Top 5 # Xem Nhiều Nhất Bí Quyết Nấu Ăn Của Người Hoa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Bí Quyết Làm Ăn Của Người Hoa Ở Chợ Lớn

Phùng Hưng Hãng – chuyên kinh doanh cao đơn hoàn tán từ năm 1975 đến nay ở quận 5, TP HCM – được chuộng vì rất uy tín trong mua bán

 

Người Hoa tâm niệm có uy tín thì có tất cả, mất uy tín thì mất tất cả. Đây là quy ước bất thành văn, người nào cố ý phá vỡ quy ước này thì chỉ còn có nước bỏ đi xứ khác sinh sống.

 

Các chủ doanh nghiệp người Hoa thường mang hàng ra chợ sỉ Bình Tây, Kim Biên, Soái Kình Lâm, An Đông bỏ gối đầu từng lô hàng cho tiểu thương. Nhận thanh toán lô hàng cũ rồi bỏ tiếp lô hàng mới. Thương lái được tiểu thương bán lại hàng gối đầu từng lô hàng. Các chủ doanh nghiệp được nhà cung ứng bỏ gối đầu từng lô nguyên phụ liệu…

 

Hiếm khi giật nợ

 

Tập quán buôn bán gối đầu như những mắt xích liền lạc với nhau. Hàng hóa giao dịch trị giá bạc tỉ mà chỉ bảo đảm bằng những cuốn sổ bỏ hàng, bán hàng cầm tay nhưng hầu như không ai bị giật nợ.

 

Thông tin về những vụ bội tín lan rất nhanh trong ngành nghề kinh doanh. Kẻ bội tín bị người trong giới đồng lòng tẩy chay.

 

Gần cuối năm âm lịch, các chủ doanh nghiệp người Hoa giữ thông lệ thu hết nợ cũ phát sinh trong năm. Tiểu thương phải thanh toán sạch nợ để năm mới làm ăn suôn sẻ.

 

Thương lái cũng trả hết nợ của năm cũ. Ai không giữ uy tín hoặc dây dưa trả nợ sẽ khó bề làm ăn trong năm mới vì chẳng ai chịu giao hàng hay bán hàng. Các doanh nghiệp FDI ban đầu thâm nhập thị trường Việt Nam cũng “làm chảnh” nhưng rồi cũng phải theo luật chơi gối đầu mới tiêu thụ được hàng hóa.

 

Về giá cả, người Hoa cũng luôn giữ uy tín. Chủ hàng chịu giá bán cho ai rồi thì không thay đổi, dù giá cả biến động mạnh cỡ nào cũng bán hàng theo giá đã thỏa thuận. Chủ tiệm tạp hóa người Hoa trong khu xóm vui vẻ bán thiếu gạo, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, thuốc lá, đường, đậu, xà bông, bột giặt, kem đánh răng…

 

Cuối tháng, chủ tiệm mang sổ nợ tới từng nhà đòi tiền. Ai nấy đều giữ uy tín trả hết nợ. Ai lằng nhằng, mất uy tín rồi thì năn nỉ mua chịu dù một chai nước mắm chủ tiệm cũng không bán.

 

Những người kinh doanh ẩm thực truyền thống Trung Hoa càng giữ uy tín. Họ khởi nghiệp với những món ăn ngon, thỏa mãn khẩu vị đại chúng. Tới khi quán ăn đông khách cỡ nào, chủ quán cũng không thay đổi chất lượng các món ăn nhằm bảo vệ uy tín thương hiệu trên thị thường.

 

Trước sau như một, chất lượng sản phẩm không thay đổi. Giá cả nguyên liệu tăng cao thì tăng giá bán sản phẩm tương ứng. Chủ quán không hề giảm chất lượng để không mất lòng người tiêu dùng.

 

Những người Hoa nghèo đi làm công cho chủ doanh nghiệp cũng biết tôn trọng chữ tín. Họ không gian tham, trộm cắp tiền, hàng hóa, tài sản của chủ. Người Hoa nghèo thường làm việc cật lực đáng đồng tiền bát gạo, tương ứng tiền lương.

 

Nhân công người Hoa còn trung thành, không học lóm nghề của chủ rồi nhảy ra mở cơ sở làm ăn riêng. Do vậy, người Hoa ít bắt chước kiếm sống bằng những nghề “ruột” của người khác. Họ thường an phận với nghề nghiệp riêng của mình.

 

Điều hành bằng uy tín

 

Một dạo, một chủ ngân hàng lớn ở Chợ Lớn hay cấp tín dụng cho những người có uy tín, kể cả theo cách trông mặt mà bắt hình dong, để họ có vốn làm ăn.

