Đề Xuất 3/2023 # Tổng Hợp Các Món Ăn Từ Trứng Ăn Hoài Không Chán # Top 3 Like | Leparkspa.com

Đề Xuất 3/2023 # Tổng Hợp Các Món Ăn Từ Trứng Ăn Hoài Không Chán # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tổng Hợp Các Món Ăn Từ Trứng Ăn Hoài Không Chán mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tổng hợp các món ăn từ trứng ăn hoài không chán

1.Món ăn từ trứng – Trứng chiên rau củ quả

Trứng chiên thông thường ăn nhiều làm cho bạn bị ngấy, vạy hãy thử hay món trứng chiên rau củ quả. Khi kết hợp chiên với các loại rau củ quả sẽ làm cho món trứng chiên bớt ngấy, tăng thêm nhiều chất đòng thời cùng là một món ăn lạ miệng cho gia đình.

Bạn có thể kết hợp trong món trứng chiên thêm dưa leo, thịt băm, cà rốt và một số loại rau củ quả yêu thích để chế biến món ăn theo khẩu vị bạn ưa thích.

2.Trứng ngon hơn với trứng chiên đậu hũ non

Chỉ cần một vài quả trứng gà kết hợp thêm với đậu hũ non, nước tương, gia vị và một chút hành lá là bạn đã có ngay một cách chế biến món trứng chiên hoàn toàn mới. Trứng kết hợp với đậu tạo nên một món ăn thanh đạm, dễ ăn. Đặc biệt rất phù hợp với những người ăn chay.

3.Bún trứng chiên – Mon ngon từ trứng lạ miệng hấp dẫn

Bún trứng chiên, vừa cung cấp protein có trong trứng vừa cung cấp một lượng tinh bột trong bún, nên được xem như một mó ăn vặt nhưng lại đầy đủ chất cho con trẻ. Độ giòn, thơm thơm béo ngậy như một chiếc bánh. Bạn có thể chế biến món này cho các bé. Ngoài bún, bạn có thể chế biến cùng với bánh phở, mì tôm trụng chín.

4.Trứng nướng – Món ngon lạ miệng

Món ăn này đòi hỏi một sự cầu kì nhất định nhưng bù lại hương vị thì sẽ làm bạn nhớ mãi không quên. Bạn cần gõ nhẹ vào đầu trứng được một lỗ to vừa một đầu cây đũa cho trúng vào ngoái rồi để ra tô. Cho các gia vị như mật ong, gia vị vào khuấy đều với nhau sau đó cho ngược trở lại vỏ trứng để nướng.

Trứng nước kết hợp thêm với muối tiêu chấm trứng sẽ là một món ăn vô cùng thích hợp cho những ngày mưa.

5.Trứng chiên sốt cà chua

Không quá cầu kì trong cả nguyên liệu nấu đến cách chế biến, bạn chỉ cần 2 quả trứng gà cùng 2 quả cà chua nhỏ thêm chút gia vị và hành lá là đã có thể bắt tay vào chế biến.

Trứng trộn đều cùng gia vị sau đó cho vào chảo đun đến khi trúng đông lại thành từng miếng nhỏ rồi cho ra đĩa, sau đó cho cà chua vào đun chín, đỏ trứng trở lại nêm nếm lại gia vị và cho thêm chút hành lá vào để món ăn thơm, hấp dẫn hơn.

Nghe tên đã thấy hấp dẫn. Không chỉ vậy, đây còn là một món ăn vô cùng bổ dưỡng khi kết hợp trứng gà, trứng vịt muối cùng với trứng bắc thảo. Trứng gà có màu vàng nhạt, trứng muối màu cam thêm với trứng bắc thảo màu xanh đậm tạo nên món ăn tam sắc đẹp mắt.

Trứng bắc thảo, trúng muối thái hạt lựu cho vào trộn đều cùng trứng gà, thêm gia vị và cho vào nồi hấp chín. Như vậy bạn đã có một món ăn đẹp mắt, hấp dẫn với thành phần dinh dưỡng cao.

