Cập nhật nội dung chi tiết về Tổng Hợp Những Món Ăn Truyền Thống Ngày Tết Việt Nam mới nhất trên website Leparkspa.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bạn đã biết những món ăn truyền thống ngày tết Việt Nam chưa? Nếu chưa bài viết này #24hdulichlich.com sẽ giúp bạn biết được những món ăn truyền thống trong ngày tết Việt.
Cùng gia đình quây quần trong những bữa ăn gia đình ngày tết là một trong nét văn hóa của người Việt. Vậy các bạn đã biết những món ăn truyền thống ngày tết Việt Nam chưa? Nếu như chưa biết thì web chúng tôi xin được mách bạn những món ăn ngày tết trong gia đình Việt trong bài viết này.
Những Món ăn truyền thống trong ngày tết Việt Nam
1.Bánh chưng, bánh tét
Hình ảnh những ngày sắp tết những đứa trẻ cùng với ba mẹ, ông bà trong gia đình quây quần bên nhau cùng nhau ngồi canh nồi bánh chưng, bánh tét cũng đã phần nào nói lên được đây là món ăn truyền thống của người Việt.
Theo như truyền thuyết thì bánh chưng vốn đã có từ thời các vua Hùng, Món bánh chưng được tượng trưng cho mặt mặt đất là món bánh mà Lang Liêu ở con của đời Vua Hùng thứ 16 đã sáng tạo ra để thể hiện được lòng biết ơn đối với cha ông cùng đất trời. Còn bánh tét lại xuất phát từ xa xưa khi chúng ta giao lưu văn hóa Việt Chăm và đây chính là món ăn của người Chăm cổ. Cả bánh chưng lẫn bánh tét đều là món ăn đặc trưng ngày tết, thậm chí nó chính là biểu tượng của Tết cổ truyền, cứ nhắc đến bánh chưng, bánh tét là thấy Tết về trong lòng mỗi người.
2. Thịt kho hột Vịt
Thịt kho hột Vịt là một món ăn truyền thống ngày tết mang đậm hương vị của người miền Nam. Nồi thịt có màu vàng cánh gián chính là nét đặc trưng của món ăn này khiến nhiều người thích mê. Cứ độ thời gian 28, 29, 30 tết là các bà mẹ, chị em phụ nữ lại tất bật đi chợ, chuẩn bị nguyên liệu để có được một nồi thịt kho hột vịt đúng chuẩn vị truyền thống. Nhìn chung đây là món ăn phổ biến tuy nhiên không phải ai cũng biết cách kho một nồi thịt thơm ngon, chuẩn vị.
3.Thịt kho măng khô cuốn bánh tráng
Nếu như thịt kho trứng là món ăn truyền thống ngày tết của người dân miền Nam thì đối với người miền Trung thịt kho măng khô là một món mà không thể thiếu trong ngày tết. Cách làm món thịt kho măng cũng khá nhiều công đoạn như, lựa chọn thịt heo, ngâm măng & luộc măng, sơ chế măng thành cọng nhỏ, …
Ngày tết các thành viên cùng nhau sum vầy bên nồi thịt kho măng cuốn bánh tráng, cùng nhau trò chuyện quả là điều tuyệt vời trong năm mới.
4.Chả lụa, giò thủ
Có thể nói giò lụa, giò thủ là một món ăn thông dụng song rất đa dạng mà dù đi tới đâu trên khắp đất nước bạn cũng có cơ hội được thưởng thức món giò lụa này. Đây là một món ăn truyền thống ngày tết của người Việt mà ai cũng phải thích mê. Cách làm món chả lụa, giò thủ cũng không quá phức tạp lắm, nếu bạn không biết cách làm có thể ra chợ hoặc vào siêu thị có rất nhiều chả lụa, giò thủ cho bạn lựa chọn.
Ở một số vùng miến như miền Trung, món chả lụa, giò thủ thường là món ăn truyền thống dùng để đón tiếp khách khi đến vui tết, chúc xuân & ngồi nhâm nhi, chuyện trò.
5.Lạp xưởng
Từ trước đến nay, món Lạp Xưởng đã được xem là món ăn luôn xuất hiện trong tủ bếp bất kỳ gia đình nào. Lạp xưởng được dùng như một món mặn ăn chính để thay đổi không khí bữa ăn hoặc để làm món ăn kèm cho những món ăn khác thêm đặc sắc. Món ăn này xuất hiện trong danh sách những món ăn ngày Tết vì lạp xưởng được ưa chuộng dùng để ăn kèm với bánh tráng, thịt và rau sống.
6.Dưa hành (món củ kiệu)
Dưa hành món ăn truyền thống ngày tết của người miền Bắc, tuy nhiên hiện nay món dưa hành đã xuất hiện trên mọi miền đất nước. Nếu chỉ một lần được thưởng thức món dưa hành thì bạn sẽ phải yêu thích hương vị chua chua giai giòn của nó. Đây là món ăn kèm theo khi bạn ăn bánh chưng, bánh tét sẽ rất hợp, bạn sẽ cảm thấy đỡ ngán cũng như dưa hành sẽ làm bạn giảm chứng khó tiêu trong những ngày tết.
7.Dưa món
Đây là món ăn ưa thích, ăn kèm bánh chưng, bánh tét của người dân miền Nam và miền Trung trong những ngày Tết. Độ giòn, ăn kèm với bánh chưng, bánh tét hay cơm để chống ngán. Món này đơn giản nhưng để điều chỉnh hương vị cho phù hợp không phải dễ. Các nguyên liệu chính trong món dưa món đó là Đu đủ, Cà rốt, Củ kiệu, Su hào, Củ cải, Ớt trái, Hành tím.
