Cập nhật nội dung chi tiết về Phá Lấu Sài Gòn: Địa Chỉ Ăn, Cách Chế Biến Chuẩn Vị mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
2. Cách nấu phá lấu thơm ngon chuẩn vị
Phá Lấu món ăn chơi không hề xa lạ với người Sài Gòn. Những tưởng Phá Lấu đơn giản mộc mạc là thế nhưng hóa ra lại được chế biến khá là phức tạp và cần những bàn tay phù phép giỏi lắm, Phá Lấu mới trở nên ngọt ngào như vậy. Việc cốt cán trong chế biến món ăn bắt đầu từ nồi nước dùng. Tuy rằng mỗi người khác nhau lại có cách nấu hay cân đong nguyên liệu, thời gian khác nhau nhưng hương vị cơ bản nhất của Phá Lấu vẫn là các vị thuốc Bắc : bát giác, quế chi, đại hồi, tiểu hồi,… không chỉ mang đến hương vị thơm ngon mà còn có lợi cho sức khỏe.
Đối với những ai muốn tự làm cho mình một nồi Phá Lấu thì cũng không phải quá khó.
Nguyên liệu: Một quả tim, ruột non, một lưỡi lợn, tai lợn,… có thể mix thêm một số nguyên liệu khác tùy theo sở thích.
Tiếp đến là gia vị bao gồm: một thìa cà phê bột ngũ vị hương, nửa chén nước tương, đường, muối, tiêu, tương ớt. Ngoài ra chuẩn bị thêm nước cốt dừa và một chút tỏi đã băm nhuyễn.
Cách làm
Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu, ta sơ chế tim, ruột non, lưỡi lợn,… bằng cách chà xát chúng với muối hạt, rửa qua với nước sạch. Tiếp theo ta sẽ cho nguyên liệu vào nồi, trộn lẫn gia vị vào để ướp. Chờ khoảng 2 tiếng để gia vị ngấm, xào qua nguyên liệu, rồi đổ nước cốt dừa vào đun đến khi sôi. Nêm gia vị phù hợp, rồi chờ cho nồi Phá Lấu sánh lại, các nguyên liệu chín mềm, tỏa mùi thơm là đã hoàn thành. Phá Lấu sau đó có thể thái mỏng có thể ăn lẫn với cơm hay bánh mì cũng đều rất ngon. Để làm một nồi Phá Lấu không hề khó, nhưng để Phá Lấu ngon, chúng ta vẫn cần thời gian và sự tinh tế.
Đến Ngay Top 12 Địa Chỉ Các Món Ăn Sáng Ngon Sài Gòn
1. Bún Bò – Các Món Ăn Sáng Ngon Sài Gòn
Món ăn đâu tiên được nhắc đến là bún bò. Hẳn đây là món mà được nhiều người yêu thích. Không chỉ cung cấp năng lượng mà còn có hương vị thơm ngon. Bún bò rất đa dang như bún bò Huế, bún tái, bún bò Nam bộ, bún nậm Bò,… Và món được ưu chuộng rộng rãi nhất là Bún bò Huế. Bởi cách nấu kì công, đậm đà và nhiều nguyên liệu.
Địa chỉ tham khảo
2. Phở – Các Món Ăn Sáng Ngon Sài Gòn Nổi Tiếng
Phở là món ăn quốc dân của Việt Nam. Đã được nhiều bạn bè trên thế giới biết đến và yêu thích. Phở bắt nguồn từ Hà Nội với nước dùng hầm từ xương. Ăn kèm là bò tái, bò nạm hay bò xào tái. Có thêm hành và tỏi ngâm dấm.
Nhưng vào Sài Gòn thì món phở được biến tấu cho hợp khẩu vị miền Nam hơn. Với nước dùng nấu từ các nguyên liệu như xương bò, xương heo, hoa hồi, quế, gừng,…Tạo nên mùi vị thơm nồng cho phở. Ăn kèm có rau sống, giá trụng, tương đen, tương ớt. Và món phở nấu kiểu miền Nam nhận được rất nhiều cảm tình từ mọi người. Bởi sự đậm đà, thơm ngon.
Địa chỉ tham khảo
3. Bánh Mì Xíu Mại – Địa Chỉ Các Món Ăn Sáng Ngon Sài Gòn
Tiếp tục là một món nghe tên thôi đã thấy kích thích rồi. Đó là món bánh mì xíu mại. Xíu mại là một loại há cảo truyền thống của ẩm thực Trung Quốc. Có nguồn gốc từ thành phố Hồi Hột, Nội Mông. Trong ẩm thực Quảng Đông, món này thường được phục vụ như món dimsum ăn nhẹ. Du nhập vào Việt Nam món này được chế biến ăn kèm bánh mì. Và chiếm trọn cảm tình của những ai đã thưởng thức.
Địa chỉ tham khảo
4. Xôi – Danh Sách Các Món Ăn Sáng Ngon Sài Gòn
Việt Nam là một nền văn minh lúa nước. Là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Vậy nên hầu hết các món ăn của nước ta đều bắt nguồn từ gạo. Và món xôi hẳn là món ăn không thể không nhắc đến.
Xôi ở Sài Gòn được biến tấu thành nhiều kiểu ăn đa dạng. Từ xôi mặn ăn với thịt gà, thịt nướng, ốp la, xôi cúc… Đến các loại xôi ngọt như xôi vò, xôi gấc,…ăn kèm muối đậu phộng. Xôi có giá vừa rẻ mà lại cung cấp cho bạn năng lượng thật dồi dào đấy.
