Cập nhật nội dung chi tiết về Món Ngon Từ Cây Hoa Ban mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mới đầu là đắng, rất đắng rồi thức chấm cay, nhưng hậu ngọt dần, ngọt đến phồng cả mồm mà vẫn chẳng muốn dừng lại.
Buông đũa, đặt bát vẫn thèm, mà có phải nem công, chả phượng gì cho cam, chỉ là lá ban đồ chấm với chẩm chéo hay chéo pá, canh hoa ban hầm móng giò, hoa ban xào và hoa ban hấp nộm…
Rau rừng vào phố
Hoa ban vào mùa, lá non thì còn hiếm, chứ hoa chuẩn bị trắng rừng, trắng núi, hồng chiềng, hồng mường.
Cái loại hoa nhu nhú, chúm chím như cánh bướm khép he hé kia đem hầm mới sướng. Còn lá non thì đầy, cây ban rừng Tây Bắc lý thú lắm, đang mùa đông, sắp Tết nó ra hoa trắng cây, thậm chí là trắng cả mấy chục cây số rừng dọc theo đường mòn. Hoa nở đến đâu, lá non ra tới đó. Nhưng cũng không phải tất cả những cây ban đều theo quy luật, có cây vừa ra hoa, vừa ra lá non, lại cũng có cây còn ra lá non trước khi ra hoa, bởi thế hôm nay tôi mới mời ông bạn đi ăn hoa, ăn lá.
Chúng tôi kéo nhau ra quán ăn bình dân Lò Hoa ngay đầu sân vận động phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) để thưởng thức đặc sản từ rừng, một món ăn thật dân dã của đồng bào Thái đen, Thái trắng, nhưng ăn một lần là nhớ suốt đời…
Khi đi du lịch vùng Tây Bắc, nếu thưởng thức món này, bạn có thể ghé qua quán ăn bình dân Lò Hoa ngay đầu sân vận động phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La)
Các món ngon từ hoa, lá ban: Hoa ban xào, canh hoa lá ban hầm móng giò heo, lá hoa ban đồ, nộm hoa ban…
Ăn món ngon từ hoa, lá ban, không thể thiếu đồ chấm chẩm chéo hay chéo pa.
“Ban trắng, ban đỏ, ban nào cũng ăn được hết, miễn là ban… Lá ban giúp mau lành vết thương, hoa ban ăn đẹp da, hạt ban luộc hay nướng ăn để tăng cường trí nhớ. Hoa ban hầm xương, hầm móng giò, hầm gà, hầm cá; Hoa ban xào thịt, gan, lòng già; Hoa ban đồ, nộm với hoa riềng rừng, rau rớn, trộn vừng, lá ban đồ chấm với chẩm chéo, chéo pá…”, anh bạn tôi tỏ ra vô cùng sành sỏi về ban. Mỗi một vùng quê có một thứ để ăn, để thưởng thức, rồi nhớ.
Cũng có những loại rau là thức ăn riêng của từng vùng hay của từng dân tộc, nhưng cũng có nhiều loại rau đều có ở xứ Nam, xứ Bắc, chỉ khác nhau ở cách nấu và gia vị cùng bàn tay của “bếp chủ” mà thôi.
Cây ban ngay cửa quán đã trút gần hết lá già. Hoa ban không hẳn trắng, cũng không hẳn đỏ, mới he hé cánh, phất phơ trong gió. Nhìn cây ban bên hè phố rồi nhìn chị quét rác dưới lòng đường đưa từng nhát chổi, tôi không tin đó lại là một cây rau, một loại rau mà từ lâu đã trở thành đặc sản vùng Tây Bắc.
Lão bạn tôi chỉ cho xem cái chảo đỡ cái chõ gỗ đồ lá ban đang bốc hơi âm ỉ trên bếp củi: “Ông thấy cái mùi ngai ngái, đăng đắng chưa? Chính nhờ cái ngai ngái, đắng đắng ấy mà nó quyến rũ bao nhiêu cái chén, cái chai đế đấy. Tôi sợ lúc ăn xong ông còn không đứng dậy được…”.
Chẩm chéo là gì?
Bát chẩm chéo hay chéo pa được bưng ra đầu tiên, nhìn vào đen nhẻm như một bát than thì đúng hơn, nhưng thử chạm đầu đũa vào, đưa lên môi, sẽ thấy ngay mùi thơm lừng. Cái thơm kéo người ta vào cơn đói, vào sự thèm muốn và kích thích cả ngũ giác.
Lão bạn tôi lấy đôi đũa khuấy tròn một cái quanh bát chẩm chéo, gõ vào miệng bát, rồi bảo: Cái chẩm chéo này là cả một nghệ thuật pha chế của vùng núi Tây Bắc đấy ông ạ. Người ta gói muối trắng vào lá ngái, gói ớt thóc, loại ớt quả nhỏ, nhưng phải còn xanh vào lá chuối rồi vùi cả hai thứ đó vào than nóng trong bếp.
Làm sao cho muối cũng cháy xem xém, còn ớt xanh phải cháy đen đen là được. Mang ra đổ vào bát giã nóng như thế, giã đến đâu cho ngay rau mùi, rau thì là, húng chanh, ít hạt dổi, sa nhân, thảo quả, hoa hồi, vỏ quýt khô vào. Và khi đã giã mịn thì thêm vài ba lát gừng, nghiền kỹ.
Chỉ một bát nước chấm gọi là chẩm chéo hay chéo pa thôi mà làm công phu thế đấy. Nhưng cũng thật đáng nể, chỉ cần bớt đi chút gừng, thêm vào chút riềng là để chấm thịt trâu, thịt bò đồ hay luộc, còn cho thêm ít đường là để chấm rau dớn phơi dở dang hay rau tập tàng trần nộm. Và khi thêm ít mật ong là để chuốt đều lên thân cá hấp hay gà quay. Vẫn là chẩm chéo, chéo pa không đường, không mì chính, gia thêm gừng, tăng sa nhân, hoa hồi, thảo quả thì sẽ biến thành thức chấm gỏi cá, gỏi tôm…
Ôi, đúng là một món phụ mà lại trở thành món chính cho bao nhiêu thực đơn, một nghệ thuật ẩm thực linh hoạt vùng đất Mường, đất Thái.
