Đề Xuất 3/2023 # Một Số Món Ăn Ngày Tết Truyền Thống Của Ẩm Thực Việt Nam # Top 11 Like | Leparkspa.com

Đề Xuất 3/2023 # Một Số Món Ăn Ngày Tết Truyền Thống Của Ẩm Thực Việt Nam # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Món Ăn Ngày Tết Truyền Thống Của Ẩm Thực Việt Nam mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các món ăn ngày Tết ở miền Bắc

Người Hà Nội xưa thường hay chăm chút về mặt hình thức nên mâm cỗ ngày Tết cần chuẩn bị thật cẩn thận và đẹp mắt. Một mâm cơm lớn thì bắt buộc phải có 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa, ngụ ý cầu cho phát tài, phát lộc. Đến nay, các món ăn ngày Tết ở miền Bắc vẫn lưu giữ vẹn nguyên nét tinh hoa ẩm thực cổ truyền của Việt Nam.

Bánh chưng

Nhắc đến món ăn ngày Tết thì không thể không nhắc đến bánh chưng, vì cứ hễ nói tới Tết là người ta nghĩ ngay đến “bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ”. Bánh chưng chính là một đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Bánh chưng, món bánh tượng trưng cho đất Mẹ, được sáng tạo ra để tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn của hoàng tử Lang Liêu đối với vua Hùng (đời thứ 16) và đất trời.

Bánh chưng ngon với sự kết hợp giữa nếp dẻo thơm, đậu xanh ngọt bùi, thịt mỡ béo ngậy cùng vị tiêu tê cay, tất cả những thành phần đó đã tạo nên một hương vị Tết rất riêng và không thể lẫn đi đâu được. Hình ảnh cả nhà quây quần bên nồi bánh chưng và bếp than hồng rực lửa đã đi vào không biết bao nhiêu là áng thơ, văn kinh điển.

Bánh chưng không chỉ để bày trong mâm cỗ ngày Tết mà còn là một món quà ý nghĩa được nhiều người lựa chọn để tặng cho bạn bè hay người thân của mình.

Thịt đông

Thịt đông chính là một món ăn tinh tuý, độc đáo mà người Việt, nhất là người miền Bắc rất ưa chuộng. Thịt đông là một món ăn cực kỳ thích hợp với thời tiết mùa xuân ở miền Bắc, trời càng lạnh thì món này lại càng có hương vị ngon.

Nguyên liệu chính của thịt đông là tai, bì, chân giò heo, có thể thêm cà rốt, nấm mèo, củ hành khô. Thịt và các thành phần khác sau khi được chế biến xong sẽ được cho khuôn, bỏ vào tủ lạnh để đông. Khi thịt đông, trên bề mặt sẽ xuất hiện một lớp mỡ màu trắng mịn như tuyết. Vị mát, béo ngậy của thịt đông đã giúp nó trở thành một món ăn được nhiều người yêu thích. Lúc thưởng thức món này, bạn chỉ việc dùng dao tách thịt ra khỏi khuôn, chấm với nước mắm chanh ớt, ăn kèm cơm nóng cùng củ kiệu, dưa hành, dưa cải, bấy nhiêu thôi là cũng đủ khiến bạn muốn ăn mãi không ngừng rồi.

Xôi gấc

Người Việt ta hay quan niệm màu đỏ chính là màu tượng trưng cho sự may mắn cũng như hạnh phúc của lứa đôi. Thế nên trong những dịp lễ quan trọng này, đĩa xôi gấc với màu sắc rực rỡ là một trong các món ăn ngày Tết không thể vắng mặt.

Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon rồi trộn đều với gấc tươi, sau đó người nấu đem xôi đi hấp chín. Món này có màu đỏ tươi cực bắt mắt và hấp dẫn. Vị dẻo của gạo nếp, ngọt của đường và beo béo của nước cốt dừa sẽ làm bạn ngạc nhiên vì vị ngon của nó.

Dưa hành

Các món ăn ngày Tết nhiều thịt mỡ, đạm nhiều mà rau xanh lại ít, thế nên dưa hành là một món cực kỳ thích hợp để giải ngấy, gợi khẩu vị trong mâm cơm đầu năm.

