Cập nhật nội dung chi tiết về Món Ngon Miền Tây: Rắn Nấu Cháo Đậu Xanh mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chỉ có người miền sông nước mới tận hưởng được món quà hào phóng của thiên nhiên miền sông nước ban cho như tôm, cua, rùa, rắn, nghêu, sò, ốc, hến…
Trong các đặc sản đó, rắn là món ăn nhiều bổ dưỡng, là loại thuốc quí chữa được nhiều bệnh như tim mạch, thấp khớp… Rắn Lục và rắn Trung (loài rắn có hai đầu) hỗ trợ trị u bướu, ung thư rất hiệu quả…
Thịt rắn là món ăn đặc sản vùng sông nước
Rắn tuy là món ăn quý hiếm, hiện được xuất khẩu và giá thành tính bằng USD (Trại rắn Đồng Tâm của Tiền Giang là trại rắn lớn nhất nhì Đông Nam Á, nơi xuất khẩu lượng nọc rắn lớn, bào chế nhiều loại thuốc và rượu bổ từ rắn, nơi chữa trị người bị rắn cắn thành công nhất) nhưng ở miệt đồng bằng, người nông dân muốn ăn rắn thì tìm bắt cũng tương đối dễ dàng. Chỉ cần một cái lưới bén giăng ngang con rạch nhỏ, cắm cây cần câu (có móc con trùn hổ trộn cám rang) dưới mé kinh, hay đặt lờ gần miệng cống của cái ao sau nhà cũng có thể bắt được một chú rắn Ri cá mập ú, một chị Ri dông hay Bông súng no tròn. Còn mấy chàng Hổ đất, Hổ mây, Hổ hành hay Hổ ngựa là loại rắn độc thì khó bắt hơn, nhưng những người có chút ít “tay nghề” vẫn bắt được như thường.
Khi làm rắn, điều đầu tiên là phải cắt đầu và chôn sâu dưới đất kẻo gà bươi hoặc trẻ nhỏ lấy chơi đùa, chẳng may nọc rắn dính vào chỗ đứt tay có thể gây chết người như chơi. Muốn uống huyết rắn trị thấp khớp thì pha vào chút rượu trắng, quậy đều và uống sống. Thân rắn phải cạo sạch lớp vẩy ngoài bằng cách trụng nước sôi hoặc hơ lửa.
Những món ăn làm từ rắn có thể chia làm hai nhóm: món khô và món nước.
Món khô như
Món ngon – rắn xào lá cách
– Rắn xào lá cách: Thân rắn bằm nhuyễn rồi ướp tiêu, tỏi, đường, bột ngọt. Xào thịt chín mềm, lá cách non xắt nhuyễn bỏ vào đảo cho thơm thịt rồi nhắc xuống, ăn với bánh tráng dừa nướng giòn.
– Rắn nướng trui: Bắt được con rắn trên đồng, không có gia vị người ta trui con rắn trong lửa rơm, cạo cho tróc vẩy ngoài rồi nướng cho đến khi mỡ rắn chảy xèo xèo, da vàng hượm, nứt nẻ lộ ra lớp thịt trắng nõn, thơm lừng, hơi nóng còn bay nghi ngút, bẻ chia mỗi người một khúc chấm muối tiêu mà ăn, ngon không thua gì cá lóc nướng trui. Nếu rắn nướng tại nhà thì cách làm bài bản hơn. Rắn được giần xương (dùng bề lưng của dao mà giần) thật mềm, ướp đầy đủ gia vị rồi nướng, nướng trên than đượm, thỉnh thoảng rưới thêm mỡ, hành như nướng cá cho đến khi vàng, chín là được. Món nầy ăn với bánh tráng cuộn rau sống.