7.Ngon hơn với món trứng ngâm coca

Thông thường ta hay ăn món trứng ngâm xì dầu, tuy nhiên trúng ngâm coca cũng không phải là một ý tưởng tồi đâu. Coca sẽ làm cho trứng không bị ngấy quá mà lại có màu sắc độc và lạ, khá là thu hút.

Chế biến cúng không quá khó. Bạn hãy luộc trứng chín hoàn toàn, sau đó cho trứng vào trong thau nước lạnh ngâm để bóc vỏ trứng cho dễ. Trong lúc đó, bạn hãy đỏ coca, nước tương thêm chút hoa hồi và quê vào cùng cho thơm. Lức này cho trứng đã bóc vỏ vào đun lử lớn đến khi sôi, vặn lửa nhỏ 15 phút rồi tắt bếp.

Đun xong đợi nguội, bạn hay bảo quản qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh, sáng hôm sau, bạn đã có món trứng ngâm coca độc đáo để thưởng thức.

7 công thức từ trứng cho 1 tuần, bạn có thể tự mình kế hợp thêm nhiều loại rau củ để chế biến với trứng, tạo ra những công thức từ trứng của riêng bạn

Một số lưu ý khi chế biến món ăn từ trứng

Trứng và sữa đậu nành là cặp đôi xung khắc có tiếng không nên sử dụng cùng nhau, bởi trong sữa đậu nành có chứa trydsin chất ức chế hoạt động, ảnh hưởng đến tiêu hóa và cản trở quá trình hấp thụ protein trong trứng.

Protein trong trứng kết hợp cùng với đường, bột ngọt tạo thành chất khiến cơ thể khó hấp thu dưỡng chất. Thế nên bạn không nên ăn chung hai thực phẩm này với nhau.

Sau khi ăn trúng không được tráng miệng bằng quả hồng.Kết hợp hai thực phẩm này sẽ đẫn đến bị ngộ đọc thực phẩm, có nguy cơ rất khó lường.

Trứng nên tránh xa các loại thịt ngỗng, thỏ, thịt baba. Nếu ăn kết hợp các loại thực phẩm này, đường rật của bạn sẽ bị kích ứng gây lên hiện tượng tiêu chả cấp, ngộ độc thực phẩm

Trứng rất tốt nhưng bạn chỉ nên ăn 2 quả trong một ngày và 5 quả cho 1 tuần để đảm bảo hệ tiêu hóa ổn định. Và nên ăn nhiều lòng trắng trúng hơn lòng đỏ sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

Tổng Hợp 10 Món Cháo Cá Lóc Ngon Bé Ăn Hoài Không Chán

Cá lóc cũng như nhiều loại cá khác, chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhưng cá lóc tốt với trẻ như thế nào và vì sao cần thêm cá lóc vào thực đơn ăn dặm của con, các mẹ có thể tham khảo các thông tin trong bài viết này.

Giá trị dinh dưỡng của cá lóc

Cá lóc rất giàu vitamin và khoáng chất nhờ đó mà cá lóc có nhiều tác dụng chữa bệnh trĩ, ổn định tinh thần, tăng sức đề kháng và tiêu hóa thuận lợi.

Bé mấy tháng thì ăn được thịt cá lóc?

Theo các tài liệu nghiên cứu về dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, khi bắt đầu ăn dặm (6 tháng tuổi), trẻ có thể ăn được thịt cá lóc. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn rằng cơ thể trẻ thích ứng và tiêu hóa được loại cá này thì hầu hết các bà mẹ thường bắt đầu cho con ăn cá lóc khi 8 tháng. Nếu con bạn ăn dặm tốt, tiêu hóa khỏe thì có thể tập cho bé ăn từ cuối tháng thứ 6 với số lượng ít, dần dần.

Cháo cá lóc nấu với rau gì để không bị tanh?

