Top 11 # Xem Nhiều Nhất Các Món Cháo Ăn Giải Cảm Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Các Món Ăn Giải Cảm Hiệu Quả

Cháo hành tuy là món ăn đơn giản nhưng lại có nhiều công dụng, đặc biệt là giúp giải cảm nhanh và hiệu quả. Trong hành lá có vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa nên thường dùng trong chế biến món ăn hàng ngày. Không chỉ người bệnh mà bất cứ ai cũng có thể ăn cháo hành để bồi bổ cơ thể.

Cách nấu cháo hành rất đơn giản, bạn nấu cháo như bình thường rồi cho hành lá xắt nhuyễn vào đến khi hành tái thì tắt bếp. Nên ăn cháo khi còn nóng để vã mồ hôi, tăng hiệu quả giải cảm.

Tô cháo hành nóng hổi sẽ giúp cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi và giải cảm một cách nhanh chóng. Ảnh: Internet

Cháo thịt bằm gừng tươi

Khi mắc bệnh, cơ thể thường cảm thấy mệt mỏi, đắng miệng, chán ăn nên cháo là thực phẩm phù hợp nhất cho người đang mắc bệnh cảm cúm. Bên cạnh cháo hành, bạn có thể nấu cháo thịt bằm gừng tươi để thay đổi trong các bữa ăn.

Gừng là lựa chọn hàng đầu giúp làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết và tránh cảm lạnh. Do đó, cháo thịt bằm gừng là sự kết hợp hoàn hảo trong việc làm ấm cơ thể, giải cảm.

Để nấu cháo thịt bằm gừng tươi, bạn băm nhỏ thịt heo, ướp với ít hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, tiêu. Gạo nấu nhừ thì cho thịt băm vào, khuấy đều cho thịt rã ra và chín đều. Cho gừng thái nhỏ vào, nêm nếm gia vị, tắt bếp.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng gừng cho các trường hợp sốt cao, có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết.

Khi bị cảm, bạn hãy cho thêm một ít gừng các món ăn của mình. Ảnh: Internet

Cháo trứng tía tô

Tía tô là một loại rau ăn sống vừa ngon vừa có vị thuốc. Lá tía tô có vị cay, the, có mùi thơm, tính ôn, có tác dụng giải độc và an thai rất tốt. Một tô cháo trứng tía tô nóng sẽ giúp cơ thể toát mồ hôi, có tác dụng giải cảm hiệu quả, hơn nữa món ăn nhẹ này giúp dễ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng khi cơ thể mệt mỏi.

Bạn nấu cháo chín, cho lòng đỏ trứng gà vào cháo, đánh lên cho tan hoặc để nguyên tùy theo ý thích. Sau đó cho tía tô, hành tím vào nấu cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn. Nếu muốn có thêm đạm, bạn cũng có thể nấu cháo tía tô với thịt bằm hoặc các loại thịt khác.

Cháo trứng tía tô nóng là một trong những món ăn giải cảm hiệu quả, nhất là với bà bầu. Ảnh: Internet

Theo nghiên cứu của các trung tâm y học ở Mỹ, súp gà có thể cải thiện những bệnh về họng và đường hô hấp. Các amino axit có trong thịt gà rất hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng mà cảm cúm gây ra như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng. Món ăn này chứa nhiều dinh dưỡng, cung cấp chất đạm dồi dào, giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Gà sau khi làm sạch bạn cho gà vào nồi nước luộc. Khi gà chín, xé nhỏ thịt gà. Cho hành tây, cà rốt, khoai tây vào nấu. Khi rau củ mềm cho thịt gà đã xé vào. Thêm một ít bột năng và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Lấy súp ra bát, rắc thêm hạt tiêu và thưởng thức.

Không chỉ là món ăn hạ sốt, giải cảm, súp gà còn rất bổ dưỡng và thơm ngon. Ảnh: Internet

Thịt bò chứa nhiều chất kẽm, protein và vitamin B sẽ giúp người đang mắc cảm cúm bổ sung dưỡng chất hiệu quả. Kết hợp thịt bò với các loại rau thơm, hành lá làm tăng thêm hương vị, bạn sẽ cảm thấy dễ ăn hơn, ngọt miệng hơn và khỏe lên trông thấy.

