Top 15 # Xem Nhiều Nhất Ăn Dặm Theo Kiểu Nhật Là Như Thế Nào Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Ăn Dặm Kiểu Nhật Là Gì? Cho Bé Ăn Dặm Kiểu Nhật Như Thế Nào?

Nhật Bản luôn được biết đến là một trong những nước hàng đầu về chất lượng giáo dục và nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Chính vì thế, các bà mẹ ở khắp mọi nơi đều muốn biết được cách thức nuôi và dạy con của người Nhật như thế nào. Đặc biệt nhất là phương pháp ăn dặm nhận được rất nhiều ý kiến, sự quan tâm của các bậc làm cha mẹ.

Thực chất ăn dặm kiểu Nhật là sự phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Thông qua đó sẽ có tác dụng là phát triển hệ tiêu hóa, cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể khỏe mạnh và kích thích sự ăn ngon.

Trong quá trình này người Nhật luôn giữ đúng các vị có trong thực phẩm một cách nguyên bản, không trộn lẫn với nhau để trẻ cảm nhận rõ rệt từng hương vị. Đây cũng là một cách khá hay để kích thích vị giác của trẻ con mà cha mẹ nên học hỏi.

Ăn dặm kiểu nhật và ăn dặm truyền thống có gì khác nhau?

Để giúp mọi người phân biệt dễ hơn giữa ăn dặm kiểu Nhật và kiểu truyền thống, chúng tôi đã đưa ra các khía cạnh so sánh như sau:

Kiểu Nhật: Giai đoạn đầu mỗi bé được cho ăn 5 bữa, gồm 4 bữa sữa và 1 bữa mặn. Thời gian mỗi bữa cách nhau 4 tiếng. Ở giai đoạn sau mỗi ngày bé ăn 2 – 3 bữa cùng thời gian với người lớn và 2 bữa sữa phụ xen kẽ 3 bữa chính.

Kiểu truyền thống: Mỗi ngày bé ăn từ 7 – 9 bữa gồm cả sữa và bột hoặc cháo. Nếu chia ra sẽ thấy các bữa chỉ cách nhau khoảng 2 tiếng. Như vậy việc hấp thụ và tiêu hóa hết thức ăn chưa thực hiện được nên dẫn đến chán ăn. Thời gian ăn dặm kéo dài từ 6 đến 24 tháng.

Kiểu Nhật: Sử dụng các nước hầm từ rau củ quả để cung cấp vitamin cần thiết cho trẻ. Các món ăn dặm thường được chế biến riêng để không làm mất mùi vị. Đặc biệt cá hồi rất hay được cho vào thực đơn của trẻ. Từ tháng 7 bắt đầu các bé biết nhai nên thức ăn không cần nghiền nát quá. Có thể thái đồ ăn dài 0,5cm, dài khoảng 2-3cm. Đến tháng 12 bắt đầu cho ăn cơm nát rồi đến cơm.

Kiểu truyền thống: Các mẹ Việt hay lấy nước hầm xương cho con ăn vì nghĩ chứa nhiều canxi. Nhưng thực chất các dưỡng chất này khó hòa tan trong nước nên vẫn còn lại ở xương và thịt. Bên cạnh đó khi nấu còn kết hợp nhiều loại thực phẩm tôm, cua, cá, thịt, rau với nhau để ăn suốt bữa. Bé sẽ có cảm giác ngán ăn, chán và không muốn ăn tiếp. Nhiều gia đình còn cho bé ăn bột quá lâu khiến bé quên mất việc nhai, hay ngậm và nuốt chửng cơm.

Ăn kiểu Nhật: Bố mẹ Nhật sẽ bắt con ngồi ăn chung cùng gia đình và tự dùng muỗng xúc ăn. Dù bận hay văng tung tóe khắp nơi cũng sẽ để con tự lập. Nếu bé không thích một loại thức ăn nào đó sẽ không ép con.

Ăn theo kiểu truyền thống: Bố mẹ Việt không yên tâm để con tự xúc mà thường hay đút cho con, dỗ trẻ bằng cách cho xem tivi, ăn rong khắp nơi…. Điều này rất có hại cho hệ tiêu hóa của trẻ. Hơn nữa lại hay có thói quen ép trẻ ăn theo ý mình, có khi trẻ đã no nhưng vẫn cố ép khiến trẻ nôn ra hết.