Với những tác dụng tuyệt vời của cá lóc, không còn lý do nào để mẹ loại bỏ thực phẩm này khỏi thực đơn ăn dặm của bé nữa. Để món cháo trở lên hoàn hảo, mẹ nên kết hợp nấu cháo cá lóc với các loại rau như rau ngót, rau cải, nấm, khoai… để không bị tanh. Đó cũng là những loại rau phổ biến và cực kì tốt cho sức khỏe toàn diện của bé.

Cháo cá lóc đậu xanh bổ dưỡng, bé thích mê

Đậu xanh được mệnh danh là thực phẩm vàng cho sức khỏe. Trong đậu xanh có chứa chất chống oxy hoá và dưỡng chất tốt cơ thể như chất xơ, axit béo omega-3, các vitamin E, B, C, K và các khoáng chất Ca, Mg, K, Na, Zn, sắt… Để nói về dinh dưỡng, đậu xanh cao gấp 3 lần so với gạo. Nhờ đó, các món ăn được chế biến từ đậu xanh hoặc kết hợp cùng đậu xanh có giá trị cao đối với sức khỏe.

Cách nấu cháo cá lóc đậu xanh cho bé

Nguyên liệu:

Cách nấu:

Bước 1: Cá lóc làm sạch rồi rửa sạch, luộc chín, gỡ lấy thịt đem xào qua với hành mỡ cho dậy mùi rồi để ra bát.

Bước 2: Vo sạch gạo rồi cho vào nồi nước cùng xương cá ninh thành cháo

Bước 3: Đậu xanh đem ngâm nước một lúc cho mềm.

Bước 4: Cho đậu xanh hấp chín, tán nhuyễn

Bước 5: Khi hạt cháo nở mềm, cho cá vào đảo đều rồi cho tiếp đậu xanh vào.

Bước 6: Đun tiếp 10 phút rồi nêm gia vị vừa miệng, tắt bếp, cho hành lá vào đảo đều, múc ra bát để nguội bớt rồi cho bé thưởng thức.

Cháo cá lóc nấu rau dền cải thiện bữa ăn cho trẻ

Đây là loại rau rất quen thuộc với các bà mẹ. Hàm lượng sắt trong rau dền rất cao do đó, chúng trở thành loại rau cung cấp sắt tốt nhất. Ngoài vai trò là thực phẩm, rau dền còn là vị thuốc “giấu mặt” mà không nhiều mẹ biết. Loại rau này có tác dụng làm giảm sâu răng, viêm lợi, viêm loét miệng… Với hàm lượng chất xơ cao gấp nhiều lần thực phẩm khác, rau dền đứng đầu danh sách thực phẩm giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ và các vấn đề tiêu hóa khác.

Đặc biệt, với trẻ nhỏ, thiếu canxi, còi xương là vấn đề muôn thuở khiến các mẹ đau đầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thống kê được, rau dền có hàm lượng canxi cao gấp 2 lần sữa tươi và 3 lần cải bó xôi. Khi nấu cháo cho trẻ ăn dặm cùng với thịt bò sẽ giúp tăng độ cứng xương, giảm khả năng thiếu canxi ở trẻ.

Cách nấu cháo cá lóc rau dền giữ nguyên dinh dưỡng cho bé

Nguyên liệu

500g cá lóc

3 nắm gạo ngon

1 mớ rau dền tươi

Gia vị, hành lá, hành khô

Cháo cá lóc nấu với bí đỏ cho trẻ ăn dặm

Bí đỏ là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhờ vitamin và khoáng chất dồi dào. Chất sợi trong bí đỏ giúp cải thiện tình trạng táo bón nhờ tác dụng nhuận tràng. Vitamin A giúp tăng tính linh hoạt, sáng mắt và tốt cho sự hình thành tế bào chống lại mầm bệnh. Vitamin C như một chất giúp tăng miễn dịch chống nhiễm trùng.

Cách nấu cháo cá lóc bí đỏ thơm ngon cho bé

Bước 1: Cá lóc đánh vỏ, rửa sạch, hấp chín rồi lọc lấy phần thịt, xương cho vào nồi ninh lấy nước nấu cháo cho ngọt.

