Top 12 # Xem Nhiều Nhất Ăn Dặm Kiểu Nhật Giai Đoạn 5-6 Tháng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Ăn Dặm Kiểu Nhật – Giai Đoạn 5 – 6 Tháng

Mình cho con ăn dặm khi bé vừa tròn 5 tháng, khi thấy bé có những dấu hiệu sau:

Bé có thể tự ngồi trong thời gian ngắn (có thể ngồi khi có gối hoặc tay người lớn đỡ)

Bé chảy nhiều nước dãi hơn

Bé không ghét hay phản đối khi bị đút thìa

① Tần suất và thời gian ăn:

Mình cho bé ăn ngày 1 bữa vào buổi trưa (tầm 11-12h). Trong sách thì gợi ý cho ăn lúc 10h sáng nhưng mình nghĩ có thể thay đổi theo nếp sinh hoạt của con và của gia đình, miễn sao bảo đảm ngày nào cũng cho con ăn đúng vào khoảng thời gian đó để tạo cho con thói quen ăn uống tốt và đúng giờ là được. Con mình hay ngủ tầm 10h-11h sáng nên mình cho con ăn trong khoảng từ hơn 11h đến 12h. Thật ra thì giữ được đúng nếp ăn này là mẹ phải cố gắng lắm ý, nhất là với bà mẹ “lộn xộn” như mình hehe. Dù thỉnh thoảng bận đi chơi hay có việc gì đó thời gian ăn của con có bị xê dịch đôi chút nhưng về cơ bản là phải cố gắng cho con ăn đúng giờ các mẹ ạ.

② Cân bằng lượng ăn dặm và sữa:

Thời điểm này lượng ăn dặm của con chỉ chiếm 10-20% trong khẩu phần dinh dưỡng của con còn sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức) vẫn chiếm từ 80-90%. Bé nhà mình bú mẹ hoàn toàn nên mình cho bé bú theo nhu cầu. Với các bé bú sữa công thức thì cần cho bú khoảng 5 – 6 lần/ ngày (từ 1000ml – 1400ml).

③ Tư thế cho ăn:

Đây là giai đoạn bé mới tập ăn dặm và còn chưa tự ngồi vững nên cũng không nhất thiết phải bắt bé ngồi vào ghế ăn ngay. Bạn có thể đặt bé lên đùi, ôm bé sao cho đầu bé hơi ngả về sau 1 chút và đút cho bé ăn. Sau vài tuần đến một tháng, bé ăn quen hơn và cứng cáp hơn thì cho ngồi ghế ăn cũng chưa muộn. Còn nếu các mẹ muốn cho bé ngồi ghế ăn ngay thì có thể chọn loại ghế ngả được nhiều nấc hoặc ghế tập ngồi Bumbo để đỡ lưng cho bé khi bé còn chưa tự ngồi thẳng được. (Tham khảo các loại ghế ăn trong bài: “Ăn dặm kiểu Nhật – Các dụng cụ cần thiết“)

④ Độ thô và lượng đồ ăn:

Đây là giai đoạn bé tập nuốt nên đồ ăn được chế biến theo dạng nghiền nhuyễn và thêm nước, dạng sền sệt như cháo và mịn mềm như sữa chua. Khi mới bắt đầu thì với mỗi món ăn, có thể cho bé ăn từ 1 thìa nhỏ (5g), rồi tăng dần lượng lên (15-30g) sau 3, 4 ngày. Sau đó tăng dần lượng lên theo sức ăn của bé, mục tiêu là cho bé ăn mỗi bữa: tinh bột từ 30-40g, chất đạm 5g (nếu ăn cá thịt trắng) hoặc 10-15g (nếu ăn đậu hũ non) và vitamin 10g (các loại rau và hoa quả). Không nên cho bé ăn quá lượng chất này vì sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá của bé.

