Top 9 # Xem Nhiều Nhất Ăn Gì Cho Tuần Cuối Thai Kỳ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Tháng Cuối Thai Kỳ Nên Ăn Gì, Mẹ Đã Biết Chưa?

Sau gần 9 tháng mang thai, mẹ đã bước vào giai đoạn nước rút. Trong những tuần cuối, dinh dưỡng vẫn tiếp tục là một trong những mối quan tâm lớn nhất. Ăn uống đúng cách trong thời gian này sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khỏe thật tốt và đem đến cho bé nguồn dinh dưỡng phong phú để phát triển và sẵn sàng để chào đời. Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì

Mẹ bầu tháng cuối ăn bao nhiêu là đủ?

Trong tháng cuối cùng của thai kỳ, bé cưng sẽ phát triển rất nhanh về cân nặng và chiều dài. Để đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng của bé, mẹ bầu sẽ cần bổ sung thêm từ 200 đến 300 calories so với bữa ăn ngày thường.

Ngoài ra, ở tháng cuối này, mẹ cũng sẽ tăng cân nhiều hơn 2 tam cá nguyệt trước. Để tránh những hậu quả do tăng cân quá mức cần thiết, mẹ vẫn nên đảm bảo một chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng nhưng nên loại trừ những loại thực phẩm không có lợi như bánh kẹo ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, mỡ động vật…

Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung lượng thực phẩm như sau:

-Ngũ cốc (Chọn loại nguyên hạt là tốt nhất): 6 đến 11 phần.

-Trái cây: 2 đến 4 phần.

-Rau: Từ 4 phần trở lên

-Sữa và thực phẩm từ sữa: 4 phần

-Các thực phẩm giàu đạm: 3 phần mỗi ngày.

-Nước: Ít nhất 2 lít mỗi ngày.

Những thực phẩm vàng cho bà bầu tháng cuối

Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì vẫn là một câu hỏi được tất cả các mẹ bầu ở giai đoạn này quan tâm. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đáp ứng được tiêu chí lành mạnh, cân bằng không chỉ làm tốt nhiệm vụ cung cấp năng lượng, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi mà còn giúp giảm các biến chứng thai kỳ.

Thực phẩm giàu chất xơ: Rau củ, ngũ cốc nguyên hạt trái cây, rong biển…

Thực phẩm giàu chất sắt: Thịt gà, lòng đỏ trứng, rau dền, nho khô, thịt bò, các loại cá đều là nguồn cung cấp chất sắt tốt cho mẹ bầu.

Thực phẩm giàu canxi: Nhu cầu canxi trong giai đoạn này là cao nhất so với cả thai kỳ, chính vì vậy, mẹ cần nhớ tăng cường các thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn của mình. Những lựa chọn lý tưởng cho mẹ bao gồm súp lơ xanh, các loại đậu, các loại sữa bò, sữa dê, sữa từ các loại hạt, yến mạch, hạnh nhân, hạt mè.

Thức ăn giàu vitamin C: Đây là nhóm thực phẩm quan trọng cho mẹ bầu ở tháng cuối. Mẹ nhớ tích cực ăn các loại quả như cam, chanh, cà chua, dâu tây, đu đủ.

Những món giàu a-xít folic: Những loại rau lá xanh như cải bó xôi, rau dền, các loại đậu và hạt sẽ giúp bổ sung a-xít folic cho mẹ.

Thực phẩm chứa vitamin A: Rau cải bó xôi, cà rốt, khoai lang, gấc…

Vì những gì mẹ ăn trong tháng cuối này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, luôn ghi nhớ rằng chỉ chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe mà thôi. Ngoài việc trả lời cho câu hỏi tháng cuối thai kỳ nên ăn gì, mẹ cũng cần chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn, cụ thể là thịt sạch và các loại rau, củ quả không sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt.

Sử dụng viên uống bổ sung trong tháng cuối thai kỳ

Trong chế độ dinh dưỡng tháng cuối, mẹ vẫn cần bổ sung đều đặn những viên uống bổ sung như viên sắt, viên vitamin hay a-xít folic.