 

Giao dịch tín dụng trị giá mấy chục tỉ đồng mà không cần ký kết hợp đồng. Nhiều khoản cho vay lớn không cần thế chấp tài sản mà căn cứ tín chấp ghi chi chít trong một quyển vở do thư ký riêng của chủ ngân hàng cất giữ.

 

Ngày trước, bang hội người Hoa theo nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam, Hẹ rất hùng mạnh ở Chợ Lớn. Bang trưởng là người có uy tín cao được người trong bang tuân lệnh răm rắp.

 

 

Một vài người Hoa có uy tín được người khác tin cậy giao cất giữ những khối tài sản kếch xù. Tới khi người gửi thu hồi của cải vẫn không thiếu một cắc.

 

Thời kỳ đầu đổi mới, chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam không đồng đều. Các nhà nhập khẩu ở Hồng Kông, Đài Loan, Singapore tin tưởng một người Hoa ở quận 6 trong việc giám định hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu. Người này ký tên bảo chứng lên từng lô hàng xuất khẩu thì các nhà nhập khẩu mới chịu nhận hàng.

 

 

 Lẽ sống cao đẹp

 

Người Hoa mắc nợ ai thì trĩu nặng nỗi lo nên rất chuyên cần làm ăn nhằm kiếm tiền để trả nợ. Anh Kỷ Liên Tín, chủ một sạp kinh doanh gia vị ở chợ Bình Tây, bị vỡ nợ đành sang Mỹ sinh sống, được đồng hương tin yêu giúp đỡ tài chính. Từ bên Mỹ, anh Tín tích cóp rồi gửi tiền về Việt Nam thanh toán sòng phẳng cho các chủ nợ.

 

Uy tín là lẽ sống cao đẹp của người Hoa. Họ rất sợ mất uy tín. Ai tỏ ra bội tín thì nói gì cũng không ai nghe. Họ hứa hẹn điều gì rồi thì “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”.

HUỲNH TRUNG NGHĨA/NLĐ

Bí Quyết Nấu Món Ngon Từ Hoa Chuối

1. Nộm hoa chuối tai heo chua ngọt

Nộm hoa chuối tai heo là một trong những món ăn đã có từ khá lâu đời trên mâm cơm của người Việt. Với hương vị bùi bùi, lại xen vị béo ngậy từ thịt, chua chua ngọt ngọt từ chanh ớt rau thơm chắc chắn sẽ mang lại những hương vị không thể quên.

Nguyên liệu:

– 100g hoa chuối

– 100g tai heo

– 2 trái xoài chua

– 2 củ cà rốt

– 100g lạc

– 5 quả ớt cay

– Rau thơm, rau bạc hà

– Gia vị: đường, chanh, muối, hạt nêm, bột ngọt,…

Cách thực hiện:

Bước 1: Thái hoa chuối thành từng lát mỏng, thái đến đâu ngâm ngay vào nước muối loãng hoặc nước có pha chút giấm/chanh để hoa chuối được trắng. Ngâm chừng 15 phút thì rửa sạch, vẩy ráo nước.

Bước 2: Chần tai heo qua nước sôi rồi xát muối, cạo rửa sạch. Sau đó, luộc chín tai heo trong khoảng 15 phút rồi vớt ra để nguội và thái phần tai heo thành từng miếng mỏng, đều nhau.

Bước 4: Rang lạc chín rồi đem ủ kỹ chừng 2 phút cho lạc thật giòn. Sau đó bóc vỏ lạc rồi giã dập để lạc vỡ đôi hoặc ba.

Bước 5: Trộn tất cả các nguyên liệu vào trong một nồi lớn, nêm thêm 30g đường, 5ml giấm và các gia vị khác. Tùy theo khẩu vị mà nêm nếm lại cho vừa miệng.

Bước 6: Bày ra đĩa và thưởng thức

2. Hoa chuối nấu cá lóc

Theo Đông y, cá lóc có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, gân xương, trừ đàm (dùng tốt cho những trường hợp bị các bệnh phổi), chữa phụ nữ ít sữa, bồi bổ cho người mới khỏi bệnh vì dễ hấp thụ.

Nguyên liệu:

– 400gr cá lóc

– 300gr bắp chuối

– 2 trái cà chua, cắt múi

– 4 muỗng canh nước me tươi

– 1 trái ớt

Cách thực hiện:

Bước 1: Cá lóc rửa sạch, cắt khoảng 5cm. Ướp cá khoảng 10 phút với 1 ít hành, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng tiêu.

Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho 1 ít dầu ăn vào. Sau đó cho dầu và hành vào phi nóng, tiếp đến bạn cho cà chua vào xào trộn với nhau và nêm vào đó 1 chút đường.

Bước 3: Cho nước vào nồi đun sôi lên, nêm khoảng 3 muỗng nước me vào nồi nước dùng. Tiếp theo cho cá và cà chua vào, đun sôi tầm 10-15 phút rồi cho bắp chuối vào. Nêm nếm cho hợp khẩu vị của bạn

Bước 4: Cuối cùng tắt bếp, múc ra tô, cho thêm 1 ít ớt, rau răm và ngò rí thái nhỏ lên trên để trang trí.

3. Hoa chuối xào tỏi chua ngọt

Hoa chuối giòn giòn kết hợp cùng tỏi, ớt, chanh và các loại gia vị khác tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng cho món ăn hoa chuối xào tỏi chua ngọt, giúp bữa cơm của gia đình bạn thêm ngon miệng hơn.

Nguyên liệu:

– Hoa chuối (bắp chuối): 1 cây

– Mẻ đặc: 4 muỗng cà phê

– Bột nghệ: 1 muỗng cà phê

– Tỏi: 2 củ

– Dầu ăn

– Chanh hoặc giấm

– Và các loại gia vị: hạt nêm, nước mắm, đường, muối,…

Cách thực hiện:

Bước 1: Hoa chuối mua về hoặc mới hái xuống thái mỏng bằng dao bào, rồi ngâm với nước pha loãng với muối, chanh hoặc giấm để không chát và giúp hoa chuối không bị thâm đen. Ngâm ít nhất 30 phút rồi vớt ra xả lại nhiều lần với nước lọc, để cho ráo nước chờ chế biến.

Bước 2: Chuẩn bị một cái bát cho 4 muỗng cà phê mẻ vào, đổ thêm nước, khuấy đều cho tan. Sau đó, dùng rây lọc lại lấy nước cốt và trộn chung với 1 muỗng cà phê bột nghệ. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.

Bước 3: Đổ dầu vào chảo, bắt lên bếp làm nóng và cho tỏi băm vào phi thơm. Xào đến khi tỏi chuyển màu vàng nhạt thì cho hoa chuối vào xào cùng khoảng 5 phút. Tiếp tục, đổ phần nước mẻ nghệ đã chuẩn bị vào xào đều tay và nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.

Bước 4: Trình bày món ăn ra dĩa, rắc thêm chút tiêu cho dậy mùi thơm. Trang trí món ăn thêm hấp dẫn bằng những khoanh lát ớt bắt mắt hoặc rau xanh đều được.

4. Canh Ngao nấu hoa chuối, cà chua, me chua.

Ngao nấu hoa chuối là một món ăn khá lạ, vị thơm và ngọt của thịt ngao kết hợp với hoa chuối sẽ cho ra một món ăn cực phẩm, độc đáo, làm bữa cơm gia đình trở nên phong phú hơn.

Nguyên liệu:

– Hoa chuối: 1 cái

– Ngao: 1kg

– Cà chua: 1 quả

– Hành khô: 2 củ

– Me chua: 1 quả

– Hành lá, rau mùi, tía tô: Mỗi thứ một ít

– Gia vị: Dầu ăn, mắm, muối, mì chính.

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu để nấu món canh ngao hoa chuối: Đầu tiên bạn phải thái mỏng hoa chuối, sau đó, chuẩn bị một thau nước muối loãng cùng với chanh hoặc giấm và cho hoa chuối vào ngâm cho trắng, tiếp đến, vớt ra rửa sạch và để ráo sau 15 phút ngâm.

Rửa sạch ngao. Thái cà chua thành những múi cau vừa. Bỏ vỏ hành khô sau đó thái nhỏ. Cạo vỏ và rửa sạch me chua. Rửa sạch hành lá, rau mùi, tía tô, sau đó thái nhỏ đoạn vừa ăn.

Bước 2: Cho ngao vào nồi và đổ một phần nước đủ ăn, sau đó luộc cho sôi lên, khi ngao mở miệng thì tức là đã chín.

Khi ngao chín, tiến hành vớt ra bát, để nguội rồi sau đó tách phần thịt ngao ra khỏi vỏ, tiếp đến, dùng tay bóp phần chất bẩn bên trong bụng ngao cho sạch rồi sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Bằng cách này, món canh ngao nấu hoa chuối sẽ ngon hơn và không có sạn. Đối với nước vừa luộc ngao, bạn có thể chắt đi hết phần nước ra bát, sau đó đổ đi phần cặn ở dưới.