⑤ Các bước tiến hành:

Tuần đầu tiên chỉ cho con ăn cháo trắng. Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước), nghiền nhuyễn qua rây lọc. Bắt đầu cho con ăn từ 5g trong ngày đầu tiên và tăng dần lượng lên 30g sau 3, 4 ngày khi con đã ăn quen hơn. Trong ảnh là cháo mình nấu bằng cốc nấu cháo và thành phẩm sau khi nghiền nhuyễn (lúc con mới ăn mình nghiền 2 lần, sau 1 tháng thì nghiền 1 lần). Tham khảo về cốc nấu cháo trong bài: “Ăn dặm kiểu Nhật – Các dụng cụ cần thiết

Tuần thứ 2 ngoài cháo trắng nghiền như tuần 1, bắt đầu cho con ăn thêm nhóm vitamin gồm các loại rau củ. Súp rau củ nấu theo phương thức: luộc mềm rau củ, nghiền qua rây rồi trộn với 1 chút nước rau củ vừa luộc. Mỗi ngày chỉ cho con ăn 1 loại rau hoặc củ. Trong ảnh là bông cải xanh, bí đỏ, khoai lang, củ cải, cà rốt, bắp cải và rau chân vịt (cải bó xôi). Ở dưới mình sẽ liệt kê các loại rau củ mà con có thể ăn trong giai đoạn này.

Tuần thứ 3 ngoài cháo trắng nghiền và súp rau củ, bắt đầu cho con ăn thêm nhóm đạm gồm cá shirasu, cá thịt trắng và đậu hũ non, đều nấu theo phương thức: luộc mềm nguyên liệu rồi giã nhuyễn. Cá nên mua loại đã bỏ sẵn da và xương (loại để làm sashimi). Lần đầu cho con ăn chỉ thử với 1 thìa nhỏ, có thể để ra bát riêng hoặc để lên trên bát cháo trắng và ăn kèm cháo.

Từ tuần 4 trở đi có thể trộn các nguyên liệu vào 1 món để cho con ăn. Trong ảnh là súp cà rốt, khoai tây, bông cải xanh trộn nước dashi. Món ăn bao gồm nhóm vitamin và tinh bột.

1 bữa ăn nên bao gồm đủ tinh bột, vitamin và đạm, có thể chia thành các món lẻ mỗi món 1 loại nguyên liệu hoặc trộn 2, 3 nguyên liệu vào 1 món. Trong tháng đầu tiên mỗi bữa có thể cho con ăn 1-2 món, sang tháng thứ 2 mỗi bữa có thể cho con ăn 1-3 món.

⑥ Các nguyên liệu có thể sử dụng cho giai đoạn 5-6 tháng:

Nhóm tinh bột: Gạo, mì udon, mi soumen, bánh mì lát, khoai tây, khoai lang, yến mạch, bánh mì tròn (chỉ dùng ruột)

Nhóm đạm: Cá thịt trắng (cá tara, karei, hirame), đậu hũ non, cá shirasu, đậu nành lông (edamame), đậu tương xanh (green peas: グリーンピース). Sữa chua không đường và trứng (trứng gà, trứng chim cút) cũng có thể cho con ăn trong giai đoạn này nhưng đây là những thực phẩm dễ gây dị ứng nên khi cho con ăn hãy bắt đầu với lượng thật nhỏ, trứng thì nên luộc kĩ, ăn lòng đỏ và lòng trắng riêng.

Nhóm vitamin và khoáng chất: cà rốt, hành tây, củ cải dài và củ cải tròn, rau chân vịt, rau cải ngọt, cải thảo, bắp cải, bông cải xanh, súp lơ, cà chua, bí đỏ, ngô, ngô hộp (loại không sử dụng muối), táo, chuối, đào, dâu tây, cam, quýt, dưa hấu, dưa vàng, lê, gelatin. Các loại rau như rau cải chíp, rau diếp có thể cho con ăn nhưng là những loại nghiền rất mất công mà lượng không được bao nhiêu. Rau cải cúc, cà tím, dưa chuột nếu ăn riêng sẽ có vị hơi khó ăn đối với bé mới tập ăn nên có thể đợi đến khi con ăn quen hơn (từ 6 tháng) thì cho ăn và nên nấu cùng với những nguyên liệu khác sẽ dễ ăn hơn.

Các loại nước uống: nước hoa quả (vắt tay hoặc nước hoa quả bán sẵn dành cho trẻ ăn dặm còn gọi là baby foods), trà mugi, trà houji (ほうじ茶), bancha (番茶)

Gia vị: Giai đoạn này không sử dụng bất cứ gia vị nào.