Địa chỉ tham khảo
5. Hủ Tiếu – Các Món Ăn Sáng Ngon Ở Sài Gòn
Hủ tiếu là món ăn được hiều các bạn học sinh, sinh viên. Hay các cô chú công nhân yêu thích. Vì đây là món ăn với giá bình dân. Nhưng hương vị lại ngon không chỗ chê. Hủ tiếu với phần nước dùng hầm từ xương, củ cải,…Chan vào bát mì có tôm, thịt, trứng, chả,…Với sợi mì nhỏ mà dai ngon.
Ngoài ra hủ tiếu còn được ăn theo kiểu khô. Là tô mì trộn với thịt, trứng, tôm, chả,…Cùng xì dầu, tương ớt, tương đen tùy khẩu vị. Ăn kèm chén nước dùng có thể có thêm há cảo.
Địa chỉ tham khảo
6. Mì Quảng – Danh Sách Các Món Ăn Sáng Ngon Sài Gòn Nổi Tiếng
Mì Quảng là món mì đặc sản của xứ Quảng Nam. Du nhập vào Sài Gòn món mì này được nhiều người yêu thích bởi sự chế biến kì công. Và vị thơm ngon đậm đà mang cái hồn xứ Quảng.
Phần nước lèo mì Quảng thường chan rất ít nhưng lại cần một sự kì công từ các nguyên liệu như gà hay cá lóc. Mì Quảng đúng điệu là phải ăn kèm với bánh tráng bẻ nhỏ. Sợi mì quảng màu vàng hoặc trắng bản to. Sợi mì dày nhưng lại rất mềm.
Địa chỉ tham khảo
7. Bánh Canh – Món Ăn Sáng Ngon Ở Sài Gòn
Bánh canh là cái tên không thể thiếu trong các món ăn sáng ngon Sài Gòn. Bánh canh được nấu đa dạng từ bánh canh cua, bánh canh cá lóc, bánh canh mực, bánh canh giò heo, bánh canh hẹ, bánh canh đỏ,… Bánh canh có hai loại là bánh từ bọt loc và bánh từ bột mỳ. Thường bánh bột mỳ sẽ được ưa chuộng hơn. Với độ mịn thơm đặc trưng và ít dai hơn bột lọc.
Địa chỉ tham khảo
8. Bánh Mì Chảo – Đồ Ăn Sáng Ngon Tại Sài Gòn
Nếu bạn là tín đồ ăn uống thì không nên bỏ qua món bánh mỳ ốp chảo. Là một trong các món ăn sáng ngon Sài Gòn bán nhiều tại các khu gần trường học. Vào buổi sáng nếu thử ghé ngay qua các địa chỉ trường học. Thì bạn sẽ bất ngờ bởi độ cuồng si đối với món này của các bạn học sinh – sinh viên đó nha. Món này khá đa dạng về nhân. Thường được ăn cùng pate và ít lát cà chua, dưa leo. Sang hịn hơn thì ăn cùng chả giò, pate, chả, lạp xưởng,…
Địa chỉ tham khảo
9. Bánh Ướt – Những Món Ăn Sáng Ngon Ở Sài Gòn
Khác với bánh cuốn của miến Bắc. Bánh ướt miền Nam được tráng một lớp mỏng, mềm và nóng hổi. Bánh tráng xong được cắt thành thành từng khúc mỏng vửa ăn. Ăn kèm có chả, tép, rau, giá, hành phi và nước mắm pha ngọt. Món này ăn sáng rất ngon và không bị gắt mùi nước mắm. Giá bánh ướt thường là giá bình dân nên không hề kén người mua chút nào.
Địa chỉ tham khảo
10. Bánh Bèo – Những Món Ăn Sáng Ngon Ở Tphcm
Là món bánh có nguồn gốc từ Huế. Vào đến Sài Gòn bánh bèo có hơi biến tấu chút. Nhưng vẫn giữ được vị bánh bèo truyền thống. Bánh bèo gồm có ba phần chính là bánh làm từ bột gạo. Nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn. Cuối cùng là nước chấm có nước mắm là thành phần chính. Và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Thường có hai cách bày trí là được xếp theo vòng tròn trên dĩa. Hoặc ăn trực tiếp trong chén.
Địa chỉ tham khảo
11. Hủ Tiếu Sa Tế Nai Tô Ký – Món Ngon Ăn Sáng Sài Gòn
Hủ tiếu sa tế nai Tô Ký là một món ăn có nguồn gốc từ Hoa. Với vị ngon cay đặc trưng đi kèm với topping cực kì hấp dẫn. Sau hơn 50 năm thành lập, quán hủ tiếu này chiếm được lòng tin của rất nhiều thực khách khó tính. Trở thành một trong những món ăn sáng không thể bỏ lỡ giữa lòng Sài Thành.
Địa chỉ tham khảo
12. Bún Mọc Thanh Mai – Ăn Sáng Ở Sài gòn
Nếu bạn là một tín đồ của món ăn Hà Thành. Thì chắc chắn không thể bỏ qua Bún mọc Thanh Mai. Thật không ngoa khi gọi đây là “món ăn quốc dân” – vua của các loại bún. Bún mọc mang hương vị độc đáo, đặc trưng, khiến du khách không thể nào quên khi đến với Sài Thành.