Bạn nấu sôi nước hầm xương bò trong nồi áp suất khoảng 40 phút, sau đó cho lần lượt hành tây, mía, gừng, rễ mùi, quế khô, hoa hồi, thảo quả, gừng tươi, hành tím, hạt mùi và các loại gia vị vào nước dùng rồi hầm trong 3 tiếng. Chú ý điều chỉnh nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Khi ăn bạn trần phở qua nước sôi rồi xếp vào tô, sau đó cho thịt bò tái đã trần sơ qua, rồi chan nước dùng để làm chín thịt bò. Ăn kèm phở với các loại rau thơm.

Phở bò vừa ngon, vừa bổ lại có tác dụng điều trị chứng cảm cúm khi thời tiết giao mùa. Ảnh: Internet

Canh khổ qua nhồi tôm

Theo Đông y, khổ qua (mướp đắng) có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Bên cạnh đó, khổ qua còn có tác dụng giải cảm, trị viêm họng, tăng cường sức đề kháng. Ăn khổ qua thường xuyên cũng giúp an thần dễ ngủ hơn.

Tôm tươi bỏ đầu, đuôi, bóc vỏ, bỏ chỉ đen, đem giã nhuyễn. Phần đầu, đuôi và vỏ tôm thì giã, lọc lấy phần nước. Nấm hương, nấm mèo ngâm nở, cắt nhỏ cùng hành tím, hành lá. Tiếp theo, trộn đều thịt tôm với nấm, gia vị. Nhồi hỗn hợp vào bên trong trái khổ qua đã được cắt khúc, bỏ ruột. Sử dụng phần nước lọc đầu tôm đun sôi. Khi nước sôi cho khổ qua vào, nấu sôi. Nêm lại gia vị vừa ăn.

Bồi bổ bằng canh khổ qua nhồi tôm giúp bạn đẩy lùi bệnh cảm cúm. Ảnh: Internet

Bên cạnh những món ăn kể trên, bạn có thể bổ sung dưỡng chất hàng ngày từ những thực phẩm tự nhiên giúp xua tan cảm cúm, hồi phục sức khỏe.

Tỏi không chỉ là gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình, nó còn là kháng sinh tự nhiên giúp chống lại rất nhiều bệnh. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng tăng cường sức để kháng, diệt khuẩn và phòng chống cảm cúm. Tỏi cũng có tác dụng long đờm, giúp tống đờm ra khỏi đường hô hấp.

Ngoài việc chế biến chín và ngâm giấm thì củ cải tươi còn được làm nước ép có tác dụng cho người bị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, hồi phục sức khỏe và nhất là phòng chống và trị cảm cúm.

Củ cải có tác dụng đặc biệt trong việc phòng chống và chữa trị cảm cúm. Ảnh: Internet

Nước ấm + chanh + mật ong

Nước ấm có tác dụng làm dịu họng. Chanh chứa nhiều vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Còn mật ong là thực phẩm kháng virus tự nhiên giúp diệt virus gây bệnh, đồng thời cũng có công dụng giảm ho.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp cải thiện sức đề kháng, tăng khả năng chống đỡ của cơ thể trước sự tấn công của bệnh cảm cúm. Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, quýt, kiwi, chuối, đu đủ… Nhưng nếu bạn bị đau dạ dày, hãy cẩn thận khi sử dụng các loại trái cây có vị chua.

Top 7 Món Cháo Giải Cảm [Ngon

Với 7 món cháo giải cảm ngon – bổ – rẻ được chúng tôi hướng dẫn sau đây, người bệnh sẽ nhanh chóng đánh bay tình trạng sốt cao, cơ thể mệt mỏi. Đây cũng là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Thời tiết liên tục thay đổi, những cơn gió lạnh ùa về có thể khiến cho nhiều người mắc bệnh cảm lạnh. Với tình trạng sức khỏe không được ổn định, luôn hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh thì sử dụng các món cháo để chữa bệnh cảm cúm là giải pháp mà rất nhiều người trong dân gian ưa chuộng. Thực tế, những món cháo này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, không chỉ hỗ trợ chữa trị bệnh cảm cúm mà còn giúp người bệnh phục hồi sức khỏe rất tốt.

Những món cháo giải cảm bạn nên ăn khi bị cảm cúm

1/ Cháo trứng tía tô giúp giải cảm

Món ăn đầu tiên được nhắc đến là cháo trứng tía tô. Nhiều người trong dân gian đã sử dụng lá tía tô để tạo thành món cháo giúp hỗ trợ chữa trị bệnh cảm cúm.