⑦ Thực đơn chi tiết:

*** Cách nấu cháo trắng 1:10:

Nấu từ gạo: Cho 1 phần gạo và 10 phần nước vào nồi, đun lửa to đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, ninh tầm 1h cho đến khi cháo nhừ là được.

Nấu từ cơm đã chín: Cho 1 phần cơm và 5 phần nước vào nồi, đun nhỏ lửa tầm 20 phút, sau đó tắt bếp và để cháo nguyên trong nồi thêm 10 phút nữa để cháo mềm là được.

Nấu từ cốc thuỷ tinh chuyên dụng: Cho 1 thìa gạo đã vo và 50 ml nước vào cốc, đặt cốc vào giữa nồi cơm điện nấu cùng với cơm của cả nhà theo chế độ nấu bình thường. Khi cơm chín thì cháo cũng chín.

*** Thực đơn chi tiết các món:

⑧ Một số lưu ý:

Nên bắt đầu cho con ăn khi con không đói cũng không quá no và không buồn ngủ. Như bé nhà mình thì bao giờ cũng phải đợi sau khi ngủ dậy tầm 10-15 phút, cho bú 1 chút rồi cho ăn thì mới chịu ăn, không thì cu cậu ăn được 1 tẹo là khóc lóc rồi.

Đây là giai đoạn con tập nuốt nên lượng ăn không quá quan trọng, con ăn được bao nhiêu là tuỳ con, mẹ không nên lo lắng nếu con không ăn được đủ lượng mong muốn. Khi con khóc hoặc ngậm miệng thì nên dừng cho ăn. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng lúc thực hiện khó ra phết các mẹ ạ. Mình hì hụi băm băm nghiền nghiền hí hửng mang ra, xong con ăn được vài thìa đã khóc lóc hoặc phun ra là mẹ nản lắm luôn, nên lúc nào cũng phải chuẩn bị tinh thần để không bị căng thẳng và bực bội, hihi.

Khi bắt đầu với món mới, mẹ nên cho con ăn thử 1,2 thìa nhỏ thôi để xem con có bị dị ứng với nguyên liệu đó hay không. Cái này nghe cũng đơn giản mà thực hiện cũng khó nha vì hầu hết mẹ nào cũng nghĩ mất công làm đồ ăn cho con thì ít cũng phải cho con ăn chục thìa chứ 1, 2 thìa thì chả bõ công nấu. Có 1 lần mình cho con ăn rau chân vịt lần đầu tiên, hí hửng lắm vì rau này có nhiều chất dinh dưỡng nên cố cho con ăn thêm vài thìa. Kết quả là đến đêm con bị đau bụng, đi ngoài đến mấy lần, khóc lóc vật vã mãi đến sáng mới hết đấy, may mà chưa phải đi bệnh viện, hic.

Nên trữ đông đồ ăn của con để dùng cho cả tuần. Mỗi lần nghiền nghiền cũng mất thời gian mà con chỉ ăn có 1 chút xíu, nếu ngày nào cũng hì hụi nấu nướng trong tình trạng nhà chỉ có 2 mẹ con thì mẹ vất vả lắm, nhất là lúc con không chịu hợp tác nữa thì tha hồ mà stress. Thế nên cuối tuần mình thường đi chợ mua 1 loạt rau củ quả, cá, đậu cho con ăn cả tuần sau đó, tranh thủ chồng ở nhà trông con giúp, mình luộc rồi nghiền luôn 1 thể, chia ra từng bữa, cho vào dụng cụ trữ đông, mỗi lần chuẩn bị đồ ăn cho con chỉ cần lấy ra quay lò vi sóng rồi cho ăn hoặc chế biến thêm, nhanh và tiện hơn nhiều.