Địa chỉ tham khảo
14 Trương Định, P. Bến Thành, Quận 1 – 028 38 23 28 85
Truy Lùng Địa Chỉ Của 30 Món Ăn Ngon Sài Gòn (Phần 2)
Vào buổi tối, nếu bạn hỏi rằng giới trẻ Sài Gòn thường đi đâu, bạn nhất định sẽ nghe họ bảo rằng “Đi ăn nướng!” Quả thật vậy, đây không chỉ là món ăn yêu thích nhất nhì Sài Thành mà còn là một hoạt động nhóm thú vị dành cho các nhóm bạn. Dù trời nóng, hay trời lạnh, cảm giác ngồi bên cạnh lò nướng than nghi ngút, “hấp thụ” hương thịt nướng, đậu bắp nướng và trò chuyện với lũ bạn trong lúc chờ thịt chín quả là một buổi tối thú vị. Đặc biệt, Sài Gòn còn có những quán xiên nướng đồng giá 5.000 VND / xiên cực hấp dẫn, là điểm nhấn giữa các quán nướng ở Sài phố.
Ngoài nướng, các xiên chiên ăn vặt như cá viên chiên, bò viên chiên cũng là một món ăn ngon Sài Gòn ưa thích. Buổi tối mà cùng nhóm bạn đi ăn xiên nướng / chiên đảm bảo không lầm!
Xiên nướng:
Panda BBQ – 1Bis Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Quận 1. Xiên nướng đồng giá 5.000 VND / xiên, quán còn có thêm các món nướng vô cùng hấp dẫn từ 40.000 VND / dĩa. Quán mở bán từ 16 giờ – 22 giờ 30.
Happy BBQ – 146 Lý Chính Thắng, P. 7, Quận 3. Quán mở từ 17 giờ đền 22 giờ. Đây cũng là một quán xiên nướng đồng giá 5.000 VND rất được ưa thích.
Jumbo BBQ – 1049 Bình Quới, P. 28, Quận Bình Thạnh. Quán mở cửa từ 17 giờ đến 23 giờ. Các xiên nướng đồng giá 5.000 VND.
Xiên chiên (Ăn vặt):
Ăn vặt Cá viên chiên – 176 Đặng Văn Ngữ, Quận Phú Nhuận. Một xiên cá viên có giá chỉ từ 3.000 VND / xiên.
Cá Viên Chiên – 33 Lương Hữu Khánh, Quận 1. Quán mở cửa từ 16 giờ đến 22 giờ. Quán khá đông, bạn nên đến sớm để có chỗ. Một phần cá viên (khoảng 4-5 viên) có giá từ 7.000 VND.
17. Bột chiên
Bột chiên là một món ăn no hoặc ăn vặt quen thuộc của dân Sài Gòn, nhất là còn khi ở độ tuổi học trò vì đây đúng nghĩa là một món ăn ngon – bổ – rẻ, dễ ăn và dễ tìm thấy ở trước cổng của bất kỳ một trường học nào. Và đúng như tên gọi của mình, món ăn này là bột được xắt thành từng khoanh hình chữ nhật dài và chiên lên với hành. Khi xếp ra dĩa thì bỏ lên trên một chút đu đủ chua, chan nước tương, bỏ thêm tí ớt là đã hoàn thiện một dĩa bột chiên ngon không thể cưỡng lại.
Theo thời gian, ngày nay món ăn ngon lành này được biến tấu thêm nhiều cách mới lạ như cho vào các “topping” như trứng, patê, tốp mỡ,… Nhìn chung, vẫn nhằm tôn lên vị thơm ngon của phần bột chiên. Món ăn này phải được ăn nóng liền tại chỗ mới cảm nhận được độ giòn rụm, dậy mùi của các hương vị nên khuyến khích các bạn đến tận quán ăn, không nên đặt giao hàng để đảm bảo độ “xuất sắc” của phần ăn.
Bột chiên Đạt Thành – 277 Võ Văn Tần, phường 5, Quận 3. Giá khá là dễ chịu, từ 20.000 VND / suất, nước chấm ngon theo phong cách người Hoa. Quán mở từ 15 giờ mỗi ngày.
Bột chiên Hẻm 20 thước – Hẻm Đường 20 thước, phường 8, Quận 4. Đây là con hẻm “tụ tập” khá nhiều các món ăn vặt ngon như Takoyaki, bánh flan, ốc, bạch tuột nướng… nên khi không biết đi đâu thì cứ ghé đây là ổn.
Xe đẩy bột chiên của cụ già 80 tuổi – Xe đẩy bên hông nhà số 72 Trần Đình Xu P. Cầu Kho, Quận 1. Cụ chỉ mở bán buổi sáng, từ 7 giờ 30 đến 10 giờ. Một dĩa bột chiên giòn rụm chỉ 15.000 VND.
