Đề Xuất 3/2023 # Quy Trình Làm Bánh Trung Thu Bằng Dây Chuyền Sản Xuất # Top 8 Like | Leparkspa.com

Đề Xuất 3/2023 # Quy Trình Làm Bánh Trung Thu Bằng Dây Chuyền Sản Xuất # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Quy Trình Làm Bánh Trung Thu Bằng Dây Chuyền Sản Xuất mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Quy trình làm bánh trung thu ngày nay đang được chuyển dần từ các công đoạn thủ công qua các công đoạn tự động và bán tự động với sự hỗ trợ của các thiết bị.

Tùy thuộc vào quy mổ xưởng sản xuất cũng như tiêu thụ đầu ra mà sẽ đầu tư lượng thiết bị máy móc khác nhau và quy trình làm bánh trung thu cũng sẽ có các công đoạn khác nhau.

Với các xưởng quy mô vừa và nhỏ, việc đầu tư cho một dây chuyền sản xuất bánh trung thu tự động, hiện đại và chuyên nghiệp là điều không khả thi do sự tốn kém chi phí đầu tư cũng như tính thiếu linh hoạt để thay đổi sản xuất cho các mùa khác. Do vậy việc đầu tư cho từng thiết bị sẽ giúp các cơ sở sản xuất có thể tăng năng suất cũng như hiệu quả làm việc cao hơn mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt, thay đổi sản phẩm theo từng mùa vụ.

Phân tích quy trình làm bánh trung thu

1. Nước đường làm bánh

Nước đường làm bánh nướng thường có các nguyên liệu chính: đường nâu, đường cát trắng, nước và chanh; còn với nước đường làm bánh dẻo thì sẽ chỉ có đường cát trắng, nước và chanh. 

Quá trình đun nước đường cần chú ý về nhiệt độ vừa đủ và phải đảo đều để nước  không bị cháy, có độ kết dính cũng như màu đẹp. Quá trình làm thủ công yêu cầu người làm phải có tay nghề tốt để đảm bảo chất lượng cho nướng đường thành phẩm. Thời gian thực hiện lâu và khối lượng làm một mẻ thường không lớn.

Để tăng năng suất, đảm bảo chất lượng cũng như thời gian cho công đoạn này, Viễn Đông đã chế tạo và phân phối dòng sản phẩm nồi nấu nước đường mạch nha có cánh khuấy. Nồi có dung tích sử dụng từ 40-200 Lít cho một mẻ, với công suất từ 6-12kW tùy thuộc dung tích để vận hành cánh khuấy đảm bảo có thể khuấy đều và liên tục trong quá trình nồi chạy. Kết hợp việc sử dụng inox cao cấp 2 lớp và phương pháp đun cách thủy đảm bảo không có hiện tượng bị cháy, khét, đen nước đường, đảm bảo chất lượng cho thành phẩm.

2. Bột dầu

Bột dầu là hỗn hợp giữa bột bánh in và dầu ăn, đảo đều để đảm bảo độ dẻo cũng như kết dính của bột. Bột dầu là thành phần hỗ trợ giúp kết dính nhân bánh. Công đoạn đảo bột yêu cầu người làm phải có sức khỏe tốt, đảo bột đều, dẻo và có độ kết dính tốt. Với quá trình làm thủ công thì khối lượng bột làm không được nhiều, cũng như thời gian làm lâu.

Máy trộn bột mì đặc vừa hỗ trợ quá trình làm bột dầu cho nhân bánh, vừa hỗ trợ làm bột cho vỏ bánh, là sản phẩm thiết yếu được sử dụng trong quy trình làm bánh trung thu. Với khối lượng một mẻ bột khoảng 7-10kg tùy từng máy, máy có thể đánh trong thời gian chỉ 4-5 phút.

