Cập nhật nội dung chi tiết về Những Chú Ý Ăn Thịt Gà Sao Cho Đúng mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt. Đây là loại thực phẩm chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hoá.
Hạn chế ăn da gà, cổ gà
Mặc dù da gà ăn rất ngon nhưng nó lại không có lợi cho sức khỏe. Thông thường da gà chứa nhiều chất béo, lượng cholesterol cũng rất cao, đây cũng là nơi ở của nhiều loại vi khuẩn. Nhất là da ở cổ, một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.
Đặc biệt khi chúng ta làm món gà quay, cholesterol trong da gà sẽ bị oxy hóa, tạo thành hợp chất rất nguy hại đối với sức khỏe, nếu nhiệt độ quá cao còn có thể sinh ra chất gây ung thư.
Hạn chế ăn phao câu
Đây là phần ở vị trí mọc lông đuôi của con gà, có thịt rất mềm và ngậy nên nhiều người rất thích ăn. Bộ phận này là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, vì đại thực bào trong tuyến dịch bạch huyết có thể ăn các loại vi khuẩn và độc tố gây bệnh, thậm chí cả các chất gây ung thư, nhưng lại không thể phân giải chúng. Do vậy các chất độc đều đọng lại ở phần phao câu, lâu dần, nó trở thành cái “nhà kho lớn” chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh.
Hạn chế ăn nội tạng
Nội tạng gà, nhất là mề gà, tuy ngon, được nhiều người ưa thích, nhưng là nơi chứa nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc, cho nên tốt nhất chúng ta cũng không nên ăn, hoặc có ăn cũng nên hạn chế.
Không ăn nhiều cùng cơm nếp
Theo danh y An Nhân, cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.
Không ăn với cá chép, tôm
Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung, khi bị nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi. Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sẽ dễ bị mẩn ngứa trên da.
Không ăn cùng muối vừng và kinh giới
Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não.
Những Chú Ý Về Cách Làm Món Ăn Từ Con Rươi
Rươi là loài sinh vật hiếm có sống ở tầng đáy nước, sâu trong lòng đất và rất kỳ bí, ông cha ta đã khám phá ra đặc sản độc lạ này và sử dụng nó như một loại thực phẩm dân dã trong bữa cơm gia đình mỗi độ thu về ở miền Bắc. Vì còn xa lạ với nhiều người, có những điều cần chú ý khi chế biến món ăn từ con rươi không phải ai cũng biết. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn “bí quyết gia truyền” khi chế biến những món ăn từ rươi để cho món ăn thật ngon, thật đúng điệu và thật an toàn.
Như ta đã biết con rươi sống ở vùng đáy nước, nhiều bùn cát bẩn nên nó rất dễ bị nhiễm độc ở chính môi trường nó đang sống, nó khiến người ăn dễ mắc những hiện tượng về tiêu hóa. Nguy hiểm hơn khi sử dụng rươi chết, rươi bị vỡ bụng và phân hủy sẽ sản sinh ra độc tố, là trung gian truyền bệnh. Lượng đạm có trong rươi cao và không giống với các loại đạm thông thường trong động vật có khả năng làm người ăn bị đạm ngấm vào thành ruột, gây phản ứng.
Trong khi đó thành phần của vỏ quýt vốn là một vị thuốc phổ biến trong Đông Y có chất giúp làm kiềm chế tính độc của con rươi, làm ấm dạ dày, hỗ trợ hoạt động và bảo vệ hệ tiêu hóa. Hơn nữa vỏ quýt có vị the, cay cay, thơm nhẹ nấu cùng rươi ăn rất ngon, lại hợp vị. Vì vậy trong nhân gian mới có câu “Trời sinh voi sinh cỏ, sinh rươi sinh vỏ quýt” là như vậy.
Ngoài vỏ quýt thì có một số gia vị cây nhà lá vườn thường được sử dụng khi chế biến món rươi như lá gừng, lá lốt, thì là… tạo nên hương vị món rươi thơm ngon đặc trưng.
Món rươi ngon phải có ớt tươi
Khi nấu những món ăn từ con rươi như chả rươi, rươi kho niêu đất, rươi xào củ niễng,… thì ta đều cho vài lát ớt tươi vào phần nguyên liệu ngay từ khâu bắt đầu chế biến. Vị se se, cay cay của ớt mới có thể tôn lên được vị đậm đà của thịt rươi. Nếu món ăn không cho ớt tươi thì món ăn sẽ mất vị hoàn toàn, không có được món rươi ngon chuẩn vị.
