nhiên, đồng thời trong quá trình đun nhớ hớt hết bọt để cho nước dùng được trong.
Sau khi nước dùng đã được đun xong bạn hãy thả túi gia vị gồm có thảo quả, hoa hồi, quế, hạt mùi vào để nhằm mục đích cho nồi nước dùng được thơm hơn, đồng thời bạn cho bột nấu phở vào chung với nước dùng.
Gừng tươi cho lên than hoa nướng, và đập dập để cho vào nồi nước dùng, sau đó bạn cho nồi nước dùng lên bếp và đun sôi, rồi vớt hết bọt nổi lên, nêm nếm gia vị một lần nữa cho thật vừa ăn.
Bánh phở chần qua nước sôi để cho bánh phở được mềm, sau đó bạn cho bánh phở vào một cái bát tô, và cho hành lá, rau thơm, xếp thịt bò phi lê và thịt gầu lên trên, cho thêm một ít giá vào và múc nước dùng cho vào là bạn đã có một bát phở đúng chuẩn của người miền Nam.
Cùng thưởng thức bát phở nóng hổi sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon, hấp dẫn lôi cuốn bất kỳ thực khách nào, và sẽ không thể nào quên được mùi vị hấp dẫn.
Cách Nấu Món Lẩu Cá Diêu Hồng Ngon Không Tưởng
Lẩu cá diêu hồng có lẽ đã rất quen thuộc với rất nhiều người, đặc biệt là người dân Nam Bộ với vị chua chua, ngọt ngọt, thanh thanh, mặn mặn quyện hòa đậm đà trong nồi cùng với các loại rau, quả, măng chua làm tăng dinh dưỡng và vị giác.
Như các bạn đã biết, Việt Nam là xứ sở của các món ăn châu Á, là thiên đường của các loại rau mùi, gia vị. Chính vì vậy, trong mọi món ăn của các gia đình người Việt không thể thiếu các loại rau, củ, gia vị ngoài thực phẩm chính có trong món ăn đang chế biến. Cho nên, tất cả các loại lẩu ở Việt Nam luôn bao gồm yếu tố đó, trong đó có cả món lẩu cá diêu hồng mà khi một ai nghe tên gọi đều nghĩ rằng chỉ có cá diêu hồng là tạo nên hương vị.
Tùy vào khẩu vị và sở thích của bạn mà bạn chọn loại lẩu cá diêu hồng nấu kèm với các loại thực phẩm nào. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với bạn phương pháp nấu món lẩu cá diêu hồng măng chua dành cho các bữa tiệc gia đình ấm cúng.
Trước khi bắt tay vào thực hiện món lẩu cá diêu hồng, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
1 con cá diêu hổng nặng khoảng 1 kg.
2 quả cà chua.
¼ trái thơm.
150 gram măng chua.
1 củ hành tím.
1 trái ớt.
½ bó hành lá, ngò rí và thì là.
1 kg bún tươi.
1 bó rau muống cọng, rau nhút, giá đỗ và bắp chuối bào.
Đường, nước mắm, muối, dấm, dầu ăn và hạt nêm.
Với các nguyên liệu đây, ngoài việc phải chọn rau quả sao cho tươi bạn cũng cần phải biết cách chọn cá diêu hồng để khi chế biến nước lẩu, nồi lẩu cá diêu hồng của bạn cũng thật ngọt và thơm ngon.
Cá còn sống.
Bơi khỏe.
Có màu hồng phớt.
Nên chọn những con nặng từ 1 kg trở lên thịt sẽ ngọt hơn.
Cách sơ chế nguyên liệu rau, quả
Ớt bỏ cuống, rửa sạch, thái lát mỏng, để riêng.
Cà chua cắt bỏ cuống, thơm cắt bỏ mắt và đem đi rửa sạch. Sau đó, cắt cà chua làm bốn, thơm cắt xéo vừa ăn.
Hành tím lột vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
Hành lá, thì là, ngò cắt bỏ rễ, nhặt sạch rồi rửa kỹ với nước. Sau đó, cắt đầu hành lá bỏ riêng, còn lại lá hành, thì là, ngò thái nhỏ, để riêng.
Măng chua xé miếng nhỏ vừa ăn, rửa sạch để ra hết chất độc rồi để ráo.
Cắt mang.
Cạo lớp vẩy thật sạch.
Rửa với nước muối để hết độ nhờn.