8.Tai heo ngâm mắm chua ngọt
Tai heo ngâm mắm chua ngọt cũng là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong những ngày tết, vị giòn tan của tai heo, cùng với các chiến hữu đi chúc tết làm vài lon bia thì còn gì bằng. Món Tai heo ngâm mắm chua ngọt thường ăn kèm với bánh Tét, Bánh chưng, vị chua ngọt của món tai heo sẽ làm bạn bớt độ ngán khi ăn bánh trong nhiều ngày.
9.Thịt gà luộc
Thịt gà luộc một món ăn không thể không kể đến trong các dịp lễ tết, từ trước đến nay mọi người luôn tin rằng gà mang đến niềm may mắn, sự khởi đầu thuận lợi cho năm mới. Gà được lựa chọn những con tươi ngon, làm sạch rồi cho vào nồi luộc cùng với 1 số gia vị như gừng, hoa hồi, hoa tiêu. Gà luộc chín tới có màu vàng, không bị rách da và được chấm với muối chanh ớt.
10.Thịt nấu đông
Thịt nấu đông là món ăn truyền thống của người miền Bắc trong dịp tết nguyên đán, một món ăn riêng của mùa đông với không khí càng lạnh thì món thịt đông sẽ trở nên càng ngon hơn. Thịt kho đông được chế biến từ thịt heo hoặc là thịt gà được ninh nhừ, sau đó để thịt ngoài trời cho đông lại hoặc để bảo quản trong tủ lạnh thịt sẽ đông nhanh hơn. Khi thịt đông lại trên bề mặt sẽ có một lớp mỡ màu trắng mịn như tuyết. Thịt nấu đông ăn kèm với dưa hành muối sẽ thật là ngon tuyệt.
Tổng Hợp Các Món Ăn Ngày Tết Truyền Thống 3 Miền Bắc
Các món ăn ngày Tết truyền thống 3 miền Bắc – Trung – Nam bạn không thể bỏ lỡ
Các món ăn ngày Tết truyền thống ở miền Bắc
Sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu xanh ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy đã tạo nên một hương vị ngày Tết không thể lẫn vào đâu được, một thứ bánh ngon tròn vị. Cái khung cảnh ngồi đợi nồi bánh chưng chín đã đi vào tiềm thức của người dân miền Bắc mỗi khi Tết đến Xuân về.
Không chỉ được bày trong các mâm cỗ truyền thống của người miền Bắc mà món ăn này còn được dùng để làm quà tặng cho người thân hay bạn bè đều được.
Thịt đông
Món thịt đông là món ăn truyền thống, độc đáo và tinh túy của người Việt, đặc biệt với người miền Bắc. Một món ăn riêng của mùa đông với không khí càng lạnh thì món thịt đông sẽ trở nên càng ngon hơn
Thịt đông thường được chế biến bằng chân giò, tai, bì của lợn. Thịt đông để ngoài trời cho đông lại hoặc để bảo quản trong tủ lạnh thịt sẽ đông nhanh hơn. Khi thịt đông lại trên bề mặt sẽ có một lớp mỡ màu trắng mịn như tuyết. Độ ngậy, mát khiến thịt đông trở thành món ăn hấp dẫn. Khi ăn bạn lấy thịt đông ra, dùng dao mũi nhọn lách xung quanh thành khuôn và úp ra đĩa để thưởng thức với cơm nóng, chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt, ăn với dưa hành, dưa cải, củ kiệu sẽ rất hấp dẫn.
Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon và được trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Sau khi được đun chín thì xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường. Xôi có màu đỏ là màu của hạnh phúc lứa đôi, màu của một năm mới thật may mắn.
Chè kho
Chè kho được làm từ đậu xanh không vỏ cùng với nếp, đường đỏ, nửa trái thảo quả, sấy khô, tán nhỏ rây thành bột mịn và muỗng cafe mè trắng rang chín, xát bỏ vỏ.
Chè kho là món ăn cổ truyền thường thấy trong ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam. Chè kho có vị ngọt, thơm và bổ dưỡng, ăn kèm trà nóng, thích hợp với tiết trời se lạnh của những ngày Tết.
Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt có rất nhiều món ngon, từ cao lương mĩ vị cho đến những món vô cùng giản dị, dân dã. Và một trong những món dân dã nhưng lại có vị trí đặc biệt trong mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc đó chính là món hành muối chua, hay còn gọi là dưa hành.
Với vị chua chua cay nhẹ và được dùng để ăn kèm cùng với bánh chưng hay thịt đông vô cùng ngon. Đây chính là món chống ngán hữu hiệu nhất trong ngày tết mà các bạn cần biết. Cho dù cuộc sống luôn thay đổi nhưng chắc chắn một điều rằng, Việt Nam còn Tết thì sẽ còn bánh chưng và dưa hành sẽ là món ăn đồng hành cùng những ngày Tết của dân tộc.
Có ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, một phần không thể thiếu của ẩm thực Việt. Món ăn ngon này được làm từ thịt heo, giã nhuyễn trong cối đá và gói bằng lá chuối rồi luộc hoặc hấp chín. Khi ăn thái thành từng khoanh, những miếng giò trắng mịn, giòn dai, thơm ngon không chỉ là món ăn ngon mà có thể dành tặng cho những thành viên trong gia đình mình.