Đồ ăn dặm chế biến sẵn gọi là baby foods (ベビーフード) được bán ở tất cả các drug store ở Nhật, giúp mẹ chế biến đồ ăn cho con đơn giản và nhanh hơn. Các mẹ nên mua sẵn 1 vài loại để ở nhà đề phòng những hôm mẹ mệt hay bận rộn không kịp nấu cho con thì có thể cho con ăn đồ ăn sẵn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài những loại có thể mua về hâm nóng hoặc thêm nước sôi rồi cho con ăn ngay, còn có những món giúp tăng hương vị cho đồ ăn khiến con ngon miệng hơn như súp dashi, súp rau củ, súp ngô kem v.v. Mình rất hay dùng những loại súp này để thêm vào các món rau củ nghiền của con vì thấy vị món ăn cũng thơm ngon hơn và con ăn có vẻ tốt hơn.

Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.

Thực Hành Ăn Dặm Kiểu Nhật Giai Đoạn Bé 7

Khoảng 7 – 8 tháng tuổi, bé bước vào giai đoạn 2 của Ăn dặm kiểu Nhật, mẹ bắt đầu tăng dần độ thô của thức ăn lên dạng hạt lổn nhổn.

Khi nào mẹ có thể chuyển giai đoạn 2 cho con?

Thường thì mẹ có thể chuyển sang giai đoạn 2 cho con khi con được khoảng 7 – 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời điểm 7 – 8 tháng không phải là chuẩn chung cho tất cả các bé vì mỗi bé có sự phát triển khác nhau. Để xem con đã sẵn sàng để chuyển sang một giai đoạn ăn dặm mới hay chưa thì ba mẹ nên quan sát các dấu hiệu của con.

Biểu hiện nào cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm giai đoạn 2 Ăn dặm kiểu Nhật?

Trong trường hợp, bé vẫn thích ăn thức ăn dạng loãng và nuốt chửng thức ăn, chứng tỏ bé chưa sẵn sàng chuyển sang ăn dặm giai đoạn 2. Mẹ để con ăn những thức ăn loãng như giai đoạn đầu, rồi tăng độ đặc cho bột ăn dặm của bé bằng cách giảm lượng nước từ từ. Ba mẹ không nên đột ngột tăng độ thô, độ đặc của bột khiến bé sợ ăn.

Cách bé ăn ở giai đoạn 2 Ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?

Lưỡi của bé bắt đầu di chuyển theo chiều dọc, bên cạnh động tác đẩy thức ăn từ miệng vào họng. Giai đoạn này, bé đã có thể kết hợp lưỡi và vòm hàm trên để nghiền thức ăn. Bé sẽ tự dùng lưỡi đẩy những thức ăn còn những mẩu nhỏ lên vòm hàm để nghiền nhỏ ra.

Giai đoạn 2, mẹ có thể cho bé ăn những thực phẩm nào?

Ngoài những thực phẩm ở giai đoạn 1, mẹ có thể cho bé ăn thêm những thực phẩm mới ở giai đoạn 2 của Ăn dặm kiểu Nhật:

Tinh bột: yến mạch, bún, mì udon…

Rau củ quả: dưa leo, cải cúc, xà lách, ớt chuông, rau dền, rong biển, nấm tươi…

Đạm: Cá (cá thịt trắng…); các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai); đậu hũ; trứng; thịt (thịt gà, thịt bò…)

Chất béo: dầu ăn

Chế biến thức ăn dặm cho bé giai đoạn 2 như thế nào?

Mẹ nên chuẩn bị cho con các món ăn có độ cứng đa dạng trong mỗi bữa ăn. Xen kẽ một ít món có độ cứng tương đương với chuối tiêu với các món mềm như bé ăn ở giai đoạn 1. Ở giai đoạn này, mẹ lưu ý để bé không chán nản, không còn hứng thú với bữa ăn thì mẹ tránh để bé phải nhai quá nhiều hoặc gặp khó khăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn.

Cháo/ bột ăn dặm của bé: tỷ lệ gạo : nước ban đầu là 1 gạo : 7 nước, rồi giảm dần độ loãng theo tỷ 1 gạo : 5 nước. Thời gian đầu, mẹ cà cho vỡ hạt cháo bằng thìa, dĩa… nhưng sau một thời gian, mẹ có thể để cho con ăn cháo ăn dặm dạng nguyên hạt.