Theo Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, giúp giảm tình trạng ho, khó thở, tức ngực, cảm lạnh. Đây được xem là một trong những thảo dược quý được các nhà Đông y đánh giá cao. Đó là lí do vì sao người bệnh cảm lạnh sử dụng lá tía tô nấu cháo lại có tác dụng giải cảm, giảm ho hiệu quả. Bên cạnh đó, trứng gà còn có chứa một lượng chất dinh dưỡng khá cao. Chỉ cần người bệnh ăn một bát cháo trứng tía tô, cơn cảm lạnh sẽ nhanh chóng biến mất.

Cách thực hiện như sau:

Đầu tiên, người bệnh đem vo 1 nắm gạo với khoảng 500 ml nước.

Đun sôi nồi cháo cho đến khi gạo nở mềm.

Tiếp đến, bạn rửa sạch lá tía tô và cắt thành từng khúc nhỏ.

Khi cháo đã chín mềm, bạn nêm các loại gia vị cho vừa ăn.

Cuối cùng, bạn cho lá tía tô vào và đập vào cháo một quả trứng.

Nếu nhận thấy cháo đã chín, bạn tắt bếp và cho vào cháo một ít tiêu.

Bạn nên ăn cháo khi nóng để cải thiện bệnh cảm cúm tốt nhất.

2/ Cháo đậu xanh thanh nhiệt, hạ sốt

Nếu người bệnh bị cảm lạnh kèm theo những cơn sốt, cơ thể bị nóng, bạn không nên bỏ qua món cháo đậu xanh. Với một lượng protein và các acid amin có trong đậu xanh, người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát được căn bệnh cảm lạnh.

Sử dụng cháo đậu xanh thường xuyên sẽ kích hoạt được các tế bào lympho nhanh chóng sản xuất các kháng thể để chống lại tế bào gây hại cho cơ thể. Đặc biệt, đậu xanh rất tốt cho dạ dày. Do đó, bệnh nhân cảm lạnh có thể ăn cháo đậu xanh hàng ngày mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách thực hiện như sau:

3/ Cháo gà giúp bồi bổ cơ thể cho người bệnh

Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh cảm lạnh mà cơ thể bị suy nhược trầm trọng, người bệnh hãy nhanh chóng bổ sung cho cơ thể món cháo gà. Thịt gà là nguyên liệu có chứa lượng đạm khá cao. Nhất là các amino axit trong thịt gà có thể giúp cho người bệnh tăng sức đề kháng, chống lại tình trạng viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, việc sử dụng cháo gà thường xuyên còn giúp cho cổ họng giảm được tình trạng đau rát. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chứng minh được cháo gà có thể ngăn ngừa được sự tấn công của vi khuẩn gây hại và làm tan chất nhầy bên trong mũi nhờ đặc tính kháng viêm của nó.

Cách thực hiện như sau:

4/ Cháo thịt băm gừng tươi

Bên cạnh món cháo gà thì cháo thịt băm với gừng tươi cũng là món ăn có chứa thành phần dinh dưỡng khá cao. Gừng tươi có tính ấm, kháng khuẩn, nhanh chóng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Thịt bằm có chứa cysteine, sinh tố C, E và chất selenium, giúp chống oxy hoá, ngăn ngừa ho. Kết hợp gừng tươi và thịt băm là bí quyết chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh được nhiều người trong dân gian sử dụng. Có thể nói, đây là món cháo nhận được sự đánh giá khá cao của người bệnh.

Cách thực hiện như sau :

5/ Cháo hành tiêu

Nhắc đến cháo hành, rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hương vị thơm ngon tuyệt vời cùng mùi hành tiêu thơm phức. Không phải ngẫu nhiên mà món cháo này được những người trong dân gian sử dụng để giải cảm.

Thực chất, củ hành có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, giúp nhanh chóng loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh. Vị ngọt thanh của hành kích thích người bệnh cảm lạnh ăn ngon hơn. Đồng thời, với vị ấm nồng của hạt tiêu, cơ thể của bệnh nhân sẽ nhanh chóng ấm dần lên và nhanh chóng thoát khỏi cơn cảm lạnh ngay tức khắc.