Hành được muối chua nên có vị chua chua và cay nhẹ, hay được ăn kèm với thịt đông hay bánh chưng rất ngon. Dù cuộc sống ngày càng thay đổi nhưng tin chắc bánh chưng và dưa hành sẽ luôn là món ăn ngày Tết đặc trưng nhất ở miền Bắc.

Giò

Giò là một món ăn ngày Tết luôn xuất hiện trong mâm cỗ của các gia đình. Nó mang một ý nghĩa đặc biệt, ngụ ý “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, là một món ăn làm nên sự đặc sắc của ẩm thực nước ta.

Món này được làm từ thịt heo, được giã nhuyễn trong cối đá rồi gói lại trong lá chuối thành hình trụ, đem đi luộc chín là hoàn thành. Những miếng giò trắng thơm, giòn dai, ngon hết biết vừa làm phong phú thêm bữa ăn vừa có thể làm thành quà tặng cho người thân yêu được.

Thịt gà luộc

Có thể nói, không chỉ là món ăn ngày Tết mà trong những dịp cưới xin, lễ mừng cũng không thể không có món gà luộc. Gà sau khi luộc xong không những thơm mà thịt lại ngọt, ăn với lá chanh và chấm với muối chanh ớt nữa là ngon hết sảy.

Nem rán

Trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc luôn có món nem rán. Thịt ba chỉ, miến, hành tây, su hào, cà rốt, mộc nhĩ,… được cuốn trong bánh đa nem rồi đem đi rán 2 lần dầu cho có màu vàng óng, giòn tan. Nem rán được dọn ăn kèm nước mắm ớt tỏi chanh đã trở thành một món ăn được nhiều người yêu thích.

Chè kho

Nguyên liệu chính của món chè kho là nếp, đậu xanh không vỏ, đường đỏ, nửa trái thảo quả khô, được tán thành bột mịn và mè trắng rang chín.

Món ăn này có mùi thơm, vị ngọt và vô cùng bổ dưỡng, thích hợp nhâm nhi cùng trà nóng khi tiết trời lành lạnh dịp Tết.

Các món ăn ngày Tết ở miền Trung

Ẩm thực miền Trung có sự khác biệt so với miền Bắc và miền Nam, song cũng lâu đời và tinh tuý chẳng kém nơi đâu.

Bánh tét

Nếu miền Bắc có bánh chưng thì món ăn ngày Tết ở miền Trung nhất định phải có món bánh tét mới đủ đầy. Người ta không gói bánh tét bằng lá dong như bánh chưng mà gói bằng lá chuối. Bánh tét có 2 loại là bánh ngọt và bánh mặn, nhân bánh ngọt chỉ có đậu xanh, còn nhân bánh mặn có thêm thịt heo. Thay vì gói thành hình chữ nhật giống bánh chưng, bánh tét được gói thành từng đòn hình trụ. Bánh tuy chế biến đơn giản nhưng ngon không tưởng.

Nem chua

Nem chua cũng là món ăn hay được người miền Trung dùng để đãi khách. Món này có thành phần chính là thịt heo được tẩm ướp gia vị đầy đủ rồi gói trong lá ổi hay lá chùm ruột, sau vài ngày là có thể lấy ra ăn. Vị của nó giòn giòn, chua chua, the cay vừa phải do ớt, thơm mùi tỏi, người ta có thể ăn trực tiếp hay đem đi nướng đều ngon.

Dưa món

Miền Bắc có dưa hành trong mâm cỗ đầu xuân thì miền Trung lại có món ăn ngày Tết là dưa món. Củ cải, dưa leo, cà rốt, củ kiệu, su hào, hành tím,… sau khi rửa sạch, cắt và phơi khô thì bỏ vào nước mắm đường đã nấu sẵn. Để từ 2 – 3 ngày cho các loại rau củ ngấm là có thể gắp ra dùng. Dưa món giòn tan, mằn ngọt vừa miệng, là món ăn kèm thích hợp để ăn chung với bánh tét.

Tôm chua

Tôm chua là một đặc sản của Huế, là món ăn không thể vắng mặt trong mâm cơm dịp năm mới của họ.