Cho bé ăn dặm kiểu nhật như nào?

Ăn dặm kiểu nhật đang là lựa chọn hàng đầu của các bà mẹ với mong muốn giúp trẻ ăn ngon phát triển tốt hơn. Nhưng cho bé ăn dặm kiểu nhật như nào thì không phải mẹ nào cũng nắm được.

Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả tốt nhất cho quá trình áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Các mẹ hãy chú ý một số nguyên tắc như sau:

Không nên thêm gia vị vào thức ăn của trẻ, muốn thêm cũng chỉ được dùng một chút muối.

Cân bằng dinh dưỡng 3 nhóm thực phẩm là đạm – bột – vitamin.

Cân bằng dinh dưỡng giữa thực phẩm và lượng sữa.

Tạo không khí vui vẻ thoải mái khi ăn.

Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, an toàn

Bố mẹ cần thống nhất quan điểm nuôi con, không nên vài hôm thay một kiểu. Quan trọng nhất là đừng nên so sánh con với những bé khác, chỉ cần con khỏe mạnh là đủ.

Không nên ép bé ăn, hãy cho ăn theo nhu cầu bé muốn

Không đi ăn rong, không xem phim, nghịch điện thoại khi ăn

Dựa vào tình hình cụ thể của con để quyết định cho ăn thô sớm hay muộn.

Ở mỗi một giai đoạn trẻ lại được cho ăn dặm theo những cách khác nhau. Cụ thể đó là:

Từ 5 – 6 tháng tuổi: Giai đoạn đầu của việc tập ăn nên thức ăn có dạng bột và sánh để dễ nuốt. Một số món ăn được gợi ý cho các mẹ là khoai luộc, cá trắng, thịt nạc, cà rốt, bí đỏ, chuối, táo…được nghiền nhuyễn và để riêng thành từng món. Hãy tăng dần độ đặc của thức ăn để bé có cảm giác nhai nuốt.

Từ 7 – 8 tháng tuổi: Ở giai đoạn 2 này, bé tập trung đến lưỡi để nếm thức ăn và nhai nên thức ăn ninh nhừ, nghiền sơ. Bố mẹ có thể bổ sung thêm các món như trứng, thịt lườn gà, dưa chuột, thịt cá đỏ…cùng với những món ở giai đoạn đầu.

Từ 9 – 11 tháng: Mẹ có thể tăng cường độ cứng của thức ăn để bé nhai bằng lợi. Cuối giai đoạn này có thể chuyển đến cháo sệt nguyên hạt, cháo đặc và thêm tôm, thịt heo, giá đỗ… cho bé.

Từ 1 tuổi trở lên: Lúc này bé đã có nhiều răng hơn nên có thể nhai thức ăn mềm vừa phải như mực, cua và một số loại rau. Sau đó dần chuyển sang ăn cơm nát.

Ăn Dặm Kiểu Nhật Là Gì? Có Tốt Không? Nguyên Tắc Như Thế Nào?

Từ sau 4 đến 6 tháng tuổi là bé đã bắt đầu có thể ăn dặm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm, trong đó, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được rất nhiều mẹ quan tâm, áp dụng cho bé nhà mình nhất.

Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp ăn dặm hiệu quả và khoa học, dành cho bé từ 4-15 tháng tuổi. Khác với phương pháp ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp bé làm quen với nhiều loại thức ăn đa dạng khác nhau, tập cho bé thói quen ăn uống hợp lý, ăn thô đúng thời điểm, ăn đa dạng thức ăn, tôn trọng ý muốn của trẻ và giúp trẻ tìm được niềm vui trong việc ăn uống hàng ngày.

Ngoài ra, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cũng đề cao tính thẩm mỹ trong việc trình bày các món ăn. Hầu hết các bữa ăn dặm của bé thường được tạo hình rất đẹp cùng các màu sắc bắt mắt. Điều này giúp hấp dẫn và kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

Phương pháp này cũng khuyến khích bé hình thành tính tự lập trong việc ăn uống, sớm biết tự cầm muỗng, nĩa tự xúc thức ăn, và mẹ sẽ cho bé ăn theo nhu cầu – đây chính là mấu chốt quan trọng của phương pháp ăn dặm này.