Có thể dùng thìa, hoặc dĩa dầm nhỏ các thực phẩm mềm như cá, lòng đỏ trứng…

Có thể thái, băm nhỏ các loại rau củ quả…

Trong giai đoạn 2 cho bé ăn bao nhiêu bữa/ngày?

Giai đoạn 2 của Ăn dặm kiểu Nhật mẹ cho bé ăn 2 bữa/ngày.

Lượng ăn tham khảo trong mỗi bữa ăn

Tinh bột: 50g – 80g

Rau củ quả: 20 – 30g

Thịt gà, cá: 10g – 15g

Sữa mẹ, sữa bột cho bé uống theo nhu cầu (nguồn dinh dưỡng từ ăn dặm chiếm khoảng 30 – 40%, từ sữa chiếm khoảng 60 – 70%).

Trứng: 1 lòng đỏ trứng

Chú ý: để chuẩn bị cho việc chuyển ăn dặm vào lúc 12:00 trưa ở giai đoạn 3, mẹ có thể chuyển cho con ăn trái cây vào cữ ăn 12:00.

Theo Mabu dinh dưỡng – bột ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Cho Bé Ăn Dặm Kiểu Nhật Đúng Cách Giai Đoạn 3 ( Từ 9 Đến 11 Tháng)

Ăn dặm kiểu Nhật luôn là một trong những phương pháp nuôi trẻ được các bà mẹ Việt đặc biệt quan tâm. Một điểm nổi bật của chế độ ăn này là mẹ sẽ linh hoạt thay đổi thực phẩm cũng như cách chế biến trong từng giai đoạn cụ thể cho con.

Nếu đang tìm hiểu cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 3 (9 đến 11 tháng) thì bài viết sau đây chính là dành cho mẹ đấy.

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật đúng cách giai đoạn 3 (9 đến 11 tháng)

1/ Các thức ăn trong bữa ăn của con

Sang giai đoạn này, phần lớn chất dinh dưỡng được lấy từ thức ăn dặm thay vì sữa mẹ. Do đó, mẹ cần chú ý phân bổ đồng đều cả 3 nhóm chất: tinh bột, rau củ và chất đạm với lượng cần thiết cho bé phát triển vượt bậc.

Khi trẻ được 9 đến 11 tháng, mẹ nên cho con ăn cháo đặc hoặc cơm nát, tùy vào khả năng nhai. Nguồn tinh bột dinh dưỡng có thể lấy từ gạo, bánh mì, bánh ăn dặm, yến mạch,…

Nguồn tinh bột dinh dưỡng cho con có thể lấy từ gạo, bánh mì, bánh ăn dặm, yến mạch

Giai đoạn này con đã có thể ăn hết các loại rau củ quả, trừ trường hợp quá cứng hoặc có nhiều xơ như măng tây, củ sen,…Những thực phẩm khuyên dùng cho bé như bí đỏ, bí đao, cà rốt, cà chua, hạt sen, khoai môn, bắp cải, chuối, kiwi,…Mẹ cần thay đổi đa dạng món ăn để con làm quen và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau.

Nhóm rau củ cung cấp vitamin, chất xơ, khoáng chất cho bé yêu

Đạm là một trong những thành phần không thể thiếu để bé phát triển cả về trí tuệ và thể chất. Trong giai đoạn này, đa số bé đều đã ít dị ứng hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần theo dõi khi cho con thử các thực phẩm mới, đặc biệt là hải sản như tôm, cua, ghẹ,…

Trẻ từ 9 tháng trở lên thường thiếu sắt do nguồn cung cấp từ mẹ giảm dần, vì vậy, mẹ cần chú ý bổ sung thêm nhiều thịt đỏ (thịt bò, heo), rau xanh đậm (cải xanh, rau chân vịt),…

Mẹ cần cung cấp nhiều thực phẩm chứa sắt cho bé như thịt bò, bông cải xanh,…

2/ Cách chế biến thức ăn cho bé khi ăn dặm giai đoạn 3 kiểu Nhật

Giai đoạn này lưỡi của bé đã thành thạo với việc nghiền thức ăn bằng cách di chuyển trước sau – trên dưới, phản xạ di chuyển đẩy thức ăn sang hai bên trái và phải rồi dùng lợi để nghiền thức ăn.