Trong mọi mâm cỗ từ đám cưới, đám hỏi, mừng thọ, tân gia thì không thể không có món thịt gà luộc. Và trong những ngày tết thì cũng không phải là ngoại lệ. Một món ăn đơn giản nhưng lại không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Từ trước đến nay mọi người luôn tin rằng gà mang đến niềm may mắn, sự khởi đầu thuận lợi cho năm mới.
Gà được lựa chọn những con tươi ngon, làm sạch rồi cho vào nồi luộc cùng với 1 số gia vị như gừng, hoa hồi, hoa tiêu. Gà luộc chín tới có màu vàng, không bị rách da và được chấm với muối chanh ớt. Vị ngọt thơm của miếng thịt gà ăn kèm với lá chanh, chấm muối chanh ớt sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.
Nem rán – Bên ngoài màu vàng óng, bên trong thì chứa đầy thịt, mộc nhĩ và giá, nem rán là món ăn độc đáo và hấp dẫn không thể thiếu được trong những ngày Tết của người miền Bắc. Món ăn này được rất nhiều người ưa thích còn được coi là “quốc hồn quốc túy” của người Việt.
Các món ăn ngày Tết truyền thống ở miền Trung
Bánh tét có ý nghĩa là sự hội tụ của đất và trời, một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Trung. Nếu miền Bắc có bánh chưng được gói bằng lá dong thì bánh tét miền Trung gói bằng lá chuối.
Mặc dù giống nhau về nguyên liệu nhưng bánh tét được gói lại thành từng đòn hình trụ. Nhờ sự đơn giản của bánh mà người ăn có thể cảm nhận rõ rệt vị ngon của từng nguyên liệu bên trong, vô cùng ngon và hấp dẫn.
Nếu có dịp tới chơi Tết tại miền Trung thì bạn sẽ được người dân ở đây đãi bạn nhâm nhi với vài chung rượu và “mồi” là những chiếc nem nướng. Món ăn đặc sản này được làm từ thịt heo, sau khi đã được tẩm ướp gia vị, thịt được gói lại trong lá ổi hay lá chùm ruột để trong vài ngày có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay.
Nem chua miền Trung thường mịn màng, hương vị dịu nhẹ và được ăn kèm tép tỏi để cho tăng hương vị.
Dưa món là món ăn ngon không thể thiếu trong ngày Tết
Nếu như miền Bắc trong ngày Tết có dưa hành thì miền Trung lại có dưa món. Được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau như củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu,… đã tạo nên món ăn ngon không thể cưỡng nổi.
Mặc dù nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để có thể làm được dưa món đầy sắc và vị thì tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ. Lát bánh tét dẻo mềm ăn kèm cùng với dưa món giòn giòn, chua chua đem đến cho người ăn cảm giác lạ miệng rất khó quên, một hương vị rất riêng trong những ngày Tết.
Một món ăn nữa không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung đó chính là tôm chua, đặc sản của Huế.
Vị ngọt bùi của tôm, béo ngậy của thịt, vị cay và thơm của riềng, tỏi ớt, vị chua của khế, chát của vả, hương của các loại rau thơm,… Tất cả tạo nên một “bản hòa tấu hương vị” hấp dẫn khiến bất kì ăn qua một lần sẽ phải nhớ mãi.
Trong bàn tiệc thiết đãi khách trong những ngày đầu xuân của người miền Trung thường có khoanh chả bò màu đỏ hồng. Với đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay quyện với mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen đã khiến cho món này không thể thiếu trong các dịp lễ Tết.
Mỗi dịp Tết đến Xuân về thì món thịt ngâm mắm là cách muối thịt phổ biến nhất ở nhiều tỉnh miền Trung. Nguyên liệu có thể là thịt heo hoặc thịt bò đều được, sơ chế xong được ngâm vào nước mắm đường đã pha nấu theo một tỉ lệ nhất định. Món thịt này ăn có vị mặn, ngọt và thường ăn kèm với dưa món, củ kiệu chua ngọt và rau sống, rau thơm thì ngon tuyệt
Các món ăn ngày Tết truyền thống ở miền Nam
Trong vô số các món ăn ngon thì món ăn Tết truyền thống nổi tiếng nhất đối với người dân miền Nam có lẽ chính là thịt kho nước dừa. Hay còn gọi với cái tên khác là thịt kho riệu, thịt kho hột vịt.
Những ngày giáp Tết, bên cạnh công việc nấu bánh tét ra thì các hộ gia đình nam bộ còn hay chuẩn bị một nồi thị kho nước dừa to để ăn vào những ngày này. Thịt kho hột vịt trông rất hấp dẫn, dễ ăn và rất ngon miệng. Nếu bạn muốn thưởng thức món này mà không cảm thấy ngấy thì bạn có thể ăn món này kèm dưa giá.
Điều đặc biệt ở miền Nam khác hoàn toàn với miền Trung đó chính là củ kiệu không ăn cùng với bánh tét, mà thường ăn kèm tôm khô thành một món riêng.
Củ kiệu được ngâm chua ngọt, khi ăn kèm tôm khô thì rắc thêm miếng đường cát sẽ khiến cho món ăn có đủ vị giòn, dai, hăng, mặn, ngọt để cánh mày râu nhâm nhi ngon lành thú vị.