Quá trình ăn dặm của bé bắt đầu khi bé được 4 hoặc 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng. Theo từng giai đoạn, bé sẽ được chuẩn bị các món ăn dặm phù hợp, từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị chán, rất phù hợp với từng giai đoạn và thời kỳ phát triển của bé.

Phương pháp ăn dặm của Nhật, này đã được trình bày trong nhiều tác phẩm sách của nhiều tác giả, nên rất nhiều mẹ có thể tự tìm hiểu và áp dụng khá phổ biến.

Vậy ăn dặm kiểu Nhật có tốt không? Đây là phương pháp hội tụ rất nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp ăn dặm truyền thống của Việt Nam:

Kích thích vị giác

Ăn dặm theo kiểu Nhật tôn trọng hương vị nguyên bản của từng loại thực phẩm. Các món ăn của trẻ sẽ được ăn riêng rẽ, không trộn lẫn.

Điều này giúp trẻ có thể khám phá và cảm nhận hương vị đặc trưng riêng của từng loại thực phẩm. Từ đó vị giác của trẻ sẽ phát triển tối đa, kích thích ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, các mẹ có thể sớm phát hiện ra con bị dị ứng với loại thức ăn nào.

Ăn thô quá sớm có thể khiến trẻ khó nuốt. Việc ăn thô đúng thời điểm sẽ giúp bé tránh được hiện tượng biếng ăn, không bị rối loạn vị giác và tốt cho hệ tiêu hoá.

Bé ăn từ lỏng đến đặc, từ mịn tới thô nên giúp bé hình thành kỹ năng nuốt, nhai tốt.

Các mẹ Nhật không cho bất cứ gia vị nào như đường, mắm, muối, mì chính vào thức ăn của trẻ khi bắt đầu ăn dặm.

Nếu có chỉ nêm rất ít muối, thường bằng khoảng 1/4 khẩu phần ăn của người lớn. Cho trẻ ăn nhạt sẽ giúp bảo vệ thận khỏe mạnh, không phải làm việc quá tải.

Khẩu ăn của trẻ theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thường có đủ 3 nhóm thực phẩm quan trọng là vitamin, tinh bột và chất đạm. Các dưỡng chất trong 3 nhóm thực phẩm này sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và tối đa cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần.

Lúc này, mẹ dễ dàng thiết lập khẩu phần và loại thức ăn phù hợp với giai đoạn phát triển của bé. Điều này vừa mang đến các món ăn đa dạng cho con, đầy đủ nhóm chất, được thay đổi thường xuyên ở các giai đoạn khác nhau.

Đặc biệt người Nhật luôn mua thực phẩm tươi sống về chế biến cho con, không sử dụng các thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn.

Ăn dặm theo kiểu Nhật giúp bé hình thành thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh. Bé sẽ ngồi trên ghế ăn, không bật tivi, không xem điện thoại, ipad, máy tính, không đi rong, không khóc, không ngậm… Bé còn học cách dùng tay bốc thức ăn, khi lớn hơn mẹ có thể dạy bé ăn bằng thìa, bằng nĩa.

Phương pháp này không đòi hỏi ép bé ăn nhiều, không tạo tâm lý sợ hãi khi ăn uống cho bé, tạo lập thói quen tự ngồi ăn cho bé, bé sẽ ăn nhanh và tập trung hơn.

Người Nhật thường nấu nước dùng từ những thực phẩm có hàm lượng canxi cao như rong biển và khô bào để nấu đồ ăn dặm cho bé. Họ không sử dụng thịt và xương để nấu nước dùng nấu thức ăn cho trẻ.

Dụng cụ

Lon nấu cháo chuyên dùng cho bé ăn dặm để nấu cháo theo các tỉ lệ như 1:10, 1:7, 1:5, 1:3 giúp bé tập ăn dặm hiệu quả.

Bộ dụng cụ chế biến thức ăn gồm chày gỗ (dùng để nghiền chứ không giã thức ăn); bàn mài, lưới rây, chén nghiền có nhiều rãnh, bàn vắt.

Cân định lượng 0.5 kg hoặc 1 kg dùng để định lượng chính xác nguyên liệu và khẩu phần ăn của bé.

Ly, muỗng định lượng giúp bữa ăn của bé không bị quá đặc, quá loãng hoặc nhạt và mặn.

Đồng hồ hẹn giờ để kiểm soát thời gian nấu ăn cho từng món ăn sao cho có độ mềm phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Nồi, chảo nhỏ có đường kính khoảng 12-14cm.