Ai bảo hoa lá không ngon
Đĩa lá ban non đồ được bà chủ quán bưng lên bốc hơi nghi ngút, mùa đông mà, cái hơi ấm của mùi đắng loang ra khắp phòng.
Lão bạn tôi lại lấy đũa chỉ vào đĩa lá ban non dẻo queo: “Thử đi ông, càng nóng càng ngon, càng ngon càng muốn ăn nữa, ăn đến phát nghiện, đến thèm về Tây Bắc thì thôi”. Lão lấy đầu đũa gắp vào đầu đọt ban mềm nhũn, xanh tơ, rồi với cái cách sành ăn, lão khuấy tay một nhát, chiếc lá ban đồ kỹ, vấn tròn lại chỉ nhìn thôi đã không kìm được sự thèm khát.
Thêm một lần khuấy nữa, rồi với tay đưa cái đọt ban đồ ấy vào bát chẩm chéo, khẽ nghiêng bát đón cho vào miệng.
Hai cái hàm lão làm việc liên hồi, rồi lão với tay, cái chén rượu ong đất, một đặc sản Sơn La, nằm gọn trong miệng lão. Tôi cũng không thể “phanh” được, nên làm theo, nhưng chắc phải nhiều mùa hoa ban nữa tôi mới có thể thuần thục được như thế…
Bà chủ quán Lò Hoa lại bê ra hai đĩa hoa ban xào, một bát canh hoa ban hầm móng giò. Mùi vị thật đặc biệt, cái mùi vị thôi thúc từ hoa, từ lá, từ một loại cây rừng mà trước đây tôi cứ nghĩ chỉ để làm cảnh sắc đặc trưng cho núi rừng Tây Bắc thì nay lại đang làm tôi say trên mâm cơm giữa đất trời, mây gió cao nguyên.
Múc một muôi, rồi hai muôi, ba muôi… sóng sánh nước hoa ban, cánh hoa ban nhừ nhừ trong bát canh hầm, thực sự khó miêu tả bằng lời, mà chỉ có ăn, có thưởng thức mới cảm được mùi vị đặc trưng của nó. Nhưng cũng chưa chắc ai ăn rồi cũng đều thẩm thấu hết cái ngon hiếm thấy từ sâu thẳm.
Hoa ban xào, hoa ban hấp, lá ban non đồ, nộm hoa ban và hoa ban hầm móng giò, đặc biệt bát nước chấm chẩm chéo hay chéo pa sẽ còn kéo tôi về Tây Bắc, kéo tôi về Sơn La, một thành phố trẻ, nơi có thảo nguyên mênh mông và có mùa hoa ban trắng rừng, trắng núi, hồng bản, hồng mường.
Nguyễn Quang
Món Ăn Chế Biến Từ Hoa Ban, Hương Vị Độc Đáo Chỉ Có Ở Tây Bắc
Cùng chúng tôi khám phá những món ăn chế biến từ Hoa Ban, hương vị lạ, độc đáo chỉ có ở vùng núi Tây Bắc. khiến nhiều người gợi nhớ từ những món ăn hấp dẫn như xôi, nộm, xào măng… Hoa ban nộm giềng
Món ăn chế biến từ Hoa Ban nộm giềng. Và hoa ban cũng là nguyên liệu chính để làm nên món nộm giềng món ăn mang hương vị độc đáo. Nộm giềng hoa ban Tây Bắc không giống nộm vùng miền khác, thường có lạc, chanh và vị chua mà gia vị trộn nộm hoa ban nhất thiết phải có một loại tương ủ lên men của dân tộc Thái và giềng giã nhỏ.
Hoa ban sau khi hái về luộc kĩ cho hết chát, để nguội sẽ trộn với tương, giềng, các gia vị và thịt cá suối nướng, nêm cho vừa miệng. Với cách chế biến cầu kì món nộm hoa ban, người dân thường được làm khi nhà có khách quý. Món ăn chế biến từ hoa ban, tạo nên nét văn hóa trong ẩm thực Việt Nam theo từng vùng miền.
Xôi hoa ban
Xôi hoa ban món ăn chế biến từ Hoa Ban chỉ có duy nhất ở Tây Bắc. Với món xôi (thường được gọi là ban đồ) người dân nơi đây thường chọn những bông hoa mới nở, rửa sạch, sau đó cho vào chõ đồ xôi đã chín.
Tiến hành đồ khi ăn chấm kèm với chẩm chéo (một gia vị truyền thống của dân tộc Thái). Lá và hoa ban có vị bùi, ngọt, thoang thoảng mùi thơm dịu, hòa quyện vào mùi nếp thơm. Hương vị khó có thể cưỡng lại, thơm ngon hấp dẫn, khi ăn bạn sẽ không có cảm giác bị ngấy bởi xôi.
Măng nộm hoa ban
Đây là món ăn chế biến từ Hoa Ban tiếp theo xuyên việt muốn giới thiệu với bạn. Đây là một món ăn có chứa đủ vị: đắng, chua, cay, mặn, ngọt, bùi. Măng sắt nhỏ ngâm nước muối 30 phút sau đó luộc 2 lần rồi vớt ra để ráo. Hoa ban cần chọn những bông tươi, ngắt lấy những cánh hoa dày để dùng. Tiếp theo cần chọn được một con cá suối tươi ngon, mình dày, đem nướng trên than củi, gỡ lấy thịt.