Trong khi bánh tét ở miền Trung được làm một cách khá là giản dị thì ở miền Nam đã được cải tiến một cách rõ rệt. Ở đây có hai loại đó chính là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt. Với nhân mặn thì ngoài nguyên liệu là đậu và thịt mỡ truyền thống, nhiều nhà còn cho thêm cả trứng muối, lạp xưởng để thêm nhiều hương vị khác nhau.
Bên cạnh đó, bánh tét nhân ngọt lại phổ biến với nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh… Đặc biệt là bánh tét miền Tây nam bộ nhìn trông rất bắt mắt, gói vuông vức, chắc đẹp. Một trong số những địa phương nổi tiếng với món bánh tét thập cẩm không chỉ ngon miệng mà còn đẹp nữa là Trà Vinh với Bánh tét Trà Cuôn.
Với mỗi gia đình miền Nam thì món canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn thường ngày quen thuộc. Và nó cũng được sử dụng trong những ngày Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua.
Không những thế, đây cũng là món ăn bổ dưỡng giải nhiệt cơ thể trong những ngày Tết.
Thành phần chủ yếu tạo nên món dưa giá bao gồm giá, hẹ, cà rốt, rất bổ dưỡng cho cơ thể.
Với đặc tính mát, vị giòn ngon nên món dưa giá được rất nhiều người lựa chọn để giải nhiệt trong những ngày Tết. Dưa giá ăn cùng với cơm, cuốn bánh tráng, tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là ăn kèm thịt kho hột vịt vì tác dụng giải ngấy rất hiệu nghiệm trong ngày Tết.
Một trong những món phổ biến ở miền Nam mà bất kì ai cũng biết đến đó là món lạp xưởng. Cứ mỗi khi Tết đến Xuân về, nhu cầu tìm mua lạc xưởng không thể thiếu trong mâm cơm người dân Nam bộ. Với rất nhiều loại lạp xưởng từ tươi, khô, nạc, tôm, cá…
Lạp xưởng có thể chế biến bằng nhiều cách như luộc, chiên, nướng trước khi ăn. Một trong những cách mà được nhiều người ưa chuộng là chiên bằng nước, không dùng dầu, vừa ngon mà còn tốt cho sức khỏe.
Thức Dậy Vị Giác Với 12 Món Ăn Truyền Thống Ngày Tết Của Người Việt Nam
Nhắc tới món ăn truyền thống của người Việt Nam trong dịp tết nguyên đán thì dù tới nơi đâu trên dải đất hình chữ S bạn cũng bắt gặp mâm cơm có sự xuất hiện của những món ăn nổi tiếng: bánh chưng, giò lụa, xôi,…mà ăn hoài không ngán.
1. Bánh chưng
Món bánh được làm từ gạo nếp song bên trong sẽ có nhân đậu xanh, thịt lợn được gói rất vuông ở bên trong những chiếc lá dong rồi mới đem luộc chín. Bánh là biểu trưng của nền văn hóa lúa nước nên bạn sẽ phải thích mê khi được thưởng thức hương vị thơm ngon của món bánh này.
Thường thì món xôi sẽ được ăn nóng và gạo chín dẻo thật thơm ngon, không hề bị nát và ngày tết dân ta thường sử dụng món xôi gấc với màu đỏ tươi để mang lại may mắn, thịnh vượng cho cả gia đình.
Bạn chỉ cần sử dụng: thịt lợn băm nhuyễn, su hào, miến, trứng gà, mộc nhĩ,… trộn đều và tẩm thêm ít gia vị rồi cuốn với bánh tráng đem chiên vàng thì sẽ tạo nên món nem rán thơm ngậy. Nhìn miếng nem vàng ươm ăn kèm thêm ít rau sống và chấm với nước mắm tỏi ớt thì ai cũng phải yêu thích hương vị của nó.
Ngoài những món ăn không thể thiếu trên thì người miền Bắc vô cùng yêu thích món: dưa hành, thịt bò kho quế, thịt đông,…đều là những món ăn không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết của người dân ở miền Bắc.
Chỉ cần một lần được thưởng thức món dưa hành thì bạn sẽ phải yêu thích hương vị chua chua giai giòn của nó. Bạn chỉ cần chọn hành già rồi cắt bỏ phần đuôi lấy củ và nhớ để cả rễ rồi ngâm hành vào trong nước tro có pha thêm ít hàn the để trong khoảng 2 ngày thì vớt ra rồi cắt bỏ hết rễ, lột vỏ để lại khoảng 5cm rồi hãy cho vào âu để cho muối hoặc một ít lớp mía chẻ mỏng ở trên.
Đây là món ăn riêng của người Bắc Bộ mà ai ăn cũng phải thích mê. Trong tiết trời lạnh thì món thịt đông sẽ trở nên ngon hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần sử dụng thịt heo ba chỉ hoặc cho thêm gà cùng một ít bì lợn vào rồi nấu nhừ.
Những món ăn truyền thống ngày tết của người miền Trung
Nếu vào miền Trung ngày tết bạn nên thử những món ăn hấp dẫn: măng khô kho, tré,…sẽ giúp bạn hiểu hơn về nền ẩm thực của người dân nơi đây.
8. Măng khô kho
Dịp tết nguyên đán mà bạn được thử món măng khô kho thì quả là điều tuyệt vời. Bạn chỉ cần mang măng khô ra ngâm nước khoảng 2 ngày rồi luộc kỹ và nhớ là càng xả nước nhiều lần sẽ càng tốt.