Viên sắt: Sắt có thể là thành phần của các viên uống đa vi chất mà mẹ bổ sung trong suốt thai kỳ. Nếu viên uống đa vi chất của mẹ chỉ gồm các loại vitamin mà không bao gồm sắt, mẹ có thể uống viên sắt. Nhu cầu sắt của mẹ bầu là khoảng 27mg mỗi ngày.

Viên đa vi chất: Các loại vitamin rất dễ mất đi trong quá trình nấu nướng, do đó, mẹ nên chủ động bổ sung bằng các loại viên vitamin tổng hợp cho bà bầu có liều lượng phù hợp.

Bổ sung canxi: Canxi cũng là một trong những dưỡng chất không thể thiếu đối với bà bầu trong tháng cuối. Mẹ có thể bổ sung các viên canxi dạng sủi bọt, dạng nước hoặc kẹo dẻo để đảm bảo đủ canxi cho sự phát triển hệ xương và răng của bé. Nhu cầu canxi của mẹ lúc này là khoảng 1.000mg đến 1.200mg mỗi ngày.

Mẹ khỏe sinh con khỏe, đó là lý do dinh dưỡng luôn là ưu tiên hàng đầu trong cả hành trình mang thai. Với những thông tin xung quanh câu hỏi tháng cuối thai kỳ nên ăn gì, mẹ sẽ có được một định hướng tốt về dinh dưỡng trong thời gian này.

Bà Bầu 3 Tháng Cuối Thai Kỳ Nên Ăn Gì Cho Con Khỏe, Mẹ Dễ Sinh?

Ba tháng cuối thai kỳ là lúc mẹ bầu cần tăng cường dinh dưỡng để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới, những dưỡng chất cần thiết nhất cho thai nhi trong giai đoạn bé hấp thu rất tốt dưỡng chất từ mẹ. Vì vậy, để đảm bảo sự phát triển của bé, các bà mẹ 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì?

Nội dung bài viết

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối như thế nào?

Sự thay đổi của mẹ bầu trong 3 tháng cuối ra sao?

Trong 3 tháng cuối thai kỳ bầu nên ăn gì?

1. Chế độ dinh dưỡng tháng thứ 7

2. Chế độ dinh dưỡng tháng thứ 8

3. Chế độ dinh dưỡng tháng thứ 9

Theo kinh nghiệm dân gian: Bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để dễ sinh?

1. Uống nước rau húng quế

2. Ăn chè mè đen từ tháng thứ 8

3. Uống nước lá tía tô 1 tuần trước ngày dự sinh

4. Uống nước dứa (khóm) ở tuần 39

5. Uống nước dừa nóng

6. Ăn cà tím vào tuần cuối cùng của thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối như thế nào?

Các mẹ lưu ý, sự phát triển của em bé trong 3 tháng cuối cực kỳ nhanh, không những bé yêu của bạn đã bắt đầu hoàn thiện đầy đủ những bộ phận trên cơ thể mà đặc biệt về cân nặng của bé phát triển rất nhanh chóng.

Chính vì vậy khi khám thai, nếu bác sĩ cho biết em bé phát triển chậm, bị nhẹ cân thì mẹ cần phải xem xét và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình nhiều hơn trong thời điểm nước rút này.

Mẹ bầu phải hiểu được rằng chế độ dinh dưỡng của mẹ lúc này gắn liền với sự phát triển toàn diện của bé yêu trong bụng. Vì vậy, 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì rất được các mẹ quan tâm.

Sự thay đổi của mẹ bầu trong 3 tháng cuối ra sao?

Trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể gặp các tình trạng như tăng áp lực tĩnh mạch do trọng lượng của cơ thể tác động lên 2 chân và tim, làm quá trình lưu thông máu chậm lại, đau nhức vùng xương chậu, đau lưng, ngực to ra, thường xuyên mất ngủ, phù nề, ngứa và tê tay chân, có cảm giác bị hụt hơi khó thở, táo bón… những hiện tượng này làm mẹ cảm thấy liên tục mệt mỏi, toàn thân ê ẩm, đi lại cũng gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, bồi bổ cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ là cực kỳ quan trọng, mẹ bầu cần phải tăng cường chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức để kháng đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho bé yêu trong giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời. Vậy 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì?