Đối với rau củ quả thì mẹ luộc mềm để độ mềm tương đương với chuối chín, kích thước to hơn hạt đậu một chút. Với một số món, mẹ vẫn nên tạo độ sánh bằng bột năng để trợ giúp bé trong quá trình nhai nuốt.

Trong thời kỳ này mẹ cần chú ý quan sát, nếu con không nhai hoặc nuốt chửng thì mẹ cần thay đổi từ từ, không đột ngột. Nguyên nhân nuốt chửng ở thời điểm này lại là do thức ăn cứng quá khiến trẻ lười nhai hoặc ngược lại do quá mềm hay cắt quá nhỏ.

Rau củ quả thì mẹ luộc mềm để độ mềm tương đương với chuối chín, kích thước to hơn hạt đậu một chút

3/ Những thực phẩm không nên cho bé ăn trong giai đoạn này

Mật ong có thể gây ngộ độc, không được ăn cho tới khi con 1 tuổi.

Không nên cho bé ăn các thực phẩm dễ dị ứng như mì soba, cá basa…

Mật ong có thể gây ngộ độc, không được ăn cho tới khi 1 tuổi

4/ Những gia vị ăn kèm giúp bé yêu ngon miệng hơn

Một trong những đặc trưng thường thấy trong bữa ăn Nhật, đặc biệt là bữa ăn dặm của con chính là . Chúng vừa giúp bé yêu ngon miệng lại vừa bổ sung thêm những chất dinh dưỡng cần thiết.

Mẹ có thể tự làm gia vị rắc cơm tại nhà hoặc tiết kiệm thời gian và công sức với các sản phẩm được bán sẵn trên thị trường.

Gia vị rắc cơm giúp bé yêu ngon miệng hơn

Để bữa cơm của con hấp dẫn hơn, mẹ có thể tham khảo gia vị rắc cơm cho bé của Miznco với nhiều hương vị khác nhau như cà ri, hải sản, phô mai… Sản phẩm được làm thành các lát phẳng, sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên, là món ăn kết hợp với cơm bổ sung dinh dưỡng, giúp bé hào hứng và ăn ngon hơn.

Một trong những điều hạn chế khi nấu đồ ăn dặm là mẹ không sử dụng quá nhiều gia vị, có thể khiến thức ăn của con bị nhạt. Mẹ có thể khắc phục bằng cách cho con ăn kèm nước tương (loại nước tương organic dành riêng cho trẻ em).

Nước tương cho bé ăn dặm là sản phẩm giúp bé yêu ngon miệng hơn được nhiều mẹ tin dùng hiện nay. Được làm bằng một công thức bí mật, nước tương hữu cơ sử dụng như một loại gia vị để trộn với cơm, với mì hoặc món ăn đã nấu chín, làm thơm ngon, kích thích vị giác của bé.

Với hương vị nhẹ nhàng nhưng thơm ngon hấp dẫn – Kongdak Kongdak là gia vị đầu tiên cho con của mẹ.

Nước tương cho bé ăn dặm Kongdak Kongdak

Nước tương Kongdak Kongdak là một trong những gia vị thiết yếu được sử dụng cho nấu ăn tại Hàn Quốc, hương vị mặn của nó đã làm cho nước tương trở thành một bổ sung đầy thách thức đối với thức ăn của trẻ em. Khi được sử dụng để bắt đầu trẻ em lúc 6 tháng với các loại gia vị, sản phẩm có thể mang đến một hương vị nhẹ hơn nhưng vẫn vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.

Được làm bằng một công thức bí mật, nước tương hữu cơ Kongdak Kongdak giúp nấu các loại thực phẩm thơm ngon và hấp dẫn hơn. Chứng nhận HACCP là bằng chứng về hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và an toàn.

Nước tương cho bé thích hợp để chấm kèm món ăn hoặc ăn với cơm

– Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

– Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé.

Ăn Dặm Kiểu Nhật Giai Đoạn Đầu: Những Điều Mẹ Nên Biết

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp nhiều mẹ lựa chọn, nhưng khi bắt đầu áp dụng phương pháp này không ít mẹ lại bối rối. Để mẹ vững tin bước vào giai đoạn đầu của ăn dặm kiểu Nhật, mẹ cần phải biết những điều sau.