3. Nhân bánh trung thu

Trên thị trường hiện nay đa dạng các loại nhân bánh trung thu, tùy theo sở thích cũng như thị hiếu thì cơ sở sản xuất có thể tùy chỉnh nguyên liệu làm các loại nhân bánh khác nhau và quy trình làm bánh trung thu các loại cũng sẽ thay đổi công đoạn. Tuy nhiên 2 loại nhân truyền thống vẫn phổ biến hiện tại là: nhân bánh nướng thập cẩm trứng muối và nhân đậu xanh trứng muối.

– Cách làm trứng muối thông thường là tách lòng đỏ trứng, khử mùi bằng rượu Mai Quế Lộ, rồi mang đi hấp khoảng 12 phút.

– Với nhân thập cẩm thường bao gồm mè trắng, hạt dưa, hạt điều, lạp xưởng, mứt gừng, mứt sen, mứt bí xoay nhuyễn, lá chanh và trần bì thái nhỏ trộn đều với dầu mè, nước tương, nước đường bánh nướng, dầu hào, rượu mai quế lộ, đường cát trắng cùng với bột dầu trộn đều.

– Với nhân đậu xanh thì sử dụng đậu xanh xay nhuyễn cùng đường cát trắng và bột dầu, vani, sên nhân nhuyễn và đảm bảo độ dẻo, kết dính.

Quá trình sên nhân là công đoạn quan trọng trong quá trình làm nhân bánh. Nếu sên nhân với lửa to có thể làm nhân bánh bị cháy, khô, giảm chất lượng nhân bánh. Công đoạn này yêu cầu người thực hiện có kỹ thuật cao mới có thể làm được với khối lượng nhiều. Tuy nhiên với phương pháp thủ công, để đạt hiệu quả tốt thì thường phải chia ra để sên nhiều lần.

Giải pháp giúp tăng hiệu quả, cũng như thời gian sên nhân chính là đầu tư sử dụng máy sên nhân Viễn Đông. Với nồi sên nhân 50 lít, một mẻ có thể sên được khối lượng khoảng 30kg, có thể cài đặt nhiệt độ và thời gian của máy sên, cũng như tốc độ nhanh chậm của cánh đảo. Kết hợp chất liệu inox cao cấp với phương pháp đun cách thủy sẽ đảm bảo nhân không bị cháy, đảm bảo độ dẻo, kết dính của nhân bánh.

Công đoạn cuối cùng là nhồi trứng muối vào nhân bánh, nếu không thích sử dụng trứng muối thì có thể chia nhân đều ra là được.

4. Làm vỏ bánh trung thu

Với vỏ bánh nướng, nguyên liệu bao gồm nước đường làm bánh, dầu ăn, lòng đỏ trứng và bột mì. Hỗn hợp sẽ được trộn và nhào kỹ để đảm bảo độ nhuyễn, dẻo và kết dính của bột.

Với bột bánh dẻo thì nguyên liệu sẽ bao gồm nước đường bánh dẻo, tinh dầu bưởi và bột bánh dẻo.

Tương tự với bột dầu, để làm vỏ bánh nướng thì quá trình đảo bột yêu cầu người thực hiện có sức khỏe tốt, thực hiện đảo bột liên tục và đều tay. 

Với công đoạn này, sử dụng máy trộn bột mỳ đặc vừa giúp tiết kiệm được thời gian, công sức, vừa tăng hiệu quả công việc cũng như chất lượng sản phẩm.

Máy trộn bột mỳ có thể trộn được khối lượng 7-10kg/mẻ trong thời gian chỉ 4-5 phút.

Sau khi bột làm vỏ bánh đã xong thì tiến hành vào bánh (cho nhân vào trong vỏ bánh)

5. Dập khuôn bánh trung thu

Thông thường với phương pháp dập khuôn thủ công, một người là chuyên có thể đóng khuôn được khoảng 10-15 bánh. Tuy nhiên việc làm thủ công nhanh cũng kèm theo rủi ro như bánh không đều, nếu xảy ra sự cố với một bánh như bị lệch, vỡ, hoặc dính vào khuôn thì tốc độ sẽ giảm đi rất nhiều.

