Top 7 # Xem Nhiều Nhất Các Phương Pháp Nấu Ăn Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Các Phương Pháp Chế Biến Món Ăn

Các phương pháp chế biến món ăn

 Phương pháp chế biến món ăn bằng đun trong nước

Nguyên liệu được bỏ vào nước, được đun nóng cho tới khi nguyên liệu chín đạt yêu cầu chế biến. Quá trình truyền nhiệt diễn ra như sau: lửa truyền nhiệt cho dụng cụ, dụng cu truyền nhiệt cho nước. Nước hấp thu nhiệt và truyền nhiệt làm chín nguyên liệu. Môi trường truyền nhiệt để làm chín nguyên liệu là nước sôi và một phần hơi nước sôi.

Nhiệt độ môi trường luôn chủ yếu là 100oC ở điều kiện áp suất bình thường và cao hơn 100oC nếu nấu trong nồi áp suất. Thời gian làm chín bằng đun trong nước phụ thuộc vào kích thước nguyên liệu, đặc điểm, tính chất của mỗi loại nguyên liệu.

Sản phẩm của phương pháp này có các đặc điểm sau:

– Gia vị ngấm đều và có thủy phần cao do hút nước trong quá trình chế biến.

– Màu sắc nguyên liệu biến đổi ít, do nhiệt trong quá trình đun nấu không cao (hạn chế bởi 100oC).

– Cho phép chế biến những món ăn đòi hỏi độ mềm, nhừ.

1. Luộc

Luộc là phương pháp làm chín nguyên liệu bằng nhiệt, trong quá trình đun nấu nguyên liệu tiếp xúc một phần hay hoàn toàn trong nước. Các món luộc có thể sử dụng gia vị cho thêm trong khi luộc để tăng thêm hương vị cho sản phẩm. Nguyên liệu đã được sơ chế được cho vào nước lạnh, nước nóng hay nước sôi, tùy từng loại nguyên liệu, đun tới khi nguyên liệu chín đạt yêu cầu chế biến.

– Nguyên liệu dùng để luộc tương đối phong phú, nguyên liệu non thời gian luộc nhanh, nguyên liệu già thời gian lâu hơn, thực tế thường chọn nguyên liệu có độ già vừa phải. Sơ chế nguyên liệu thịt gia súc pha miếng to, gia cầm thường để nguyên, thủy sản như cá để nguyên, nếu to quá thì cắt khúc. Các loại rau để nguyên hay cắt khúc, củ giàu tinh bột như (khoai lang, khoai tây, khoai sọ, sắn…) để nguyên. Các loại quả như bí, bầu, su hào, củ cải… thái miếng đều nhau.

– Lượng nước dùng để luộc phải luôn ngập nước. Nước luộc rau có tỷ lệ 2,5-4 lít / 1kg tùy theo nhu cầu sử dụng nước nhưng nói chung nước phải ngập nguyên liệu. Nước luộc thịt gia súc, gia cầm, cá vừa đủ ngập nguyên liệu. Để luộc các loại củ giàu tinh bột như khoai, sắn chỉ cần 0,6-0,7 lít / 1kg, nguyên liệu dễ dàng chín do tính hồ hoá của tinh bột cao.

– Nhiệt độ chế biến thường cao, nước được đun sôi đều, liên tục. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào đặc điểm nguyên liệu nhiệt độ chế biến có khác nhau. Đối với nguyên liệu lâu chín sau khi sôi thường phải hạ nhiệt để nguyên liệu chín dần vào trong, đảm bảo bên trong chín mà bên ngoài không bị nát. Nguyên liệu thực vật nhanh chín nên duy trì đun sôi đều liên tục trong suốt thời gian chế biến.

– Thời gian chế biến tương đối nhanh, phụ thuộc vào tính chất, kích thước và trạng thái của nguyên liệu khi đem vào chế biến.

– Sản phẩm chín mềm hoặc chín tới, không nhũn, màu sắc biến đổi ít. Sản phẩm thường có thủy phần cao. Nguyên liệu sau khi luộc có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến các món ăn khác. Trong ăn Á các nguyên liệu luộc ăn kèm cùng nước chấm phù hợp với từng loại nguyên liệu. Trong ăn Âu nguyên liệu luộc ăn kèm với thức đệm hoặc xốt.