Bát và thìa ăn dặm dành riêng cho bé. Nên chọn bát và thìa làm bằng nhựa để tránh đổ vỡ vì bé rất dễ làm rơi.

Ghế ăn: Nên chọn loại ghế ăn có thể sử dụng từ khi bé bắt đầu ăn dặm cho tới khi bé được 3 tuổi.

Yếm ăn: Các nhà trẻ ở Nhật đều khuyến khích các mẹ nên tự may yếm ăn cho con bằng khăn lông thông thường. Nhưng nếu không thể tự may, các mẹ có thể mua yếm vải nilon, yếm nhựa hoặc yếm vải bán sẵn trên thị trường.

Khăn ăn: Mẹ có thể sử dụng giấy ướt hoặc khăn giấy. Mẹ cũng có thể sử dụng khăn xô của bé vì có thể sử dụng nhiều lần.

Thực đơn

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 5 – 6 tháng tuổi

Trẻ bú mẹ theo nhu cầu.

Uống 6 cữ sữa công thức, mỗi cữ khoảng 90-120ml.

Số bữa ăn/ngày: 1 bữa/ngày, nên ăn vào khoảng 10h trưa.

Lượng thức ăn mỗi bữa sẽ tăng dần: 5-30g cháo; 5-20g rau củ; 5-10g đạm.

Tỷ lệ cháo – nước: 1 cơm: 4,5 nước hoặc 1 gạo: 10 nước.

Trẻ bú mẹ theo nhu cầu.

Sữa công thức: 4 cữ mỗi ngày, lượng sữa mỗi cữ tùy theo nhu cầu của trẻ.

Số bữa ăn: 2 bữa/ngày (sáng và chiều). Lượng thức ăn tăng dần: cháo: 40 – 70g, đạm: 10 – 15g, rau: 15- 25g.

Tỷ lệ cháo- nước: 1 gạo: 7 nước hoặc 1 cơm: 3 nước.

Trẻ bú mẹ theo nhu cầu.

Sữa công thức: 3 cữ/ngày, khoảng 500-600ml.

Số bữa ăn: 3 bữa/ngày, sáng, trưa và tối.

Lượng thức ăn: cháo 40 – 70g, rau 25 – 30g, đạm 15 – 20g (nếu cho bé ăn đậu phụ cần 40 – 50g).

Nấu cháo theo tỉ lệ: 1 cơm: 2 nước hoặc 1 gạo: 5 nước.

Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 9-11 tháng:

Nếu bé đã cai sữa, mẹ nên bổ sung cho bé 2 bữa phụ/ngày.

Nếu bé vẫn uống sữa công thức, hãy tập cho bé uống bằng cốc.

Số bữa ăn dặm: 3 bữa/ngày (sáng, trưa và chiều) + 2 bữa phụ.

Lượng thức ăn: 80-90g cơm nát; chất đạm (Cua tôm cá: 15 – 18g; 2/3 lòng đỏ trứng; thịt bò, thịt lợn 5 – 18g, đậu phụ 50g); 40 – 50g rau củ.

Cơm nát nấu theo tỉ lệ 1 cơm: 1 nước hoặc 1 gạo: 2 nước.

Ăn nhạt: Tuyệt đối không cho các gia vị như muối, mì chính, đường, nước mắm… vào thức ăn của bé cho đến khi bé được khoảng 9 tháng tuổi. Thận của trẻ nhỏ còn rất non nớt và các gia vị sẽ khiến cho thận bị quá tải.

Không tự ý trộn chung các món ăn của bé: Mẹ nên cho bé ăn riêng từng loại thức ăn khi bé mới tập ăn dặm để bé có thể cảm nhận được vị ngon của từng món ăn. Sau khi bé đã làm quen với các loại thức ăn, mẹ có thể trộn nhiều loại thức ăn với nhau để thay đổi khẩu vị cho bé.

Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng 3 nhóm thực phẩm: đạm – tinh bột – vitamin.

Cân bằng dinh dưỡng giữa sữa và thực phẩm.

Cho bé ăn theo nhu cầu, tuyệt đối không ép bé ăn theo mong muốn của mẹ.

Cho bé ngồi ăn trong ghế ăn, không đi rong.

Không cho bé xem điện thoại, ipad, tivi và nghịch đồ chơi trong khi ăn.