Khi sử dụng máy định hình bánh trung thu sẽ giúp cải thiện tốc độ lên khoảng 2400-3000 bánh/giờ, độ chính xác cao, đảm bảo năng suất ổn định.

Với bánh nướng thì sẽ có thêm công đoạn nướng bánh.

Nướng bánh được chia là 2 giai đoạn:

– Nướng bánh ở nhiệt độ 210 độ trong 10 phút, sau đó đưa bánh ra ngoài.

– Quét hoặc phun hỗn hợp (lòng đỏ trứng gà, dầu mè, trứng vịt) lên vỏ bánh, sau đó đưa vào nướng thêm 15 phút.

Lò nướng bánh trung thu là một trong những sản phẩm thiết yếu hỗ trợ cho quá trình làm bánh trung thu nướng. Nhiệt độ lò có thể điều chỉnh từ 0-300 độ, với 2 luồng nhiệt bên trên và bên dưới giúp làm chín bánh đều và đẹp hơn.

6. Làm bao bì cho bánh trung thu

Phần cuối cùng của quy trình làm bánh trung thu là đóng gói bao bì sản phẩm bánh trung thu bao gồm vỏ bánh in thương hiệu, NSX, HSD và hút ẩm. Việc đóng gói bao bì chuyên nghiệp sẽ giúp tăng giá trị cho bánh, cũng như tạo được sự đánh giá cao cho khách hàng.

Các máy đóng gói Viễn Đông cung cấp bao gồm:

Máy hàn miệng túi liên tục hoặc máy hàn miệng túi có thổi khí:

Máy in date hỗ trợ in NSX và HSD:

Quy trình làm bánh trung thu được giới thiệu trên bài viết mang tính chất tham khảo, với từng cơ sở làm bánh sẽ có những bí quyết riêng để tạo ra hương vị đặc trưng nhằm thu hút khách hàng.

Thông tin liên hệ

Để được hỗ trợ và tư vấn dây chuyền làm bánh trung thu phù hợp với xưởng sản xuất của mình, hãy liên hệ tới chi nhánh Viễn Đông gần nhất để được tư vấn về các dòng máy cùng các chính sách mua hàng và bảo hành đảm bảo quyền lợi cho khách hàng

Với nhu cầu làm bánh mì, bánh ngọt quy mô nhỏ, chi phí hạn hẹp thì bạn có thể chọn mua 2 chiếc máy quan trọng nhất: Máy trộn bột – Lò nướng bánh. Các công đoạn còn lại thì làm thủ công vì số lượng làm không quá nhiều.

Nhưng khi sản xuất bánh với số lượng lớn từ 500 bánh/ ngày trở lên, hãy đầu tư dây chuyền làm bánh đầy đủ với:

Giả sử, bạn cần làm 500 bánh mì/ ngày, cần có Máy trộn bột 7kg – Máy chia bột bằng tay 36 phần – Máy se bột 3 băng – Tủ ủ bột 16 khay – Lò nướng bánh mì đối lưu 5 khay. Tổng giá dây chuyền làm bánh này khoảng ~ 100 triệu đồng.

Liên hệ ngay tới Viễn Đông để được tư vấn máy làm bánh mì phù hợp với nhu cầu sản xuất của bạn!

Dây Chuyền Sản Xuất Kẹo Dẻo

IFOOD Việt Nam cung cấp giải pháp tổng thể, dây chuyền thiết bị sản xuất kẹo dẻo tiên tiến nhất hiện nay. Dây chuyền được các chuyên gia đầu nghành thiết kế với tính tự động hóa cao, và là trợ thủ đắc lực để sản xuất liên tục khối lượng lớn các loại kẹo có hình dáng và màu sắc khác nhau, cho phép đa dạng nhiều sản phẩm trên cùng một dây chuyền.