Xả lạch lại với nước.
Cắt cá thành từng khúc vừa ăn rồi ướp cá với hạt nêm cho thấm.
Cách nấu lẩu cá diêu hồng thơm ngon
Bước 1: Nhấc nồi lên, để nóng nồi, sau đó cho 2 muỗng dầu ăn, đợi dầu ăn sôi, cho hành tím băm vào phi thơm.
Bước 2: Đến khi hành dậy mùi, tiếp tục cho cà chua và thơm đã thái nhỏ vào nồi, đảo sơ để lên màu.
Bước 3: Khi cà chua và thơm vừa chín tới, bạn cho cá vào xào cùng để cá săn. Sau đó, cho 1 tô nước lọc vào nồi để nấu nước lẩu.
Bước 4: Khi nước sôi, gia giảm gia vị phù hợp và khuấy đều.
Bước 5: Cho măng chua vào sau cùng, đợi nước sôi lên rồi tắt bếp nêm lại gia vị 1 lần nữa cho đậm đà rồi thêm đầu hành, hành lá, thì là, ngò rí đã thái nhỏ vào nồi khuấy nhẹ.
Top 5 Món Ăn Làm Từ Sứa Ngon Không Tưởng ⋆ Topreview.vn
Sứa là một loài động vật sống rộng khắp các đại dương. Một số chủng loại còn được tìm thấy ở ao, hồ. Thông thường sứa thường sống gần bờ biển. Loài vật này không hề có xương, não và tim, chúng hô hấp qua lớp da. Thức ăn chính của sứa là các sinh vật phù du, các loài giáp xác, trứng cá, và những sinh vật nhỏ trôi nổi trong nước. Chúng có thể di chuyển bằng cách co bóp dù, đẩy nước qua miệng, và tiến về chiều ngược lại.
Trong tiếng tiếng Anh, sứa có tên gọi là Jellyfish. Jelly trong Jellyfish có nghĩa là thạch. Có lẽ để miêu tả cho hình dạng của một chú sứa. Vừa trong suốt, vừa đàn hồi giống như thạch.
Trong 100 gram thịt sứa người ta đo lường được:
12,3 gram chất đạm;
0,1 gram chất béo;
3,9 gram đường.
Các vi lượng khoáng như canxi, sắt, i – ốt, magie, selen và cả phốt – pho.
Nhờ chứa hai loại Omega 3 và 6, hai loại axit béo này rất tốt cho tim mạch. Giảm thiểu mỡ xấu có trong máu. Không chỉ thế, collagen có trong sứa còn thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da. Làm da đàn hồi và trẻ trung hơn.
Ngoài ra, các loại thực phẩm đến từ biển giống như sứa, đa phần đều chứa i – ốt. Thúc đẩy phát triển tuyến giáp, giảm thiểu nguy cơ mắc bướu cổ. I – ốt còn góp phần cải thiện và nâng cao trí tuệ của trẻ nhỏ. Sứa là món ăn tương đối thanh mát, giải nhiệt giảm mụn nhọt, táo bón, trị nhức mỏi, ho có đàm.
” Gỏi sứa rau thơm” là một món ăn tương đối thanh mát, giải nhiệt, bồi bổ cơ thể. Món ăn này thường được người dân Nam Bộ sử dụng trong các bữa ăn hội họp gia đình. Tại các nhà hàng, món ” Gỏi sứa rau thơm” được xem là món khai vị ngon, chiều lòng được đa phần thực khách. Để nấu món ” Gỏi sứa rau thơm ” ta cần:
200g sứa ngâm chua ngọt, 200g tai heo ngâm chua ngọt, khế, chuối chát, cà rốt, hành tây, các loại rau thơm, mè rang, tương ớt, tỏi băm, ớt băm, các loại gia vị thông thường, giấm gạo
Bước 1: Sử dụng nửa củ hành tây cắt mỏng. Hành tây khi cắt xong rắc thêm vào 1 muỗng cà phê đường.
Bước 2: Cà rốt chọn nửa củ, tỉa hình hoa rồi cắt mỏng. Cho vào cà rốt thêm 4 muỗng đường và giấm gạo, trộn đều.
Bước 3: Khế sắt mỏng theo chiều dọc. Sau đó ngâm chung với phần cà rốt ở bước 2 nhằm giảm độ chua của khế.
Bước 4: Sắt mỏng chuối chát. Cho ngay vào phần giấm đường ở bước 2 để chuối không bị đen lại.