Vị ngọt bùi của tôm, thơm và cay của tỏi, ớt, riềng, vị béo ngậy của thịt, chát của vả, chua của khế cùng vị thanh của các loại rau thơm,… tất cả tạo nên một hương vị rất riêng, khiến người thưởng thức món này ấn tượng không thôi.

Chả bò

Trong các món ăn ngày Tết, chả bò cũng được người miền Trung rất ưa chuộng. Màu chả đỏ hồng, vị mặn, giòn, ngọt, dai, cay và thơm của tiêu đen khiến chả bò trở thành món khoái khẩu của nhiều người.

Thịt muối

Thịt muối là một món ăn ngày Tết mà người miền Trung thường làm. Thịt heo hay thịt bò được rửa sạch rồi ngâm vào nước mắm đường đã nấu sẵn cùng tỏi, ớt. Để khoảng 1 tuần cho thịt ngấm là có thể vớt ra, cắt lát rồi thưởng thức. Món thịt này mặn mặn, ngọt ngọt, có thể ăn chung với cơm nóng hay cuốn với bánh tráng, bún, rau sống đều ngon không chỗ nào chê.

Các món ăn ngày Tết ở miền Nam

Miền Nam là nơi dân tứ xứ đổ về làm ăn, phát triển nên ở đây có một nền ẩm thực đa dạng và phong phú.

Thịt kho nước dừa

Trong vô vàn các món ăn ngày Tết thì món truyền thống nổi danh nhất, được người miền Nam yêu thích và làm nhiều nhất chính là thịt kho nước dừa. Thịt kho nước dừa hay còn có nhiều tên gọi khác như thịt kho hột vịt, thịt kho riệu. Người ta hay kho một nồi to để ăn dần trong những ngày đầu năm. Lạ một điều là món này kho càng lâu thịt lại càng thấm, ăn càng ngon, càng đậm đà. Bạn có thể ăn thịt kho nước dừa với dưa giá để tránh ngấy.

Củ kiệu tôm khô

Củ kiệu này khác với củ kiệu của người miền Trung. Họ không ngâm cùng nước mắm đường mà ngâm chua ngọt với giấm đường. Củ kiệu gắp ra được thêm tôm khô, rắc chút đường cát lên trên nữa là trở thành một món ăn riêng, hay dùng để nhâm nhi trên bàn nhậu của cánh mày râu. Củ kiệu tôm khô với đủ vị mặn, ngọt, giòn, hăng, chua, rất đặc sắc.

Bánh tét

Bánh tét ở miền Nam không giống như miền Trung chỉ đơn điệu có nhân đậu và thịt, người ta còn thêm vào nhiều nguyên liệu khác như lạp xưởng, trứng muối,… Không chỉ vậy, bánh tét nhân ngọt lại càng nhiều phiên bản như bánh nhân đậu xanh, đậu đỏ, nhân chuối,…

Canh khổ qua nhồi thịt

Canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người dân miền Nam. Là một món ăn ngày Tết hay được dùng, canh khổ qua nhồi thịt có ý nghĩa mong muốn những khó khăn sẽ đi qua, nhiều may mắn, thành công sẽ tới trong một năm sắp tới. Bên cạnh đó, món này cũng rất bổ dưỡng và có công dụng giải nhiệt tốt.

Dưa giá

Dưa giá có vị giòn, mát nên được nhiều người yêu thích và hay ăn khi ngán thịt cá trong dịp Tết. Dưa giá có thể dùng chung với cơm hay cuốn chung với bánh tráng, hợp nhất là ăn chung với thịt kho nước dừa. Nguyên liệu chính của món này là giá, cà rốt, hẹ, rất tốt cho sức khoẻ người ăn.

Lạp xưởng

Một trong các món ăn ngày Tết không thể thiếu trên mâm cơm của gia đình người miền Nam là lạp xưởng. Lạp xưởng có nhiều loại như lạp xưởng khô, tươi, tôm, cá, nạc,… Bạn có thể chiên, luộc hay nướng lạp xưởng, tuỳ theo sở thích của mình. Chiên lạp xưởng bằng nước (không phải bằng dầu) vừa an toàn lại vừa ngon, tốt cho sức khoẻ nên được rất nhiều người áp dụng.