Các mẫu kẹo dẻo được sản xuất bởi dây chuyền của IFOOD

Khi lắp đặt dây chuyền đồng bộ tại IFOOD, các công đoạn bao gồm: xây dựng công thức sản phẩm, thiết kế hệ thống, lắp đặt máy móc, tìm nguồn nguyên liệu (bao bì, phụ gia, hương liệu,…), tính toán giá thành sản phẩm, nhân sự,…đều được chúng tôi hỗ trợ từ A tới Z. Công suất hệ thống sẽ được thiết kế tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, nếu Quý khách hàng có nhu cầu mua từng thiết bị để tích hợp vào dây chuyền có sẵn, xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi, các chuyên gia tại IFOOD sẽ tính toán công suất và tư vấn lựa chọn thiết bị sao cho đồng bộ với dây chuyền có sẵn của Quý khách hàng.

Sau khi bàn giao dây chuyền cho quý khách, các kỹ sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ đào tạo vận hành cho nhân viên tại nhà máy, đảm bảo quá trình hoạt động trơn tru và dễ dàng.

Ngoài tư vấn chuyển giao công nghệ và lắp đặt dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, IFOOD còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, gồm các khâu sau: khảo sát cơ sở, tư vấn tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, nhân sự, nguyên liệu, quy trình, hồ sơ xin cấp phép. Tư vấn các vấn đề pháp luật, bộ ngành quản lý trong lĩnh vực thực phẩm, tư vấn giấy phép sản xuất, kinh doanh thực phẩm…

Miễn phí toàn bộ chi phí bảo hành, sửa chữa thay thế phụ kiện cho khách hàng trong thời gian bảo hành.

Có chương trình kiểm tra bảo dưỡng định kỳ.

Thiết bị sử dụng trong dây chuyền sản xuất kẹo dẻo

Thiết bị phối trộn : Để pha trộn các nguyên liệu (bột, đường, phụ gia…) theo yêu cầu của quy trình.

Bơm 1: Chuyển hỗn hợp phối trộn vào nồi nấu kẹo.

Nồi nấu kẹo: Làm nóng hỗn hợp để đạt được nhiệt độ theo yêu cầu của sản phẩm.

Bơm 2: Chuyển hỗn hợp nóng vào bồn chứa để bảo quản nhiệt

Bơm chuyển đổi tần số: Chuyển các hỗn hợp từ bể chứa vào máy định hình

Bảng điều khiển : Điều khiển và kiểm soát toàn bộ quá trình theo các thông số đã được cài đặt sẵn

Máy định hình: Tạo hình dạng cho khối kẹo. Hình dạng viên kẹo tương ứng với hình dạng khuôn.

Máy Đóng gói: Đóng gói kẹo vào bao bì để lưu trữ và phân phối ra thị trường.

Đặc điểm của dây chuyền sản xuất kẹo dẻo

Các thiết bị được chế tạo từ các vật liệu có chất lượng cao chống gỉ sét tuyệt đối, đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.

Các bộ phận điện và bộ phận khí nén mà chúng tôi sử dụng đều áp dụng các nhãn hiệu uy tín như Siemens, Schreinder, ABB, Airtac,…có tuổi thọ cao và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Bằng cách thay thế các khuôn mẫu và vòi phun của máy định hình cho phép sản xuất nhiều loại kẹo với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau, giúp đa dạng các sản phẩm trên một dây chuyền.

Thiết bị tự động pha trộn các nguyên liệu, phụ gia, rượu, axit theo một tỷ lệ chính xác để đảm bảo thành phẩm đồng đều và đạt yêu cầu công nghệ.

Do thiết kế hợp lý, cấu trúc của dây chuyền sản xuất này tương đối nhỏ gọn, giúp tiết kiệm diện tích phân xưởng.