Bước 2: Vo sạch gạo rồi bỏ vào nồi xương cá ninh thành cháo

Bước 3: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi hấp chín, tán nhuyễn, rây qua lưới để bỏ phần xơ củ bí.

Bước 4: Phi thơm hành mỡ với cà chua, cho thịt cá vào đảo qua cho chín thơm.

Bước 5: Khi cháo chín nở mềm thì cho phần cá vào khuấy đều, rau đó cho tiếp bí đỏ vào nấu đến khi chín.

Bước 6: Khi nhân cháo đã chín hết, nêm gia vị vừa miệng rồi cho hành lá băm nhỏ vào, tắt bếp, múc ra bát cho nguội bớt rồi cho bé ăn.

Cách nấu cháo cá lóc nấm rơm ngon mê ly

Nấm rơm cũng như nhiều loại nấm khác được sử dụng nhiều trong ẩm thực và y học. Tuy nhiên, nấm rơm có nhiều giá trị dinh dưỡng lẫn giá trị sức khỏe hơn cả. Sử dụng nấm rơm hàng ngày giúp tăng miễn dịch, tránh béo phì và chữa bệnh thiếu máu rất tốt.

Cách nấu cháo cá lóc nấm rơm cho bé

Nguyên liệu:

Công thức làm món cháo cá lóc rau cải đủ dinh dưỡng cho bé

Rau cải là một trong những loại rau họ cải chứa hàm lượng chất xơ và vitamin cao cùng nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Chính vì vậy, rau cải có nhiều tác dụng với sức khỏe như: Hỗ trợ tiêu hóa, táo bón; Bảo vệ tim mạch; Ngừa bệnh gout; Tăng sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc.

Cách làm món cháo cá lóc rau cải cho bé

Nguyên liệu:

Cách làm món cháo cá lóc nấu dứa + cà chua đánh thức vị giác

Dứa và cà chua tốt như thế nào?

Dứa chứa hàm lượng calo cực ít, là một loại quả cung cấp dinh dưỡng nhiều ngang các loại rau. Một chén nước ép dứa có thể cung cấp hơn 20 loại chấy dinh dưỡng cho cơ thể bao gồm protein, carb, chất xơ, mangan, folate, magie, niacin, kali, chất béo, vitamin C, đồng, thiamin, riboflavin và sắt… Nhờ đó, dứa có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa ung thư, tốt cho tiêu hóa, làn da và tim mạch.

Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A, C dồi dào. Với nhiều chất dinh dưỡng mà cơ thể cần mỗi ngày, cà chua có tác dụng chống oxy hóa cao, tăng đề kháng, cải thiện tình trạng táo bón và bổ cho mắt.

Công thức nấu món cháo cá lóc với dứa và cà chua cho trẻ

Nguyên liệu:

Cách nấu cháo cá lóc cải xoong bổ dưỡng cho trẻ 8 tháng

Cải xoong tốt như thế nào?

Cải xoong có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng không nhiều người để ý đến, nhất là với trẻ nhỏ. Rau cải xoong chứa lượng vitamin K dồi dào giúp cải thiện sức khỏe xương. Thiếu vitamin K dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương và xương giòn. Hơn nữa, hàm lượng folate trong cải xoong còn giúp cải thiện và duy trì mật độ xương.

Cách nấu cháo cá lóc cải xoong giàu dinh dưỡng

Nguyên liệu:

Cháo cá lóc rau mồng tơi ăn dặm cho bé từ 7 tháng đến 1 tuổi

Rau mồng tơi chứa hàm lượng lớn chất pectin (chất nhày) giúp nhuận tràng, chống béo phì. Ngoài ra, trong rau mồng tơi còn chứa nhiều chất xơ, vitamin và sắt. Loại rau này cũng giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của trẻ ở những năm đầu đời.