Bước 3: Tiếp theo, cho dầu ăn vào nồi, chờ dầu sôi thì phi thơm hành khô. Tiếp đến, cho cà chua, thịt ngao, 1 thìa muối vào xào chung, đảo đến khi thịt ngao săn lại và ngấm gia vị. Sau đó thì cho cùng lúc nước luộc ngao cùng me chua vào nồi.

Bước 4: Canh ngao bạn đun đến khi sôi, bạn nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn. Nếu cảm thấy nước chưa có vị chua thì dầm nhuyễn me ra, còn nếu đã chua thì bạn nên vớt me ra bỏ đi.

Đồng An Gia Gia Lai – Địa điểm thu mua, xuất khẩu nông sản uy tín, chất lượng tại Gia Lai và cung cấp, chuyển giao kỹ thuật Chuối Già Nam Mỹ Cấy Mô

Địa chỉ: 740 Trường Chinh, Tp.Pleiku, Gia Lai, Việt Nam

Hotline: 0902.297.913

Fanpage: Đồng An Gia – Thu Mua, Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam

Cách Nấu Món Cháo Tiều Của Người Hoa

Cháo tiều được du nhập vào Việt Nam khoảng vào thế kỷ 20. Thoạt đầu nhìn qua thì cháo tiều không có gì khác so với cháo lòng là mấy nên khiến nhiều người nhầm lẫn, tuy nhiên cháo tiêu có những nét riêng để tạo nên hương vị đặc biệt, thơm ngon đến khó cưỡng. Tất cả các thành phần của cháo như bao tử heo, tim, gan, cật… đều không được nấu chung với cháo mà để riêng ra thành từng phần và khi ăn mới được nấu chín nên cháo rất ngon.

Cháo tiều thơm ngon của người Hoa

Nguyên liệu làm món cháo Tiều

* Gạo tẻ: 200 gram* Cải chua: 100 gram* Bao tử heo, lưỡi heo, tim, gan, cật heo: 200 gram* Quế chi, đại hồi, bát giác, ngò rí, ớt: mỗi loại một ít* Gia vị nêm nếm theo khẩu vị cẩu bạn

Hướng dẫn nấu cháo tiều

Bước 1: Gạo mang đi vo sạch, cho vào nồi hoặc bát để ngâm qua một đêm.

Công đoạn vo gạo để nấu cháo (Ảnh: Internet)

Bước 2: Sau khi ngâm gạo xong thì xả nước cho sạch rồi bắc một chiếc nồi lên bếp, cho nước nào đun thật sôi, sau đó cho gạo vào. Khi thấy hạt gạo nở bung ra, có màu trắng phau là cháo đã được. Lưu ý ở bước này là bạn không nêm nếm gia vị vào cháo.

Bước 1: Bao tử và lưỡi heo đem làm sạch, lộn trái, sát muối để khử mùi; tim, gan, cật heo cũng rửa sạch. Sau đó, bắc một chiếc nồi lên bếp, cho nước vào đun sôi rồi cho tất cả vào luộc chín, ngâm vào nước lạnh để làm sạch thêm một lần nữa.

Bước 2: Cắt bao tử, lưỡi, tim, gan và cật heo ra thành những miếng vừa ăn rồi cho vào tô, thêm ngũ vị hương, tỏi, hành, tiêu và ớt băm nhuyễn vào để ướp.

Bước 3: Lấy một chiếc chảo cho lên bếp, đợi cho chảo nóng rồi cho phá lấu vào xào đến khi săn lại rồi đổ nước dùng cùng các vị thuốc bắc như quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi… và cuối cùng là cải chua, nấu cho đến khi cạn nước. Để lửa nhỏ cho tới khi phá lấu chuyển qua màu vàng ươm là được.

Cuối cùng, múc cháo trắng ra tô, cho phá lấu cắt miếng vừa ăn cùng với cải chua lên bề mặt cháo. Trang trí bằng vài cọng ngò rí, rắc thêm tiêu, ớt, thưởng thức khi cháo còn nóng.

Bí Quyết Nấu Ăn Ngon Của Đầu Bếp Võ Quốc

Sau 20 năm đứng bếp, đầu bếp Võ Quốc cho biết, món ăn ngon không chỉ đậm đà trong lần đầu nếm thử mà còn phải có hậu vị kéo dài thật lâu.

Mới đây, anh đã đồng hành cùng ca sĩ Lưu Hương Giang trong chuyến thăm các gia đình tại TP HCM để chia sẻ bí quyết nấu ăn ngon, cải thiện không khí bữa cơm thời hiện đại.