18. Bắp xào
Lại thêm một món ăn “cách làm như tên gọi” – đơn giản mà vẫn “hút hồn” được biết bao tâm hồn ăn uống. Chưa bàn về hương vị, bắp xào hấp dẫn từ ngoại hình của mình. Một màu vàng ươm của bắp được trộn lẫn với chút xanh tươi của hành lá, chút đỏ gạch của tôm khô, của ruốc thật hài hòa như một tác phẩm nghệ thuật. Nói thế thật sự không ngoa, vì bạn có thể “thưởng lãm” tác phẩm này ở bất kỳ đâu, từ các vỉa hè cho đến các hàng quán, nhà hàng sang trọng. Độ phủ sóng của món ăn này lan rộng thế là nhờ vào mùi hương dễ chịu, không kén người ăn cũng như vì… dễ làm.
Bắp xào trứng muối – 99A Trần Văn Đang, P. 9, Quận 3. Một phần bắp xào trứng muối có giá 25.000 VND, tuy khá ít nhưng vị lạ, bạn nên thử. Quán mở cửa từ 17 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau.
Bắp xào Cống Quỳnh – 187 – 189 Cống Quỳnh, P. Nguyễn Cư Trình, Quận 1. Một phần bắp xào thường có giá 10.000 VND, thêm trứng thì từ 15 đến 20.000 VND / hộp. Quán bắt đầu bán từ khoảng 14 giờ, rất thích hợp để làm món ăn xế.
Ngoài ra, bạn có thể “truy lùng” món bắp xào xe đẩy tại các quán nhậu dọc đường Hoàng Sa – Trường Sa, hoặc tại khu vực Hồ Con Rùa.
19. Gỏi cuốn / Bò bía
Nếu buổi chiều có lỡ đói bụng mà ăn vặt thì không “sướng”, ăn no thì không còn bụng để dành cho bữa tối, thì hãy nhớ ngay đến những chiếc gỏi cuốn tôm, lạp xưởng xinh xắn này. Món ăn truyền thống này của Việt Nam đã từng xuất hiện trong Top 50 món ăn ngon nhất thế giới vào năm 2011. Như vậy cũng đủ chứng minh được độ ngon và hấp dẫn của món ăn này, không chỉ đối với dân Sài Gòn chúng mình mà còn cả với du khách nước ngoài.
Ngoài gỏi cuốn tôm thịt vô cùng quen thuộc ở ba miền thì trong Sài Gòn còn có một món ăn gọi là “Bò bía” hoặc “Bò Pía”. Sự khác nhau về tên gọi thật ra là do đây không phải món ăn truyền thống của Việt Nam mà xuất phát từ Triều Châu, Trung Quốc. Món ăn này cũng có phần giống với gỏi cuốn do cũng là bánh tráng cuốn nhân và chấm nước tương. Tuy nhưng, phần nhân bên trong của 2 món ăn này có khác biệt đôi xíu.
Gỏi Cuốn – Hẻm 359 Lê Văn Sỹ, Quận 3, quán chỉ mở buổi chiều từ 14 giờ – 19 giờ. Giá một cuốn là 5.000 VND. Bạn chỉ cần gọi khoảng chục cuốn là đủ no rồi.
Gỏi Cuốn Ngon Ngon – 322/13 An Dương Vương, P. 4, Quận 5.
Quán Gỏi Cuốn Hạnh – 420A Hoà Hảo, P. 5, Quận 10.
20. Các món kem
Chà, sau khi “đánh chén” những món ăn nóng hổi có, nguội có vậy thì điểm đến tiếp theo trong chuyến hành trình 30 món ăn ngon Sài Gòn của chúng ta phải là một món lạnh để dung hòa lại vị giác rồi. Và còn món nào ngon hơn kem được chứ? Tuy không nổi tiếng về các món kem đặc trưng của thành phố nhưng Sài Gòn lại may mắn có rất nhiều thương hiệu kem nổi tiếng hay hàng quán kem “nhà làm” tụ về đây.
Vào khoảng đầu năm 2017, Sài Gòn tự hào có một quán kem gọi tên là Kem Công Trường ngay gần Hồ Con Rùa là điểm đến yêu thích của mọi người dân Sài Gòn, nhất là những phụ huynh vì quán kem này đã tồn tại đã ngút ngót hơn 30 năm rồi. Tuy nhiên, bây giờ quán kem đã đóng cửa và trở thành một phần ký ức đầy tiếc nuối của người dân Sài Gòn. Nhắc đến “ký ức” thì có một món kem cũng là một phần tuổi thơ của nhiều người, đó chính là món bánh mì kem.
Hiện nay, rất khó để bắt gặp được một xe kem bánh mì đúng như hồi xưa khi các chú đẩy xe cứ đánh tiếng chuông leng keng đi khắp ngõ này sang phố nọ để rao cho những đứa con nít trong xóm. Tuy thế, các bạn trẻ Sài Gòn vẫn có thể được sống lại một phần ký ức này bằng những xe kem bánh mì tự chế ngày nay, điển hình là xe kem của Xe kem Bé Ba đây.
Kem thương hiệu:
Kem Snowéé – Tầng B2 Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Quận 1. Mở cửa từ 9 giờ – 21 giờ. Một viên kem có giá từ khoảng 30.000 VND, lẩu kem size nhỏ cho 4 người có giá 175.000 VND.
Kem Swensen’s – 62 Võ Văn Tần, Quận 3, giá kem ở đây hơi đắt từ 80.000 VND / viên kem. Mở cửa từ 9 giờ sáng.
Baskin Robbins – 424 Nguyễn Thị Minh Khai, 5, Quận 3.
Kem Häagen-Dazs – 20 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1.