Trong 3 tháng cuối thai kỳ bầu nên ăn gì?

1. Chế độ dinh dưỡng tháng thứ 7

Tháng thứ 7 là lúc não bộ của bé phát triển nhanh nhất trong thai kỳ. Lúc này não bé có thể đạt đến khoảng 25% não người lớn, chính vì vậy mà hơn lúc nào hết bé cần được cung cấp nhiều các axit béo để phát triển hệ thần kinh và phát triển mắt cho bé.

Ngoài axit béo ra thì mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung vitamin C vì thiếu vitamin C rất dễ dẫn đến sinh non, vỡ ối sớm. Ngoài ra, vitamin C còn giúp hấp thu canxi và sắt tốt hơn.

Những thực phẩm có chứa nhiều axit béo: một số loại hạt để mẹ ăn vặt (hạt hướng dương, hạt bí, lạc, vừng…), các loại cá (cá hồi, cá thu, cá ngừ,…) hoặc khi chế biến thức ăn có thể cho thêm 1 – 2 muỗng dầu đậu nành, dầu cá hồi hoặc bơ thực vật…

Các mẹ bầu thường thắc mắc bà bầu nên ăn hoa quả gì trong 3 tháng cuối thai kỳ? Câu trả lời là các loại hoa quả cung cấp nhiều Vitamin C như: cam, chanh, quýt, bưởi, dâu tây, ổi, đu đủ…

Ngoài ra, các loại trái cây này còn bổ sung vitamin các loại cho bà bầu cực kỳ hiệu quả và rất cần thiết cho sự phát triển của bé.

2. Chế độ dinh dưỡng tháng thứ 8

Táo bón và một số bệnh về đường tiêu hóa như ợ nóng, ợ chua hoặc khó tiêu sẽ làm phiền mẹ bầu trong thời điểm này. Để giảm tình trạng này, mẹ cần cung cấp nhiều chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa từ những thực phẩm tươi mát như: các loại rau xanh, trái cây. Đừng quên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cải thiện tình trạng táo bón.

Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng bị chuột rút trong tháng thứ 8 thì cần bổ sung ngay những thực phẩm giàu photpho và canxi trong bữa ăn của mình để nhanh chóng khắc phục tình trạng này như: súp lơ xanh, sữa, phô mai…

Đặc biệt, mẹ lưu ý không nên ăn những thực phẩm khó tiêu hóa, cay nóng, không nên ăn quá no sẽ làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để quá trình hấp thụ nhanh hơn

Đây cũng là lúc mẹ cần quan tâm đến nguồn sữa mẹ để cung cấp cho bé sau khi sinh. Mẹ nên tăng cường ăn các thực phẩm có hàm lượng protein cao vì chúng giúp kích thích sản sinh nguồn sữa mẹ như: thịt, sữa, cá, giò heo, các loại hạt…

3. Chế độ dinh dưỡng tháng thứ 9

Đây là tháng cuối cùng của thai kỳ, chắc chắn các mẹ đang rất nôn nóng chờ đợi sự ra đời của bé yêu. Thời điểm này, mẹ lưu ý cung cấp nhiều năng lượng, chuẩn bị sức đề kháng khỏe mạnh để trải qua cuộc vượt cạn sắp tới.

Những thực phẩm có chứa nhiều năng lượng như: thịt gà, cá và những thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate như gạo, ngũ cốc… cần có trong thực đơn hàng ngày.

Ngoài ra, mẹ nên tăng cường hững thực phẩm có chứa nhiều canxi, hàm lượng canxi cần thiết cho giai đoạn 3 tháng cuối này là khoảng 1200mg/ngày. Nguồn canxi dồi dào có trong: hải sản, sữa, sữa chua, phô mai, đậu phụ, cá hồi…

Không những nhu cầu về canxi mà nhu cầu về sắt cũng vô cùng quan trọng, cần cung cấp liên tục từ trước khi mang thai cho đến sau khi sinh. Nhưng thời điểm tháng thứ 9 khi người mẹ sắp sinh cần phải tăng cường cung cấp sắt hơn nữa để giúp mẹ tránh tình trạng thiếu máu sau khi sinh.