Món cháo rắn đậu xanh là món ăn nhiều đạm, nhiều dinh dưỡng
Món nước có rắn nấu cháo đậu xanh là “ấn tượng” hơn cả. Thân rắn làm sạch chặt khúc, bỏ vào nồi cháo đậu xanh đang sôi sùng sục, cháo nhừ thì thịt rắn cũng vừa mềm, vớt thịt ra để nguội, nêm nếm nồi cháo cho ngon ngọt rồi xé nhỏ thịt rắn, chấy với hành tỏi thật thơm đổ trở lại nồi cháo, riu riu lửa cho cháo luôn giữ độ nóng vừa phải. Nếu thích ăn béo thì vắt thêm nước cốt dừa. Vị cháo béo ngậy nhờ đậu xanh và nước cốt dừa, da rắn giòn giòn, thơm phức, thịt rắn ngọt hơn thịt gà, mùi gừng, mùi tiêu bốc lên nồng nàn. Người ăn phải chịu khó đi múc cháo còn nóng hừng hực trên nồi mới đảm bảo được độ nóng sốt. Người bị cảm cúm ăn chén cháo rắn đậu xanh, mồ hôi nhễ nhại, có khi khỏi cần dùng thuốc cũng hết bệnh.
Rắn Ri cá, Bông súng hầm với măng mạnh tông hoặc đu đủ cũng rất hấp dẫn. Đu đủ hầm với rắn làm cho thịt mau mềm, miếng đu đủ ngọt lịm. Món hầm đặc biệt này vừa ngon miệng vừa có độ đạm cao, nhiều dinh dưỡng.
Thức ăn về rắn còn “biến tấu” nhiều món khác nữa như phơi khô, nấu cà ri, xào hành, xào sả ớt… Mỗi món có một mùi vị khác nhau nhưng cánh đàn ông không nên quên hũ rượu rắn vì đó là món thuốc hay, thuốc quý nên uống một ly “mắt trầu” trước mỗi bữa ăn để bồi bổ khí huyết, còn phụ nữ chẳng may bị bệnh hiểm thì nhờ người bắt cho được 7 loại rắn (trong đó phải có rắn Lục) đốt thành than hoặc ngâm rượu, uống thường xuyên sẽ thấy giảm bệnh rất nhiều.
Rượu rắn là thức uống bồi bổ sức khoẻ
Ăn thịt rắn! Uống rượu rắn! Nghe qua, người yếu bóng vía le lưỡi, lắc đầu, sợ hãi con vật nhỏ nhoi mà mang trong mình chất độc giết người nhưng thật ra chất nọc của nó, thân xác của nó đã phục vụ cho con người rất nhiều trong việc chữa bệnh và bồi bổ cơ thể.
Tác giả KIM QUYÊN – NXB Văn hoá văn nghệ
Cách Nấu Cháo Rắn Đậu Xanh Thơm Ngon, Cực Kì Bổ Dưỡng
Nguyên liệu cần chuẩn bị
1 con rắn khoảng 1.5kg
1/2 bơ gạo ngon
200g đậu xanh
100g củ hành khô
Gia vị: Tiêu, muối, đường, bột ngọt, tỏi, mỡ nước, ngò
Chi tiết cách nấu cháo rắn đậu xanh
Bước 1: Sơ chế thịt rắn
Nếu bạn sử dụng rắn sống và tự tay chế biến trực tiếp thì bước đầu tiên bạn cần làm là chặt bỏ đầu rắn. Lưu ý nhớ đào hố và chôn kĩ đầu rắn xuống đất, tránh trường hợp trẻ con hoặc người nào đó không biết có thể bị dính phải nọc độc của rắn, rất nguy hiểm.
Tiếp đến lột da và làm sạch ruột rắn, sau đó cắt khúc rắn là bạn đã hoàn thành bước sơ chế rắn rồi.
Đậu xanh rửa sạch để ráo.
Ngò rửa sạch để ráo.
Hành khô bạn thái mỏng và phi vàng lên.
Tỏi lột vỏ băm nhuyễn.
Cho gạo + đậu xanh + nước vào nấu thành cháo.
Đối với thịt rắn + da rắn bạn cho vào chảo cùng một chút dầu ăn vào xào sơ lên.