Các hàng quán kem “trend”:
Xe Kem Bé Ba – 7 Huỳnh Thúc Kháng, Phường Bến Nghé, Quận 1. Xe kem chuyên về món bánh mì kem cực hấp dẫn. Một phần bánh mì kem có giá 25.000 VND đầy đủ topping luôn.
Ajikoi – Ice Cream & Matcha – 286 Phạm Văn Đồng, P. 1, Quận Gò Vấp. Quán nổi tiếng với món kem hai vị và kem hoa hồng rất bắt mắt. Một phần kem có giá từ 28 đến 44.000 VND. Quán mở cửa từ 11 giờ.
Kem Hoa Hồng Roseice – A2 Zone 87, 87 Nguyễn Huệ, Quận 1. Kem tại quán đặc và thơm, được bắt theo hình hoa hồng đẹp không nỡ ăn. Kem hoa hồng được tính giá theo vị bạn chọn, 1 vị có giá 55.000 VND / cây, thêm 1 vị là thêm 10.000 VND. Nếu bạn chọn hoa cầu vồng thì có giá là 85.000 VND / cây.
ICE KITCHEN – 496 Nguyễn Thị Minh Khai, P. 2, Quận 3. Một quán với decor lý tưởng cho những nàng yêu màu hồng, các món kem, yogurt và nước giải khát với giá từ 35.000 VND.
21. Gỏi khô bò
Gỏi khô bò, hay còn gọi là món nộm bò như cách gọi ngoài Bắc, là một món ăn vặt trứ danh của vùng đất Sài Thành. Và điều đặc biệt là, món gỏi này không chỉ thu hút các bạn trẻ đâu, nếu bạn đến khu công viên Lê Văn Tám để thưởng thức món ăn này, bạn nhất định sẽ thấy có cả những cô chú tầm trung niên cũng mê mẩn món ăn này không thua gì lớp trẻ. Món gỏi này “hút” nhất là ở nước trộn gỏi – một thứ nước chua chua, ngọt ngọt, thơm mùi rau quế, cay lưỡi với chút ớt xay. Một món ăn cay, chua, ngọt, mặn đều đủ cả vậy thì hỏi sao không làm người thực khách ghiền cho được.
Gỏi Khô Bò – Công viên Lê Văn Tám, cổng đường Hai Bà Trưng, Quận 3. Nước trộn ở đây khá là đậm đà ăn xong chỉ muốn ăn thêm, 30.000 VND / đĩa. Quán mở từ trưa tới 21 giờ 30.
Khu ăn uống Xóm Chiếu – Chợ Xóm Chiếu, Lê Quốc Hưng, Quận 4. Giá ở đây thì hơi đắt một chút khoảng 50.000 VND / đĩa.
Gỏi Khô Bò Ông Năm – 76 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Quận 1. Quán mở cửa từ 13 giờ 30 đến tầm 18 giờ 30, thích hợp để các bạn làm món ăn xế.
22. Trà sữa
The Milktea Guy – 6 Lô F Chung Cư Ngô Gia Tự, Hòa Hảo, Quận 10. Một ly trà sữa có giá siêu hạt dẻ, chỉ từ 15.000 VND thôi. Nhiều topping đa dạng. Quán mở cửa từ 9 giờ đến 22 giờ.
Trà sữa Tạ Tuyết Ngân – 308/10/8 Nguyễn Tri Phương, Quận 10. Mở cửa từ 9 giờ sáng đến 22 giờ. Ngoài trà sữa đầy đủ topping no căng thì quán còn có các món ăn vặt vô cùng hấp dẫn như đồ chiên thập cẩm, tokbokki, khoai tây lắc,…
Uno Quán – 175 Huỳnh Văn Bánh, P. 12, Quận Phú Nhuận. Quán có bán cả những món “hot” hiện giờ như trà macchiato với giá chỉ từ 19.000 VND / ly. Quán mở cửa từ 10 giờ đến 22 giờ. Tại quán, bạn có thể thoải mái chơi những board game có sẵn tại quán như UNO, Mèo nổ,…
Quán -18ºC – Một địa chỉ ăn vặt, trà sữa nổi tiếng từ rất lâu của bao thế hệ học sinh.
74 Võ Văn Tần, Quận 3.
539 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10.
Cùng nhiều chi nhánh khác toàn thành phố.
23. Bánh tráng nướng
Tuy rằng trong không khí luôn nóng nực ở Sài Gòn thì việc thưởng thức một chiếc bánh tráng nướng nóng hổi có vẻ không “ăn nhập” gì với nhau lắm nhưng điều đó không có nghĩa là giới trẻ Sài Gòn không yêu thích món ăn này. Đây là một món ăn vặt tiện lợi, dễ làm, dễ ăn và cũng dễ tìm thấy. Nhất là trước cổng trường học vào mỗi giờ tan chiều, đảm bảo bạn sẽ thấy các xe bánh tráng nướng luôn bận rộn làm nóng bếp lò chờ học sinh tan.
Bánh Tráng Nướng Win – 122/34/23C Vĩnh Khánh, P. 10, Quận 4. Một chiếc bánh tráng nướng với topping đa dạng, cực giòn có giá chỉ từ 10.000 VND. Quán mở cửa từ 16 giờ đến 22 giờ 30.