Những thực phẩm có chứa nhiều sắt như: trái cây khô, thịt bò, đậu, rau lá màu xanh đậm… Nếu cảm thấy cần thiết bác sĩ có thể sẽ kê thêm thuốc sắt cho mẹ bầu.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng phải duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, hỗ trợ hoạt động hệ bài tiết. Nếu thiếu nước mẹ rất dễ dẫn đến sinh non, em bé sinh ra sẽ yếu và nhẹ cân.

Các mẹ lưu ý, đến tháng thứ 9 các bác sĩ khuyên mẹ nên tăng cân chậm cho nên mẹ cũng nên hạn chế những thức ăn có chứa quá nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đồ chiên rán, nước ngọt, kẹo, bánh…

Theo kinh nghiệm dân gian: Bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để dễ sinh?

1. Uống nước rau húng quế

Một công thức thần dược cho mẹ chuyển dạ nhanh chóng vào 3 tháng cuối thai kỳ đó là nước rau húng quế. Mẹ dùng một nắm rau húng quế, xay lấy 1 cốc nước khoảng 300ml sau đó thêm vào chút đường tại vị ngọt cho dễ uống.

2. Ăn chè mè đen từ tháng thứ 8

Mẹ có thể nấu mè đen với bột sắn dây hoặc ăn kèm với chéo quẩy chiên cũng rất ngon. Nếu được, mẹ nên ăn chè mè đen vào mỗi buổi sáng hoặc 3 lần/tuần, chú ý chỉ nên bắt đầu ăn từ tuần thai thứ 34 – 35, mỗi lần chỉ nên ăn 1 chén

3. Uống nước lá tía tô 1 tuần trước ngày dự sinh

Mẹ bầu uống nước lá tía tô nấu với lá khế (hoặc nước tía tô đơn chất) khoảng 1 tuần trước ngày dự sinh hoặc uống ngay khi có cơn đau đầu tiên. Mỗi lần uống khoảng nửa lít, uống dần cho đến khi sinh. Theo kinh nghiệm, uống khi thấy những cơn đau chuyển dạ sẽ giúp cổ tử cung mềm ra và mở nhanh.

4. Uống nước dứa (khóm) ở tuần 39

Khi bước sang thai kỳ tuần thứ 39, chặng đường cuối của 40 tuần thai, các bác sĩ thường khuyên bà bầu uống nước ép dứa, ăn các món chế biến từ dứa… Cách này sẽ giúp mẹ bầu chuyển dạ nhẹ nhàng hơn.

5. Uống nước dừa nóng

Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ có nên uống nước dừa không? Theo dân gian, nếu mẹ thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ thì nên nhờ người thân lấy một quả dừa tươi, chặt phía trên đầu, sau đó để nguyên quả dừa như vậy và đặt lên bếp đun cho nóng nước dừa phía trong, sau đó lấy ống hút uống hết nước dừa ngay khi còn nóng sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn.

6. Ăn cà tím vào tuần cuối cùng của thai kỳ

Theo đó, mẹ bầu thường xuyên ăn cà tím vào tháng cuối của thai kì sẽ giúp cổ tử cung co giãn tốt hơn, hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng và dễ dàng.

Mang Thai Tháng Cuối Thai Kỳ: 10+ Điều Mẹ Cần Lưu Ý

Kết thúc giai đoạn mang thai của bạn!

Mẹ đã bước vào tháng cuối thai kỳ và chỉ còn lại vài ngày mẹ sẽ ôm bé trong vòng tay. Bây giờ mẹ nên chuẩn bị tất cả các yếu tố cần thiết để mẹ có thể ở lại trong bệnh viện một thời gian ngắn. Mặc dù đang mệt mỏi, mẹ có thể cảm thấy hạnh phúc khi đóng gói và chuẩn bị cho ngày trọng đại của mẹ.

Điều gì xảy ra khi mẹ mang thai tháng thứ 9?