Dây chuyền có tính tự động hóa cao, hoạt động ổn định giúp tiết kiệm thời gian và nhân công lao đông, là sự lựa chọn tốt nhất để giảm giá thành sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Video mô tả quy trình sản xuất kẹo dẻo tự động

Bật Mí Về Quy Trình Sản Xuất Xúc Xích

Tổng quan về quy trình sản xuất xúc xích

Chế biến xúc xích là một cách để bảo quản và vận chuyển thịt. Từ thời nguyên thủy xa xôi, người ta đã phát hiện quả mọng khô và gia vị đã được thêm vào để tẩm ướp thịt. Khoảng từ năm 600 đến 500 trước Công nguyên, người ta đã đề cập tới xúc xích ở Trung Hoa, La Mã và Hy Lạp. Từ “sausage” xuất phát từ tiếng Latin “salsus”, nghĩa là “được muối” hoặc “được bảo quản nhờ muối”. Các sản phẩm xúc xích đã trở nên đa dạng hơn về hương vị, kết cấu và cả hình dáng, làm nên nhiều loại xúc xích với các nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất.

Xúc xích được ưa chuộng và mang lại danh tiếng cũng như tiền tài cho các nhà sản xuất xúc xích và cả các thành phố mà xúc xích mang tên. Ngày nay có hơn 250 loại xúc xích được bán và nhiều loại khi nghe tên có thể tìm ra thị trấn hay quốc gia mà chúng xuất thân. Vai trò đương thời của xúc xích rất hợp với lối sống hiện đại của ta, xúc xích có thể là món khai vị ăn chơi hay cả là món chính cho bữa ăn nhanh gọn. Hơn nữa, xúc xích khá an toàn để tiêu thụ nhờ tác dụng của muối, pH, quá trình muối, sấy và nấu để bảo quản sản phẩm và loại trừ các vi khuẩn có hại. Xúc xích là thức ăn tiện lợi, có nhiều loại và hương vị, mang lại nguồn protein chất lượng cao cũng như một lượng phù hợp các acid amin thiết yếu để cơ thể phát triển, duy trì và phục hồi. Xúc xích cũng mang lại lượng vitamin và khoáng chất đáng kể.

Các loại xúc xích

Xúc xích có thể được làm từ bò, cừu, gia cầm, heo, bê và cả thịt động vật hoang dã, hoặc từ việc phối trộn các loại thịt khác nhau. Làm xúc xích là một sự pha trộn giữa các quy trình truyền thống và quy trình mới mang tính khoa học, phần lớn sẽ được cơ giới hóa. Theo truyền thống, xúc xích được tạo hình đối xứng, nhưng bây giờ có vô vàn hình dạng và kích cỡ để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Xúc xích được phân loại theo nhiều cách nhưng có lẽ tiện nhất là dựa trên cách nó được chế biến. Phương pháp chế biến mang lại những đặc điểm dễ nhận dạng cho xúc xích và các loại xúc xích thì được phân loại như sau:

Quy trình sản xuất xúc xích

Các bước chính để sản xuất xúc xích:

Chọn lựa nguyên liệu

Chất lượng của sản phẩm xúc xích phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào. Thịt phải tươi, có chất lượng cao, có tỉ lệ nạc mỡ phù hợp và có khả năng kết dính tốt. Thịt phải sạch và không bị nhiễm khuẩn và vi sinh vật, an toàn để sử dụng. Việc chọn lựa gia vị nêm nếm và kết hợp với lượng phù hợp cũng quan trọng không kém. Các gia vị phải bổ trợ lẫn nhau để tạo nên một sản phẩm làm hài lòng người tiêu dùng. Cũng có nhiều nguyên liệu không phải thịt quan trọng cho quá trình làm xúc xích. Chúng làm ổn định hỗn hợp thịt và thêm các tính chất đặc thù và hương vị cho sản phẩm cuối cùng. Các nguyên liệu dùng cho xúc xích tươi bao gồm nước, muối, chất chống oxy hóa cùng các gia vị truyền thống. Lượng nguyên liệu không phải thịt thì được tính dựa trên tổng khối lượng của hỗn hợp trộn.