Nên cho bé ăn vào 2 khung giờ: 10h sáng và trước 7h tối.

Tạo không khí thoải mái và vui vẻ cho bé trong suốt quá trình ăn.

Đa dạng thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không so sánh khả năng ăn của bé với những trẻ khác.

Điều chỉnh khả năng ăn thô theo từng giai đoạn và khả năng ăn của bé.

Không tạo áp lực về vấn đề cân nặng của bé khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế – Lao động – Phúc lợi Nhật Bản, thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu ăn dặm là khi trẻ được 5 tháng 15 ngày. Đồng thời, trẻ phải đạt được các mốc phát triển như sau:

Cổ của bé đã cứng và giữ vững.

Trẻ có thể tự ngồi được.

Trẻ thích thú khi nhìn thấy thức ăn.

Khi mẹ đưa thì vào miệng, trẻ sẽ dùng lưỡi đẩy ra.

Đây là giai đoạn bé tập nuốt (từ 5-6 tháng tuổi). Ở giai đoạn này, các mẹ nên:

Cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày.

Nên cho bé ăn mỗi bữa 1 thìa khoảng 5ml cháo loãng sau mỗi lần bú. Sau khoảng 2-3 ngày thì tăng lên 10ml.

Khi trẻ ăn được từ 3-4 thìa cháo thì mẹ sẽ bắt đầu cho con ăn rau củ hầm nhừ và hoa quả mềm.

Sau khoảng 1 tháng tập ăn dặm, nếu bé nuốt thức ăn tốt thì mẹ có thể nâng số bữa ăn lên 2 bữa/ngày.

Tất cả các món ăn dặm của bé ở giai đoạn này đều nên chế biến loãng và đặc biệt là không nêm gia vị.

Thực phẩm chủ yếu mẹ nên sử dụng trong giai đoạn này gồm: Nhóm tinh bột (bánh mì, gạo, khoai lang, khoai tây); nhóm rau quả (chuối, cà rốt, bí đỏ, cà chua, củ cải, rau chân vịt).

Mẹ có thể điều chỉnh lượng thức ăn theo tốc độ phát triển và khả năng ăn của trẻ.

Đây là giai đoạn bé nhai trệu trạo (từ 7-8 tháng tuổi). Ở giai đoạn này, các mẹ nên:

Ngoài các loại thức ăn như rau và cháo, mẹ có có thể cho bé ăn thịt gà, cá hoặc gan kết hợp với các loại ngũ cốc, rau củ, hoa quả và thực phẩm giàu chất đạm.

Độ cứng của thức ăn mà trẻ 7-8 tháng tuổi có thể nghiền được xác định là tương đương với độ cứng của đậu phụ.

Lượng thức ăn mỗi bữa của bé như sau: 50-80 tinh bột (có thể là gạo, bánh mì, khoai lang, khoai tây); 20-30 gram qua quả (cà rốt, rau chân vịt, chuối, bí đỏ, cà chua, củ cải); chất đạm (10-15 gram cá hoặc thịt; 30-40 gram đậu phụ; 1/3 lòng đỏ trứng; 50-70 gram các chế phẩm từ sữa.

Đây là giai đoạn trẻ tập nhai (từ 9-11 tháng tuổi). Ở giai đoạn này, các mẹ nên:

Cho bé ăn 3 bữa/ngày, sáng, trưa và chiều tối.

Cho bé ăn uống vào một giờ cố định và thử cho bé ăn cùng với cả nhà.

Độ thô của thức ăn nên tăng dần vì trẻ đã có thể nhai thức ăn bằng nước. Độ cứng của thức ăn trẻ có thể nhai là bằng quả chuối.

Lượng thức ăn trong mỗi bữa: nhóm tinh bột: 90 gram cháo trắng hoặc 80 gram cơm nát; 30-40 gram rau quả cà rốt, rau chân vịt, củ cải, chuối, bí đỏ, cà chua; nhóm chất đạm: 15g cá thịt; 45g đậu phụ; 1/2 quả trứng; 80g các chế phẩm từ sữa.

Đối với cháo, mẹ hãy nấu nguyên hạt gạo, nấu đặc và sệt hơn. Còn thức ăn thì ninh nhừ và cắt mỏng thái nhỏ,

Có thể cho bé ăn các gia vị như xì dầu và muối nhưng với lượng rất nhỏ.