Bước 5: Rau thơm đem sắt nhỏ. Càng nhiều rau thơm sẽ càng làm cho món ăn thơm ngon.
Bước 6: Làm sốt bằng cách cho 2 muỗng canh giấm gạo, 2 muỗng đường, 1/5 muỗng muối, khuấy đều hỗn hợp. Tiếp tục cho thêm 1 muỗng tương ớt, 1 muỗng mắm, 1 muỗng tỏi băm, 1 muỗng ớt băm.
Bước 7: Vắt ráo các nguyên liệu đã ngâm trong giấm đường để món gỏi không bị ra nước sau khi trộn.
Bước 8: Bắt đầu cho sứa vào tô lớn, cho phần tai heo vào, rưới nước mắm trộn gỏi lên rồi trộn đều. Tiếp đến cho phần rau củ vào rưới thêm sốt 1 lần nữa và trộn đều.
Bước 9: Khi các nguyên liệu đã ngấm hết ta sẽ cho rau thơm, mè rang vào trong tô. Đem phần gỏi đã trộn trang trí trên dĩa. Vậy là món “Gỏi sứa rau thơm” đã hoàn thành.
Nếu như bạn đã chán các món canh chua thông thường. Thì ” Sứa nấu thơm” lại là một món mới vô cùng đặc sắc. Vị chua thanh mát từ cà chua và thơm, vị giòn dai của sứa tạo điểm nhấn của món ăn. Ngày hè mà được thưởng thức tô canh chua này thì thật tuyệt vời. Vào bếp và bắt tay chế biến ngay thôi.
500 g sứa đã qua sơ chế, 500 ml nước dùng, thơm, cà chua, hành củ, dầu ăn, mắm, muối, đường, bột canh, hạt nêm, ớt.
Bước 1: Cho dầu ăn vào nồi đun nóng, cho hành vào phi. Khi hành đã vàng ta them cà chua vào nồi xào nhừ, nêm vào 1/4 thìa cà phê muối.
Bước 2: Đổ vào hỗn hợp cà xào 500 ml nước ninh xương. Khi nước dùng sôi bỏ thơm đã sắt nhỏ vào nồi.
Bước 3: Để tăng vị ngon cho món ăn ta nêm thêm vào nước dùng 1 thìa hạt nêm, 2 thìa bột canh, 1 thìa đường, đun 5 phút rồi cho vào nồi chút ớt và 1 thìa nước mắm.
Bước 4: Sứa đã sơ chế vắt sạch nước bỏ vào tô 500 g, rắc thêm chút hành lá, rau mùi. Chan phần nước dùng đã sôi vào tô. Cuối cùng hãy thưởng thức ngay món ” Sứa nấu thơm” thôi nào !
Không chỉ phần bụng, phần chân sứa cũng được tận dụng làm thực phẩm. Trong món ” Sứa xào cần tây ” nguyên liệu không thể thiếu đó chính là chân sứa. Vị dai, giòn sần sật này sẽ làm mê mẩn các tín đồ ẩm thực. Thực hiện món này khá đơn giản, cách làm như sau:
Chân sứa đã sơ chế, cần tây, dầu ăn, đường, bột ngọt, tỏi, gừng, hạt nêm, ớt, hành.
Bước 1: Cắt đôi miếng chân sứa. Bỏ các gia vị như dầu ăn, gừng thái chỉ, tỏi thái lát mỏng, bột ngọt, đường, hạt nêm, ớt vào ướp. Trộn dều cho gia vị thấm vào sứa.
Bước 2: Cần cây tước thành từng nhánh, lược bỏ sợi sơ, cắt thành khúc vừa ăn.
Bước 3: Cho dầu ăn vào chảo, đợi dầu nóng ta cho hành củ cắt mỏng vào phi thơm. Tiếp đó cho phần cần tây vào chảo, đảo đều tay. Cho phần sứa vào tiếp tục đảo đều trong 2 phút.
Một món bún nước mới toanh được chế biến từ sứa không phải ai cũng biết đến đó là “ Bún cá sứa“. Thật tuyệt vời nếu mỗi dịp cuối tuần có thể chiêu đãi các thành viên trong gia đình món ăn này. Vị bùi, béo của cá thu, vị dai ngọt của chả cá, vị sần sật của sứa, và vị ngọt thơm của nước dùng sẽ làm người ăn, thưởng thức mê mẩn. Muốn làm thành công món “ Bún cá sứa ” ta cần:
100g sứa, 100g thơm, 100g cà chua, 300 cá thu cắt khoanh, 300g đầu cá thu, chả cá, dầu điều, tỏi, hành tím, muối, nước mắm, tiêu, ớt, hạt nêm, đường.