Thêm gia vị pha hỗn hợp nước trộn chanh, tỏi, ớt, rau húng và rau mùi đã thái nhỏ. Cuối cùng trộn nhẹ nhàng đều tay măng, hoa ban, cá và nước trộn. Món ăn chế biến từ Hoa ban măng nộm tất cả hòa quyện tạo nên một hương vị đặc trưng của núi rừng.
Gắp và thưởng thức từng miếng nộm du khách cảm nhận được vị đậm đà, thơm nồng của cá nướng, vị bùi bùi, ngầy ngậy của hoa ban, và vị đăng đắng của măng tươi.
Canh măng – hoa ban
Những món ăn chế biến từ Hoa Ban Tây Bắc, ngoài nộm với măng đắng thì hoa ban còn được dùng để nấu canh. Sau khi nấu, cánh hoa ban mềm mà không hề bị nát, có vị ngọt thanh. Món canh nấu từ măng, khi thưởng thức vừa có vị đắng của măng lại xen lẫn vị ngọt của hoa ban. Ngoài ra hoa ban còn có thể vò nát trộn thịt băm, nhồi cá, gà nướng, xào…
Qua những món ăn chế biến từ hoa ban, thấm đẫm hương vị núi rừng Tây Bắc. Phần nào thể hiện được tinh hoa ẩm thực của dân tộc Thái trên mảnh đất hùng vỹ, xinh đẹp này. Hoa ban, một loài hoa được mệnh danh là linh hồn của núi rừng Tây Bắc.
7 Món Ngon Từ Hoa Chuối, Bắp Chuối Làm Gì Ngon, Cách Làm Nộm Hoa Chuối Đơn Giản
Danh sách các món ngon từ hoa chuối, hướng dẫn chế biến, bắp chuối làm gì ngon và đơn giản như nộm hoa chuối tai heo, hoa chuối luộc, hoa chuối nấu cá, hoa chuối xào chua ngọt, hoa chuối nấu ốc, hoa chuối nấu ngao, hoa chuối lùn, hoa chuối nấu ốc, thịt ba chỉ, đậu phụ…
I. Cách làm các món ngon từ hoa chuối, bắp chuối làm món gì ngon?
Hoa chuối (hay bắp chuối) là một món ăn từ lâu đã gắn bó với người dân Việt Nam ta, đây là một món ăn tuy dân dã nhưng lại được khá nhiều người ưa chuộng và thường chọn làm thực phẩm chế biến món ăn trong những bữa ăn gia đình. Hoa chuối (bắp chuối) khá được ưu ái vì có thể chế biến ra khá nhiều món ăn ngon.
Cách chọn hoa chuối ngon chế biến món ăn
Hoa chuối gồm có nhiều loại, hoa chuối ở đồng bằng thường có màu tím thay vì có màu đỏ tươi như hoa chuối rừng.
Cách chọn hoa chuối ngon, hoa chuối sẽ có màu đỏ sậm, vỏ tươi, có lớp phấn trắng bên ngoài, cầm thấy chắc và nặng tay thì đó là hoa chuối ngon. Hoa chuối thường được sử dụng làm món ăn kèm với các món bún, dùng để nấu canh chua, làm gỏi.
Vị của hoa chuối thường nhạt và chát, sẽ trở thành một món ăn cực kỳ hấp dẫn nếu kết hợp với những loại nguyên liệu khác. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được hương vị mới lạ, độc đáo đặc trưng chỉ có ở hoa chuối mới có, làm bạn chỉ ăn một lần là nghiện ngay món này.
1. Cách làm nộm hoa chuối luộc với rau răm
Bắp chuối có thể làm gỏi được và làm khá dễ dàng, thành phẩm khi làm ra khá đẹp mắt và ăn cũng rất ngon miệng, gia đình bạn sẽ cực kỳ thích thú khi thưởng thức món ăn với hoa chuối này đấy!
Nguyên liệu:
1 cái bắp chuối xiêm (chuối hột, chuối sáp)
4 quả chanh
1/2 chén giấm
Rau răm
Gia vị: muối, đường, ớt, tỏi
Các bước:
Dùng chanh vắt vào một thau nước đã chuẩn bị sẵn, những lá già đỏ nên cắt bỏ đi & tách từng lá hoa chuối và ngâm vào thau nước đã được vắt chanh cho trắng, tách đến khi thấy cái lõi thì ngưng, về phần lõi thì cắt làm đôi.
Sau khi lặt lá, rửa sạch rau răm thì để ráo nước. Băm nhỏ 3 tép tỏi cùng 3 trái ớt bỏ hạt, vắt khoảng 3 quả chanh lấy nước vào chén và cho thêm 5m cafe đường & 1m cafe muối khuấy lên cho tan.
Luộc bắp chuối: Bắc nồi nước lên, nấu cho sôi rồi cho giấm vào cùng với 1m cafe muối, nước sôi lại cho bắp chuối vào, luộc bắp chuối sao cho bắp chuối luôn ngập dưới nước (bạn có thể dùng muỗng lớn để đè bắp chuối xuống)
Bắp chuối chín là khi nó trở trong và mềm lại, lúc đó,cho ngay phần bắp chuối đã luộc vào trong thau nước lạnh đã chuẩn bị sẵn.
Tiếp đến là vớt ra, vẩy cho ráo nước và cho vào thố,cho nửa phần chén chanh đã pha đường vào, bắp chuối nên dùng tay xé theo chiều dọc thành sợi & bóp cho đến khi bắp chuối thấm vào nước chanh đường, sau đó thì vắt cho chúng thật ráo rồi cho bắp chuối ra một thố khác để trộn.
Trộn gỏi: Rau răm cắt rối, cho vào một thố riêng và cho bắp chuối vào, tiếp đến là nữa phần chén nước chanh có đường cùng với tỏi ớt băm trộn lên cho thật đều,sau đó cho phần bắp chuối đã trộn ra đĩa.