Các món ăn truyền thống ngày tết của người miền Nam
11. Thịt kho trứng nước dừa
12. Củ kiệu tôm khô
Tổng Hợp Cách Làm 10 Món Bánh Truyền Thống Cực Ngon Của Người Việt
Việt Nam vốn được biết đến với nền ẩm thực phong phú và tinh tế với rất nhiều món bánh truyền thống ngon và độc đáo mà không đất nước nào khác có được. Không chỉ vậy, Việt Nam còn được mệnh danh là xứ sở của các món ngon dân dã huyền thoại, không chỉ đa dạng về hương vị mà còn đa dạng về màu sắc và cách làm.
1. Bánh đúc lạc
Bánh đúc là món bánh được phổ biến ở miền Bắc. Bánh đúc lạc chấm tương bần là một thứ quà quê giản dị mà thân thương.
Nguyên liệu:
-Bột gạo tẻ ngon: 500gr -Nước vôi trong: 1,8-2l -Muối :1/2 muỗng -Dầu ăn: 20ml -Lạc: 200gr
Cách làm:
1: Lạc ngâm vào nước khoảng 6 tiếng cho nở rồi đem luộc chín.
3: Cho bột vào nồi, bắc lên bếp đun, vừa đun vừa khuấy đều để tránh vón cục khi thấy bột đặc thì vặn bớt lửa đi. Khuấy đều bột trong vòng 5p thì cho dầu ăn vào.
4: Đậy vung nồi, vặn lửa thật nhỏ đun trong vòng 15p.
5: Mở nắp nồi, khuấy hỗn hợp bột gạo cho đều rồi đậy nắp vung đun tiếp trong vòng 15p nữa.
6: Mở nắp vung, vặn lửa to hơn 1 chút, vừa đun vừa khuấy đều, đun thêm khoảng 5-10p nữa là được. Cho Lạc đã luộc vào trộn đều.
7: Đổ bột ra mâm, hoặc ra đĩa dàn đều. Chờ bột nguội cắt thành những miếng vừa ăn.
2. Bánh giò
Bánh giò với lớp vỏ trong suốt, phần nhân thơm ngon là món bánh yêu thích của biết bao người. Bánh giò phải ăn nóng kèm với một chút tương ớt và dưa góp thì ngon hết sảy luôn.
Nguyên liệu:
Bột gạo tẻ 150g
Bột năng 50g
Nước xương 900-950ml
Thịt nạc dăm xay 350g
Mộc nhĩ, nấm hương
Hành tây 1 củ
Hành khô
Gia vị, tiêu
Cách làm:
1: Mộc nhĩ, nấm hương băm nhỏ. Rồi trộn đều với thịt dăm xay cùng với nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu cho vừa ăn. Để 10-15p cho ngấm gia vị.
Lưu ý: Thịt nạc quá khi ăn bánh sẽ bị khô, là thịt có lẫn mỡ sẽ ngon hơn đấy.
2: Phi thơm hành khô với dầu rồi cho hành tây vào xào chín, đổ thịt vào xào tiếp đến khi thịt chín và săn lại là được. Nêm nếm lại cho vừa ăn.
3: Cho bột năng và bột gạo vào nước xương cùng một ít bột nêm để nguội trong 1 chiếc nồi chống dính. Để bột nghỉ 20-30p cho bột nở hết.
5: Lá chuối trần sơ qua nước sôi cho dẻo.
6: Cuộn thành hình cái phễu. Đổ 1 lớp bột làm vỏ vào trước tiếp tục đến thịt và cuối cùng là 1 lớp bột làm vỏ trên cùng. Gấp 2 mép lá, bẻ 2 đầu cho thành hình bánh, gói bánh lại dùng lạt buộc chặt.
Lưu ý: Cách gói bánh giò của người miền Nam nhân thường có thêm cả trứng cút luộc. Mình là người Bắc nên cũng chưa thử lần nào ????
7: Cho bánh vào xửng hấp, hấp trong 30p là bánh chín
Lưu ý: Nếu không có lá chuối các bạn gói bằng giấy nhôm cũng được. Hoặc đơn giản nhất vẫn là cho vào bát chả cần phải vất vả gói :v
3. Bánh dày đậu xanh
Hiện nay bánh dày đậu xanh vẫn được bán nhiều để làm bánh ăn sáng hoặc thường xuất hiện trong những bữa tiệc cưới hỏi. Bánh dày đậu xanh mềm ngon với phần nhân đậu ngọt bùi.
Nguyên liệu:
Bột nếp 200g
Đậu xanh 200g
Hành tím 2 củ
Đường cát trắng 100g
Muối tinh 1/4 thìa cà phê
Cách làm:
1: Đậu xanh ngâm trước 2-3 tiếng với nước lạnh cho nở. Sau khi đậu đã nở bỏ ra vo sạch và loại bỏ hạt hạt đậu sâu
2: Nấu chín đậu bằng cách, cho nước ngập xâm xấp mặt đậu. Bắc nồi lên bếp đun đến khi nước sôi thì hạ xuống lửa nhỏ để cho đậu chín. Thỉnh thoảng lấy đũa đảo đều để đậu không bị xát vào đáy nồi sẽ bị cháy. (các bạn nấu chín bằng nồi cơm điện sẽ rất nhanh và không lo khoản đậu bị cháy đậu đâu)
3: Khi đậu chín thì đánh nhuyễn phần đậu, múc 1 bát đậu riêng ra để làm vỏ đậu bên ngoài. Phần đậu bên ngoài thì cho vào xào cùng hành khô phi thơm sên cho mịn là được, cho đường vào phần đậu đã sên để làm nhân đậu ngọt.