Bước 1: Chần sơ 100g sứa tươi trong 2 phút.
Bước 2: Cho 2 muỗng dầu màu điều vào nồi. Đợi dầu nóng thì cho 1 muỗng tỏi băm, 1 thìa hành tím, đảo đều. Hành và tỏi vừa vàng thơm thì tiếp tục cho 100 g thơm, 100 g cà chua vào nồi xào khoảng 3 phút.
Bước 3: 300g cá thu cho vào tô ướp với 1 muỗng muối, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng tiêu, 1 muỗng ớt băm. Ướp 10 phút rồi để vào chảo chiên ngập dầu, cho đến khi vàng đều 2 mặt.
Bước 4: Nấu nước dùng bằng 300 g đầu cá thu, 1 củ hành tây. Nấu sôi 10 phút thì cho phần cà chua và thơm vào nồi, nấu tiếp 20 phút. Nêm 1 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng nước mắm. Nước dùng vừa sôi ta thả cá vào nấu 3 phút.
Món sứa đỏ Hà Nội là một món khá là hiếm gặp vì món này chỉ xuất hiện theo mùa. Mùa nào thức ấy, ” Sứa đỏ mắm tôm Hà Nội” chỉ có thể bắt gặp vào tầm tháng giêng đến tháng 5 âm lịch hàng năm. Đa số các bạn biết đến món này đều sẽ nghĩ rằng phải ra hàng quán mới ăn được. Nhưng không hẳn vậy, ta hoàn toàn có thể tự làm tại nhà để cùng nhau nhâm nhi. Tại sao không nhỉ?
Sứa đỏ tươi đã qua sơ chế, đậu hũ, cùi dừa, tía tô, kinh giới, mắm tôm, chanh, ớt. Vì sứa đỏ được khai thác theo mùa, rất khó tìm nên bạn có thể thay thế bằng loại sứa khác để chế biến món này.
Bước 1: Cắt sứa đỏ tươi đã qua sơ chế thành miếng hình nhật vừa ăn. Xếp gọn lên đĩa
Bước 2: Làm phần nước chấm, ta sử dụng 3 thìa cà mắm tôm, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa ớt hiểm băm. Trộn đều, cuối cùng chọn một miếng chanh lớn mọng nước và vắt vào phần nước chấm.
Bước 3: Thái dừa thành từng miếng dài ừa ăn. Đậu hũ nướng sắt nhỏ hình vuông. Rau kinh giới và tía tô nhặt, rửa sạch để ráo rồi chưng lên đĩa.
Bước 4: Đặt lên lá kinh giới 1 miếng cùi dừa thái sợi, 1 miếng đậu hũ và 1 miếng sứa đỏ, cuộn tất cả lại với nhau. Cuối cùng phủ thêm 1 lớp lá tía tô lên toàn bộ, chấm đều phần cuốn vào mắm tôm và thưởng thức.
4. Những lưu ý khi sử dụng món ăn làm từ sứa
Sứa là một món ăn quen thuộc đối với người Việt. Tuy nhiên không phải loại sứa nào cũng có thể ăn được, vì một số loài sứa có chứa chất độc. Cần nắm rõ nguồn gốc xuất xứ của loại sứa mà bạn mua, tránh gặp phải hàng kém chất lượng. Khi mua sứa nên chọn loại có màu vàng nhạt hoặc có màu hồng nhạt. Khi sờ vào cảm giác rắn chắc, không mềm nhũn vì rất có thể loại này chưa được sơ chế kỹ lưỡng. Nếu đã chọn đúng loại sứa ngon và tốt rồi thì bạn không cần lo lắng thực phẩm từ sứa sẽ gây ngứa da hoặc dị ứng sau ăn nữa.