Nếu bạn không ăn được cay thì có thể điều chỉnh một chút lượng ớt cho phù hợp. Ngoài ra, đối với các món rươi phải ăn kèm nước chấm thì ớt cũng có thể cho vào nước chấm thay vì cho trực tiếp vào món ăn.
Muốn ăn ngon thì phải “làm lông” cho rươi
Mặc dù đây là bước đơn giản nhưng không phải ai cũng biết, con rươi có những túm lông tơ mỏng mọc dọc theo thân và không nhìn kỹ sẽ rất khó nhận ra. Nếu ta không làm lông cho rươi thì đến khi ta ăn những món ăn đó, lông rươi sẽ cọ vào cuống họng sẽ rất ngứa và rát. Vì vậy đây là công việc bắt buộc đối với bất kỳ món ăn nào từ rươi mà bạn đang chuẩn bị chế biến.
Để làm sạch lông rươi thì trước tiên bạn phải làm sạch rác bẩn lẫn trong con rươi bằng nước lạnh. Sau đó bạn chuẩn bị một nồi nước đun nóng đến khoảng 60-90 độ để trụng lông rươi. Không nên để nhiệt độ quá lạnh sẽ không làm sạch được lông rươi còn nước quá nóng sẽ làm rươi bị chín, vỡ bụng, nát và mất ngon. Sau khi nước đã có nhiệt độ vừa ý, bạn cho rươi vào rây lọc và thả vào bát nước, dùng đũa hoặc dùng tay nhẹ nhàng khoắng đều con rươi. Cứ làm như vậy khoảng 3-4 lần rồi bạn vớt rươi ra để cho ráo nước là có thể chế biến thành món ăn như bình thường.
Muốn món rươi ngon thì nên cho ít thịt lợn
Những món ăn từ con rươi như chả rươi, rươi kho niêu đất, nem rươi,.. đều cần có thịt lợn (thịt nạc vai hoặc thịt ba chỉ). Nghĩa là nên chọn phần có cả nạc và mỡ để món rươi không bị khô. Trong quá trình nấu thì tùy vào mỗi món ăn mà ta có thể băm nhỏ, xay nhuyễn hoặc thái chỉ thịt lợn.
Nhưng điều đặc biệt ở món ăn từ rươi là nếu ta cho càng ít thịt lợn thì món ăn càng mềm, càng ngọt vị, không bị át đi cái bùi bùi ngậy ngậy, beo béo của thịt rươi. Nên khi chế biến hãy giảm bớt nguyên liệu thịt lợn, mặc dù là nguyên liệu bắt buộc nhưng bạn chỉ cần cho khoảng 100g thịt lợn cho mỗi 300-400g rươi.
Chế Biến Món Chay Cần Chú Ý Gì?
Hiểu biết cơ bản về món chay
Trên thực tế, nghệ thuật nấu món chay khá tinh tế và cầu kỳ, đòi hỏi phải có sự chọn lọc nguyên liệu, kết hợp các nguyên liệu với nhau và sử dụng gia vị phù hợp để có được những món chay vừa ngon, vừa đảm bảo đầy đủ dưỡng chất.
Một nguyên liệu có thể làm món chay đậm đà hơn chính là muối tinh bởi muối tinh chứa nhiều chất khoáng và không có hóa chất độc hại. Điều quan trọng cần lưu ý là nên dùng muối trong quá trình bạn nấu thay vì đợi cho đến khi món ăn đã hoàn thành.
Các món súp, hầm và nhiều món chay khác cũng cần có nước dùng. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng thay thế những loại nước dùng làm từ thịt gà hoặc thịt bò bằng nước dùng rau quả. Đặc biệt, bạn cũng có thể sử dụng rượu vang làm nước dùng để món chay thêm đậm đà.
Thịt cung cấp rất nhiều đạm nhưng khi thịt bị loại khỏi thực đơn chay, bạn có thể thay thế bằng những nguồn cung cấp đạm từ thực vật như đậu phụ, đậu hà lan, đậu phộng, mì, quả hạnh, bánh mì làm từ hạt ngũ cốc chưa qua tinh chế. Thịt chay làm từ đậu nành cũng là một nguồn cung cấp đạm rất tốt.
Nếu món súp hoặc món hầm quá mặn, hãy thêm khoai tây vào và vớt chúng ra sau khi nấu xong. Nếu món ăn quá ngọt, bạn nên thêm một muỗng cà phê giấm.