Lưu ý: Khi sên nhận các bạn chọn chảo chống dính để sên thì không lo đậu bị sát vào đáy chảo. Nhân nên sên nhão chỉ đủ để viên miếng bột lại là được. Nhân bánh dày sẽ nhão hơn nhân bánh trung thu đấy.
4: Bột nếp cho ra âu. Hòa tan muối vào với một ít nước.
5: Cho từ từ nước vào với bột nếp, vừa rót vừa dùng đũa hoặc thìa khuấy cho đều. Trộn bột cho đến khi bột dẻo, mềm, khi nặn thử bánh thấy bánh đứng và không dính tay là được.
6: Ủ bột trong 30p trước khi nặn bánh.
7: Chia bột nếp và nhân đậu ra thành các phần đều nhau.
8: Ấn dẹt miếng bột nếp rồi cho phần nhân đậu vào trong vo tròn lại sao cho phần bột nếp bao kín phần nhân đậu bên trong.
10: Khi bánh chín, còn nóng thì lăn bánh qua phần đậu bớt lại lúc trước để bánh không bị dính và ngon hơn. Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong món bánh dày đậu xanh rồi đấy
Lưu ý: Ngoài nhân ngọt ra thì các bạn làm nhân đậu mặn cũng rất ngon đấy. Khi nhân nhân đậu thay vì cho đường vào thì các bạn sẽ cho muối và 1 ít hạt tiêu sẽ rất thơm đây.
4. Bánh tẻ
Với thành phần chính là bột gạo tẻ, nhân thịt và mộc nhĩ nên bánh tẻ ăn rất ngon mà không bị ngán. Hiện nay được bán khá nhiều để làm món bánh ăn sáng, món bánh ăn lót dạ khi đói.
Nguyên liệu:
Gạo tám thơm 1kg
Dầu ăn 1 muỗng canh
Thịt nạc vai hoặc thịt ba chỉ 500g
Hành khô
Mộc nhĩ, nấm hương
Lá dong
Dây buộc
Cách làm:
1: Gạo tẻ vo sạch ngâm trong 3-4 tiếng rồi đem đi xay dạng bột nước (xay giống bột bánh trôi, bánh chay).
2: Sau đó trong một nồi đáy dày các bạn cho bột gạo, dầu ăn vào quấy đều. Bắc lên bếp đun ở lửa vừa cho bột chín tầm 50% (thấy bột hơi quánh, quấy thấy nặng tay là được).
3: Bắc nồi bột xuống dùng spatula đánh nhuyễn cho bột không bị vón cục. Đây là công đoạn rất quan trọng.
Cho bột ra mâm để khoảng 30-40p cho bột ráo nước và nguội trước khi làm bánh.
4: Thịt, mộc nhĩ, nấm hương băm nhỏ. Cho vào bát ướp hạt nêm cho vừa ăn.
5: Phi thơm hành khô, cho thịt và mộc nhĩ nấm hương vào xào chín. Xào xong cho nếm lại cho vừa ăn, có thể cho thêm 1 ít hạt tiêu vào cho thơm.
6: Chuẩn bị 1 bát dầu hoặc mỡ cùng với miếng bông gòn hoặc phổi phết. Lá rong rửa sạch
7: Lá dong lau khô, quết 1 lớp dầu ăn mỏng để chống dính. Rồi dùng thìa xúc những phần bột nhỏ tầm như quả trứng gà bé, dàn mỏng bột thành hình tròn dài dọc theo sống lá dong, cho nhân vào giữa lớp bột
8: Cầm 2 mép lá theo chiều dọc gấp lại để tạo thành hình dài dài, gấp mép lá ở 2 đầu bánh. Dùng dây buộc bánh lại. Nếu không dùng dây thì xếp bánh vào nồi để hấp luôn.
9: Hấp bánh: xếp bánh vào xửng hấp, hấp bánh trong khoảng 15-20p là bánh chín.
Bánh tẻ nên ăn nguội thì mới thấy được độ giòn của bánh. Bánh khá nhạt vì còn dành cho phần chấm với nước mắm ngon cắt thêm vài lát ớt vào nữa. Cắn từng miếng bánh thấy mùi thơm nhẹ của lá dong, vị giòn của bột cùng với mộc nhĩ không thể nào quên được.
5. Bánh gio chấm mật
Những miếng bánh gio màu vàng nâu chấm với chút mật ngọt đậm là món bánh ngon mát cho những ngày hè. Bánh gio cũng là một trong các món bánh truyền thống Việt Nam từ bao đời nay.
Nguyên liệu:
Gạo nếp ngon 1,5kg
Nước gio (tro) 1,5l
Lá dong loại bé hoặc lá dong giềng
Mật mía
Lưu ý: Nếu không có nước tro ta thì các bạn cũng có thể thay thế bằng nước tro tàu.
Cách làm:
1: Gạo nếp vo nhiều lần cho sạch (khi thấy nước trong không còn màu đục) thì đổ gạo vào 1 cái xoong hoặc âu và ngâm trong nước lạnh có hòa 1 ít muối trong khoảng 5-6 tiếng, rồi đãi lại bằng nước sạch.