Tôi tên Trang và là một người công dân được sinh ra và lớn lên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi rất vui khi được sống tại thành phố hiện đại và chan hòa tình người này. Khu phố mà tôi sống từ nhỏ đến lớn nhịp sống hơi thiên về bầu không khí của nông thôn, mọi người quan tâm lẫn nhau, hòa ái và ít xảy ra xung đột. Có thể gọi tôi là một con người yêu thiên nhiên, ưa thích trồng cây và khám phá về đặc tính sinh trưởng của chúng. Ngoài ra, âm nhạc cũng là điều khiến tôi cảm thấy vui vẻ và yêu đời hơn mỗi ngày. Tôi thường nghe những ca khúc mang hơi hướng cổ điển hoặc nhạc pop nhẹ nhàng để thư giãn tinh thần. Ở nhà tôi nuôi vài bé mèo, các bé siêu dễ thương, luôn quấn người, sẵn sàng trở thành cục bông ấm áp nằm vào lòng chủ mỗi tối. Người ta thường nói những người nuôi mèo sẽ sống rất nội tâm. Tôi nghĩ hình như điều này đã đúng mất rồi vì tôi thích nghe nhạc một mình cũng như ngắm mưa rơi một mình trên những chuyến xe bus tan tầm.
Các Món Ăn Vặt Dễ Làm Ngon Không Tưởng Cho Ngày Ăn Chay
Nhiều cuộc nghiên cứu khoa học gần đây còn chỉ ra ăn vặt là một hoạt động có ích cho cơ thể vì vừa có thể ổn định hoạt động trao đổi chất vừa có thể giải tỏa tâm trạng căng thẳng. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách, chọn món không tốt… thì sức khỏe của bạn có thể bị quà vặt đe dọa.
1. Lợi ích của việc ăn vặt
Ngoài việc giúp cho tinh thần tỉnh táo, thoải mái, những loại quà vặt như hạt dưa, lạc (đậu phộng), đậu răng ngựa, hạnh đào, hạt dẻ, củ ấu lại rất có lợi… vốn giàu protein và nhiều loại axit không no, axit béo, các loại vitamin A, B1, B2, C, muối vô cơ, các nguyên tố vi lượng canxi, sắt, phốt pho… đều là những dưỡng chất mà cơ thể chúng ta hay thiếu. Cho nên ăn một chút thức ăn này vừa hay có thể bổ sung cho nhu cầu của cơ thể.
Một số mứt quả thường được chọn để ăn vặt có công hiệu khai vị, kiện tỳ, cho nên ăn các đồ ăn loại này sẽ có lợi.
Xét về đặc điểm tâm sinh lý của người vẫn còn trẻ khỏe, hệ tiêu hoá vẫn hoạt động tốt thì nếu chỉ dựa vào 3 bữa ăn sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Vì thế ăn thêm một chút ít quà vặt (có chọn lọc và hợp lý) để bổ sung thêm dinh dưỡng là hợp lý.
Bên cạnh những lợi ích của việc ăn vặt, nếu không tiết chế ở một mức độ và có sự chọn lọc thì chắc chắn sẽ gây ra bệnh:
– Thứ nhất, nếu bạn thường xuyên ăn vặt với như thịt xiên nướng, nem rán hay những món nhiều dầu mỡ, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh như: béo phì, tim mạch, mỡ máu, thậm chí là cả ung thư.
– Thứ hai, khi ăn vặt vô tội vạ bữa chính, bữa phụ của bạn sẽ bị đảo lộn, dạ dày và đường ruột sẽ rơi vào trạng thái hoạt động liên tục, lâu dài sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hoá và các bệnh dạ dày, bệnh đường ruột…
Các món ăn vặt dễ làm ngon không tưởng cho ngày ăn chay
Các món ăn vặt dễ làm chay phổ biến
1. Bánh tráng trộn là một trong những món ăn vặt dễ làm
Có thể nói đây là món ăn cực kì quen thuộc với giới trẻ hiện nay, tuy nhiên thành phần chính trong món bánh tráng trộn thông thường được thay thế bằng nguyên liệu chay được tẩm ướp và chiên giòn rụm vì thế món bánh trở nên thơm ngon, lạ miệng. Với giá thành khoảng 20.000 đồng bạn sẽ có ngay một phần bánh tráng chay “ăn hoài không hết”, “càng ăn càng nghiện” luôn đấy.
2. Bánh bắp chiên
Món này tuy lạ mà lại quen, bánh bắp chiên được làm từ hạt bắp tươi đem quậy chung với bột chiên lên ăn giòn rụm rất đã. Với giá chỉ từ 6.000 đồng bạn sẽ có ngay những miếng bánh bắp nóng hổi, thơm lừng ăn hoài không thấy chán.