Để tạo thêm mùi vị cho món rau diếp cá, trước khi chế biến, bạn nên ngâm rau vào nước cốt chanh pha loãng trong tủ lạnh và để khoảng một giờ.
Khi xào các loại rau, củ quả như khoai tây, cà rốt và bí, bạn nên sử dụng đũa vì dùng muỗng có thể làm nát rau quả.
Để làm nước chấm đặc hơn, bạn hãy thử các phương pháp sau: sử dụng bột ngô trộn với nước lạnh (tỉ lệ 1:1), bột gạo lức (tỉ lệ khoảng 5/3 muỗng trà và ½ muỗng nước chấm), tinh bột hoặc bột khoai tây (tỉ lệ 2/3 muỗng trà và ½ muỗng nước chấm).
1. Chọn lọc nguyên liệu giàu dinh dưỡng
Cần đảm bảo cho những món chay mà bạn dự định nấu phải có đầy đủ dưỡng chất. Hãy dùng các loại đậu, gạo thô và rau xanh có nhiều lá để đáp ứng nhu cầu chất sắt và protein. Đậu lăng, tàu hũ, đậu nành và các loại hạt là nguồn cung cấp can-xi dồi dào. Một bữa ăn chay hoàn hảo không thể thiếu các dưỡng chất và vitamin như B12 và vitamin D, vốn có rất nhiều trong những thực phẩm bổ dưỡng như bột yến mạch.
Đối với những thực phẩm khác, chỉ cần nấu đến khi chúng vừa chín tới. Điều này không chỉ giúp bảo quản các vitamin và khoáng chất mà còn khiến thức ăn không bị khô và nhạt.
3. Ít béo
Cố gắng giữ hương vị tự nhiên và các dưỡng chất trong rau xanh, gạo, ngũ cốc, đậu… bằng cách sử dụng ít chất béo khi nấu. Đừng nghĩ rằng việc cho thật nhiều bơ hoặc vài lòng đỏ trứng sẽ giúp những món ăn thiếu thịt trở nên đẹp mắt hơn, điều này sẽ chỉ làm cho các món chay mất đi hương vị thơm ngon vốn có từ các nguyên liệu thực vật.
4. Sử dụng các sản phẩm chay
Bạn có thể dễ dàng nấu các món ăn yêu thích, qua việc sử dụng các sản phẩm được chế biến dành riêng cho việc nấu món chay. Ví dụ, những sản phẩm thịt chay được làm từ đậu nành sẽ thay thế cho các loại thịt động vật trong món ăn. Những sản phẩm phục vụ cho việc nấu món chay rất đa dạng và được bán nhiều trong các siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm…
5. Chế biến nước dùng chay
Đối với món chay, nước dùng làm từ rau củ sẽ thay thế cho các loại nước dùng làm từ thịt.
Ngoài ra, rượu vang cũng là một lựa chọn tốt thay thế cho các loại nước dùng thịt. Hãy dùng vang đỏ cho những món chay có mùi vị đậm và rượu vang trắng dành cho những món có hương vị nhẹ nhàng, tinh tế hơn.
Những Gì Cần Chú Ý Trong Chế Độ Ăn Uống Của Bệnh Nhân Ung Thư Phổi?
Chúng ta đều biết rằng, những người bị bệnh muốn điều trị tốt thì điều quan trọng là phải chú ý hơn trong chế độ ăn uống. Điều tương tự cũng đúng với bệnh nhân ung thư phổi, và sẽ phải có một số thay đổi trong ăn uống.
Đảm bảo lượng dầu và muối phù hợp, không nên kiêng khem quá
Mặc dù người bị bệnh ung thư phổi không được khuyên nên ăn nhiều thịt cá quá mức, nhưng cũng không nên ăn cháo suông hoặc những món ăn nghèo dinh dưỡng.
Trong khi nấu và chuẩn bị chế độ ăn cho bệnh nhân, bạn có thể thêm dầu và muối một cách thích hợp để tăng hương vị cho món ăn, làm tăng cảm giác thèm ăn của bệnh nhân vì giai đoạn này khẩu vị của người bệnh rất kém.
Tại thời điểm này, nên ưu tiên những món ăn nhẹ nhàng thì tốt hơn bởi vì có thể người bệnh sẽ có cảm giác khó nuốt. Nếu để bệnh nhân ăn ít quá có thể gây suy dinh dưỡng.