Tổng Hợp Những Món Ăn Truyền Thống Ngày Tết Việt Nam

Bạn đã biết những món ăn truyền thống ngày tết Việt Nam chưa? Nếu chưa bài viết này #24hdulichlich.com sẽ giúp bạn biết được những món ăn truyền thống trong ngày tết Việt.

Cùng gia đình quây quần trong những bữa ăn gia đình ngày tết là một trong nét văn hóa của người Việt. Vậy các bạn đã biết những món ăn truyền thống ngày tết Việt Nam chưa? Nếu như chưa biết thì web chúng tôi xin được mách bạn những món ăn ngày tết trong gia đình Việt trong bài viết này.

Những Món ăn truyền thống trong ngày tết Việt Nam

1.Bánh chưng, bánh tét

Hình ảnh những ngày sắp tết những đứa trẻ cùng với ba mẹ, ông bà trong gia đình quây quần bên nhau cùng nhau ngồi canh nồi bánh chưng, bánh tét cũng đã phần nào nói lên được đây là món ăn truyền thống của người Việt.

Theo như truyền thuyết thì bánh chưng vốn đã có từ thời các vua Hùng, Món bánh chưng được tượng trưng cho mặt mặt đất là món bánh mà Lang Liêu ở con của đời Vua Hùng thứ 16 đã sáng tạo ra để thể hiện được lòng biết ơn đối với cha ông cùng đất trời. Còn bánh tét lại xuất phát từ xa xưa khi chúng ta giao lưu văn hóa Việt Chăm và đây chính là món ăn của người Chăm cổ. Cả bánh chưng lẫn bánh tét đều là món ăn đặc trưng ngày tết, thậm chí nó chính là biểu tượng của Tết cổ truyền, cứ nhắc đến bánh chưng, bánh tét là thấy Tết về trong lòng mỗi người.

2. Thịt kho hột Vịt

Thịt kho hột Vịt là một món ăn truyền thống ngày tết mang đậm hương vị của người miền Nam. Nồi thịt có màu vàng cánh gián chính là nét đặc trưng của món ăn này khiến nhiều người thích mê. Cứ độ thời gian 28, 29, 30 tết là các bà mẹ, chị em phụ nữ lại tất bật đi chợ, chuẩn bị nguyên liệu để có được một nồi thịt kho hột vịt đúng chuẩn vị truyền thống. Nhìn chung đây là món ăn phổ biến tuy nhiên không phải ai cũng biết cách kho một nồi thịt thơm ngon, chuẩn vị.

3.Thịt kho măng khô cuốn bánh tráng

Nếu như thịt kho trứng là món ăn truyền thống ngày tết của người dân miền Nam thì đối với người miền Trung thịt kho măng khô là một món mà không thể thiếu trong ngày tết. Cách làm món thịt kho măng cũng khá nhiều công đoạn như, lựa chọn thịt heo, ngâm măng & luộc măng, sơ chế măng thành cọng nhỏ, …

Ngày tết các thành viên cùng nhau sum vầy bên nồi thịt kho măng cuốn bánh tráng, cùng nhau trò chuyện quả là điều tuyệt vời trong năm mới.

4.Chả lụa, giò thủ

Có thể nói giò lụa, giò thủ là một món ăn thông dụng song rất đa dạng mà dù đi tới đâu trên khắp đất nước bạn cũng có cơ hội được thưởng thức món giò lụa này. Đây là một món ăn truyền thống ngày tết của người Việt mà ai cũng phải thích mê. Cách làm món chả lụa, giò thủ cũng không quá phức tạp lắm, nếu bạn không biết cách làm có thể ra chợ hoặc vào siêu thị có rất nhiều chả lụa, giò thủ cho bạn lựa chọn.

Ở một số vùng miến như miền Trung, món chả lụa, giò thủ thường là món ăn truyền thống dùng để đón tiếp khách khi đến vui tết, chúc xuân & ngồi nhâm nhi, chuyện trò.