Bước này được thực hiện hiệu quả nhờ máy nghiền thịt. Nguyên liệu thịt được nghiền để tạo thành các hạt nhỏ và đều về kích cỡ. Thịt xay là nguyên liệu chính để làm xúc xích. Tính chất của nguyên liệu thịt cho xúc xích sẽ quyết định loại xúc xích – nhìn chung về vị, kết cấu, hương, hàm lượng protein và chất béo. Quá trình xay tùy thuộc vào nhà sản xuất và bản chất của sản phẩm. Có sản phẩm xúc xích dùng thịt xay không mịn trong khi có loại dùng thịt xay mịn. Một số nhà sản xuất còn xay cả nạc và mỡ riêng và xay nạc nhuyễn hơn là thịt mỡ.

Phối trộn thịt và các nguyên liệu

Nhà sản xuất cẩn thận kiểm soát việc phối trộn thịt và các nguyên liệu khác để tạo nên đặc điểm mong muốn cho công thức xúc xích cụ thể. Thịt và các nguyên liệu được cho vào máy xay thịt và xay kĩ để các gia vị được trộn đều với nhau.

Hun khói

Hun khói được dùng để làm khô thịt và tạo nên xúc xích hun khói và tạo hương vị cho sản phẩm. Theo truyền thống, hun khói có mục đích ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Máy tạo khói giúp tạo khói tự nhiên từ quá trình đốt mùn cưa gỗ cứng, mảnh gỗ và khúc gỗ một cách có kiểm soát. Tuy nhiên, máy hun khói tự động đã cải tiến quy trình hun khói, giúp xử lý thịt an toàn và vệ sinh hơn phương pháp truyền thống.

Đóng gói và bảo quản

Xúc xích tươi thỉnh thoảng được đóng gói để bán cho khách. Sản phẩm có thể được đóng gói trong bao bì nhựa không thấm khí để bảo quản hay trưng bày lạnh. Bao bì cụ thể tùy vào nhu cầu của người sử dụng. Nhà sản xuất phải theo sát tiêu chuẩn vệ sinh khi đóng gói xúc xích để tránh nhiễm bẩn. Thường xúc xích bán lẻ được đóng gói theo khay. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm xúc xích được đóng gói chân không, tiêu thụ trong ngày và ăn được 100%. Cần xử lý cẩn thận và bảo quản đúng cách để giữ độ tươi ngon, dùng ngay hoặc để đông lạnh đến 1-2 tháng mà không ảnh hưởng đến vị và chất lượng sản phẩm. Cần loại bỏ không khí ra khỏi bao bì dù là bọc bằng túi/giấy có khóa hoặc bọc nhựa.

Sự đa dạng của xúc xích trong đời sống hàng ngày

Xúc xích dùng để ăn khai vị trong bánh kẹp hoặc nguyên liệu trong các món hầm. Xúc xích mà không có màng bao là thịt xúc xích và có thể được chiên hoặc nhồi vào món có gia cầm, hoặc bọc các nguyên liệu khác như món trứng Scotch. Tương tự, thịt xúc xích được bọc bởi bột bánh ngàn lớp là món cuộn xúc xích.

Xúc xích được chiên trong dầu, có thể ăn trong bữa sáng, trưa. Xúc xích ngọt cũng được chế biến bằng cách dùng trái cây khô, hạt, caramel và socola, bọc bởi bơ và đường. Các loại này thì được làm lạnh thay vì chiên, và được dùng tráng miệng. Xúc xích cũng được làm với các nguyên liệu bản địa, như phong cách Mexico thì dùng oregano và ớt đỏ guajillo trong xúc xích chorizo của Tây Ban Nha để tạo vị cay hơn. Một số loại xúc xích còn có nguyên liệu như táo và phô mai và các loại rau.