Đây là giai đoạn trẻ nhai khỏe (từ 12-18 tháng tuổi). Ở giai đoạn này, các mẹ nên:

Duy trì cho bé ăn 3 bữa/ngày như giai đoạn 3.

Độ thô và cứng của thức ăn tăng lên tương ứng với thịt viên.

Lượng thức ăn mỗi bữa: Nhóm tinh bột (80g cơm trắng; 90g cơm nát); 40-50g rau quả; nhóm chất đạm (15-20g cá hoặc thịt; 50-55g đậu phụ; 2/3 hoặc 1 quả trứng; 100g các chế phẩm từ sữa).

Với các bé đủ cân nặng và chiều cao, các mẹ không cần thiết phải cho con uống sữa bột mà có thể chuyển sang uống sữa tươi.

Nếu con bạn gặp phải tình trạng này, hãy bổ sung men vi sinh Himita Live Probiotics để bổ sung 8 chủng lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả các chứng táo bón, tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu, trẻ kém hấp thu, suy dinh dưỡng, … bé hay ăn, hấp thu tốt, tăng cân đều, khỏe mạnh hơn.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.

Ăn Dặm Kiểu Nhật Khi Mẹ Đi Làm Như Thế Nào?

Ăn dặm kiểu Nhật khi mẹ đi làm như thế nào là mối quan tâm của nhiều bố mẹ. Sau khoảng thời gian chăm sóc con, đến khi trở lại với công việc, hẳn bố mẹ gặp nhiều khó khăn. Trong đó đặc biệt là chăm sóc dinh dưỡng cho bé với quỹ thời gian hạn hẹp. Làm sao để cho bé ăn dặm tốt nhất trong thời gian này?

Những lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật khi mẹ đi làm

Ăn dặm kiểu Nhật khi mẹ đi làm – mẹ biết cách sẽ đỡ vất vả hơn.

Việc chế biến những món ăn dặm phong phú cho con khi mẹ thời gian hạn hẹp là khá khó khăn. Tuy nhiên mẹ có thể tham khảo một vài bí quyết giúp mẹ nhàn hơn mà vẫn có thể đủ bữa ăn ngon cho bé.

Lên thực đơn các món ăn dặm cho bé cho cả tuần

Để không tốn quá nhiều thời gian, chủ động được giờ giấc, mẹ có thể lên thực đơn trước các món ăn ngon cho bé. Điều này có thể giúp mẹ tránh phải suy nghĩ, hôm nay cho con ăn món gì. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho cả tuần cũng giúp mẹ chủ động trong việc lựa chọn nguyên liệu chế biến thức ăn cho bé. Trong thực đơn, mẹ ghi rõ từng ngày ăn món nào. Và dĩ nhiên, mẹ cần luân phiên thay đổi món ăn từng ngày trong tuần để bé không bị ngán.

Sự giúp đỡ của người thân

Dĩ nhiên, khi mẹ đi làm thì sự giúp đỡ của bảo mẫu hay người thân là vô cùng quan trọng. Hãy trao đổi và đảm bảo rằng, người chăm sóc bé cũng thực hiện đúng cách phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé. Thẳng thắn trao đổi và chia sẻ về điều ngày bạn nhé.

Lưu ý đến việc bú mẹ của bé

Thường bé ăn dặm trong khoảng thời gian còn bú mẹ. Và sữa mẹ vẫn là quan trọng nhất cho sự phát triển của con. Nên mẹ khi đi làm, hãy vắt sữa cho vào tủ, bảo quản đúng cách cho bé uống. Hoặc nếu cơ quan gần nhà, mẹ có thể tranh thủ giờ nghỉ trưa, chiều về sớm cho bé bú. Bú mẹ trực tiếp vẫn tốt với bé nhiều hơn.

Chế biến món dặm kiểu Nhật khi mẹ đi làm

Hàng ngày, mẹ có thể chọn 1 món đạm (tôm, cá, thịt…) cho bé. Những món này có thể được trữ đông. Buổi tối của ngày hôm trước, mẹ cho vào ngăn lạnh để rã đông.

Khi nấu cháo cho bé ăn dặm, mẹ cho thịt, cá hoặc tôm vào nấu cùng cháo, đảm bảo đầy đủ chất.