2. Nấu canh

Nấu canh là phương pháp làm chín nguyên liệu bằng nhiệt nhận từ nước sôi, nguyên liệu ngập hoàn toàn trong nước khi nấu. Canh là món ăn lấy cả cái và nước. Có thể cho thêm gia vị, nguyên liệu phụ tùy thuộc vào từng loại canh. Nguyên liệu động vật bỏ vào từ lúc nước lạnh, thủy sản từ lúc nước sôi, thực vật vào nước sôi đã có gia vị cấp nhiệt đều đến khi nguyên liệu chín đạt yêu cầu.

– Nguyên liệu như gia súc, gia cầm thường sử dụng phần thịt nạc, thái mỏng, thái sợi hoặc băm nhỏ để chất ngọt tiết nhiều vào trong nước. Thủy sản thường là cua, hến, trai… và các loại cá nên chọn loại nhiều nạc, ít tanh. Tùy từng loại cụ thể mà có cách xử lý khác nhau. Các loại rau ăn lá thường thái khúc hoặc thái nhỏ, các loại củ thường thái chỉ, thái lát mỏng.

– Lượng nước để nấu canh thường nhiều hơn cái, có thể dùng nước lạnh hoặc nước dùng để nấu canh.

– Nhiệt độ nấu canh thường duy trì sôi mạnh hay sôi vừa.

– Thời gian chế biến tương đối nhanh.

– Sản phẩm nấu canh thường có màu sắc, mùi vị đặc trưng của mỗi loại canh, vị ngon, ngọt của các loại nguyên liệu đem nấu.

3. Chần, nhúng, dội

Chần, nhúng, dội là phương pháp làm chín nguyên liệu bằng nhiệt nhận từ nước sôi trong thời gian ngắn. Nguyên liệu sau khi đã sơ chế bỏ vào nước sôi, đảo đều cho nguyên liệu tiếp xúc đều với nước hoặc dội nước sôi vào nguyên liệu đến khi nguyên liệu chín đạt yêu cầu chế biến.

– Nguyên liệu dễ chín hoặc nhanh chín. Nguyên liệu động vật chọn loại non, mềm, nạc như (tim, gan, bầu dục). Nguyên liệu thực vật chọn loại bánh tẻ, ít xơ, nhanh chín. Nguyên liệu được cắt thái nhỏ, mỏng để dễ chín và chín đều.

– Lượng nước sử dụng phải nhiều để khi bỏ nguyên liệu vào nhiệt lượng của nước giảm đi không đáng kể, không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm (Giảm dinh dưỡng, hay bị dai do chế biến lâu).

– Nhiệt độ khi chần, nhúng, dội luôn luôn sôi mạnh, đều liên tục.

– Thời gian sản phẩm tiếp xúc với nước sôi rất nhanh khoảng một vài phút hay chỉ vài chục giây.

– Sản phẩm chần, nhúng, dội chín tới, hoặc chín tái, ăn giòn. Màu và mùi vị của nguyên liệu biến đổi ít. Sản phẩm có thể sử dụng ngay hay chế biến tiếp.

4. Ninh, hầm

Ninh, hầm là phương pháp chế biến làm chín nguyên liệu bằng nước trong thời gian dài, nguyên liệu chín mềm, nhừ. Món ninh chủ yếu là lấy nước thường được sử dụng làm nước dùng cho các món Á, Âu. Hầm được dùng chủ yếu để lấy nước dư cho chế biến xốt Âu. Nguyên liệu được sơ chế cụ thể tùy theo mỗi loại, được bỏ vào nước lạnh (xương thịt gia súc, gia cầm), nước sôi (thủy sản), đun sôi, hớt bọt rồi giảm nhiệt, đun sôi nhẹ tới khi các nguyên liệu chín đạt yêu cầu thì lọc lấy nước trong, đun sôi lại, nêm gia vị chờ chế biến tiếp. Gia vị thơm được xử lý, cho vào trong quá trình nấu.