Bánh Tráng Nướng Mắm Ruốc – 179 Cao Thắng, P. 12, Quận 10. Quán mở từ 15 giờ 30 – 22 giờ. Để thưởng thức thức quà ăn vặt Phan Thiết này bạn chỉ cần chi trả 12.000 VND thôi.
LamBro – 2Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1. Một địa chỉ ăn vặt ngay trung tâm, đang được giới trẻ Sài Thành yêu thích.
24. Sữa tươi
Sữa Tươi Mười – 10 Phùng Khắc Khoan, Quận 1. Quán mở từ 17 giờ – 22 giờ. Giá khoảng 15.000 VND.
Sữa Tươi Trần Đình Xu – 104 Trần Đình Xu, Quận 1. Có hai quán kế nhau là số 104 và 106. Đây là hai quán khác nhau nhưng thật ra, hương vị sữa tươi không khác nhau làb bao. Một chai sữa tươi uống tại chỗ có giá 7.000 VND. Quán không có chỗ ngồi nên bạn phải đậu xe trên vỉa hè.
Sữa Tươi Vĩnh Viễn – 202 Vĩnh Viễn, P. 4, Quận 10. Sữa tươi có giá 6.000 VND / chai, sữa bắp thì giá “nhỉnh” hơn xíu, 10.000 VND / chai.
Sữa Tươi Trân Châu Đường Đen – 606 Trần Hưng Đạo, Quận 5. Quán mở từ 18 giờ 30 – 22 giờ. Một ly chỉ có giá 20.000 VND cũng rất vừa miệng.
25. Chè
Món ăn vặt, tráng miệng yêu thích của các bạn nữ là đây rồi. Dân miền Nam thì hiển nhiên sẽ có khẩu vị ngọt hơn một chút so với hai miền còn lại, điều đó thể hiện rất rõ qua các món chè – một món ăn ngon Sài Gòn điển hình. Bạn thích món chè thế nào, Sài Thành luôn sẵn sàng đáp ứng A-Z. Từ các món chè đặc trưng như chè đậu nước cốt dừa, chè bà ba, chè chuối bột báng, chè đậu xanh rong biển,… cho đến những món chè Tàu cầu kỳ, thanh đạm của người Hoa cũng không thiếu, phù hợp mọi khẩu vị khác nhau.
Khánh Vy – Chè Mâm – 242B Sư Vạn Hạnh (Bên Hông CC Ngô Gia Tự), Quận 10. Một chén chè có giá từ 8.000 VND / chén, nếu bạn đặt một mâm 16 món chè khác nhau thì giá chỉ còn 5.000 VND / chén thôi. Quán mở từ 17 giờ đến 22 giờ 30.
Chè Thái Ý Phương – 380 Nguyễn Tri Phương, P. 4, Quận 10. Quán chè Thái nổi tiếng nhất Sài Thành là đây. Một ly chè Thái trứ danh ở đây có giá 27.000 VND, khá đắt nhưng bạn nên thử. Quán mở cửa từ 10 giờ sáng đến tận 1 giờ 30 sáng hôm sau.
Chè người Hoa quận 5: Người Hoa nổi tiếng với các món chè lạ như cao quy linh, hột gà trà, chè mè đen, củ năng hột gà,…
Chè Tường Phong – 83 An Điềm, Quận 5.
Chè Nhà Đèn – 476 – 478 Trần Hưng Đạo B, Quận 5.
Chè Hà Ký – 138 Châu Văn Liêm, Quận 5.
Chè Thanh Tâm – 528 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận 5.
26. Chuối nướng
Chuối nướng, hay còn gọi là chuối nếp nướng, là một món ăn dân dã, trải dài từ các tỉnh Nam ra Bắc Bộ. Điểm thu hút ở món ăn này chính là vị ngọt bùi, ấm nóng của trái chuối nếp sau khi được nướng lên. Các món chuối nướng phổ biến bạn có thể dễ dàng tìm thấy chính là chuối nướng trần hoặc cuộn trong lá chuối để dậy mùi lá tươi, bánh chuối nướng và chuối nướng ăn kèm với nước cốt dừa cùng các loại “topping” khác như ăn chè.
115 Phan Đăng Lưu, phường 7, Phú Nhuận.
226 Lý Chính Thắng, P. 9, Quận 3.
Chuối Bến Tre – 29 Đường D2, Quận Bình Thạnh. Chuối nướng cốt dừa và chuối nướng mỡ hành đồng giá 12.000 VND / phần. Quán mở bán từ 14 giờ đến 22 giờ.
27. Bánh xèo
Bánh xèo là một món bánh phổ biến và rất được ưa thích ở Sài Gòn. Tên gọi của món ăn cũng rất thú vị. Sở dĩ có chữ “xèo” trong tên bánh là do khi đổ bột lên chảo nóng, phần bột tạo ra một âm thanh “xèo” và chín liền ngay đó, tỏa hương thơm ngào ngạt hấp dẫn nên mới được gọi là bánh xèo. Một món bánh xèo ngon là do ngon ở phần bột được chiên có giòn hay không, bột bánh có bở hay quá dày hay không. Có hai loại chiên bánh là chiên bánh giòn, và chiên bánh dẻo. Tùy vào sở thích của mỗi thực khách mà bạn có thể đặt chiên như vậy.