Theo mũi tên

Các bước chính để sản xuất xúc xích và thiết bị sử dụng:

Máy xay thịt

Máy cắt thịt tốc độ cao

Máy nhồi trộn thịt

Máy làm xúc xích

Máy nhồi nhân và tạo hình xúc xích

Xe treo xúc xích

Lò hun khói

Máy đóng gói chân không

Quy trình thực tế:

Bản quyền bài viết thuộc về đội ngũ Science Vietnam. Vui lòng để lại nguồn và link bài viết khi sao chép.

Quy Trình Nấu Rượu Thủ Công, Cách Sản Xuất Rượu Gạo Truyền Thống

Quy trình nấu rượu gạo thủ công truyền thống

Thứ 1: Nguyên liệu

Để có được mẻ rượu thơm ngon trước hết chúng ta cần lựa chọn nguyên liệu tốt, chính là những sản phẩm rất thân thuộc với người nông dân.

Gạo nếp cái hoa vàng

Men gạo được úp từ 32 vị thuốc bắc

Nước giếng sâu, không nên dùng nước máy vì trong nước có Clo sẽ ảnh hưởng đến hương vị của rượu.

Thứ 2: Quy trình nấu rượu gạo thủ công

Bước 1: Gạo nếp cái hoa vàng chúng ta nấu chín đều, sau đó tãi mỏng ra một mặt phẳng, mục đích là để cho cơm bay hơi và rắc men.

Sau khi tãi cơm, trong thời gian chờ cơm nguội chúng ta đi ghiền men ra thành bột càng nhỏ càng tốt. Chúng ta chờ cho cơm bay hơi và nguội dần cho tới khi nào sờ thấy ấm tay thì bắt đầu rắc men. Trong quá trình rắc men cần lưu ý rắc đều cả 4 mặt để cho cơm ngấu đều.

Bước 3: Ủ cơm

Rắc men xong chúng ta đổ cơm vào chum sành ủ khoảng 1 tuần cho lên men, sau đó đổ thêm nước vào ủ tiếp 2 tuần.

Bước 4: Chưng cất rượu

Đây là một trong những khâu rất quan trọng trong quy trình nấu rượu truyền thống vì khâu này sẽ cho ra những giọt rượu mà chúng ta vẫn uống.

Sau 2 tuần chúng ta đổ toàn bộ cả nước, cả cái thu được vào nồi đồng sau đó dun sôi, khi nước sôi chúng ta giảm dần nhiệt độ để hơi nước không bốc lên quá nhanh, người ta gọi là bốc bã. Nguyên lý hoạt động là nước sôi, hơi nước bốc lên ngưng tụ lại thành nước chảy ra theo ruột gà, cho nên người ta vẫn gọi rượu là nước cất, do vậy các bác đã mua rượu gạo chuẩn thì chắc chắn không thể ngộ độc, các trường hợp ngộ độc rượu đa phần là uống phải rượu giả, rượu pha chế.

Bước 5: Hạ thổ rượu

Rượu gạo mới nấu ra có thể uống luôn nhưng không nên vì lúc này trong rượu còn nhiều methanol, chúng ta cần đổ rượu vào chum sành hạ thổ hoặc để chỗ có nhiệt độ mát, ổn định ít nhất 6 tháng mới nên uống.

Theo thời gian lượng methanol trong rượu sẽ giảm dần, và lúc này nồng độ rượu cũng giảm theo, uống sẽ có cảm giác êm êm, cay cay, nồng nồng…rất thú vị.

Website: http://Ongduong.com

Hotline: 0904 75 3050 (Zalo, Viber)

Fanpage: https://www.facebook.com/ruouongduong/

Hầm Rượu: Đội 7, thôn Thượng, xã Phùng Xá, H. Mỹ Đức, Tp. Hà Nội

Showroom: 21/77 Đặng Xuân Bảng, Hoàng Mai, Hà Nội

Bạn đang đọc nội dung bài viết Quy Trình Làm Bánh Trung Thu Bằng Dây Chuyền Sản Xuất trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!