Vị chua chua ngọt ngọt của bắp chuối rất ngon,khiến nhiều người thích thú, ngoài ra ăn bắp chuối còn hỗ trợ lợi tiểu, chữa các chứng ăn không tiêu, nấc cục, nôn mửa…tốt cho hệ tiêu hóa của mọi người.
2. Cách làm món hoa chuối nấu cá lóc dân dã
Vào mùa hè oi bức thì không thể nào tránh khỏi lượng nhiệt phát sinh trong người, chính vì thế mà món hoa chuối nấu cá lóc là một sự lựa chọn lý tưởng giúp hạ nhiệt.
Nguyên liệu: Sơ chế nguyên liệu:
Sau khi rửa sạch cá lóc với muối loãng, bạn nên xả lại bằng nước lạnh, sau đó thì cắt thành các khoang dày khoảng 2-3 cm.
Băm nhỏ củ hành tươi (hoặc hành khô), sả, nghệ thái sau đó ướp với cá. Thái nhỏ thì là cùng hành lá và để riêng ra.
Dùng gia vị để ướp cá lóc. Sau đó, bạn dùng một chút gia vị nêm nếm như: muối, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm và tiêu đen, sả, hành, nghệ để ướp cá lóc, sau đó rồi trộn đều cho thấm gia vị.
Rửa hoa chuối thật sạch sau đó để ráo nước, bạn bào hoa chuối thành từng sợi nhỏ, tiếp đến là ngâm trong nước chanh pha loãng để giúp hoa chuối không bị đen. Cuối cùng, bạn vớt ra để ráo.
Ngâm hoa chuối thái mỏng trong nước muối và 1 quả chanh pha loãng.
Mách nhỏ: Trong quá trình mua hoa chuối, bạn nên chú ý lựa phần hoa chuối còn nguyên, chưa qua bào sợi để có thể tránh mua phải hoa chuối ngâm thuốc và giữ được phần nước thơm tự nhiên vốn có của hoa chuối.
Rửa sạch cà chua, cắt thành miếng vừa rồi xào chín sơ cùng với một ít đường, muối và hạt nêm.
Nấu canh hoa chuối cá lóc:
Bật bếp và bắc chảo lên, cho dầu ăn vào, sau khi đun nóng dầu thì cho cà chua vào xào cho mềm.
Xào cà chua đến khi mềm, nấu hoa chuối cá lóc, cho cá đun vào cùng đến khi phần cà chua mềm hẳn.
Nấu cá hoa chuối:
Sau khi gia vị đã ngấm vào cá, cà chua đã mềm và ra màu thì bạn cho một lượng nước dùng vừa đủ vào để đun sôi.
Khi bạn thấy nước sôi và cá đã gần chín. Bạn tiếp tục cho phần hoa chuối bên ngoài vào nấu cùng. Quan sát đến khi phần hoa chuối gần chín thì bạn cho 1 chút hành lá vào cùng.
3. Cách làm hoa chuối xào chua ngọt
Vị chua chua ngọt ngọt của nước sốt hòa cùng với miếng hoa chuối ăn mềm mềm, dai dai trong miệng sẽ kích thích được vị giác của bạn với món hoa chuối xào chua ngọt mà Massageishealthy chuẩn bị giới thiệu đến sau đây:
Chuẩn bị:
Hoa chuối
Lá tía tô thái sợi
Lạc rang chín
Ớt thái nhỏ
Tỏi đập nhỏ
Gia vị pha nước sốt chua ngọt: Chanh, muối, đường
Cách làm món hoa chuối xào chua ngọt:
Thái sợi nhỏ phần hoa chuối, ngâm chúng cùng với giấm trong khoảng 30 phút, sau đó rửa thật nhiều lần cho hết nhựa rồi vớt ra, vắt thật khô. Dùng chanh, đường, muối nêm vừa miệng để pha nước sốt chua ngọt.
Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu vào và phi tỏi cho thơm, tiếp đến cho hoa chuối vào xào nhanh rồi đổ nước sốt chua ngọt vào xào tiếp, cho lá tía tô vào đảo đều khi gần chín. Khi ra thành phẩm thì trình bày ra đĩa và cho ít hạt lạc rắc lên trên.
Vị chua ngọt dai sần sật của hoa chuối sẽ làm cho món ăn này trở nên ngon và hấp dẫn hơn. Mọi người sẽ phải thèm thuồng khi nhắc đến món ăn này đấy!
4. Cách chế biến ngao nấu hoa chuối, cà chua, me chua
Ngao nấu hoa chuối là một món ăn khá lạ, vị thơm và ngọt của thịt ngao kết hợp với hoa chuối sẽ cho ra một món ăn cực phẩm, độc đáo, làm bữa cơm gia đình trở nên phong phú hơn.
Nguyên liệu:
Hoa chuối: 1 cái
Ngao: 1kg
Cà chua: 1 quả
Hành khô: 2 củ
Me chua: 1 quả
Hành lá, rau mùi, tía tô: Mỗi thứ một ít
Gia vị: Dầu ăn, mắm, muối, mì chính.
Sơ chế và thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu để nấu món canh ngao hoa chuối: Đầu tiên bạn phải thái mỏng hoa chuối, sau đó, chuẩn bị một thau nước muối loãng cùng với chanh hoặc giấm và cho hoa chuối vào ngâm cho trắng, tiếp đến, vớt ra rửa sạch và để ráo sau 15 phút ngâm.
Rửa sạch ngao. Thái cà chua thành những múi cau vừa. Bỏ vỏ hành khô sau đó thái nhỏ. Cạo vỏ và rửa sạch me chua. Rửa sạch hành lá + rau mùi + tía tô, sau đó thái nhỏ đoạn vừa ăn.
Bước 2: Cho ngao vào nồi và đổ một phần nước đủ ăn, sau đó luộc cho sôi lên, khi ngao mở miệng thì tức là đã chín.