3. Xôi sầu riêng
Những ai là tín đồ của món xôi này thì chắc chắn đã biết rõ vị ngon và sức cuốn hút từ mùi vị của nó rồi đấy. Lớp xôi thơm ngào ngạt mùi nếp mới được trét lên một lớp mỏng cơm sầu riêng và thêm một ít dừa khô bào sợi, tất cả được gói trong miếng bánh tráng xốp nên ăn vừa ngon, vừa thơm lại còn không bị ngán nữa chứ.
4. Các món ăn vặt dễ làm – Bánh cuốn ngọt
Cách làm các món chiên ăn vặt chay dễ làm – Đơn giản ngon miệng
Bánh chuối chiên, khoai tây chiên, khoai mỡ chiên… đều là những món ăn vặt mà bạn có thể thưởng thức trong ngày ăn chay. Những món này cũng có cách làm khá đơn giản nên bạn có thể tự làm tại nhà, vừa ngon vừa đảm bảo vệ sinh.
1. Món khoai lang chiên phồng
Đây là một món ăn vặt chay đang có mặt ở rất nhiều địa điểm món chay nổi tiếng tại Hà Nội, được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Món ăn này có cách làm khá đơn giản, các bạn có thể tự làm tại nhà trong những dịp cuối tuần để thưởng thức!
– 400g khoai lang
– 500g bột mì
– 10g men nở
– 45 ml sữa tươi không đường (nếu bạn cần ăn chay một cách hoàn toàn, bạn có thể bỏ qua nguyên liệu này)
– Đường, muối, dầu ăn
Cách làm món chay ăn vặt khoai lang chiên phồng
– Bước 1: Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, bổ nhỏ để nhanh chín. Bạn có thể làm chín khoai bằng cách luộc hoặc hấp tùy ý (nếu luộc khoai, cần để ráo sạch nước).
– Bước 2: Cho bột mì, men nở, thêm một chút muối và đường trộn đều với nhau. Khoai lang chín nghiền sơ qua, cho vào hỗn hợp bột đã chuẩn bị, trộn thật kỹ.
– Bước 3: Các bạn cho từ từ sữa tươi (hoặc dùng nước sôi để nguội) vào hỗn hợp khoai đã trộn, đánh đều lên cho tới khi hỗn hợp có độ dẻo vừa phải, không quá khô hoặc quá nhão.
– Bước 4: Tiếp theo, bạn dùng màng bọc thực phẩm ủ chỗ bột đó từ 30 – 50 phút cho bột nở đều.
– Bước 5: Chia bột thành những viên nhỏ và cho vào chảo rán. Chờ đến khi bánh có màu vàng nâu thì gắp ra đĩa đã lót giấy thấm dầu.
Mẹo nhỏ: Để bánh vàng đều, các bạn nên chiên viên khoai trong chảo ngập dầu; lăn viên bánh thường xuyên để bánh được chín đều.
Bạn hãy thưởng thức món chay ăn vặt này với tương ớt hoặc tương cà, hương vị ngọt ngào, thơm lừng của bánh sẽ khiến bạn ngon miệng hơn.
– 2 quả táo
– 2 quả trứng gà
– Bột mì
– Vụn bánh mì hoặc bột chiên xù
Cách làm món chay ăn vặt táo chiên giòn
– Bước 1: Táo gọt sạch vỏ, sau đó cắt thành những vòng tròn đều nhau. Loại bỏ phần hạt.
– Bước 2: Chuẩn bị một bát lòng trứng đánh đều; một bát bột mì; một bát vụn bánh mì hoặc bột chiên xù.
– Bước 3: Dùng đũa gắp từng vòng táo, cho vào bát trứng, bát bột và bột chiên xù. Sau đó cho vào chảo, chiên ngập dầu.
– Bước 4: Khi miếng táo chuyển sang màu vàng nâu, vớt ra đặt trên đĩa có lót giấy thấm dầu và thưởng thức.
Cách làm thật đơn giản phải không nào? Bạn chỉ cần khoảng 10 phút là đã có ngay một món ăn vặt cho người ăn chay tuyệt ngon mà lại bổ dưỡng.
Bạn có thích món chuối sấy khô không? Đây là một trong các món chay ăn vặt được rất nhiều người ưa thích đấy! Món ăn này có cách làm khá đơn giản, các bạn còn có thể làm món ăn vặt chay trong những ngày lễ, tết đấy!