5.Lạp xưởng

Từ trước đến nay, món Lạp Xưởng đã được xem là món ăn luôn xuất hiện trong tủ bếp bất kỳ gia đình nào. Lạp xưởng được dùng như một món mặn ăn chính để thay đổi không khí bữa ăn hoặc để làm món ăn kèm cho những món ăn khác thêm đặc sắc. Món ăn này xuất hiện trong danh sách những món ăn ngày Tết vì lạp xưởng được ưa chuộng dùng để ăn kèm với bánh tráng, thịt và rau sống.

6.Dưa hành (món củ kiệu)

Dưa hành món ăn truyền thống ngày tết của người miền Bắc, tuy nhiên hiện nay món dưa hành đã xuất hiện trên mọi miền đất nước. Nếu chỉ một lần được thưởng thức món dưa hành thì bạn sẽ phải yêu thích hương vị chua chua giai giòn của nó. Đây là món ăn kèm theo khi bạn ăn bánh chưng, bánh tét sẽ rất hợp, bạn sẽ cảm thấy đỡ ngán cũng như dưa hành sẽ làm bạn giảm chứng khó tiêu trong những ngày tết.

7.Dưa món

Đây là món ăn ưa thích, ăn kèm bánh chưng, bánh tét của người dân miền Nam và miền Trung trong những ngày Tết. Độ giòn, ăn kèm với bánh chưng, bánh tét hay cơm để chống ngán. Món này đơn giản nhưng để điều chỉnh hương vị cho phù hợp không phải dễ. Các nguyên liệu chính trong món dưa món đó là Đu đủ, Cà rốt, Củ kiệu, Su hào, Củ cải, Ớt trái, Hành tím.

8.Tai heo ngâm mắm chua ngọt

Tai heo ngâm mắm chua ngọt cũng là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong những ngày tết, vị giòn tan của tai heo, cùng với các chiến hữu đi chúc tết làm vài lon bia thì còn gì bằng. Món Tai heo ngâm mắm chua ngọt thường ăn kèm với bánh Tét, Bánh chưng, vị chua ngọt của món tai heo sẽ làm bạn bớt độ ngán khi ăn bánh trong nhiều ngày.

9.Thịt gà luộc

Thịt gà luộc một món ăn không thể không kể đến trong các dịp lễ tết, từ trước đến nay mọi người luôn tin rằng gà mang đến niềm may mắn, sự khởi đầu thuận lợi cho năm mới. Gà được lựa chọn những con tươi ngon, làm sạch rồi cho vào nồi luộc cùng với 1 số gia vị như gừng, hoa hồi, hoa tiêu. Gà luộc chín tới có màu vàng, không bị rách da và được chấm với muối chanh ớt.

10.Thịt nấu đông

Thịt nấu đông là món ăn truyền thống của người miền Bắc trong dịp tết nguyên đán, một món ăn riêng của mùa đông với không khí càng lạnh thì món thịt đông sẽ trở nên càng ngon hơn. Thịt kho đông được chế biến từ thịt heo hoặc là thịt gà được ninh nhừ, sau đó để thịt ngoài trời cho đông lại hoặc để bảo quản trong tủ lạnh thịt sẽ đông nhanh hơn. Khi thịt đông lại trên bề mặt sẽ có một lớp mỡ màu trắng mịn như tuyết. Thịt nấu đông ăn kèm với dưa hành muối sẽ thật là ngon tuyệt.

Món Ăn Truyền Thống Trong Mâm Cơm Ngày Tết Miền Bắc Việt Nam

Bánh Chưng là món đầu tiên trong danh sách những món ăn truyền thống ngày Tết Việt Nam. Món ăn là điểm đặc trưng không thể thiếu trong dịp Tết đến xuân về.

Xôi gấc

Tết đến, xuân về là dịp để chúng ta gặp mặt người thân trong gia đình và những người bạn lâu ngày gặp lại. Mọi người cùng nhau thưởng thức các món ngon ngày Tết miền Bắc vừa ngon, vừa bổ dưỡng. .

Chè kho

Đây là món ăn ngày Tết ở miền Bắc, quen thuộc nhất với người dân Hà Nội. Chè kho rất giản dị trong việc kết hợp nguyên liệu, chỉ cần đậu xanh, vừng trắng và đường cát là có thể nấu thành nồi chè. Chè có một hương vị đặc biệt thơm thơm mùi của đỗ xanh, chút thoang thoảng của nước hoa bưởi ăn vừa mát vừa mềm mịn tan ngay trong miệng.