Cách thực hiện như sau :

6/ Cháo bí đỏ

Đây là món cháo khá quen thuộc với nhiều người. Không chỉ cung cấp thành phần vitamin và các khoáng chất cho cơ thể mà cháo bí đỏ còn là một trong những món ăn giúp giảm ho, tiêu đờm, làm ấm cổ họng khá tốt. Đặc biệt, các thành phần dinh dưỡng trong cháo bí đỏ còn hỗ trợ tốt cho người bệnh trong việc cải thiện tình trạng ho, ngứa rát cổ họng.

Cách thực hiện như sau :

7/ Cháo sữa

Có thể nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm với món cháo sữa. Tuy nhiên, đây lại là món cháo có tác dụng giải cảm khá tốt. Những thành phần dinh dưỡng có trong sữa sẽ giúp cho bệnh nhân cảm lạnh, cảm cúm nhanh chóng khỏe lại. Chỉ cần người bệnh kiên trì ăn cháo mỗi ngày, cơn cảm lạnh sẽ nhanh chóng biến mất. Món cháo này không những cải thiện được tình trạng ho, ngứa rát cổ họng mà còn giúp giảm nhanh được cơn ho rất tốt.

Cách thực hiện như sau :

Bạn dùng một nắm gạo vo thật kỹ và nấu với 500 ml nước trong vòng 20 phút cho cháo chín.

Khi nhận thấy cháo đã chín, bạn cho vào một ít muối, không nên cho quá nhiều.

Múc cháo ra bát và cho vào một ít sữa đặc.

Sử dụng muỗng đánh cháo lên cho thơm và ăn ngay khi nóng.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị cảm

Với trường hợp bệnh nhân mắc bệnh cảm, cơ thể đang bị mất đi độ cân bằng, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh. Việc lựa chọn đúng các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng sẽ giúp hỗ trợ tốt cho bệnh nhân nhanh chóng vượt qua căn bệnh này.

Thực phẩm nên ăn khi bị cảm

Một số món cháo: Chúng hỗ trợ khá tốt cho người bệnh trong việc cải thiện sức khỏe và giảm đau rát, khó chịu ở họng.

Rau xanh và trái cây: Loại thực phẩm này có chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Sữa chua: Thực phẩm này sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh. Với thành phần kháng khuẩn cao, chỉ cần bệnh nhân bổ sung mỗi ngày để có thể hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Rong biển: Đây là loại thực phẩm có chứa thành phần dinh dưỡng, khoáng chất, chất đạm, sinh tố A, carotenoids khá cao. Do đó, người bệnh nên bổ sung cho cơ thể để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh cảm lạnh, cảm cúm.

Hạnh nhân: Quả hạnh nhân có chứa nhiều vitamin E, chất chống oxy hóa. Bệnh nhân sử dụng thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Hải sản: Các loại thủy hải sản có chứa thành phần chất đạm và kẽm cao. Người bệnh cảm có thể bổ sung chúng cho cơ thể để hỗ trợ điều trị bệnh.

Thực phẩm không nên ăn khi bị cảm

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, bệnh nhân bị cảm cúm, cảm lạnh cũng cần phải tránh một số thực phẩm sau để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh của mình tốt nhất.

Nước đá, nước lạnh: Chúng sẽ khiến cho tình trạng bệnh của bệnh nhân càng trầm trọng hơn. Khi người bệnh bị cảm, nhiệt độ của cơ thể khá thấp. Nếu người bệnh tiếp tục uống nước đá sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thực phẩm chứa chất kích thích: Các loại thực phẩm như rượu, bia, thuốc lá, nước uống có ga,… sẽ nhanh chóng kích thích và khiến cho người bệnh bị sốt nhiều hơn.

Thực phẩm chiên, xào: Các món ăn này sẽ chứa rất nhiều dầu mỡ vừa không tốt cho hệ tiêu hóa, vừa khiến cho bệnh chuyển biến nặng hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh cảm nên tránh ăn nhiều muối, nhiều đường. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên hạn chế sử dụng thực phẩm giàu protein như thịt, tôm, cua,… Việc ăn quá nhiều những loại thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Những điều người bị cảm cần lưu ý để bệnh nhanh khỏi

Thực tế, bệnh cảm lạnh, cảm cúm có thể tái phát trong nhiều ngày và khó có thể chữa dứt điểm nếu người bệnh không biết phương pháp chữa trị. Với căn bệnh này, ngoài việc sử dụng các món cháo được chúng tôi hướng dẫn ở trên, bệnh nhân còn cần phải chú ý một số vấn đề sau để bệnh nhanh chóng khỏi.