Các món rau củ, mẹ có thể cho vào nồi hấp lại. Cộng với trái cây tươi. Là bé có thể ăn bữa ăn với đầy đủ dinh dưỡng. Nhớ là mẹ nên tăng độ thô trong các món ăn dặm của bé một cách từ từ. Ban đầu thì xay nhuyễn các món ăn. Dần chuyển sang ăn lợn cợn, rồi thái nhỏ, mềm cho con ăn ngon miệng.

Như vậy, mỗi ngày mẹ chỉ cần một chút thời gian là có thể chuẩn bị món ăn dặm phong phú, đủ chất cho con. Ăn dặm kiểu Nhật khi mẹ đi làm khá là khó khăn, nên mẹ cần chịu khó một chút là ổn nhé.

Ăn Dặm Kiểu Nhật Bắt Đầu Khi Nào Là Tốt Nhất?

Ngoài câu hỏi ăn dặm kiểu Nhật có tốt không, thì các vấn đề như: Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu khi nào? Liệu có nên cho con ăn dặm sớm… là thắc mắc của nhiều bố mẹ.

Các bố mẹ thường được khuyên nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nghĩa là khoảng thời gian phổ biến cho bé ăn dặm là khoảng sau 6 tháng. Tuy nhiên, nhiều bé từ khoảng 5 đến 6 tháng tuổi là đã có biểu hiện đòi ăn. Lúc này, bố mẹ có thể cho con ăn sớm. Nhưng lưu ý, giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé vô cùng non nớt. Cho con ăn dặm giai đoạn này mang tính chất là giúp con làm quen với thức ăn. Bú mẹ vẫn là quan trọng nhất.

Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu khi nào?

Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu khi nào là tốt nhất? Là khi bé có biểu hiện muốn ăn. Thường là lúc bé khoảng 5 đến 6 tháng tuổi. Bố mẹ có thể để ý những biểu hiện của bé như: chảy nhiều nước dãi, hay quan sát chăm chú người lớn ăn uống, thậm chí có lúc bé sẽ với tay đòi thức ăn. Khi cho bé nếm thử, bé có biểu hiện hợp tác, thì bố mẹ đã có thể tập cho bé làm quen với thức ăn dần.

Nên nhớ, khi bé chưa hết 6 tháng tuổi, bữa ăn dặm lúc này không phải là bữa chính. Cơ quan tiêu hóa của bé lúc này chưa phát triển hoàn thiện, ăn quá sớm sẽ không hấp thu được hết chất dinh dưỡng. Hơn nữa còn có thể không tốt cho dạ dày, hoặc bé bị dị ứng. Bé chỉ nên ăn một lượng rất ít. Bữa ăn chính vẫn là bú mẹ. Trước 4 tháng tuổi thì nên cho bé bú mẹ hoàn toàn.

Một điều nữa cần lưu ý trong nuôi dạy bé, bố mẹ cũng không nên cho con ăn dặm quá trễ. Muộn nhất là 7 tháng tuổi cần cho bé ăn. Điều này giúp bé có đủ dinh dưỡng để phát triển. Vì sau 6 tháng tuổi thì nhu cầu hấp thụ dinh dưỡng của bé sẽ nhiều hơn. Và lúc này chỉ có mỗi sữa mẹ thì sẽ không đáp ứng được.

Giai đoạn đầu bé tập ăn, bố mẹ không nên cho thức ăn khó tiêu. Nên chọn những loại dễ ăn, dễ tiêu hóa, vệ sinh an toàn. Hạn chế đường, dầu vào thức ăn của bé. Ngoài các loại bột ăn dặm, sẽ rất tốt khi bố tự tay chọn lựa nguyên liệu sạch. Tự tay chế biến thức ăn tươi ngon cho con. Hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn. Bố mẹ nên tham khảo những món ăn dặm cho bé qua những nguồn tài liệu tin cậy.

Thời gian đầu khi bé mới tập ăn, bố mẹ nên cho bé ăn một cách thận trọng và quan sát phản ứng của bé. Khi bé đã quen với việc ăn, lúc này có thể cho bé ăn theo nhu cầu của bé. Đặc biệt là phải giúp bé cảm thấy vui vẻ và ngon miệng. Ăn dặm kiểu Nhật chú trọng vui vẻ. Hoàn toàn không nên để bé căng thẳng hoặc có cảm giác bị ép ăn. Đó là một trong những điều quan trọng cần lưu ý khi cho bé theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

chúng tôi