Cách nấu cháo cá lóc mồng tơi cho bé

Nguyên liệu:

50g cá lóc phi lê

50g mồng tơi

3 nắm gạo ngon

10g bơ lạt, hành củ băm nhuyễn, gia vị

Cháo cá lóc khoai sọ rau chùm ngây cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm

Khoai sọ và chùm ngây tốt như thế nào?

Khoai sọ chứa khoảng 27 chất xơ mà cơ thể cần hấp thụ mỗi ngày. Nhờ đó giúp tiêu hóa tốt hơn và tránh được táo bón. Khoai sọ cũng chứa chất saponin giúp nhuận tràng tránh được các bệnh về dạ dày. Ngoài ra, các vitamin A, vitamin C cùng chất chống oxy hóa phenol giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Chùm ngây là thảo dược được biết đến nhiều ở Ấn Độ. Rau chùm ngây có tác dụng trị thiếu máu, các bệnh về khớp, hen suyễn, táo bón… Hơn nữa, chùm ngây đôi khi còn dùng như vị thuốc bôi ngoài ra giúp diệt trùng, chống viêm…

Cách làm món cháo cá lóc nấu khoai sọ chùm ngây

Nguyên liệu:

Bước 1: Cá lóc làm sạch, rửa kĩ rồi hấp chín cùng 1 lát gừng cho bớt mùi tanh. Sau đó gỡ lấy thịt, bỏ xương.

Bước 2: Rau chùm ngây nhặt rồi rửa sạch, trần qua nước sôi rồi xay nhuyễn

Bước 3: Khoai sọ rửa sạch, gọt vỏ rồi luộc chín cùng chút muối, nghiền nhỏ

Bước 4: Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nước ninh thành cháo

Bước 5: Phi thơm hành mỡ rồi cho phần cá lóc vào đảo qua cho săn và thơm hơn, bớt mùi tanh. Sau đó đổ vào nồi cháo đã chín nở, khuấy đều.

Bước 6: Cho tiếp khoai sọ và chùm ngây đã rây vào khuấy đều tay cho đến khi chín. Nêm gia vị vừa ăn

Bước 7: Chờ 5-10 phút nếm lại 1 lần rồi thêm dầu ăn của bé vào, tắt bếp, cho bé ăn khi cháo còn ấm.

Cháo cá lóc khoai lang bổ dưỡng cho bé dưới 1 tuổi ăn dặm

Khoai lang tốt như thế nào?

Khoai lang chứa nhiều vitamin A, B6, B2, C, E và hàm lượng khoáng chất dồi dào như kali, sắt, Folate… và hàm lượng beta-carotene cao. Ngoài ra, khoai lang còn là nguồn bổ sung chất xơ rất tốt giúp ngăn tình trạng táo bón ở trẻ. Ngoài ra, khoai làng còn có tác dụng ngăn ngừa thiếu vitamin A, giảm stress, lo âu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Nấu cháo cá lóc khoai lang cho bé

Nguyên liệu:

Những Món Ăn Từ Cá Rô Đồng Khiến Cả Nhà Ăn Hoài Không Chán

1. Món cá rô đồng kho khế

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cá rô đồng: 500gram.

Thịt ba chỉ (ba rọi): 100gram.

Khế chua: 1 trái

Riềng xay, ớt trái.

Gia vị: Mắm, đường, hồ tiêu, dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm.

Các bước tiến hành cách làm cá rô đồng kho khế

Bước 1: Sơ chế và ướp cá rô đồng

Cá rô đồng mổ bụng, cắt bỏ mang, đánh sạch vảy, rửa sạch sau đó lấy muối ăn xát khắp thân cá rồi rửa lại bằng nước sạch.

Sau khi sơ chế cá xong ta tiến hành ướp cá với gia vị đã chuẩn bị sẵn gồm: riềng xay nhuyễn, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, ướp chừng khoảng nửa tiếng là có thể mang ra nấu. Muốn có cách làm cá rô đồng kho khế ngon ta phải đảm bảo phải nêm đầy đủ gia vị và tuân thủ đúng thời gian ướp cá nha.