Cuối cùng khi cháo nhừ bạn cho thịt rắn cùng hạt tiêu + muối + đường + bột ngọt vào. Đun sôi cháo lại và cho hành phi vào, đảo đều rồi bắc ra là có thể thưởng thức được rồi.
Bạn cũng nấu cháo đậu xanh như ở cách 1, tuy nhiên khi nồi cháo sôi thì bạn cho luôn thịt rắn vào nấu cùng. Khi nào cháo nhừ thì thịt rắn cũng chín mềm.
Bạn vớt thịt rắn ra và để nguội, sau đó gỡ bỏ riêng thịt. Xương bỏ đi.
Nồi cháo thì nêm nếm lại các gia vị cho vừa miệng.
Thịt rắn sau khi nguội bạn cho vào chảo phi thơm cùng da rắn, hành khô và tỏi.
Cuối cùng đổ thịt rắn đã phi thơm vào lại nồi cháo, đảo đều và bắc ra.
Lưu ý trong cách nấu cháo rắn đậu xanh
Nếu thích ăn béo thì bạn có thể cho thêm nước cốt dừa vào nồi cháo.
Món cháo rắn đậu xanh phải ăn lúc còn nóng sốt mới đảm bảo được vị ngon nhất, vì vậy bạn có thể để nguyên nồi cháo trên bếp, bật lửa nhỏ liu riu và ăn đến đâu múc ra đến đấy.
Cháo rắn đậu xanh bạn trộn kèm với nước mắm ngon + sả, ớt xắt khoanh cho vừa miệng. Và rắc thêm ngò, hạt tiêu trước khi thưởng thức
Món Rắn Nước Hầm Sả Ngon Độc Đáo Của Miền Tây ” Thế Giới Ẩm Thực
Món rắn nước hầm sả ngon độc đáo của miền Tây có thể gọi là mồi nhậu bậc nhất của các “tín đồ” rượu đế vùng sông nước Cửu Long. Rắn nước chế biến hầm với sả sẽ có mùi vị ngọt lành, đặc trưng của vùng sông nước.
Miền Tây Nam bộ vốn nhiều kênh rạch, sông ngòi chằng chịt. Nhờ vào đặc điểm địa hình ấy mà vùng đất này lắm cá nhiều tôm.
Theo lời của các vị cao niên, trước đây nơi này có nhiều loài động vật hoang dã sinh sống; còn rùa, rắn, trăn…thì vô số kể.
Mùa nước nổi, dân quê chống xuồng theo dọc các kênh rạch để săn chuột, bắt rắn đem về cải thiện bữa ăn.
Đối với “dân nhậu” nơi miền Tây, một trong những món ngon được xếp “bậc” nhất là…món rắn nước hầm sả.
Rắn nước Miền Tây:
Rắn nước là một trong số những loài rắn lành tính, không có nọc độc như các loài rắn hổ. Thức ăn chủ yếu của loài rắn nước thường là những sinh vật nhỏ như cá, tép… Còn khi thấy người là rắn bò đi và mất hút.
Ngày trước, vùng đất này có nhiều cây cối rậm rạp chưa được khai hoang, rắn nước thường chọn những nơi hoang sơ như thế để trú ẩn.
Mùa nước nổi về, chúng lại tranh thủ lội trên mặt nước để tìm con mồi. Đó là “cơ hội” cho các cư dân miền Tây ra tay tóm gọn rắn nước.
Món rắn nước hầm sả của miền Tây:
Cách sơ chế rắn nước:
Loại rắn này lội trên mặt nước dọc theo các con rạch thường có màu đen, dưới bụng màu trắng hoặc vàng và không lớn lắm.
Khi bắt được rắn, không cần phải lột da, chỉ cạo sạch lớp da trơn ở ngoài rồi rút ruột chứ không mổ phanh dễ làm mềm thịt và mất đi mùi vị đặc trưng của loại rắn này.
Sau khi làm sạch rắn, cắt thành từng khúc nhỏ tầm 2 đốt ngón tay, cho rắn vào cái xoong, đổ nước dừa tươi, nêm ít sả đập dập cắt khúc, đun sôi luộc rắn cho bán mùi rồi vớt ra để ráo.