– Mẹ sẽ tiếp tục tăng cân, nhưng một số mẹ bầu có thể nhận thấy có sự giảm cân trong tháng này, nhưng không đáng lo, vì do sự sụt giảm sản xuất nước ối. Hầu hết mẹ bầu trông rất to, cồng kềnh và không hấp dẫn nhưng đừng lo lắng vì điều đó là hoàn toàn bình thường. Sau khi sinh, với tập thể dục và chế độ ăn uống hợp lý, mẹ sẽ trở nên bình thường.

– Vú sẽ trở nên to hơn, mềm và rỉ sữa… – Đi tiểu thường xuyên: mẹ sẽ thường xuyên đi tiểu trong thời gian mang thai tháng thứ 9. Sự gia tăng trọng lượng của bé, sẽ tạo nên áp lực trên bàng quang càng lớn. Vì vậy, mẹ sẽ cảm thấy một sự thôi thúc thường xuyên đi tiểu. Tháng này, đầu của bé đã xuống tiểu khung để sẵn sàng cho sự ra đời.

– Gia tăng mệt mỏi: Hầu hết mẹ bầu trở nên dễ mệt mỏi khi mang thai tháng thứ 9, trong khi một số mẹ khác cảm thấy đầy năng lượng. Đừng lo lắng điều này, hoàn toàn phổ biến vì bé của mẹ vẫn đang phát triển. Trong thời gian mang thai tháng thứ 9, bé thường tăng cân 2½ pounds và chiều dài 2 inch. Nói chung, mẹ có thể cảm thấy không thoải mái với áp suất trong bụng mẹ và cân nặng của bé gia tăng. Vì vậy, điều quan trọng là nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

– Cảm giác phù nề hơn: Mẹ có thể thấy sưng mắt cá chân và bàn chân hơn. Ngoài ra mẹ có thể nhận thấy khuôn mặt mình hơi phúng phính hơn một chút.

– Điều quan trọng là theo dõi chuyển động của bé trong những tháng cuối thai kỳ. Bằng cách đó, nếu có bất kỳ bất thường nào, mẹ nên báo bác sĩ ngay lập tức để được an toàn. Mẹ nên biết biểu hiện cơn co thắt Braxton Hicks hay còn gọi dấu hiệu chuyển dạ giả. Mẹ có thể cảm thấy những cơn co thắt thường xuyên hơn vì mẹ đang gần ngày sinh. Ngoài ra, mẹ nên biết dấu hiệu chuyển dạ thật sự:

Cơn co thắt không ngừng ngay cả khi mẹ di chuyển hoặc thay đổi vị trí của mẹ.

Chúng bắt đầu ở phía sau và tỏa dần dần quanh vùng bụng của mẹ.

Các cơn co thắt xuất hiện nhiều hơn năm lần một

Cơn co kéo dài 30 đến 70 giây.

Theo thời gian cơn co càng lúc càng mạnh.

Cường độ cơn đau mỗi lúc mỗi tăng lên khi đi bộ .

Cơn co xuất hiện vào những khoảng thời gian đều đặn.

– Đột nhiên nếu mẹ nhận thấy những cơn co thắt đau đớn hơn và sự xuất hiện chất dịch từ âm đạo không có mùi và không màu, hoặc tiêu chảy bất thường hoặc rò rỉ chất nhầy. Sự xóa mở cổ tử cung bắt đầu và trở nên mỏng hơn khi bé chuẩn bị ra đời, đó là thời gian để gọi “Mụ đỡ đẻ” vì túi ối đã vỡ và bé đã sẵn sàng để ra đời!

Phụ nữ mang thai tháng thứ 9 cần lưu ý gì?

Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ cần gặp bác sĩ sản khoa mỗi tuần. Trong mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của mẹ có những thay đổi gì chỉ ra các dấu hiệu báo sinh. Trong những lần khám cuối cùng với bác sĩ sản khoa, hãy hỏi bác sĩ nếu mẹ vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào về chuyển dạ và sinh nở.

Tập thở: Với việc tăng kích cỡ bụng, mẹ sẽ khó thở hơn. Vì vậy, tốt hơn là mẹ nên học các kỹ thuật thở và cũng có thể tham gia các lớp học yoga trước khi sinh. Ngoài ra, khi mẹ bước vào chuyển dạ thực sự, các kỹ thuật thở này sẽ giúp mẹ rất nhiều.