Gà luộc

Giò lụa, giò thủ

Trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt Nam, giò lụa luôn được đặt ở vị trí trung tâm và là một trong những món ăn không thể thiếu. Chả lụa là món ăn làm từ thịt lợn được giã nhuyễn trong cối đá, gói bằng lá chuối và luộc chín. Khi sử dụng, chả lụa được thái thành khoanh tròn và bày lên dĩa. Những miếng chả lụa trắng mịn, vị ngọt, giòn dai.

Thịt đông

Thịt đông là món riêng có của mùa đông xuân Bắc bộ. Trong làn không khí lạnh, thịt đông trở nên ngon hơn. Món này được làm từ thịt lợn ba chỉ, đôi khi được sử dụng cả gà, cộng thêm một mảng bì lợn. Tất cả đều được ninh nhừ. Sau khi nấu xong, để nguội rồi cho ngăn mát tủ lạnh. Một miếng thịt đông kèm một củ dưa hành, thì thật đúng nghĩa Tết miền bắc.

Thịt bò kho quế

Nem rán

Nước chấm nem rán phải pha chế thật ngon, khéo điều hòa giữa vị mặn của nước mắm ngon; vị ngọt của mì chính; đường (nếu pha bằng nước dừa tươi thì không cần đường), vị chua của chanh (hay dấm); rồi hòa chung với nước lọc; thêm vào ít tỏi băm nhỏ; vài lát ớt tươi sao cho vừa đủ độ mặn, ngọt, chua, cay, dậy mùi thơm của tỏi, ớt.

Canh miến nấu măng

Trong các món ngon ngày Tết miền Bắc, canh miến nấu măng hấp dẫn đến lạ kỳ. Trong số các món canh truyền thống của đất Bắc, bạn không thể bỏ qua bát canh miến nấu với măng khô, bộ lòng gà hoặc sườn non. Vị béo ngậy của sườn, gà hòa quyện cùng hương thơm bùi của măng tạo nên sức hút kỳ lạ cho món canh miến.

Người miền Bắc cũng giống miền Trung thích ăn canh chan với cơm. Do vậy, bạn nên chuẩn bị một tô canh miếng thơm ngon, bổ dưỡng tăng tạo màu sắc cho mâm cơm ngày Tết thêm phần sung túc và ấm cúng.

Canh bóng thập cẩm

Dưa hành

Nhắc tới Tết là người dân Việt nam lại nhớ tới 2 câu sau:

“THỊT MỠ DƯA HÀNH CÂU ĐỐI ĐỎ

CÂY NÊU TRÀNG PHÁO BÁNH CHƯNG XANH”

Rau nộm

Bên cạnh những món nem, giò chả dễ gây ngán trong ngày Tết, mâm cỗ không thể thiếu món rau nộm. Món nộm ngày Tết miền Bắc vô cùng đa dạng, đơn giản, dễ làm và rất được ưa chuộng nhờ hội tụ đầy đủ sắc, hương, vị tuyệt vời nhất. Các món nộm thường được chọn làm món khai vị trong mỗi bữa ăn. Màu sắc, hương vị vô cùng phong phú của nộm sẽ mang đến cho bạn bè và người thân những trải nghiệm thú vị về ẩm thực và khơi nguồn cho những câu chuyện vui vẻ đầu xuân.

Đậm Tình Bữa Cơm Truyền Thống Của Gia Đình Việt Nam

Bữa cơm gia đình Việt là nét văn hóa tuyệt đẹp của dân tộc. Bữa cơm là nơi gặp mặt, gắn kết giữa các thế hệ, các thành viên trong gia đình.

Bữa ăn ngon đầy đủ dinh dưỡng, với không khí đầm ấm chính là nguồn năng lượng bảo vệ sức khỏe cho cả nhà. Qua bữa ăn mọi thành viên cảm nhận sự kết nối, quan tâm lẫn nhau, tình thương ấm áp, chia sẻ và giải tỏa căng thẳng, phiền muộn trong cuộc sống.