2: Ngâm gạo nếp vào nước tro, mực nước ngập mặt gạo, ngâm trong 20-22 tiếng. Nếu là tro tàu thì ngâm trong 3-4 tiếng. Thỉnh thoảng khi ngâm bạn thủ bằng cách bóp nhẹ hạt gạo nếp vỡ nhẹ là gạo đã ngâm đủ.
3: Sau khi gạo nếp ngâm nước tro thì xả lại nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch. Có thể xóc thêm ít muối (1,5kg gạo thì hết 20g muối). Để gạo cho ráo nước.
4: Lá dong rửa sạch, cho lá dong chần qua nước sôi cho bớt phần diệp lục của lá.
5: Gói bánh: Xếp 2 lá lên trên nhau, để phần mặt lá xuống dưới. Múc gạo dàn đều lên lá. Cuộn lá lại và dùng lạt hoặc dây buộc chặt.
6: Xếp bánh gio vào nồi, đổ ngập nước và nấu trong 2-2,5 tiếng là bánh nhừ. Khi thấy nước cạn thì tiếp thêm nước sôi vào cho ngập bánh. Không cho nước lạnh sẽ làm bánh không chín được. Khi bánh chín, vớt ra rửa lại bằng nước sạch và để ráo nước.
Bánh gio ăn nguội và chấm cùng mật mía thì ngon hết biết. Bánh gio có vị ngái ngái nồng nồng của nước tro, nhưng khi ăn sẽ thấy vị thanh mát, rất tốt cho đường tiêu hóa đây.
6. Bánh dày giò
Chỉ cần 2 miếng bánh dày trắng cộng thêm một miếng giò lụa giản dị là bạn đã có ngay món ăn sáng cực ngon và đủ chất.
Nguyên liệu:
Bột nếp 200g
Bột gạo tẻ 20g
Sữa tươi không đường 200ml
Giò lụa 200g
Lá chuối
Cách làm:
1: Cho bột nếp, bột gạo vào tô lớn trộn đều
2: Đổ 200ml sữa tươi không đường vào tô, khuấy và nhào mạnh tay đến khi được một khối bột chắc, không dính tay.
3: Rửa sạch, cắt lá chuối thành những miếng hình vuông khối 8x8cm và thoa một ít dầu ăn lên mặt. Lấy một ít bột, vo trong, ép dẹt, đặt lên lá chuối.
4: Đem bánh đi hấp cách thủy khoảng 7 phút là bánh chín. Sau đó, cho bánh dày ra, để cho nguội bớt.
5: Cắt giò lụa thành những miếng vừa ăn, kẹp giữa cặp bánh dày, rắc thêm một ít muối tiêu để tăng gia vị.
7. Bánh nhúng
Bánh nhúng là món ăn vặt gắn liền với thời ấu thơ của bao thế hệ người Việt. Những chiếc bánh nhúng mỏng, giòn với hình hoa văn bắt mắt.
Nguyên liệu:
Trứng gà 3 quả
Bột mì 150g
Bột gạo tẻ 100g
Đường trắng 100g
Nước cốt dừa 100g
Nước trắng 300g
Muối 1 nhúm nhỏ
Cách làm:
1: Trộn đều bột mì, bột gạo, đường trắng, muối vào 1 âu to.
2: Hòa tan nước cốt dừa, nước trắng và trứng. Đổ tầm 1/3 hỗn hợp nước vào hỗn hợp bột quấy tan cho hết vón cục. Khi bột mịn thì đổ nốt số nước còn lại vào quấy cho đều. Để bột nghỉ 15-20p.
4: Khuôn nóng, nhấc ra vẩy cho bớt dầu rồi nhúng vào âu bột (không nhúng khuôn ngập bột sẽ khó lấy bánh ra)
5: Khi bột đã bám khuôn, nhúng khuôn bột vào chảo dầu nóng để vài giây là bột tự tách ra khỏi khuôn. Rán vàng đều 2 mặt.
6: Vớt bánh ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
8. Bánh tiêu
Chiếc bánh tiêu vàng ươm với phần vỏ lấm chấm hạt vừng chỉ nhìn đã thấy thèm rồi. Bánh tiêu có đặc điểm là rất phồng xốp nên khi ăn bạn sẽ cảm thấy thật thú vị và ngon miệng.
Nguyên liệu:
Bột mì bánh mì 235g
Nước ấm 30-40 độ 235ml
Men nở 5g
Đường 15g
Muối tinh 5g
Baking powder 1/2tsp
Vừng trắng, dầu ăn
Cách làm:
1: Bột mì chia làm 4 phần đều nhau. Men nở hòa vào với nước ấm. Trộn 1/4 số bột mì vào với nước men cho đều, ủ trong 30p cho nở.
2: 3/4 số bột mì còn lại trộn với đường, muối, baking powder cho đều. Rồi đổ vào phần men cái ở trên. Nhào đều và thật kỹ, đến khi bột mịn, không dính tay là được ( nhào càng kỹ bột càng dai thì bánh càng ngon). Ủ bột từ 30-40p hoặc đến khi bột nở gấp đôi là được.
3: Sau khoảng thời gian ủ, lấy bột ra ấn bột cho xẹp hết khí bên trong, nhào qua bột cho mịn rồi chia thành những viên nhỏ. để bột nghỉ từ 10-15p nữa.
5: Chiên bánh tiêu: đun sôi dầu ăn (các bạn có thể chiên vào 1 nồi nhỏ để đỡ tốn dầu), khi dầu thật già thì thả từng bánh vào chiên đến vàng là được.