Tập thể dục cho bà bầu: nếu bác sĩ của mẹ chấp thuận, mẹ có thể và nên tiếp tục di chuyển. Tập thể dục có thể giúp mẹ làm giảm đau nhức trong giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp tâm trạng tốt hơn và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.

Hãy chuẩn bị tinh thần và thể chất cho những điều sắp xảy ra. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên uống thuốc bổ vitamin. Ăn một lượng nhỏ vài lần và ăn những thức ăn lành mạnh.

Mẹ không nên hút thuốc hoặc uống rượu vì chúng có thể gây hại nghiêm trọng cho bé của mẹ. Mẹ nên tự hào về mình là đã đối mặt với tất cả những thách thức, đau đớn, đau nhức và khó chịu. Bây giờ mẹ đang ở trong giai đoạn hân hoan chào đón một thiên thần nhỏ bé sắp ra đời.

Hãy cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt và mẹ chỉ nên nghĩ đến các khía cạnh tích cực về những việc sắp tới. Hãy dành thời gian để đọc hay suy nghĩ về những ngày đầu của em bé để giúp ngăn ngừa sự hoảng loạn và căng thẳng sau khi sinh. Nghe nhạc thư giãn và uống một lượng nước trái cây mình thích để có cảm giác thoải mái hơn.

Ngủ, ngủ, và ngủ: Điều này xuất phát từ kinh nghiệm các mẹ bầu. Mẹ cố gắng tranh thủ ngủ khi có thể. Mất ngủ có thể gây nhiều ảnh hưởng bất lợi cho mẹ, hãy cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Chất lượng giấc ngủ không những tốt cho mẹ mà cả cho bé yêu đang phát triển trong bụng mẹ.

Nếu bạn đã con con, nên dành thời gian để chuẩn bị tinh thần cho con vể việc bé sẽ trở thành anh/chị gái của em bé trong bụng mẹ. Mẹ có thể thủ thỉ với bé về việc đặt tên cho em, chọn màu áo, màu quần,…giúp bé khỏi bỡ ngỡ khi em ra đời. Đó là một cách quan trọng để củng cố mối quan hệ gia đình.

Tháng cuối thai kỳ có thể là một khoảng thời gian rất đáng trân trọng, đó là khoảng thời gian khi mẹ và ông xã, cùng với bé đầu lòng (nếu có), nên cùng nhau chia sẻ khoảng thời gian rất đặc biệt và đáng nhớ này.

Mẹ hay ông xã cũng nên lập danh sách những ai có thể giúp đỡ khi mẹ sinh trong bệnh viện và phân công cụ thể ai làm gì cùng giờ giấc thích hợp. Tình huống khẩn cấp nên liên hệ ai, ngoài ông xã của mẹ ra.

Lập kế hoạch tuyến đường đến bệnh viện: trong điều kiện hay kẹt xe hiện nay, hành trình đến bệnh viện trong giai đoạn mẹ chuyển da thực sự đó cũng là mối lo âu. Nhưng nếu mẹ và ông xã có kế hoạch định tuyến trước, có thể giúp tài xế lái xe an toàn và hợp lý đến bệnh viện kịp thời hơn.

Những dấu hiệu bất thường khi mang thai tháng cuối

Xuất hiện các cơn đau gò cứng bụng

Ở thời điểm này, sự khó chịu ở phần bụng ngày một nhiều. Nguyên nhân là do em bé đã lớn hơn rất nhiều nên tử cung của mẹ phình to hơn và chèn ép các cơ quan xung quanh.

Khi mẹ hoạt động, tập thể dục hay làm việc trong thời gian dài, các cơn gò cứng bụng sẽ xuất hiện. Đây là hiện tượng phổ biến đối với các mẹ bầu. Nếu mẹ ngồi nghỉ một lúc, các cơn đau này cũng giảm đi thì mẹ không cần quá bận tâm.