– 15 – 17 quả chuối chín
– 2 quả chanh
– 2-3 ống nhỏ vani
Cách làm món chuối khô giòn tan
– Bước 1: Bóc vỏ chuối, dùng dao cắt phần chuối đã lọc vỏ thành những lát mỏng. Các bạn có thể cắt dọc hoặc cắt ngang tùy theo ý thích.
– Bước 2: Hòa 0,5 lít nước sôi để nguội với nước cốt chanh, cho vào bình xịt thực phẩm.
– Bước 3: Xếp từng lát chuối lên khay nướng và dùng bình xịt nước chanh lên các miếng chuối, tiếp đó rải đều vani lên.
– Bước 4: Cho khay vào lò nướng. Đặt nhiệt độ của lò trong khoảng 120 – 125 độ C, nướng trong 20 phút.
– Bước 5: Chờ chuối khô, bạn dùng kẹp lật các lát chuối lên, một lần nữa xịt nước chanh và vani như lúc đầu và cho vào lò nướng tiếp. Liên tục nướng cho đến khi chuối có màu vàng nâu là được.
Các món ăn vặt dễ làm – món tráng miệng dành cho ngày ăn chay
Bên cạnh những món chính thì chúng ta còn có những món tráng miệng chay. Giúp cho chúng ta thay đổi khẩu vị, không bị nhàm chán và có những bữa ăn chay thú vị hơn.
1. Sữa chua dẻo xắt miếng
2. Chè thập cẩm là các món ăn vặt dễ làm
3. Sương sáo sữa
4. Trái cây tô
Bí quyết làm gỏi cuốn ăn vặt cho những ngày ăn chay
Món gỏi cuốn chay là sự kết hợp hài hòa của nhiều loại rau củ mang đến vị ngon lạ miệng. Chưa kể, món ăn này cũng dễ thực hiện nên nó trở thành sự lựa chọn của nhiều bà nội trợ trong mùa Vu Lan.
1. Chuẩn bị nguyên liệu làm gỏi cuốn chay
– 10 bánh tráng gỏi cuốn
– 2 bìa đậu
– 200g bún
– 200g nấm rơm tươi
– 15 lá rau diếp hoặc xà lách
– 1 củ cà rốt, 2 quả dưa chuột
– Nước chấm xì dầu hoặc xốt tương đen
– 200g giá
– 1 muỗng bột đậu xanh, 1 muỗng tương, 1 muỗng nước dừa
2. Cách làm gỏi cuốn chay
– Nấm rơm gọt, ngâm nước muối, rửa sạch, chẻ nhỏ, để ráo
– Bún tráng qua nước sôi để ráo
– Đậu xắt miếng
– Rau củ rửa sạch
– Giá lặt gốc, rửa sạch
– Cà rốt bào sợi to
– Dưa chuột thái lát hoặc cắt miếng bằng 1/3 đốt ngón tay
– Bước 1: Xào qua nấm với một chút muối và xì dầu
– Bước 2: Cho dầu vào chảo, rán đậu. Sau đó vớt đậu ra và trộn với một thìa canh xì dầu khi đậu vẫn còn nóng.
– Bước 3: cà rốt trộn với dấm, đường theo tỉ lệ 1:1
– Bước 4: Làm tương
Bạn cho 1 muỗng bột đậu xanh, 1 muỗng tương trộn lẫn, xào lên, đổ nước dừa tươi vào, cho thêm đường, muối, đun sôi cho hỗn hợp sánh lại là được. có thể cho thêm ớt băm.
Có thể rang lạc, dã dập cho thêm vào để thưởng thức.
– Bước 5: Làm ẩm bánh tráng, đặt các loại rau củ, đậu, cà rốt vào, cuốn chặt tay. Thưởng thức với nước tương đã pha.
các món ăn vặt dễ làm rẻ tiền
các món ăn vặt dễ làm để bán mùa hè
các món ăn vặt dễ làm từ trái cây
tổng hợp những món ăn vặt dễ làm
500 món ăn vặt dễ làm
các món ăn vặt mùa hè dễ làm
những món ăn vặt dễ kinh doanh
các món ăn vặt ngon rẻ
Bạn đang đọc nội dung bài viết Món Ngon Không Tưởng, “Đậu Phụ Rán” Với Nồi Chiên Không Dầu Kangaroo trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!