Cách nấu món rắn nước hầm sả:
Bắc thêm cái nồi nhỏ lên bếp, thêm ít nước dừa cộng với nước dừa luộc rắn, ít sả băm nhuyễn, muối, đường… đợi nước sôi rồi đổ rắn khúc vào nồi, thêm ít đu đủ để gia tăng hương vị.
Vì đã sơ chế rắn trước nên khi các gia vị chín tới là thịt rắn cũng vừa ăn.
Món rắn nước hầm sả này có thể ăn nóng trong nồi lẩu đi kèm với cơm hoặc bún đều rất ngon.
Theo các “thợ nấu” miền Tây, món rắn này sẽ mất đi mùi đặc trưng nếu không luộc rắn trước trong nồi nước dừa.
Thưởng thức rắn nước hầm sả:
Rắn nước thịt ngọt ngon, béo ngậy hoà với mùi hương ngào ngạt của sả, của đu đủ vườn nhà tạo thành một món ăn độc đáo, trở thành món “khoái khẩu” của “dân nhậu” nơi miền Tây sông nước này.
Những buổi chiều mùa lũ, ngồi dưới tán cây rồi nhâm nhi ly rượu đế miệt vườn cùng với món rắn hầm sả thiệt là hết ý.
Loại rắn này ăn vào có tính mát, lại lợi về xương cốt, làm giảm chứng đau lưng trong những ngày lam lũ ruộng đồng. Chính vì vậy mà “dân nhậu” miệt này còn có câu nói kháo nhau: “Có rắn dù mắng cũng nhậu”.
Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Lòng Miền Tây Ngon Nhất
1. Cháo lòng miền Tây là món ăn đặc sản của vùng đất Tây Nam Bộ
Cháo lòng là một món ăn rất phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước. Tuy nhiên, nếu được hỏi món cháo lòng ở đâu khiến du khách thích ăn nhất thì đa số khách du lịch đều trả lời đó là món cháo lòng miền Tây. Tô cháo lòng ở miền Tây tuy có vẻ ngoài bình dị, không cầu kì nhưng hương vị ẩn giấu bên trong tô cháo lòng đơn giản ấy lại khiến thực khách ăn vào mà nhớ mãi.
Những quán cháo lòng mở vào buổi sáng là hình ảnh quen thuộc với nhiều người dân ở miền Tây
Cháo lòng miền Tây ngon ở chỗ cháo được nấu từ gạo rang chứ không phải gạo trắng. Ngoài ra, bên trong tô cháo lòng miền Tây dân dã không chỉ có cháo mà còn có đầy đủ những thành phần của nội tạng được cho là ngon nhất của heo như lòng heo, gan heo, phèo heo, cật heo, tim heo, bao tử heo…
Tất nhiên, những nguyên liệu của món ăn đặc sản miền Tây là cháo lòng sẽ không thể nào biến thành một tô cháo đầy hấp dẫn, khiến người ăn mê mẩn nếu thiếu đi bàn tay tài hoa của những người đầu bếp miền Tây.
Cháo lòng miền Tây được nấu loãng từ gạo rang, vừa có mùi thơm lại rất dễ ăn, chứ không đặc sệt như cháo gạo nếp của người miền Bắc. Vì cháo lòng miền Tây loãng nên thực khách còn gọi thêm bánh quẩy ăn kèm với cháo. Cách ăn thú vị này khiến ngay cả những thực khách khó tính cũng muốn thưởng thức.
Thực khách ăn cháo lòng miền Tây thường kêu thêm bánh quẩy ăn kèm
Hiện nay thì món cháo lòng miền Tây đã được phổ biến ở nhiều thành phố lớn trong nước. Du khách cũng có thể tự tay làm cháo lòng miền Tây ngay tại nhà để cho cả gia đình cùng thưởng thức mà không cần phải lặn lội đến tận miền Tây xa xôi. Vậy du khách có muốn biết công thức nấu cháo lòng miền Tây như thế nào cho ngon không?