Khế chua rửa sạch, cắt bỏ phần đầu, phần cuống, loại bỏ viền xung quanh cánh khế, rồi xắt thành từng miếng có độ dày chừng 1 cm.

Thịt ba chỉ (ba rọi) rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Ớt xắt từng lát nhỏ.

Bước 3: Thực hiện cách làm cá rô đồng kho khế

Bắc một cái nồi đất lên bếp đổ khoảng 3 muỗng đường vào bật lửa đun tới khi nào đường tan hết thì đổ một chút nước lọc đun tới khi sôi thì cho thịt ba chỉ vào, dùng đũa xếp thịt trải đều dưới đáy nồi.

Tiếp đến ta xếp những con cá rô đồng lên trên những miếng thịt, phần trên cùng ta xếp những lát khế và ớt xắt nhỏ. Tiếp tục đun với ngọn lửa vừa trong vòng khoảng 5 phút để cá ngấm đều gia vị.

Ta đổ nước lọc sao cho ngập mặt cá rồi nêm các loại gia vị cho hợp khẩu vị. Tiếp tục đun với ngon lửa nhỏ cho đến khi nồi cạn nước (nước sệt lại). Để món cá rô đồng kho khế hấp dẫn hơn thì khi nước kho cá sệt lại ta nên đổ thêm một lượng nước rồi tiếp tục đun để cá được nhừ ăn sẽ ngon hơn.

Đun đến khi nào nước trong nồi gần cạn lại thì ta mở nắp nồi và cứ để trên bếp đun thêm chừng 5 phút để thịt cá săn chắc lại. Khi nào chuẩn bị tắt bếp ta nên rắc thêm một ít bột hồ tiêu vào cho thơm.

2. Món bún cá rô đồng

Những nguyên liệu cần chuẩn bị

Cá rô đồng: 400g

Cà chua: 4 quả; Gừng: 1 củ

Hành khô: 5 củ; Ớt tươi: 1 quả; Nghệ tươi (hoặc bột nghệ)

Hành hoa, thì là: 1 ít

Bún: 500g

Nước dùng xương: 1 bát tô

Rau muống: 1 mớ nhỏ

Rau thơm ăn kèm

Gia vị: Dầu ăn, mắm, mì chính, bột nêm.

Thực hiện chế biến bún cá rô đồng

Bước 1: Làm sạch cá rô đồng

Cá rô các bạn có thể chọn mua cá còn sống về lọc xương, tách lấy thịt. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian hơn thì có thể chọn mua loại cá rô đồng đã tách thịt riêng và xương xay nhỏ có bán sẵn trong các siêu thị, ăn cũng rất ngon. Cá rô đồng mua về, đánh sạch vẩy, bỏ ruột, xóc muối rửa sạch.

Bước 2: Lọc riêng xương và thịt cá rô

Cho cá rô đồng vào nồi hấp, hoặc luộc sơ. Thêm chút xíu muối. Cho cá vào cái hộp đợi nguội cho vào ngăn đá để thịt cá rắn lại như vậy khi gỡ cá sẽ không bị nát. Bóc riêng phần thịt cá ướp với chút bột nêm, gừng, bột nghệ. Phần đầu và xương cá cho vào cối giã lọc lấy nước cốt.

Bước 3: Hòa nước dùng cho nồi bún

Hòa nước dùng xương với nước cốt cá rô đồng. (Ở đây mình dùng nước dùng gà nên nồi nước dùng có màu hơi vàng vàng).

Bước 4: Chuẩn bị cà chua và các loại rau

Cà chua rửa sạch bổ múi cau. Rau thơm, hành, thì là, rau muống rửa sạch để ráo. Đây là những nguyên liệu góp phần làm cho món bún trở nên đậm đà và hấp dẫn hơn rất nhiều.

Phi thơm cà chua với chút xíu dầu ăn và hành thơm. Nêm chút bột nêm.