– Nguyên liệu để ninh, hầm khá phong phú. Nguyên liệu động vật bao gồm: gia súc, gia cầm, cá… Nguyên liệu thực vật bao gồm các loại củ giàu tinh bột, các loại rau, một số nguyên liệu khô và gia vị. Món ninh, hầm có thể nấu từ một loại hay nhiều loại nguyên liệu. Các gia vị thơm được sử dụng làm tăng thêm chất lượng cảm quan của món ăn như hành củ khô, gừng, hoa hồi, thảo quả, quế chi, nụ đinh, lá nguyệt quế… Thịt pha miếng to, xương chặt miếng, xương ống thì đập dập. Củ thái khối hay vát móng lợn. Món ninh cắt thái to hơn món hầm. Món ninh nguyên liệu thường được rửa sạch trước khi nấu để tránh làm nước dùng bị vẩn đục, món hầm nguyên liệu có thể được xào qua.

– Lượng nước nhiều hơn cái do nhu cầu lấy nước của món ninh là chủ yếu. Tỷ lệ cái và nước món ninh là 1/8 hay 1/10, món hầm tỷ lệ 1/2 hay 1/3.

– Nhiệt độ chế biến thường chia 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu đun sôi, hớt bọt rồi đun nhỏ lửa, đối với món ninh việc hớt bọt đảm bảo cho nước dùng trong, không bị đục. Giai đoạn sau đun nhỏ lửa để nguyên liệu chín dần vào trong đạt đến độ cần thiêt.

– Thời gian ninh, hầm thời gian kéo dài tùy theo từng loại nguyên liệu. Ví dụ: Ninh xương trâu, bò thời gian từ 8-10h; xương lợn, gia cầm từ 3-4h; cá từ 1,5-2h; rau củ 1-1,5h. Thời gian ninh lâu hơn hầm.

– Sản phẩm đối với món ninh yêu cầu nước phải ngọt, trong, không đục, xương phải dóc thịt, nước dùng thơm mùi của các gia vị cho vào khi đun nấu. Đối với món hầm nhu cầu lấy cái là chủ yếu nước ít, hơi sánh; nguyên liệu chín mềm, nhừ, không nát, không bã (do các chất dinh dưỡng chuyển vào nước). Các món hầm nguyên liệu thường được tẩm ướp qua nên sản phẩm có màu, hương vị hấp dẫn. Sản phẩm món hầm sử dụng ngay, món ninh thường sử dụng chế biến tiếp.

5. Kho, rim

Kho và rim là phương pháp làm chín nguyên liệu bằng nước có gia vị tạo màu, có mùi, vị đặc trưng, sản phẩm chín mềm nhừ, có độ mặn cao. Nguyên liệu được xếp vào dụng cụ, (nguyên liệu động vật có thể được xào, rán qua). Gia vị cần thiết kết hơp với nước, gia vị tạo màu rồi cho vào nguyên liệu đun sôi kỹ giảm nhiệt độ để nguyên liệu chín mềm cạn hoặc còn nước sánh.

– Nguyên liệu để kho, rim là động vật như: cá, tôm, thịt; nguyên liệu thực vật như củ cải, su hào, dưa cải; gia vị như: riềng, mẻ, mắm tôm, nghệ, gừng, ớt nước dừa, sả… Nguyên liệu động vật thái to (thịt) hay cắt khúc (cá), nguyên liệu thực vật thái khối to. Nguyên liệu đông vật có thể ướp gia vị, cá có thể rán trước. Các món kho có thể sử dụng nhiều nguyên liệu động vật hoặc kho lẫn nguyên liệu thực vật, các món rim chỉ dùng một loại nguyên liệu.

– Lượng nước trong các món kho xăm xắp; rim ít hơn.

– Nhiệt độ chỉ cần sôi nhẹ tới khi nguyên liệu chín mềm.

– Thời gian chế biến các món kho thường lâu khoảng 1-2 h, rim từ 10-25 phút.

– Sản phẩm kho và rim thường có màu vàng cánh gián, tới màu nâu thẫm, vị hơi mặn, nguyên liệu chín mềm, nguyên miếng. Món kho độ mặn cao hơn rim, nước kho thường ít hơn rim. Kho khô thường áp dụng với nguyên liệu có mùi tanh như cá. Kho còn nước sánh như thịt lợn kho tầu, thịt bò kho gừng…

6. Om

Om là phương pháp làm chín bằng nước có sự tham gia của gia vị chua, có mùi thơm của gia vị đặc trưng, nguyên liệu chín mềm. Nguyên liệu sơ chế cụ thể tùy theo từng loại, ướp gia vị, xào hoặc rán qua rồi xếp vào dụng cụ, thêm nước dùng hoặc đun sôi nước pha các loại gia vị vào, đun nhỏ lửa tới khi nguyên liệu chín mềm, nước xốt sánh.