Theo Võ Quốc, cuộc sống ngày nay bận rộn đến mức nhiều người thường bắt đầu bữa tối khá trễ, mâm cơm đơn giản vài món quen… Song nếu biết cách tận dụng vài mẹo hay, ai cũng có thể làm bữa tối nhanh, ngon, mới lạ hơn.

Đổi mới nguyên liệu là bí quyết đơn giản đầu tiên để có thêm nhiều ý tưởng cho bữa cơm nhà. Cụ thể, anh đã tư vấn ca sĩ Lưu Hương Giang, thay vì trung thành với món canh sườn khoai tây thì có thể thiết đãi các thành viên với canh sườn rau củ, canh súp lơ thịt bằm, canh su hào…

“Vẫn là công thức nấu cũ, nhưng chỉ cần khéo tráo đổi chút nguyên liệu, chị em nội trợ sẽ có ngay thực đơn 7 món canh ngon đổi vị mỗi tuần”, anh nói.

Tuy nhiên, nguyên liệu tươi mới chỉ chiếm 40% công thức nấu món ăn ngon. Võ Quốc phân tích rằng, 60% còn lại đến từ bí quyết nêm nếm đúng lúc, đúng vị.

Đối với các món canh, trước đây nam đầu bếp thường bỏ nhiều thời gian và công sức hầm cả xương lẫn thịt để có nước canh ngon. Sau này, anh nghiên cứu và tận dụng nhiều hơn các loại gia vị sẵn có nhưng vẫn đảm bảo vị ngon nhờ công nghệ chiết xuất nước hầm xương và thịt thăn. Một trong những bí quyết đó chính là hạt nêm Aji-ngon mới “đậm thịt ngọt xương”, được chiết xuất cô đặc từ xương ống, tủy, xương sườn và thịt để tạo nên vị hài hòa khi nêm nếm món ăn.

“Nhờ công thức này mà các món canh nêm Aji-ngon mới có vị ngon nhân đôi. Đó là thứ vị ngon được cảm nhận hai lần. Lúc đầu nếm cho vị đầu đậm đà, phải gật gù ‘Ừmmm’ khi cảm nhận thử nước canh. Sau đó là vị ngon lan tỏa, hậu vị ngọt tự nhiên kéo dài thật lâu, phải xuýt xoa ‘Aaaa’ khiến cả nhà không thể dừng ăn để cảm nhận thêm hương vị gây thương nhớ của món ngon”, đầu bếp Võ Quốc mô tả.

Còn đối với các món xào, kho, chiên, hầm… đầu bếp khuyên nên pha Aji-ngon với chút nước, rồi đem ướp thịt, cá khoảng 5 phút trước khi chế biến. Cách này giúp gia vị thấm đồng đều và đậm đà vào trong, tăng cường hương vị của thịt, cá hơn so với nấu trực tiếp, mà không làm mất đi hương vị tự nhiên của nguyên liệu. Trong quá trình đun, chị em nội trợ có thể tùy khẩu vị gia đình mà gia giảm thêm lượng gia vị để tạo nên mùi vị cân bằng, vừa miệng cho món ăn.

Mỗi gia đình đều có những “món tủ” gắn liền với sở thích, khẩu vị cũng như thói quen của các thành viên. Song bằng cách làm mới những món quen thuộc từ rau củ đến canh sườn, Lưu Hương Giang thừa nhận chỉ cần thay đổi cách nấu, biến tấu cách nêm nếm theo hướng dẫn của đầu bếp Võ Quốc là đã cho ra món ăn ngon hơn, trải nghiệm bữa cơm mới mẻ hơn.

“Tôi vốn chỉ xếp thứ ba trong gia đình về tài nấu nướng, sau mẹ và ông xã. Cộng thêm công việc bận rộn, nên không có nhiều thời gian nấu bữa cơm gia đình. Nhưng nay có hai bé Mina và Misu làm động lực, cộng thêm sự giúp sức từ hạt nêm Aji-ngon đậm thịt ngọt xương mới, tôi sẽ siêng nấu nướng hơn để cả nhà có thể ăn ngon gấp đôi mà chẳng cần ra ngoài hàng”, nữ ca sĩ chia sẻ.

Chị Thi chia sẻ, hồi trước, cả nhà hay ăn trễ bởi mất quá nhiều thời gian suy nghĩ tối nay ăn gì, rồi loay hoay với việc ninh nấu nước dùng. Còn nay, chuẩn bị bữa cơm nhà vừa nhanh lại ngon đúng điệu hơn. Con gái trầm trồ trước món ngon mẹ nấu, ông xã cũng khen cơm nhà ngon gấp đôi, chừng đó đủ khiến không khí gia đình thêm rôm rả và niềm vui nấu nướng nhân đôi theo.

Thảo Trang