Mục tiêu của ăn dặm giai đoạn đầu (5 – 6 tháng tuổi)

Mục tiêu ở giai đoạn này là cho trẻ làm quen với thức ăn khác ngoài sữa, đồng thời giúp bé biết đón nhận thức ăn từ thìa, có phản xạ ngậm miệng khi nuốt thức ăn.

Bé đủ 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa đã phát triển hoàn thiện để sẵn sàng ăn dặm.

Bé ngồi vững mà không cần, hoặc cần rất ít sự trợ giúp từ người lớn.

Bé thường nhai tóp tép khi thấy đồ ăn, có thao tác chuẩn khi đưa đồ vật gì vào miệng, và đặc biệt có thói quen “nếm thử” mọi thứ có trong tay.

Bé cũng chủ động phối hợp với mẹ khi mẹ đưa thìa, đồ ăn đến gần miệng bé, bé sẽ có phản xạ há miệng.

Bé khó chịu, quấy khóc ban đêm vì đói khó ngủ và không chơi ngoan ban ngày do cái bụng cứ “ì èo”.

Số bữa ăn hàng ngày của con trong giai đoạn đầu

Mẹ hãy chọn ra một trong các cữ sữa hàng ngày của con để thay bằng bữa ăn dặm chứ không nhất thiết phải lập một thời gian biểu mới. Tuy nhiên, mẹ nên cố gắng cho con ăn thật đúng giờ để giúp bé quen với nếp sinh hoạt ổn định. Sau khi ăn dặm, mẹ cho con bú theo nhu cầu của bé.

Thời gian đầu ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên bắt đầu cho con ăn với một vài thìa cháo loãng, và không nên kỳ vọng cũng như ép con ăn, thậm chí mẹ nên cho con ăn một ít như khuyến cáo của các chuyên gia, chứ không nên cho con ăn nhiều. Vì hệ tiêu hóa của bé cần có thời gian làm quen với thức ăn mới và cách ăn mới. Thời gian sau, mẹ có thể thực hiện theo nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật là cho con ăn theo nhu cầu.

Kỹ năng cơ bản của trẻ trong giai đoạn đầu ăn dặm

Lưỡi của trẻ có phản xạ đưa và đẩy thức ăn từ đằng trước ra đằng sau và nuốt. Khi đưa thức ăn vào miệng trẻ, trẻ sẽ ngậm miệng lại và nuốt.

Cách cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn đầu

Mẹ đưa thìa bột chạm vào môi dưới của bé để bé há miệng, cho bé liếm/nếm bằng đầu lưỡi. Nếu bé tỏ thái độ đón nhận, hào hứng, có thể tiến hành các bước cho ăn tiếp theo. Mẹ tì đầu thìa vào phần hàm trên của con rồi rút nhẹ ra, để cho con vừa ăn kiểu nếm, trải nghiệm, lại vừa tập nuốt được lượng cháo vừa phải. Trong trường hợp mẹ đút thìa sâu hơn, con vẫn nuốt được, tuy nhiên sẽ không tập được phản xạ “nếm”, cũng như phản xạ “nhai” sau này.

Cách cho con ăn này vẫn được áp dụng ngay khi mẹ tăng độ thô của bột ăn dặ m cho con.

Khi cho con ăn, mẹ nên vui tươi, tin tưởng ở con, hãy khen ngợi con khi con ăn ngoan.

Một số thực phẩm cho bé

Tinh bột: gạo, bột mì, khoai lang, khoai tây…

Đạm: thịt bò, thịt lợn, đậu hũ, các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai…

Rau củ quả: cà rốt, bí ngô, bơ, chuối…

Cách chế biến

Cháo gạo: 1 gạo: 10 nước. Các đồ ăn khác đều rây nhuyễn, mịn.

Lượng ăn/bữa tham khảo

Cháo: 30 – 40g

Rau, củ: 15 – 20g

Thịt heo/bò: 25 – 35g

Giờ ăn tham khảo