– Nguyên liệu om thường là nguyên liệu động vật như: thịt, cá, lươn… Nguyên liệu chọn những phần thịt mềm, để nguyên hoặc pha miếng đều nhau.

– Lượng nước dùng để om tương đối ít thường lấy nước ướp nguyên liệu ban đầu.

– Nhiệt độ đun nấu chỉ cần sôi nhẹ để nguyên liệu chín tới và ngấm gia vị.

– Thời gian đun nấu nhanh vì nguyên liệu đã được xào, rán qua, chất lượng nguyên liệu loại non mềm, dễ chín.

– Sản phẩm om chín mềm, không nát, có ít nước sánh. Vị hơi chua dịu, nổi màu và mùi thơm của gia vị đặc trưng

– Sản phẩm om chín mềm, không nát, có ít nước sánh. Vị hơi chua dịu, nổi màu và mùi thơm của gia vị đặc trưng

Nguồn ” Sưu Tầm”

Phần mềm quản lý mầm non KIDSOFT luôn cập nhật những tính năng mới, những sáng tạo của các đầu bếp hàng đầu trong nước đẻ làm các món ăn đầy đủ dinh dưỡng và xây dựng thực đơn ăn cho các cháu phong phú hơn…

Đang tải…

Các Phương Pháp Nấu Chảy (Phần 1)

I. GIỚI THIỆU: Trải qua các thời kỳ lịch sử, quá trình nấu chảy đã thay đổi cách thức thực hiện: Trước đây, khi nấu chảy hợp kim để đúc, người ta thường dùng gạch chịu lửa (gồm bột chịu lửa, đất sét) thay thế bột nang mực làm vật liệu cho khuôn đúc, còn bây giờ người ta dùng ống thạch cao hay khuôn kim loại để định hình phôi đúc. Bất cứ cách thức sử dụng nào cũng có thể được, miễn sao nó thích hợp để hạn chế sự hấp thu khí vào hợp kim nóng chảy. Khí hấp thu vào hợp kim là từ không khí xung quanh nơi làm việc, từ sự ẩm ướt trên tường lò, từ kẹp gắp và từ quá trình khuấy trộn hợp kim nóng chảy trong lò nấu. Khi hợp kim nóng chảy đông đặc lại, các chất khí hấp thu trong hợp kim có xu hướng thoát ra ngoài qua các chổ rỗ trên bề mặt hợp kim hay hình thành các bong bóng khí kẹt lại trong hợp kim. Ngoài ra, ô-xy hòa tan có thể kết hợp với một trong những kim loại của hợp kim để tạo thành ô-xít. Bên cạnh việc gây rỗ bề mặt, sự hiện diện của tạp chất còn ảnh hưởng xấu đến độ bền của hợp kim. II. NGUỒN NHIỆT ĐỂ NẤU CHẢY: Đối với nguồn nhiệt, đã có sự phát triển trải qua các thời kỳ lịch sử, đầu tiên là đốt nóng bằng than (hệ thống lò rèn). Sau này, được thay thế đốt nóng bằng khí prô-pan hay khí mê-tan hay bằng điện trở. Còn bây giờ, nguồn nhiệt được cung cấp bằng lò điện từ sử dụng trường cảm ứng có điện áp cao và điện áp vừa. Ưu điểm của chúng là làm giảm hấp thu khí nhờ quá trình gia nhiệt và nấu chảy rất nhanh.

  III. PHÂN LOẠI NẤU CHẢY: Tổng kết, chúng ta có thể phân loại các phương pháp nấu chảy như sau: – Nấu chảy trực tiếp bằng mỏ hàn xì (Đèn khò) – Nấu chảy gián tiếp bằng lò đốt khí – Nấu chảy bằng điện trở – Nấu chảy bằng dòng điện cảm ứng (Nấu chảy bằng điện tử)

  IV. NẤU CHẢY Ở TRẠNG THÁI TĨNH: Tất cả những kỹ thuật nấu chảy được áp dụng trong các lò đúc gọi là “Nấu chảy tĩnh”, tức là cho kim loại chảy lỏng ra từ từ bằng việc nấu nó bên trong cốc nấu bằng than gra-phít cho đến khi đúc được. Thường đúc thủ công, người ta dùng kẹp gắp cốc nấu ra khỏi lò, rồi rót hợp kim nóng chảy vào trong ống thạch cao hay khuôn kim loại để tạo ra phôi có dạng thanh hay dạng tấm.