Lưu ý: Chiên bánh cũng là một trong những quyết định để bánh tiêu có nở hay không. Lửa chiên bánh luôn ổn định, không chiên nhiều bánh trong 1 lần việc này làm nhiệt độ dầu không ổn định. Chiếc bánh đầu tiên sẽ không nở to như nhũng chiếc bánh sau vì nhiệt độ dầu chưa đều.
9. Bánh gối
Mang hình dạng chiếc gối nhỏ xinh, bánh gối được biết đến là một món ăn vặt phổ biến của các bạn trẻ. Bánh gối vàng giòn với phần nhân miến thịt thơm ngon, chấm cùng nước chấm chua ngọt là hợp vị nhất.
Nguyên liệu:
Cho 20 cái bánh
Bột mì đa dụng 300g
Nước 150-170ml
Muối 1 nhúm nhỏ
Men bánh mì 3g
Thịt nạc vai xay 200g
Mộc nhĩ, nấm hương
Hành khô
Miến 200g
Trứng cút
Hành lá
Cà rốt băm nhỏ
Cách làm:
1: Vỏ bánh
Không có tỉ lệ cụ thể cho nước và bột, nó còn phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và loại bột mì bạn sử dụng. Với 300g bột mì hôm nay mình sử dụng hết 155ml nước.
Trộn đều bột mì, muối, men làm bánh mì trong âu. Cho từ từ từng ít nước một vào, dùng thìa (spatula) trộn đều cho bột hút hết nước thì cho ra bàn (mâm) và dùng tay nhào bột, khi nhào có thể thêm một ít nước.
Để bột nghỉ 20-30p tùy nhiệt độ phòng, trời nóng thì nhanh hơn, lạnh thì lâu hơn một chút. Các bạn có thể lấy chính cái âu ( bát) mà mình vừa sử dụng ban đầu khi nhồi bột để ủ.
2: Xào nhân
Mộc nhĩ, nấm hương, miến ngâm nở, băm nhỏ. Hành lá rửa sạch thái nhỏ.Hành khô bóc vỏ, các bạn bót 1 ít để tí phi cho mỡ thơm, còn lại cùng băm nhỏ.
Trộn đều các nguyên liệu với nhau, tẩm ướp gia vị cho vừa ăn.Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành khô, cho hỗn hợp thịt vào xào cuối cùng rắc thêm 1 ít hạt tiêu cho thơm.
Các bạn đừng xào kỹ quá làm mất ngọt.
3: Pha nước chấm
Nước chấm bánh gối giống với nước chấm nem hay bánh cuốn. Các bạn nhớ chuẩn bị thêm cả 1 bát nhỏ ớt và tỏi băm, khi nào ăn thì rắc vào cùng 1 ít tiêu là chúng mình đã có bát nước chấm rất đẹp mắt rồi. Có thể làm thêm 1 ít dưa góp ăn cùng cho đỡ ngán.
4: Cán vỏ
Khi hết thời gian ủ bánh, bạn bỏ bột ra, nhào lại 1 chút cho tan bớt bọt khí trong quá trình ủ bột.
Rắc 1 ít bột áo (bột mì khô) xuống bàn sau đó dùng cán cán bột ra mỏng, lớp vỏ bánh càng mỏng thì bánh càng giòn, nhưng đừng tham mỏng quá mà bánh dễ bị vỡ, nhân hở ra ngoài, khi đó dầu thấm vào trong bánh ăn rất ngấy.
Dùng khuôn (miệng bát ăn cơm) ấn lên để cắt được miếng vỏ bột hình tròn. Khi được chiếc vỏ nào bạn nhớ bọc 1 lớp màng bọc thực phẩm lại cho vỏ bánh không bị khô.
5:Gói bánh
Cái này tùy vào sự khéo léo mỗi người để tạo hình cho chiếc bánh.
Cho nhân thịt, trứng cút vào giữa miếng bột, rồi gấp đôi miếng bột lại để được hình bán nguyệt. Gấp 1 mép của đầu hình bán nguyệt lại, rồi cứ như vậy gấp từng đoạn ngắn, ấn chắc tay tạo hình vặn xoắn tạo thành hình một chiếc gối trẻ em.
6: Rán bánh
Đặt chảo lên bếp, cho dầu vào chảo để đủ ngập mặt bánh. Sau khi dầu sôi cho bánh vào chiên tới vàng chín và bánh nổi lên là được. Vớt bánh ra giấy thấm dầu cho hút bớt dầu đi.
Cuối cùng, bày ra đĩa, hoàn tất nước chấm là chúng mình đã có ngay món bánh gối thơm ngon giòn tan rồi.
70%
Coupon
Clean Eating từ A-Z: Tăng cơ giảm mỡ trong 21 ngày
Gần 40 công thức chế biến các món ăn sạch theo chế độ Clean Eating giúp tăng cơ, giảm mỡ, cho một sức khỏe toàn diện
Menu mẫu cho 21 ngày ăn sạch. Từ các món ăn sáng, giữa buổi, ăn trưa, ăn xế, ăn tối, bạn sẽ tự tạo cho mình những thực đơn ăn sạch không nhàm chán.
Nhiều hơn Ít hơn
Không có hạn sử dụng
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tổng Hợp Những Món Ăn Truyền Thống Ngày Tết Việt Nam trên website Leparkspa.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!