Bữa cơm gia đình Việt là nét văn hóa đẹp của dân tộc

1. Truyền thống bữa cơm gia đình của Việt Nam

Việc ăn uống không chỉ đơn thuần để đáp ứng dinh dưỡng và năng lượng mỗi ngày mà còn tạo nên nét văn hóa ẩm thực độc đáo của mỗi quốc gia, vùng miền.

Trải qua hàng nghìn năm, văn hóa ẩm thực Việt đã hình thành những giá trị tốt đẹp được gìn giữ và lưu truyền đến tận ngày nay. Trong văn hóa ẩm thực Việt, bữa cơm gia đình chứa đựng nhiều giá trị sâu xa, ý nghĩa.

Hạnh phúc khi cả nhà quây quần bên bữa cơm gia đình Việt Nam

Bữa cơm gia đình chứa đựng cả tinh hoa văn hóa và giá trị ý nghĩa

Mỗi bữa ăn không chỉ khẳng định giá trị kết nối tinh thần, mà còn hướng đến ý nghĩa cùng xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. Người Việt coi trọng tính cộng đồng, điều này cũng thế hiện rõ trong những bữa cơm quây quần sum họp.

Ngày nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng. Các gia đình quen dần nếp sống công nghiệp, bữa ăn cũng khác dần đi nhưng giá trị trong bữa cơm gia đình Việt thì vẫn vẹn nguyên.

Những món ăn dân dã trong bữa cơm gia đình Việt Nam

Các món ăn trong bữa cơm gia đình Việt có sự pha chế tổng hợp, đa dạng nguyên liệu. Một mâm cơm về cơ bản gồm cơm, món mặn, món xào, canh.

Các món ăn thường thấy trong bữa ăn Việt như cơm cháy, kho quẹt, cá kho,… được nấu với đậm đà gia vị và cái tâm của người chế biến.

Mỗi vùng miền sẽ có những món ăn đặc trưng khác nhau, tuy nhiên tựu trung đều sẽ tuân theo nguyên lý cân bằng âm dương.

Người Việt chế biến món ăn dựa theo hệ thống năm mức âm dương trong thức ăn là nóng, lạnh, ấm, mát và trung tính. Ví dụ như trong mâm cơm ngày Tết, món thịt kho tàu có tính nhiệt (nóng), sẽ được kết hợp ăn cùng canh khổ qua có tính hàn (lạnh) để cân bằng.

2. Cuộc sống hiện đại nhưng đừng vội bữa cơm chung

Đô thị hóa ngày càng phát triển nhanh chóng, mỗi chúng ta cũng dần bận rộn hơn với công việc. Không ít người đã bỏ quên bữa cơm gia đình truyền thống. Thay vào đó là những bữa ăn vội với thức ăn nhanh, đồ ăn được giao hàng tới,.. Giá trị quý giá của bữa cơm gia đình gần như bị bỏ quên.

Trong khi tình cảm gia đình, thời gian cho gia đình nên là một loại ưu tiên, chứ không phải sự lựa chọn. Nếu có thời gian, điều kiện, hãy ưu tiên ngay cho những khoảnh khắc gia đình.

Bữa cơm gia đình Việt tạo sự gắn kết giữa các thành viên

Hơn thế nữa, bữa cơm gia đình Việt còn là nơi để trẻ thơ học hỏi những truyền thống quý giá, nhận được những ảnh hưởng đến sự phát triển tâm, sinh lý.

Các bé sẽ vô thức nhận những kiến thức đầu đời về các tín hiệu xã hội, cách vận hành của thế giới qua tương tác của các thành viên trong gia đình với nhau.

Trong trường hợp tốt nhất, các bé học được cách săn sóc cho người lớn tuổi, nhường thức ăn cho em nhỏ hơn, chia sẻ câu chuyện của mình với cả nhà, thực hiện những tương tác đầu đời gần gũi nhất trong mâm cơm gia đình.

Dù cho ngoài kia thế giới bộn bề, cơm nhà vẫn tròn đầy những bình yên.