  V. ĐÚC LIÊN TỤC: Gần đây, công nghệ chế tác đồ trang sức bằng kỹ thuật nấu chảy truyền thống đã được bổ sung thêm qui trình đúc liên tục, kết hợp giữa việc nấu chảy và định hình phôi đúc dạng thanh hay phôi đúc dạng tấm trong một máy đúc duy nhất. Chúng ta sẽ lần lượt phân tích từng kỹ thuật nấu chảy kim loại sau đây: 1. NẤU CHẢY BẰNG MỎ HÀN XÌ (ĐÈN KHÒ): a. ĐỊNH NGHĨA:

b. DỄ Ô-XY HÓA: Tuy nhiên, nên lưu ý một lần nữa, các hợp kim nóng chảy ở nhiệt độ càng cao thì càng dễ hấp thụ khí (ô-xy và hy-drô) và hòa tan trong hợp kim. Sự việc này có thể xảy ra là do không khí xung quanh khu vực nấu chảy hay do sự ẩm ướt trên thành nồi nấu. Khi hợp kim đông lại, khí hòa tan trong hợp kim sẽ thoát ra ngoài và để lại các vết nứt trên bề mặt hợp kim hay các lổ rỗng bên trong hợp kim do hình thành các bong bóng khí ảnh hưởng xấu đến độ bền của vật liệu. Ô-xy hòa tan trong hợp kim nóng chảy thường có thể kết hợp với một trong những kim loại của hợp kim tạo thành ô-xit (Ví dụ: ô-xit đồng -Cu2O)

  c. NUNG NÓNG TRONG MẺ NẤU: Hợp kim được bỏ vào mẻ nấu bằng vật liệu chịu lửa, trước đó đã đun nóng nó đến khoảng 700 độ C bằng ngọn lửa để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nấu chảy, vì như thế sẽ làm tăng tốc quá trình nấu chảy và giảm nguy cơ của quá trình oxy hóa.

d. CHẤT TẠO XỈ: Để tránh nguy cơ của quá trình ô-xy hóa, trong quá trình nấu chảy nên cho thêm vào một lượng nhỏ chất chống ô-xy hóa ở dạng bột như hàn the. Chúng sẽ tạo nên một lớp xỉ nhẹ hơn hợp kim và nổi lên trên bề mặt hợp kim nóng chảy, tạo lớp ngăn cách với không khí bên ngoài. Chắc chắn, chất tạo xỉ phải có điểm nóng chảy thấp hơn so với hợp kim và không được cháy cũng như bốc hơi quá nhanh

  e. NHIỆT ĐỘ ĐÚC: Ngay khi đạt được nhiệt độ đúc tối ưu (khi đó có hiện tượng “chói mắt” nếu nhìn trên bề mặt mẻ nấu) nên thực hiện đúc ngay lập tức. Khi sự gia nhiệt kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ của quá trình ô-xy hóa và tăng khả năng bay hơi của các kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp, thậm chí có thể là nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến độ mịn của hợp kim.

  f. PHƯƠNG PHÁP CÓ TÍNH KINH TẾ: Phương pháp này thường được áp dụng trong các xưởng kim hoàn nhỏ, vì nó không đòi hỏi thiết bị đắt tiền. Tuy nhiên, nó đòi hỏi người thợ hàn xì phải có tay nghề lâu năm và phải biết thời điểm thích hợp để đúc. Cuối cùng, nên lưu ý, khi sử dụng mỏ hàn xì, khí dễ cháy phải được mở trước tiên và được tắt sau cùng.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Các Phương Pháp Nấu Ăn Có Lợi Cho Sức Khỏe

Trong các nguyên tắc quan trọng nhất khi chế biến thực phẩm thì việc tránh sử dụng quá nhiều dầu, mỡ được ưu tiên hơn cả.

Nướng

Nướng là phương pháp sử dụng trực tiếp sức nóng của than, củi … để biến thực phẩm sống thành thực phẩm chín.