Khi ngao chín, tiến hành vớt ra bát, để nguội rồi sau đó tách phần thịt ngao ra khỏi vỏ, tiếp đến, dùng tay bóp phần chất bẩn bên trong bụng ngao cho sạch rồi sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Bằng cách này, món canh ngao nấu hoa chuối sẽ ngon hơn và không có sạn. Đối với nước vừa luộc ngao, bạn có thể chắt hết phần nước ra bát, sau đó đổ đi phần cặn ở dưới.
Bước 3: Tiếp theo, cho dầu ăn vào nồi, chờ dầu sôi thì phi thơm hành khô. Tiếp đến, cho cà chua + thịt ngao + 1 thìa muối vào xào chung, đảo đến khi thịt ngao săn lại và ngấm gia vị. Sau đó thì cho cùng lúc nước luộc ngao cùng me chua vào nồi.
Bước 4: Canh ngao bạn đun đến khi sôi, bạn nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn. Nếu cảm thấy nước chưa có vị chua thì dầm nhuyễn me ra, còn nếu đã chua thì bạn nên vớt me ra bỏ đi.
Canh ngao + hành lá + tía tô + rau mùi sau khi cho rau chuối vào thì đun sôi lại lần nữa thì vớt các nguyên liệu rau ra bát (khi rau sôi các bạn nên vớt ra vì các loại rau này thường chín khá nhanh).
Khi nào dùng, bạn đun lại canh cho nóng, sau đó thì chắc nước vào bát hoa chuối là được.
5. Cách làm món hoa chuối nấu ốc, thịt ba chỉ, đậu phụ
Một món ăn đậm đà đầy chất dinh dưỡng không thể bỏ qua đó chính là hoa chuối nấu ốc. Tuy nhiên, vì cách làm khá tỉ mỉ và phức tạp cho nên phải sơ chế rất nhiều thành phẩm.
Nguyên liệu:
Bạn nên mua ốc trước 1-2 ngày và ngâm ốc với nước gạo để qua đêm để đảm bảo nó sạch sẽ trước khi chế biến.
Bạn nên thay nước gạo 4-5 tiếng một lần nếu muốn ốc sạch hơn, lý do là sau khi ngâm một thời gian, phần nước gạo sẽ bị lên men và chua đi, kéo theo chất lượng ốc cũng bị ảnh hưởng.
Ốc: 1kg tùy theo số lượng người ăn để có thể mua lượng ốc tăng lên
Hoa chuối
Thịt ba chỉ: 500gram
Đậu phụ: 3 thanh
Gia vị cơ bản: nước mắm, bột canh, mì chính
Rau thơm: rau mùi, hành lá
Cà chua : 2 quả
Các bước chế biến:
Bước 1: Khi mua ốc về thì sơ chế và rửa sạch theo hướng dẫn vừa ghi chú bên trên.
Bước 2: Sau khi luộc chín ốc thì đổ phần ốc sạch vào nồi, đổ nước ngập và đun sôi với ngọn lửa to.
Thêm một ít gừng và lá chanh giúp ốc thơm hơn và có thể khử được mùi hôi tanh. Sau khi ốc sôi và chín thì vớt ra một cái bát sạch. Phần nước ốc sẽ giữ lại để làm nước canh.
Bước 3: Dùng cây khêu ốc ra ngoài. Bạn phải gỡ từng con ốc ra khỏi vỏ bởi vậy cho nên nó khá mất thời gian. Để khêu ốc ra ngoài, bạn có thể dùng kim hoặc tăm nhọn. Đưa ốc sạch ra một bát riêng.
Phải chờ ốc nguội hết để có thể không bị bỏng và nên cắt hết phần ruột ốc để tránh con lẫn vào thịt ốc làm vị ngon món ăn giảm xuống.
Bước 4: Bạn có thể rửa lại phần ốc vừa được khêu nếu muốn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn. Nên rửa ốc qua muối pha với nước loãng nếu cảm thấy ốc vẫn còn bị nhớt.
Bước 5: Bóc vỏ hành sau đó thái nhỏ. Phần rễ và lá úa của rau thơm lặt bỏ đi,sau đó rửa sạch và băm nhỏ ra. Sả cắt lát sau khi rửa sạch và gọt vỏ. Rửa sạch cà chua và cắt thành những miếng vừa ăn.
Bạn nên rửa kỹ nhựa của hoa chuối vì khi nấu nếu còn thì món ăn sẽ mất ngon. Chính vì thế nên chúng ta phải thái mỏng hoa chuối và ngâm chung với nước muối pha loãng.
Bạn sẽ có thể giữ được màu trắng của hoa chuối và cũng có thể loại bỏ được nhựa dính trên hoa chuối, hoa chuối sẽ không bị thâm lại. Vớt ra để ráo sau khi ngâm trong khoảng 10 phút.
Bước 6: Ốc bạn thả vào xào trước. Trước đó nên phi hành cho thơm, dậy mùi và dầu nóng già. Muốn món ốc xào thơm ngon, trọn vị thì bạn nêm thêm nước mắm cùng bột canh vào. Thêm sả gừng vào sau khi ốc đã chín nhằm giúp món ăn dậy mùi thơm hơn.
Bước 7: Cho hành lên phi khi đun dầu nóng, sau đó cho cà vào xào, khi cà chua đã mềm thì cho thêm chút bột nêm, sau đó dằm nhuyễn ra và đổ nước ốc vừa luộc vào nước sạch, sau đó đun sôi lên. Muốn tạo độ chua chuẩn thì nên cho thêm mẻ hoặc dứa vào nồi canh.
Bước 8: Cắt miếng đậu hũ vừa ăn, sau đó cho vào chảo chiên lên cho vàng đều. Luộc thịt ba chỉ và thái miếng sao cho vừa ăn. Nêm nếm gia vị phần nước dùng sau khi cho đậu và thịt vào nồi.