Nếu như các cơn đau vẫn không thuyên giảm mà tần suất xuất hiện còn nhiều hơn (khoảng 10 lần / ngày) thì đây là dấu hiệu cho biết cơ thể mẹ đang không ổn. Lúc này, mẹ cần phải đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Chảy máu

Nếu bị chảy máu khi mang thai tháng cuối thì có thể mẹ đã đến lúc chuyển dạ hoặc gặp một vấn đề bất thường. Vì vậy, khi gặp hiện tượng trên, mẹ cần phải đi bác sĩ ngay.

Đột nhiên bị đau bụng kèm theo chảy máu

Đây có thể là biểu hiện của một số tình trạng sau:

Dọa sinh non: Do tử cung co thắt, các cơn gò cứng sẽ xuất hiện đều đặn trong khoảng thời gian nhất định tương tự như đau chuyển dạ.

Dọa sảy thai: Dù mẹ đã dừng mọi hoạt động và ngồi nghỉ, nhưng cơn gò cứng bụng vẫn không giảm và có máu đông chảy ra.

Nhau bong non: Thông thường, nhau thai sẽ tự bong ra cơ thể của mẹ sau khi sinh. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp, nhau thai bong trước khi được sinh ra. Khi bị tình trạng này, mẹ sẽ phải đối diện với các cơn đau dữ dội và bất ngờ. Tử cung của mẹ sẽ bị xuất huyết nhưng lượng máu chảy ra ngoài lại không nhiều.

Tháng cuối thai kỳ mẹ nên làm gì?

Mẹ nên chuẩn bị bộ dụng cụ cho bé khi sinh (đa phần hiện nay ở các bệnh viện có làm điều này, nhưng cũng tùy từng nơi).

Chuẩn bị drap giường, gối, khăn lông, dụng cụ tắm rữa, vệ sinh cho bé tại nhà (sau khi bé được xuất viện).

Trang trí phòng bé cũng là điều nên làm nếu mẹ có điều kiện kinh tế.

Đem thẻ bảo hiểm y tế của mẹ, giấy tờ khám bệnh và sổ theo dõi sức khỏe mẹ trong kỳ mang thai.

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái Đặt tên cho con gái Đặt tên con trai hay

Chế Độ Dinh Dưỡng Của Mẹ Bầu Các Tháng Cuối Thai Kỳ

Vào khoảng thời gian cuối thai kỳ, mẹ đang bước vào giai đoạn nước rút chuẩn bị chào đón con ra đời. Trong những tuần cuối, chế độ dinh dưỡng…mẹ bầu vẫn tiếp tục là một trong những mối quan tâm nhất. Ăn uống đúng cách trong thời gian này sẽ giúp mẹ bảo vệ và đảm bảo được sức khỏe của mình thật tốt. Đồng thời cũng đem đến cho bé nguồn dinh dưỡng phong phú để phát triển và sẵn sàng chào đời.

1. Sự thay đổi của mẹ bầu trong 3 tháng cuối:

Những thay đổi của em bé trong bụng mà mẹ bầu cũng có thể thay đổi trong giai đoạn này. Có thể tăng áp lực tĩnh mạch do trọng lượng của cơ thể tác động lên 2 chân và tim làm quá trình lưu thông máu chậm lại, đau nhức vùng xương chậu, ngực tăng trưởng nhanh, cảm giác bị hụt hơi khó thở, táo bón,… Những hiện tượng này làm mẹ cảm thấy liên tục mệt mỏi, toàn thân ê ẩm, việc đi lại cũng gặp nhiều khó khắn. Giai đoạn 3 tháng cuối này mẹ bầu cần phải tăng cường chất dinh dưỡng để cơ thể mẹ khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé yêu trong giai đoạn cuối cùng trước khi bé yêu chào đời. Không những thế còn “tạo đà” cho sự phát triển khỏe mạnh của bé về sau.

– Thực phẩm giàu chất sắt: Thịt gà, lòng đỏ trứng, rau dền, nho khô, thịt bò, các loại cá đều là nguồn cung cấp chất sắt tốt cho mẹ bầu.