2. Hướng dẫn cách nấu cháo lòng miền Tây “đúng chuẩn”
Người miền Tây nấu món ăn nào cũng đều chú trọng đến hương vị đa dạng của món ăn nên nguyên liệu nấu cháo lòng miền Tây rất nhiều, gồm: gạo tẻ, lòng heo, phèo heo, gan heo, tim heo, bao tử, tiết heo, cật heo, rau thơm, hành tím, xả, nấm mèo, giá đỗ.
Cách nấu cháo lòng miền Tây “đúng chuẩn” như sau :
Những nguyên liệu nấu cháo lòng miền Tây được chế biến từ nội tạng ngon nhất của heo
– Đầu tiên các nguyên liệu sau khi mua về phải được rửa sạch sẽ. Vì nguyên liệu nấu cháo lòng đều là nội tạng heo nên các bạn phải rửa và ngâm muối trước khi nấu, nếu không những nội tạng này vẫn còn lưu lại mùi hôi, khá khó ăn.
– Phèo, cật, tim, gan và bao tử heo phải được khử mùi bằng dấm sau khi rửa sạch, sau đó rửa lại với nước rồi mới cho vào nồi luộc.
– Khi những nguyên liệu này đã chín, các bạn hãy vớt ra vào ngâm ngay vào nước đá để phèo, bao tử, tim, gan, cật heo không bị thâm đen.
Dồi heo chiên là thành phần không thể thiếu làm nên hương vị tuyệt vời cho tô cháo lòng miền Tây
– Món cháo lòng miền Tây sẽ không ngon nếu thiếu đi hương vị của dồi heo. Chính vì thế, làm dồi heo được xem là bước làm quan trọng tạo nên hương vị quyến rũ của món cháo lòng miền Tây. Các bạn đem những nguyên liệu: gan heo, rau thơm, hành tím, xả, nấm mèo băm nhuyễn rồi trộn lẫn với tiết heo, muối và tiêu.
– Tiếp đó, các bạn tiến hành nhồi hỗn hợp này vào trong lòng già heo đã được làm sạch, cắt thành khúc vừa đủ để nhồi. Các bạn phải cẩn thận luồn 1 ống nhựa nhỏ hơn lòng heo vào bộ lòng rồi nhồi từ từ hỗn hợp vào trong lòng heo, buộc chặt 2 đầu và chiên dồi heo trong chảo đầy dầu.
Gạo tẻ được rang lên trước khi nấu thành cháo
– Cháo lòng miền Tây thì không thể thiếu cháo nấu từ gạo. Gạo không được nấu ngay mà cần phải đem đi rang cho thơm, sau đó mới nấu. Làm như thế thì gạo sẽ có mùi thơm và vị ngon rất đặc trưng.
– Để cháo chín nhừ thì gạo phải nấu trong nồi nhiều nước, lửa riu liu. Khi thấy gạo đã nở hoàn toàn thành cháo thì các bạn hãy nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
3. Hướng dẫn cách trang trí cháo lòng miền Tây
Trên tay tô cháo lòng “đậm chất” miền Tây dân dã
Món cháo lòng miền Tây có cách bài trí khá đơn giản. Cháo được múc ra tô. Cho tim, gan, phèo, cật heo, dồi heo đã cắt khúc nhỏ lên trên mặt cháo. Để món ăn thêm bắt mắt, các bạn cho thêm tiêu lên mặt cháo và 1 vài cọng rau mùi lên trên.
Cháo lòng là một món ăn giàu dinh dưỡng lại dễ ăn nên các bạn có thể dùng món này cho bữa ăn sáng hoặc ăn chiều. Khi đi du lịch miền Tây, du khách có thể dễ dàng tìm thấy những địa chỉ quán cháo lòng miền Tây nằm dọc theo tuyến đường từ Sài Gòn về các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Bạn đang đọc nội dung bài viết Món Ngon Miền Tây: Rắn Nấu Cháo Đậu Xanh trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!