Bước 9: Ốc xào và hoa chuối cho cùng lúc vào nồi canh, nêm gia vị sao cho vừa miệng. Bạn đun sôi thêm một lần nữa sau đó thì bắc xuống.
Món hoa chuối nấu ốc này có thể ăn kèm cùng với bún hoặc cơm đều được. Món này dùng nóng mới cảm nhận được hương vị thơm ngon của nó. Khi canh đã chín, bạn có thể cho thêm rau thơm vào để canh hoa chuối nấu ốc thêm phần thơm ngon và hấp dẫn, kích thích vị giác hơn.
6. Cách làm nộm hoa chuối cà rốt
Nộm hoa chuối khi ăn cùng bánh tráng sẽ rất tuyệt, thích hợp trong những ngày se lạnh, là một món ngon từ hoa chuối dân dã được nhiều người ưa thích.
Nguyên liệu:
Hoa chuối: 1 cái
Cà rốt: 1 củ
Giá đỗ: 500g
Lạc: 50g
Tỏi: ½ củ
Ớt: 2 trái
Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ
Chanh tươi: 1 trái
Các loại rau thơm: rau răm, rau húng, rau mùi… tùy ý
Các loại gia vị thường sử dụng: đường, bột canh, bột ngọt, nước mắm…
Sơ chế hoa chuối và các nguyên liệu:
Chuẩn bị một cái chậu nhỏ, sau đó hòa tan 2 lít nước cùng với 1 thìa canh phèn chua. Sau khi mua hoa chuối về thì bạn nên bóc hết các bẹ già bên ngoài, sau đó thì đem đi rửa sạch.
Hoa chuối bạn nên dùng dao sắc thái thành những lát thật mỏng, cho vào chậu phèn chua ngâm ngay những mớ hoa chuối bạn vừa mới thái.
Với cách làm này, hoa chuối sẽ không bị thâm và có màu trắng hơn, đẹp hơn. Nếu không có phèn chua thì bạn cũng có thể thay thế bằng chanh pha loãng với nước, bỏ vào ngâm hoa chuối cũng được.
Phần hoa chuối sau khi thái xong, bạn ngâm chúng trong chậu nước phèn pha loãng khoảng 10 phút, muốn hoa chuối ra hết chất nhựa thì bạn nên dùng lòng bàn tay trộn đều, xả với nước sạch cho ráo sau khi bạn vớt chúng ra bên ngoài.
Gọt vỏ và rửa sạch cà rốt, sau đó thì bào chúng ra thành những sợi nhỏ. Nhặt sạch giá đỗ sau đó rửa sạch lại với nước rồi để ráo.
Nhặt hết gốc các loại rau thơm, rửa sạch, cắt khúc khoảng 2/3, phần còn lại để dành trang trí món ăn khi hoàn tất.
Bắc chảo lên bếp, bật lửa lên và làm nóng chảo, bỏ lạc vào rang trước tiên với ngọn lửa nhỏ, đợi cho đến khi lạc chín và bùi.
Chờ lạc nguội, bạn dùng 2 tay chà xát vỏ ngoài của lạt rồi thổi bỏ lớp vỏ đó đi, giã dập phần hạt thu được. Lưu ý, bạn đừng nên giã nhỏ, chỉ nên giã dập vì nó sẽ mất đi mùi ngậy mà lạc vốn có.
Rang lạc vừa chín tới, tách lớp vỏ lụa ra là được. Giã dập phần lạc và không nên giã nát. Cạo vỏ gừng tươi, sau đó rửa sạch, đập dập và băm nhuyễn. Đối với tôm thì đập dập, băm vỏ sau khi lột vỏ xong.
Sau khi rửa sạch ớt thì bỏ hạt và băm nhỏ. Cắt đôi quả chanh. Hòa 100g đường cùng 50ml nước mắm ngon, sau đó thì thêm gừng băm, tỏi băm cùng với ớt băm vào và khuấy đều lên, nước cốt chanh khuấy với lượng vừa đủ, khuấy cho hỗn hợp tan đều.
Lưu ý, bạn có thể điều chỉnh lượng gia vị tùy theo sở thích của mình.
Rưới nước trộn vào sau khi đã cho hoa chuối, giá đỗ, cà rốt vào tô, để hoa chuối không bị gãy nát thì bạn nên dùng tay bóp thật nhẹ nhàng.
Lượng nước trộn nêm nếm sao cho vừa đủ, nộm sẽ thấm gia vị sau 10-15 phút. Cho rau thơm thái nhỏ cùng ½ lạc rang giã dập vào cùng sau 15 phút nộm thấm vị là món ăn đã hoàn thành rồi.
Trình bày và thưởng thức
Khi bạn cho nộm hoa chuối ra đĩa thì tiến hành rắc đậu phộng lên, tiếp đến là trang trí những loại rau thơm còn lại.
Muốn món nộm trở nên hấp dẫn hơn thì bạn nên thêm một cái bánh tráng nướng kèm với một chén nước mắm pha. Nước mắm ăn nộm hoa chuối có cách pha khá đơn giản, chỉ cần dùng chanh, tỏi, ớt, nước mắm cùng gia vị pha chế theo công thức như bình thường là được.
7. Cách làm hoa chuối hấp thịt lợn
Vị ngậy bùi của món hoa chuối hấp thịt lợn khiến nhiều người không khỏi say đắm, món ăn này thường xuất hiện trong những dịp lễ tết hay những buổi tiệc tùng, thậm chí là trong bữa ăn hằng ngày của gia đình, giúp gia đình có thể đổi khẩu vị, đỡ ngán cơm nhà hơn.