Tiếp theo, cái ngon thứ hai là ngon ở phần rau ăn kèm. Phần bánh nóng hổi khi được cuộn trong rau sà lách, rau diếp cá tươi sống, mát lạnh thì ngon gì bằng! Và cái ngon cuối cùng mới là loại nhân bạn chọn. Các loại nhân phổ biến của bánh xèo là giá (đỗ), tôm thường để nguyên vỏ, thịt heo. Nếu là nhân hải sản thì sẽ có tôm, mực. Tất cả cùng chấm trong nước mắm ngọt thì quả là mỹ thực nhân gian.
Bánh Xèo Tôm Nhảy – 164 Nguyễn Thị Nhỏ, P. 15, Quận 11. Quán chiên bánh theo phong cách bánh xèo miền Trung nên nhỏ, vừa ăn. Một bánh chỉ có giá từ 22.000 VND nhưng ăn đảm bảo “sướng miệng” do nhân rất nhiều. Quán mở từ 15 giờ đến 22 giờ.
Hồng Diên – 269 Nguyễn Văn Lượng, P. 10, Quận Gò Vấp. Bánh xèo thập cẩm 40.000 VND và bánh căn chuẩn Phan Rang chỉ 20.000 VND. Quán mở từ 15 giờ đến 22 giờ.
Bánh Xèo Đinh Công Tráng – 46A Đinh Công Tráng, P. Tân Định, Quận 1. Giá ở đây hơi “chát”, bánh xèo thường 80.000 VND và 135.000 VND cho phần đặc biệt.
Bánh xèo Ngọc Sơn – 103 Ngô Quyền, P. 11, Quận 5. Bánh xèo ở đây có giá từ 55.000 VND. Quán mở cửa từ 9 giờ đến 21 giờ.
28. Bánh tráng trộn / Bánh tráng cuộn
Một món ăn mà “đợi mãi” mới thấy xuất hiện là đây. Bánh tráng trộn phải gọi là “ngôi sao hạng A” trong tất cả các món ăn vặt yêu thích của giới trẻ Sài Gòn. Một món ăn vặt đơn giản, không cầu kỳ, dễ tìm thấy ở tất cả các hàng gánh, đặc biệt là các gánh hàng rong gần trường học, vậy mà cũng đã “chiêu mộ” được kha khá các tín đồ trung thành từ đủ mọi lứa tuổi đấy.
Nhắc đến bánh tráng trộn mà quên đi người anh em bánh tráng cuốn thì quả là một sai lầm nghiêm trọng. Món ăn này cũng được rất nhiều bạn trẻ Sài Gòn “chọn mặt gửi vàng” trong những lúc đói bụng và… kinh phí thấp nữa đấy. Món ăn này thường đi chung với nước sốt me, sốt mayonnaise, đậu phộng, khô bò, vô cùng hấp dẫn đúng không nào?
Bánh tráng trộn:
Bánh Tráng Trộn Long – 34 Nguyễn Thượng Hiền, Quận 3. Bánh tráng trộn và bánh tráng cuốn đồng giá 20.000 VND, có phần bánh tráng trộn đặc biệt 35.000 VND. Quán mở từ 10 giờ đến 22 giờ.
Ngọc Hoa – 16 Đường Số 3, P. An Phú, Quận 2. Một bịch chỉ 15.000 VND.
Bánh Tráng Trộn Gia Định – 66 Phan Văn Trị, P. 12, Quận Bình Thạnh. Quán bánh tráng trộn nổi tiếng ở khu trường học Gia Định, rất được học sinh yêu thích nay dời về Phan Văn Trị. Bánh tráng nướng chỉ 10.000 VND / cái, còn bánh tráng trộn nhiều nhân, cực chất lượng có giá từ 15.000 VND / phần.
Bánh tráng cuốn:
Bà Bắc – 40 Đường Số 11, Quận 4. Một phần bánh tráng cuộn 10 cuốn có giá 17.000 VND.
29. Dừa tắc
Nếu sữa tươi là thức uống gắn với tuổi thơ của nhiều bạn trẻ Sài Gòn thì dừa tắc nhất định chính là thức uống thứ hai đấy. Nhớ mỗi giờ nghỉ trưa, các bạn học sinh thường ùa ra trước cổng trường, tìm cho mình một hàng dừa tắc và gọi hẳn 2 ly để giải khát. Vậy thì thức uống này có gì hấp dẫn đến như vậy? Dừa tắc chính là nước dừa xiêm ngọt mát được thêm vào nước tắc chua thanh để cân bằng lại vị. Tuy không có trân châu như các món trà sữa, dừa tắc lại được uống kèm với những lát thơm, những miếng cơm dừa, nhai cũng rất vui miệng.
Nước Dừa Tắc – Pasteur – Khúc 254 Pasteur, Quận 3. Do quán vỉa hè nên không có địa chỉ cụ thể. Quán mở cửa từ 10 giờ đến 23 giờ, là một địa chỉ dừa tắc khá nổi tiếng với giới trẻ Sài Gòn. Một ly dừa tắc chỉ có giá từ 12.000 VND thôi. Bạn có thể gọi thêm “topping” như thêm dừa, hoặc thơm / dứa, vị vô cùng đặc biệt.