Bước 6: Cho cà chua và gừng vào đun chung với nước dùng

Cho cà chua vào nồi nước dùng. S

Sau đó đặt lên bếp đun sôi rồi hạ lửa nhỏ đun liu riu. Cho ít gừng thái chỉ để nồi canh không bị tanh.

Nêm nếm lại nước dùng cho vừa miệng. Chuẩn bị bát bún cá. Lần lượt đặt bún vào bát tô, thêm rau muống đã luộc, xếp ít cá rô rán và cá xào lên mặt bún rồi từ từ chan nước dùng lên trên mặt bún.

Cách Làm Món Súp Bánh Phồng Tôm Ăn Hoài Không Chán

Nui, bánh canh nấu soup rất ngon nhưng ăn hoài cũng ngán. Để đổi vị cho món ăn này chúng ta có thể thay thế bằng bánh phồng tôm. Cũng ngần ấy nguyên liệu quen thuộc, chỉ có bánh phồng là khác; song nhờ đó mà món soup lại ngon và dẻo dai hơn nhiều.

Sự khác biệt của soup bánh phồng tôm là độ dẻo, độ dai và lạ. Nó làm cho món ăn không ngán, làm cho cho cái miệng bấy lâu buồn bực, chán ngán tìm lại được cảm giác thèm thuồng. Đặc biệt, với công thức chế biến đơn giản các bà các chị có thể chế biến món ăn này một cánh nhanh chóng.

Chuẩn bị nguyên liệu chế biến

Bánh phồng tôm: 1 gói. Nấu món này không nhất thiết phải sử dụng bánh phồng tôm Cà Mau mà có thể chọn các thương hiệu khác. Bạn cũng dễ dàng tìm thấy bánh phồng ở chợ, tạp hóa hay siêu thị.

500 gram sườn hoặc xương. Nếu muốn đơn giản hơn, hãy dùng thịt nạc kết hợp với tôm khô để nấu nước dùng. Vị ngọt của tôm khô không hề kém cạnh nước hầm xương.

Củ cải, cà rốt: mỗi loại 1 củ.

Hành ngò và gia vị nêm.

Cách làm Soup bánh phồng tôm

Bước 1: Ngâm bánh phồng tôm

Cho nước lạnh vào ngâm bánh trong khoảng 20 phút. Sau đó, luộc sơ qua nước sôi với chút dầu ăn và vớt ra rổ/bát để nguội. Mục đích để miếng bánh nở mềm, không dính.

Bước 2: Sơ chế rau củ và sườn

Củ cải cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc vừa ăn.

Sườn rửa sạch nước muối, sau đó trụng qua nước sôi để loại bỏ bụi bẩn.

Nếu các bà các chị không dùng xương trong công thức này thì cần phi thơm hành tỏi để xào thịt và tôm. Nguyên liệu săn lại thì cho nước vào đun sôi là có nước dùng.

Còn trường hợp hầm xương thì đun nồi nước để cho sườn, vài củ hành tím vào hầm. Nước bắt đầu sôi, bọt bẩn sẽ xuất hiện do đó phải chịu khó vớt. Vớt sạch bọt nồi nước sẽ trong. Tiếp theo cho củ vào hầm mềm. Khi thấy sườn đã mềm, nước đã đủ ngọt thì nêm gia vị vừa ăn.

Bước 4: Chuẩn bị thưởng thức

Do bánh đã được ngâm, được luộc nên chúng ta chỉ cần bỏ lượng bánh đủ ăn vào tô. Sau đó, thêm sườn, thêm củ và chan nước soup nóng hổi lên là được. Không quên rắc chút rau nêm và tiêu để món soup ngon hơn. Ai muốn ăn đậm đà, kiểu sệt sệt của soup thì nên cho luôn bánh vào nồi nước dùng. Thành phần bột mì trong miếng phồng tôm sẽ giúp cho nồi soup không cần bột năng cũng ngon.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tổng Hợp Các Món Ăn Từ Trứng Ăn Hoài Không Chán trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!