– Thực phẩm có chứa vitamin A: Rau cải bó xôi, cà rốt, khoai lang, gấc…

– Thực phẩm giàu chất xơ : Rau củ, ngũ cốc nguyên hạt trái cây, rong biển…

– Thức ăn giàu vitamin C: Nhóm thực phẩm này quan trọng cho mẹ bầu ở tháng cuối. Mẹ nhớ tích cực ăn các loại quả như cam, chanh, cà chua, dâu tây, đu đủ.

– Những món giàu a-xít folic: Những loại rau lá xanh như cải bó xôi, rau dền, các loại đậu và hạt sẽ giúp bổ sung a-xít folic cho mẹ.

– Thực phẩm giàu canxi: Trong giai đoạn này cần canxi cao nhất so với cả thai kỳ. Bởi vậy, mẹ cần nhớ tăng cường thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn. Các thực phẩm giàu canxi: các loại đậu, sữa từ các loại hạt, súp lơ xanh, các loại sữa bò, sữa dê,yến mạch, hạnh nhân, hạt mè.

Mẹ cũng cần chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn, cụ thể là thịt sạch và các loại rau, củ quả không sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt. Trong tháng cuối cùng của thai kì, bé cưng sẽ phát triển rất nhanh về cân nặng và chiều dài. Mẹ bầu sẽ cần bổ sung thêm từ 200 đến 300 calories so với bữa ăn ngày thường để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Để tránh những hậu quả do tăng cân quá mức cần thiết, mẹ vẫn nên đảm bảo một chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng nhưng nên loại trừ những loại thực phẩm không có lợi như bánh kẹo ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, mỡ động vật…

Lượng thực phẩm mà mẹ bầu cần bổ sung đó là:

– Nước: Ít nhất 2 lít mỗi ngày.

– Sữa và thực phẩm từ sữa: 4 phần

– Rau: Từ 4 phần trở lên

– Ngũ cốc: nên chọn những loại nguyên hạt từ 6 đến 11 phần.

– Các thực phẩm giàu đạm: với 3 phần mỗi ngày.

– Trái cây: 2 đến 4 phần.

3. Sử dụng viên uống bổ sung trong chế độ dinh dưỡng mẹ bầu tháng cuối như nào:

Vào tháng cuối, mẹ vẫn cần bổ sung đều đặn những viên uống bổ sung như viên sắt, viên vitamin hay a-xít folic.

– Viên sắt: Nếu viên uống đa vi chất của mẹ chỉ gồm các loại vitamin mà không bao gồm sắt, mẹ có thể uống viên sắt.Bởi sắt có thể là thành phần của các viên uống đa vi chất mà mẹ bổ sung trong suốt thai kỳ và khoảng 27mg mỗi ngày.

– Viên đa vi chất: Mẹ nên chủ động bổ sung bằng các loại viên vitamin tổng hợp cho bà bầu có liều lượng phù hợp.

– Bổ sung canxi: là một trong những dưỡng chất không thể thiếu đối với bà bầu trong tháng cuối. Mẹ có thể bổ sung các viên canxi dạng sủi bọt, dạng nước hoặc kẹo dẻo để đảm bảo đủ canxi cho sự phát triển hệ xương và răng của bé. Lượng canxi cần bổ sung khoảng 1.000mg đến 1.200mg mỗi ngày.

Mẹ khỏe sinh con khỏe, đó là lý do dinh dưỡng luôn là ưu tiên hàng đầu trong cả hành trình mang thai. Với những thông tin xung quanh câu hỏi tháng cuối thai kỳ nên ăn gì, mẹ sẽ có được một định hướng tốt về dinh dưỡng trong thời gian này. Dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn được xây dựng bởi các chuyên gia y tế Hàn Quốc, mang tới những trải nghiệm bất ngờ cho các mẹ bầu. Mẹ hoàn toàn yên tâm khi được chăm sóc và theo dõi sức khỏe trong suốt thai kỳ đến tận sau sinh bởi đội ngũ bác sỹ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm. Đồng thời tận hưởng những tiện ích đẳng cấp trong môi trường y tế văn minh, chuẩn Hàn Quốc với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng sự chăm sóc tận tậm của đội ngũ y bác sĩ để có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Để được tư vấn các gói thai sản và ưu đãi dành riêng cho mẹ bầu, khách hàng vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.