Giữ ấm cơ thể bằng các vật dụng như áo khoác, khăn choàng cổ, găng tay,…

Không nên làm việc và ngủ ở những nơi có nhiệt độ quá lạnh.

Giữ phòng luôn thông thoáng và tránh các loại bẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi tắm, người bệnh không nên tắm quá lâu. Đồng thời, bệnh nhân nên tắm bằng nước ấm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Không được uống nước đá và sử dụng các thực phẩm lạnh, thực phẩm có chứa chất kích thích.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tiến hành thăm khám bệnh định kỳ để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong việc điều trị bệnh cảm lạnh. Với căn bệnh này, tốt nhất bệnh nhân nên tiến hành thăm khám bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp để bệnh cảm sớm khỏi.

7 Món Cháo Giải Cảm Cực Nhanh Và Hiệu Quả

10 thực phẩm giúp làn da sáng mịn lên trông thấy

Sử dụng dầu thầu dầu massage mặt hàng ngày trước khi đi ngủ có tác dụng cải thiện sắc tố da, giữ cho làn da mềm mại, ngừa nếp nhăn.

Ăn chuối xanh giúp duy trì thận khỏe mạnh

Ăn chuối xanh có vẻ không hấp dẫn đối với nhiều người nhưng nó lại có một số lợi ích sức khỏe rất đáng để thử.

Mẹo “nhận dạng” đơn giản vết cắn do côn trùng

(Baonghean.vn) – Thời điểm giao mùa là mùa sinh sôi, phát triển của nhiều loại côn trùng. Khi bị côn trùng cắn, đốt, nhiều người nghĩ đó là vết thương nhỏ nên chủ quan, dẫn tới nhập viện trong tình trạng nguy kịch do không được xử lý kịp thời. Vì vậy, điều quan trọng là bạn nên dựa vào những dấu hiệu để có thể xác định chính xác vết cắn là của loài nào.

Cảnh báo: Gội đầu bằng nước hạt na, 5 người nhập viện

Chỉ trong vòng 1 tháng, 5 người dân ở Hà Tĩnh đã phải nhập viện để điều trị các vấn đề về mắt do gội đầu bằng hạt na.

Cách Nấu Cháo Tía Tô Giải Cảm Cho Bé

Cách nấu cháo tía tô giải cảm cho bé

– Nguyên liệu:

1 nắm gạo tẻ đủ ăn: Mẹ nên chọn loại gạo ngon, dẻo và thơm để khi nấu cháo có độ sánh dẻo hấp dẫn

2 quả trứng gà, hãy chọn trứng gà ta để đảm bảo an toàn cho bé

5 – 7 lá tía tô tươi

Hành tím bằm

Các gia vị thông dụng khác

Lá tía tô đem rửa sạch, để ráo nước và thái sợi

Gạo vo qua 2 lần nước cho sạch bụi và đem hầm khoảng 30 phút cho gạo chín nhừ. Để rút ngắn thời gian chế biến bạn có thể cho gạo vào bình thủy cùng với nước sôi vào buổi tối hôm trước , đến hôm sau chỉ việc đổ cháo ra nêm nếm và cho thêm các thành phần khác vào cháo. Làm như vậy bạn sẽ không phải đi tới đi lui trông chừng nồi cháo hay lo sợ cháo bị khét ở đáy nồi.

Sau khi cháo đã nhừ thì cho một ít hành tím bằm vào. Hành tím cũng là một nguyên liệu có khả năng giải cảm nên sẽ giúp làm tăng công dụng chữa bệnh cho bé, đồng thời tạo thêm hương vị thơm ngon cho món ăn.

Nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Ở bước này mẹ lưu ý không nên dùng bột ngọt nấu ăn cho các bé vì loại gia vị này có thể khiến bé bị ngộ độc.

Tiếp tục đập trứng vào nồi cháo và dùng đũa khuấy cho trứng tan đều ra và hòa quyện vào cháo.

Cuối cùng cho lá tía tô vào đảo nhanh tay rồi tắt bếp. Dọn cho bé ăn khi còn nóng

♣ Lưu ý: Một số mẹ dùng lá tía tô kết hợp với một số loại lá khác như lá bưởi, xả, kinh giới, lá tre,… để nấu nước xông giải cảm cho các bé. Tuy nhiên với những trẻ dưới 12 tuổi thì mẹ không nên áp dụng cách này bởi nó có thể khiến trẻ bị bỏng, mất nước, chóng mặt,… rất nguy hiểm.