Nguyên liệu:
200g thịt ba chỉ
1 bắp chuối
1 quả dưa chuột
Rau thơm – Đậu phộng
2 muỗng nước mắm
1 muỗng đường
1 muỗng nước cốt chanh
1 muỗng tỏi ớt
Gia vị gồm có chanh, muối, đường…
Cách làm nộm hoa chuối thịt lợn:
Bước 1: Sau khi mua bắp chuối về thì bạn tiến hành cắt mỏng, chuẩn bị một chậu nước muối pha loãng cùng với nước cốt chanh để có thể vừa cắt vừa bỏ phần bắp chuối vào để giữ được màu trắng của nó, bắp chuối sẽ không bị thâm và trở nên giòn hơn.
Rửa sạch phần dưa chuột sau khi cắt bỏ vỏ rồi thái miếng. Muốn lạc ngon và giòn thì sau khi rang xong, các bạn đem chúng đi ủ để đảm bảo được độ ngon.
Bước 2: Về phần thịt ba chỉ, nên chọn những miếng có mỡ và nạc vừa, tránh có nhiều mỡ quá hay nạc quá, khi ăn phần nhiều mỡ quá bạn sẽ bị ngấy, tốt nhất là nên chọn phần thịt không bị long.
Bạn sơ chế thịt ba chỉ bằng cách xát muối để nó khử được mùi thịt, sau đó thì luộc chín (dùng một quả hành khô đập dập cho vào nồi luộc thịt sẽ làm thịt thơm hơn), muốn thịt có vị đậm đà hơn thì thêm một nhúm muối nhỏ.
Chú ý, trong quá trình luộc đừng nên luộc thịt chín quá, bạn chỉ cần luộc thịt đến khi chín tới là được (vì thịt ba chỉ khá là nhanh chín) lúc này, thịt sẽ trở nên ngon hơn và không bị xác.
Sau khi luộc xong thì vớt thịt ra ngâm vào bát nước lạnh khoảng 5 phút rồi vớt ra. Tiếp đến, đem thịt ra và thái từng lát mỏng sao cho vừa ăn.
Bước 4: Cho thịt ba chỉ, dưa chuột cùng bắp chuối cắt lát mỏng vào một cái tô riêng, dùng tay trộn đều để phần nguyên liệu có thể thấm được vào thịt, hương vị của thịt sẽ trở nên đậm đà hơn. Tiếp đến, để tăng phần hấp dẫn cho món ăn thì bạn nên cho một ít rau thơm vào.
Món hoa chuối trộn thịt lợn là một món ăn khá đơn giản và dễ làm, từ những miếng hoa chuối giòn thơm, ngọt mát, bạn đã có thể chuẩn bị được cho gia đình một món nộm hoa chuối hấp dẫn.
Hương vị ngọt tự nhiên của thịt luộc cùng với nước mắm chua chua ngọt ngọt sánh đặc rưới cùng sẽ kích thích vị giác của nhiều người mặc dù chỉ mới nhắc tới.
II. Tác dụng của hoa chuối đến sức khỏe
Theo tên tiếng Anh, hoa chuối được gọi là Banana Flower. Boldsky đã nhận định rằng, chất dinh dưỡng trong hoa chuối khá nhiều, giống như là trái cây.
Không chỉ để dùng làm thực phẩm nấu ăn mà hoa chuối còn có thể hỗ trợ trong rất nhiều phương thuốc và thảo dược từ thời xa xưa để điều trị các rối loạn khác nhau.
Có thể nói, một phần chế độ ăn của mỗi người không thể nào thiếu được hoa chuối, hoa chuối có thể nấu đa dạng món như cà ri hoặc salad. Không những thế, nước ép hoa chuối còn hỗ trợ tốt cho sức khỏe khi bạn uống.
– Điều trị thiếu máu
Chất sắt chiếm một lượng lớn trong hoa chuối. Chính vì thế, khi ăn hoa chuối bạn sẽ được thúc đẩy quá trình sản xuất các tế bào máu đỏ, chữa được căn bệnh thiếu máu.
– Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Những hormone trong cơ thể bạn sẽ được hoa chuối điều chỉnh, các rối loạn kinh nguyệt như kinh nguyệt không đều, chảy máu nhiều, đau vùng chậu trong chu kỳ…sẽ được giảm đi khi bạn nạp hoa chuối thường xuyên vào cơ thể.
– Tăng sữa mẹ
Đối với những mẹ bỉm sữa, hoa chuối có khả năng kích thích các ống dẫn sữa ở vú cho người mẹ, từ đó, sữa được sản xuất nhiều hơn.
– Trị bệnh tiểu đường
Theo nhận định của khoa học gần đây, hoa chuối có khả năng hạ thấp lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, chính vì thế mà triệu chứng của bệnh tiểu đường được kiểm soát đáng kể.
– Bảo vệ t.ử c.u.n.g
Sắt và canxi chứa trong hoa chuối là những thành phần có tác dụng bảo vệ và ngăn ngừa nhiễm trùng tử cung, giúp bạn cải thiện chức năng sinh sản.
– Giảm táo bón
Lượng chất xơ trong hoa chuối khá nhiều, giúp cải thiện được nhu động ruột, làm giảm táo bón, giúp chất thải đi qua đường ruột một cách dễ dàng.
– Giảm viêm và nhiễm
Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của hoa chuối, tình trạng lở loét sẽ giảm đi, đau khớp, nhiễm trùng nấm men.Việc giảm viêm và nhiễm trùng trong cơ thể sẽ được thúc đẩy nhanh hơn khi sử dụng hoa chuối.
III. Cách thái và ngâm hoa chuối không bị thâm đen
Bạn có thể tìm mua hoa chuối ngoài chợ, tuy nhiên, không thể đảm bảo rằng chúng không được ngâm tẩy bằng hóa chất để giữ được độ trắng, không bị thâm và để được độ lâu.
– Bạn chuẩn bị một âu nước sạch cùng với một quả chanh tươi trước khi thái chuối. Sau khi cắt đôi quả chanh thì vắt vào âu nước.