Do đó, người nội trợ nên điều chỉnh cách nấu ăn phù hợp với tình trạng của người bệnh bằng cách thêm các loại gia vị trong khi chế biến để tăng cảm giác thèm ăn, giúp người bệnh có thể ăn được nhiều hơn, chất lượng hơn.
Bổ sung protein (chất đạm) đúng cách
Khi các thành viên trong gia đình chế biến món ăn hàng ngày cho bệnh nhân, bạn nên chuẩn bị nhiều thực phẩm giàu protein hơn, điều này sẽ giúp tăng các tế bào bạch cầu.
Ví dụ: đậu nành, sữa, thịt, cá, thịt bò và các thực phẩm khác. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu kém ăn và khó tiêu, nên ưu tiên sử dụng một số món ăn kèm một cách thích hợp, ví dụ như táo gai, củ cải, trần bì…
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn nhiều loại nấm, đặc biệt là nấm hương. Đây là loại nấm chứa các axit amin theo nhu cầu của cơ thể, cũng như các nguyên tố vi lượng như canxi, đồng, sắt, mangan… giúp hệ thống miễn dịch của bệnh nhân hoạt động tốt hơn. Do đó, người nội trợ nên bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày cho người bệnh.
Ăn ít đường
Mặc dù lời khuyên ở trên đã nói rằng nên cho bệnh nhân ăn uống đa dạng khẩu vị để khuyến khích sự thèm ăn, nhưng riêng đường lại là thứ cần phải tiết giảm. Vì các thế bào ung thư rất “thích” đường, thậm chí coi đường là “thức ăn” của chúng.
Chúng ta biết rằng, đường Glucose có thể tạo ra rất nhiều nhiệt lượng khi nó bị đốt cháy hoàn toàn trong cơ thể và các tế bào khối u có thể hấp thụ glucose hơn 10 lần so với các tế bào bình thường, nhưng các tế bào ung thư chỉ sử dụng khoảng 5% năng lượng trong số chúng.
Glucose được hoàn trả dưới dạng “chất thải” khi nó bắt đầu bị tiêu hao, gây ra một lượng lớn axit lactic, gây ức chế hoạt động của tế bào T và hệ miễn dịch.
Các tế bào ung thư không cho phép glucose giữ được tác dụng của nó và chúng cũng phát triển các tác động có hại đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Đó là lý do các bác sĩ khuyên bệnh nhân ung thư cần giảm lượng đường.
Đường cũng có thể được cung cấp đủ từ chế độ ăn uống hàng ngày mà không cần ăn bổ sung.
Loại bỏ nhóm chất phụ gia có chứa thành phần phốt phát (phosphate)
Loại thực phẩm này phổ biến có trong nước ngọt có ga, sô cô la, kem, bánh quy, nước sốt cà chua và nhiều thực phẩm khác. Những thực phẩm này được xem là có chứa chất phụ gia thực phẩm phốt phát.
Có những thí nghiệm nghiên cứu khoa học và các thí nghiệm trên động vật đã phát hiện ra rằng phụ gia thực phẩm phốt phát có thể đẩy nhanh sự phát triển của bệnh ung thư phổi.
Trong các thí nghiệm trên động vật, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ở những con chuột bị ung thư phổi, sau khi thêm 0,5% đến 1,0% phốt pho vô cơ vào thức ăn của nó, khối lượng ung thư phổi ở chuột tiêu thụ phốt pho vô cơ sau 4 tuần lớn hơn đáng kể so với chuột không có thức ăn phốt pho vô cơ.
Đối với các loại thực phẩm được đề cập ở trên, bệnh nhân ung thư phổi tốt nhất không nên ăn.
Ngoài lựa chọn chế độ ăn uống, điều quan trọng cần nhắc nhở mọi người rằng, ung thư phổi là một căn bệnh nghiêm trọng, đừng nghe những lời mời mọc rằng có đơn thuốc này, bài thuốc kia hoặc những thực phẩm chức năng nào đó có thể được chữa khỏi trong một vài liệu trình. Thay vào đó, đừng trì hoãn quá trình điều trị vì có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống và tính mạng của bạn.
Lời khuyên là bạn nên đến bệnh viện thường xuyên để điều trị, tuân theo chỉ định của bác sĩ và nếu cần, hãy nhập viện để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Chú Ý Ăn Thịt Gà Sao Cho Đúng trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!