3. Lấy lại giá trị bữa cơm gia đình Việt

Để vừa phát triển vừa gìn giữ nét đẹp văn hóa, mỗi chúng ta cần học cách thích nghi với đời sống công nghiệp hóa tất bật. Mỗi chúng ta đều có thể lấy lại giá trị bữa cơm gia đình bằng cách dung hòa cả quan niệm truyền thống lẫn hiện đại về bữa cơm nhà.

Ngày nay bữa cơm gia đình cũng đang dần thay đổi để hợp với cuộc sống hiện đại. Mọi người có thể ăn chung trong nhà, hay ở cửa hàng, nơi nghỉ dưỡng cuối tuần… đều được, miễn là các thành viên vẫn yêu thương, quan tâm lẫn nhau.

Hồi ức lại hương vị bữa cơm gia đình Việt ngay giữa lòng Sài Gòn tại Cơm niên Thiên Lý

Các bữa ăn gia đình tại Thiên Lý luôn đảm bảo ngon, chất lượng, đủ dinh dưỡng

Các bà, các mẹ có thể tiết kiệm thời gian nấu nướng, gia đình có thể hẹn nhau vào một khoảng thời gian thích hợp cho mọi thành viên. Sau đó cùng nhau ăn uống vui vẻ tại một nhà hàng, cùng tâm sự, trò chuyện.

Đây cũng là một trong những lựa chọn vừa giúp tiết kiệm thời gian, phát triển kinh tế xã hội, lại vẫn giữ được nét văn hóa cơm gia đình Việt theo một cách phù hợp hơn với thời đại.

Đến với Cơm niêu Thiên Lý, cả gia đình sẽ được hồi ức lại hương vị cơm gia đình ấm cúng, sum vầy giữa lòng Sài Gòn. 

Cơm niêu Thiên Lý – Tinh hoa ẩm thực Việt

Nhà hàng hương vị Việt với không gian ấm cúng

Bỏ qua những tất bật, ồn ào của phố thị bên ngoài, không gian ấm cúng của Cơm niêu Thiên Lý sẽ đưa cả gia đình đến với khoảng thời gian đầy ấm áp của tình thân. 

Thưởng thức ẩm thực tại Cơm niêu Thiên Lý, cả gia đình sẽ được tận hưởng những món ăn được chế biến bởi những đầu bếp hàng đầu, với nguyên liệu tươi ngon số 1 từ thiên nhiên. Đồng thời, không gian ấm cúng, đầy thân tình của nhà hàng sẽ khiến thực khách cảm thấy thư giãn, dễ chịu khi thưởng thức món ăn.

Cơm niêu Thiên Lý tạo không gian quây quần ăn uống ấm cúng cho cả gia đình

Món ăn dân dã truyền thống trong bữa cơm gia đình Việt

Cơm niêu Thiên Lý có thực đơn đa dạng, đáp ứng được nhu cầu, khẩu vị khác nhau của thực khách. Thiên Lý phục vụ những món ăn truyền thống quen thuộc với chuẩn mực nhà hàng như rau muống xào tỏi, heo sốt chao, sườn chua ngọt, khổ qua kho, canh chua tôm,…

Các món ăn thân thuộc và đậm đà hương vị kích thích vị giác của thực khách mọi lứa tuổi.

Bên cạnh đó, Thiên Lý nổi tiếng với món cơm niêu độc đáo khiến bất kỳ thực khách nào ngất ngây từ miếng đầu tiên. Với những lựa chọn vô cùng đa dạng cùng cơm niêu như bò sốt tiêu đen, gà sốt nấm, cá kho thịt ba chỉ, cá thu sốt cà,…

Điều đặc biệt khác giúp cơm niêu Thiên Lý nhận được sự yêu thích của đông đảo gia đình là giá cả phải chăng, phù hợp điều kiện kinh tế của mọi tầng lớp người tiêu dùng Việt.

Đến với cơm niêu Thiên Lý, mọi khách hàng đều được phục vụ chu đáo những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, trong không gian ấm cúng, sang trọng.

Cơm niêu Thiên Lý là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn sum họp, quây quần. Chúng tôi tự hào vì được góp phần giữ gìn giá trị bữa cơm gia đình Việt.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Món Ăn Ngày Tết Truyền Thống Của Ẩm Thực Việt Nam trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!