– Bạn thái mỏng hoa chuối, thái đến đâu ngâm trong nước pha chanh đến đó để tránh hoa chuối bị thâm. Hoa chuối vớt ra rồi để ráo nước, sau đó có thể chế biến.
– Nước có pha mẻ hoặc dấm, muối… có thể thay thế nước chanh, đều có công dụng giữ màu cho hoa chuối, giúp hoa chuối khi thái xong không bị đen và hết nhựa.
– Sau khi thái được ⅔ hoa chuối, đến khi thấy quả chuối thì các bạn có thể chẻ đôi phần còn lại, sau đó úp mặt vừa bổ xong xuống và thái tiếp một cách dễ dàng.
– Bạn có thể tách từng bẹ chuối nếu không muốn ăn quả chuối non, các nải chuối non nên loại bỏ đi, thái tiếp khi đã xếp bẹ hoa chuối lại với nhau.
– Bạn có thể sử dụng cách khác, đó chính là, bạn bóc bỏ sợi cứng ở giữa quả chuối sau khi tách các bẹ hoa với quả chuối non là bạn có thể ngâm và chế biến món ăn như bình thường.
Những món ăn từ hoa chuối vừa hấp dẫn, vừa lạ lẫm đã được Massageishealthy giới thiệu bên trên. Nếu bạn muốn đổi gió cho gia đình bạn thì hãy chọn ra cách làm sao cho hợp khẩu vị nhất.
Bạn sẽ trở thành một bà nội trợ đảm đang cho gia đình với 7 món ngon từ hoa chuối đã được tổng hợp, hy vọng mọi người sẽ thành công với món ăn của mình.
3 Món Ngon Từ Hoa Atiso Cho Tín Đồ Ăn Chay
Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.!
1. Hoa Atiso hấp
Nguyên liệu:
Hoa atiso tươi
Muối tiêu chanh
Cách làm:
Rửa sạch và sơ chế hoa Atiso
Cho vào nồi hấp cách thủy 25 – 35 phút (hoặc bạn canh cho đến khi dễ dàng dùng tay hoặc đũa gắp kéo các cánh hoa bên trong ra)
Bày hoa Atiso vừa hấp ra dĩa, tách từng cánh hoa chấm với muối tiêu chanh và thưởng thức
2. Lẩu hoa Atiso dừa xiêm
Nguyên liệu nồi lẩu:
Nước dùng: 1 lít (nước ngọt nấu từ rau củ như cà rốt, củ sắn và mướp)
Nước dừa tươi: 600ml (khoảng 2 trái dừa xiêm nhỏ)
Hạt nêm chay: 12gr
Kỷ tử: 2gr
Táo đen: 10gr
Đẳng sâm: 5gr
Nho khô: 5gr
Cà rốt tỉa hoa: 30 gr
Nấm rơm: 30 gr
Nguyên liệu rau ăn với nồi lẩu:
Tần ô: 60 gr
Bông kim châm: 60 gr
Cải thìa: 60 gr
Bắp trái: 4 khoanh 100 gr
Cải thảo: 60 gr
Bông thiên lý: 60 gr
Bông AtiSô: 5 lát (100 gr)
Nấm kim châm: 50 gr
Nấm bào ngư: 50 gr
Nấm đông cô: 50 gr
Nấm đùi gà: 50 gr
Nấm linh chi nâu: 25 gr
Nấm linh chi trắng: 25 gr
Đậu hũ non: 6 khoanh
Mì lẩu: 250 gr (mì chay)
Nước chấm: nước tương và ớt
Cách làm:
Cho nước dùng rau củ và nước dừa xiêm vào nồi, đun sôi
Cho tất cả các nguyên liệu trên vào
Nêm thử lại vừa ăn là hoàn thành nồi lẩu
3. Canh hoa Atiso nhồi đậu hũ
Nguyên liệu:
50g đậu Hà Lan hạt.
100g cà rốt.
1 hoa a-ti-sô.
2 miếng đậu phụ
2,5 thìa súp hạt nêm.
1 thìa súp bột năng.
1 thìa cà phê dầu vừng.
1/3 thìa cà phê tiêu.
1 lít nước.
Cách làm:
Cà rốt bào vỏ, rửa sạch, tỉa răng cưa rồi thái lát mỏng.
Đậu Hà Lan hạt rửa sạch, đem luộc chín, chia là bốn phần.
Hoa a-ti-sô rửa sạch, bỏ phần ruột, luộc chín với 1 lít nước, vớt hoa a-ti-sô.
Nấu chín cà rốt với nước luộc a-ti-sô, ném 2 thìa súp hạt nêm chay và 1/2 thìa cà phê dầu vừng, tắt lửa.
Nhân: đậu phụ vắt ráo, tán nhỏ, trộn đều với ba phần đậu Hà Lan hạt. Tiếp đến ném vào hỗn hợp làm nhân 0.5 thìa súp hạt nêm chay, 1/2 thìa cà phê dầu vừng và bột năng để tạo độ dẻo.
Nhồi nhân vào hoa a-ti-sô. Bạn nên nhồi nhẹ tay vì hoa chín rất dễ rách. Cho vào xửng hấp khoảng 20phút.
Trước khi dùng, thái hoa a-ti-sô, cho vào nước luộc a-ti-sô với cà rốt đã đun sôi.
Mon chay này dùng nóng .
DALAT FINE FOODS
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Thái Học, Thị trấn Liên Nghĩa Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng.
Hồ Chí Minh: Chung cư Ngô Tất Tố, 76 Ngô Tất Tố, Phường 19, Quận Bình Thạnh.
090 816 13 98
dalatfinefoods.com@gmail.com
Đăng ký nhận tin
Đăng ký bản tin điện tử của chúng tôi
© 2017 DALAT FINE FOODS. All Rights Reserved.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Món Ngon Từ Cây Hoa Ban trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!