30. Nước sâm
Và chúng ta đã đến món ăn ngon Sài Gòn trong chuyến hành trình quyết tâm “ăn sạch” Sài Gòn rồi! Để kết thúc chuyến đi ẩm thực này, tôi sẽ giới thiệu một thức uống quen thuộc, nhẹ bụng và có khả năng làm giải khát cực tốt – nước sâm. Vốn dĩ đã quá nổi tiếng nên không cần mô tả dài dòng về thức uống này. Vậy thì tại sao ly nước sâm quá đỗi giản đơn thế này lại nổi tiếng ở Sài Gòn đến thế? Có thể là do ở Sài Thành chỉ có hai mùa, mùa nóng và mùa… nóng hơn nên một ly nước sâm đá ngọt lành, mát dịu như dòng suối tưới mát cả tâm hồn mới gây được nhiều yêu thương thế ở thành phố này.
Nước Sâm Cô Ba – 110 Điện Biên Phủ, Quận 1. Giá nước sâm ở đây là 7.000 VND / ly, 18.000 VND / chai, 30.000 VND / chai to.
Nước Sâm Nước Mát Hồng Phong – 54 Lê Hồng Phong, P. 3, Quận 5. Một địa chỉ bán nước sâm khá nổi tiếng và lâu đời. Nước rong biển, nước sâm có giá từ 8.000 VND / ly uống tại chỗ. Quán mở cửa từ 7 giờ đến 23 giờ.
Nước Sâm Tươi – 111 Võ Văn Kiệt, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1. Tại đây có bán nước sâm 10.000 VND và 12.000 VND với nước sâm hạt chia. Ngoài ra quán còn bán món cơm cháy mỡ hành để ăn kèm cũng rất hấp dẫn.
Cách Làm Phá Lấu Bò Ngon Trọn Vị Tại Nhà
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu làm phá lấu bò gồm có:
Lòng bò, sách bò, lá nách: 500 gram
Dừa tươi nạo sợi: 500 gram
Nước cốt dừa: 300 ml
Bánh mì: 250 gram
Rau gia vị: gừng, tỏi, giềng băm nhuyễn mỗi thứ 20 gram
Gia vị chế biến: hạt nêm, muối ăn, nước mắm, xì dầu, ớt bột, ngũ vị hương.
Hoa quế, hoa hồi: 20 gram
Lá cari: 20 gram
Chanh tươi: 3 trái
2. Cách chọn nguyên liệu
Để có được món phá lấu thơm ngon và đậm đà, thì phần lựa chọn nguyên liệu là điều quan trọng nhất. Biết được điều đó, Ba Con Cừu sẽ mách bạn bí kíp nhỏ xíu trong khâu lựa chọn nguyên liệu cho món ăn này.
2.1. Bao tử bò
Bao tử bò còn tươi ngon sẽ có màu trắng nõn, bề mặt có nhiều “gai” nhỏ. Nếu bao tử bò có màu hay đặc điểm lạ thì tuyệt đối không nên mua.
2.2. Tim bò
2.3. Gan bò
Trong các bộ phận nội tạng của bò thì gan có lẽ là cơ quan có màu sắc đậm nhất với màu đỏ sẫm. Chọn lá gan nào chắc tay, khô ráo và không có hiện tượng chảy nước hay dịch.
2.4. Ruột bò
Ruột bò tươi ngon có màu trắng sạch. Trên bề mặt ruột không có các nốt đen, viêm hay có dấu hiệu dập nát.Với phần lòng bò, dù nguyên liệu có là gì thì bạn cũng đừng quên kiểm tra mùi hương của chúng. Lòng bò tươi ngon thì bao giờ cũng có mùi thơm gây gây của thịt tươi chứ không có mùi hôi khó chịu.
3. Cách làm phá lấu bò
Bước 1: Cách sơ chế lòng bò đúng chuẩn
Bắc một nồi nước lớn lên bếp sau đó cho phần gừng tươi đập dập vào đun nóng. Nước nóng, cho phần nội tạng đã làm sạch vào trần qua rồi lại tiếp tục đem ra rửa sạch. Rửa xong, bạn vẩy lòng cho ráo nước.
Bước 2: Tẩm ướp nguyên liệu
Thái miếng phần nội tạng bò cho vừa ăn sau đó bỏ vào một chiếc tô lớn. Ướp kỹ với ½ thìa cafe ngũ vị hương, ½ thìa bột cari, ½ thìa mắm, 1 thìa đường, 1 thìa xì dầu, 1 thìa ớt xay.
Trộn gia vị xong, bạn tiếp tục ướp nội tạng bò với ½ phần tỏi băm + ½ giềng xay. Trộn đều và để nguyên liệu ngấm gia vị trong ít nhất 60 phút.
Bước 3: Nấu phá lấu
Bắc chảo lớn lên bếp, cho phần tỏi + giềng còn lại vào cùng với chỗ hồi, quế phi thơm vàng. Tiếp theo, đổ hỗn hợp lòng bò đã ướp đủ thời gian vào xào cho săn.
Khi lòng bò đã săn lại, đổ nước dão dừa vào chảo và nấu liu riu cho đến khi lòng bò mềm. Trong quá trình nấu, bạn cần mở hé vung để đảm bảo nước dùng không bị đục.
Lòng bò chín mềm, tiếp tục đổ phần nước cốt dừa vào rồi đun lại cho sôi. Nêm gia vị cho vừa ăn sau đó tắt bếp. Thưởng thức phá lấu bò cùng các loại rau thơm và bánh mì.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phá Lấu Sài Gòn: Địa Chỉ Ăn, Cách Chế Biến Chuẩn Vị trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!