Món nướng là món hấp dẫn và có từ lâu đời nhất. Nó giúp loại bỏ bớt các chất béo dư thừa trong thực phẩm và hạn chế sử dụng dầu ăn. Gần như mọi loại thực phẩm cũng đều có thể làm chín theo phương pháp này.

Hiện nay các phương pháp nướng đã phát triển rất phong phú cả về cấu tạo món ăn hay cách chế biến. Đơn giản nhất như áp dụng cho các bữa tiệc tại gia hoặc ví tiền rủng rỉnh hơn 1 chút bạn có thể tham khảo các chuỗi BBQ đã phủ sóng toàn cầu.

Hấp – Tần

Hấp là phương pháp đưa thực phẩm đã được tẩm ướp hoặc xào rán qua vào dụng cụ riêng như lồng hấp, nồi hơi… sau đó dùng sức nóng của hơi nước với thời gian vừa đủ để giúp thực phẩm chín mềm.

Phương pháp tần khá giống với hấp nhưng chỉ thích hợp với các thực phẩm non , mềm, có chọn lọc.

Đây là phương pháp đơn giản nhất, gần như có thể sử dụng cho mọi loại thực phẩm. Chế biến thực phẩm theo cách này có thể bảo quản được chất dinh dưỡng và mang lại hương vị thơm ngon cho món ăn. Với phương pháp này thức ăn sẽ không bị nấu quá chín hoặc bị cháy, hạn chế hàm lượng chất béo trong đồ ăn.

Một số thực phẩm phổ biến sử dụng phương pháp chế biến này: bánh bao, bánh flan, cá, gà …

Chúng tôi hiện đang cung cấp gà đôi Tây Bắc, rất thích hợp cho món gà tần tuyệt ngon. Quét mã bằng điện thoại hoặc nhấn vào liên kết

Xào

Là phương pháp nấu chín với 1 ít chất béo, nước với thời gian làm chín nhanh ở nhiệt độ cao, nhằm đạt yêu cầu chín tới.

Các món phổ biến áp dụng phương pháp này: thịt bò, rau cần, súp lơ, khoai tây …

Chần

Là phương pháp đun sôi thực phẩm trong các dung dịch lỏng như sữa, nước hoặc rượu thay vì dầu ăn. Kỹ thuật này phù hợp với các món cá, gà , trứng và những thực phẩm dễ bị cứng khi luộc.

Thời gian chuẩn bị nhanh, ít sử dụng dầu ăn, chất béo và thích hợp với các món ăn không rau.

Om

Là phương pháp bỏ thực phẩm đã được xào (hoặc rán qua) vào nồi với 1 ít nước và đậy vung kín, đun với nhiệt độ thấp, nhằm giúp cho thực phẩm và gia vị quyện mùi, chín mềm và tiết ra hỗn hợp nước sốt đặc thơm ngon.

Các món chủ yếu như dưa chua, thịt bò, chuối đậu, dưa cá, dưa thịt ba chỉ …

Quay

Là phương pháp làm chín thực phẩm bằng nhiệt từ lò phát ra. Lò quay tốt nhất nên được thiết kế nằm ngang, phía dưới có chảo hứng để khi quay lượng chất béo trong thực phẩm chảy nhỏ giọt ra ngoài. Ngoài ra, cần thường xuyên quét dầu ô liu lên thực phẩm nhằm chống cháy cho món ăn.

Giống phương pháp nướng, lợi ích của việc chế biến này là loại bỏ được chất béo dư thừa và hạn chế tối thiểu lượng dầu ăn.

Nộm

Là món ăn được chế biến chủ yếu từ rau củ phối hợp với vài loại thịt, gia vị có đặc tính riêng để tạo nên mùi vị tổng hợp và có màu sắc hấp dẫn

Các món phổ biến về nộm như sứa, gà, bò khô, hoa chuối, rau muống, xoài …

Một số lời khuyên trong kỹ thuật nấu nướng

Với các món nướng, xào nên sử dụng chảo chống dính để hạn chế lượng dầu ăn cần dùng.

Giảm 1 nửa lượng muối trong món ăn và thay thế bằng các loại thảo mộc, nước chanh hoặc giấm…

Nên dùng dầu ô liu, dầu thực vật thay cho dầu động vật

Thay thế nước sốt hoặc nước thịt đậm đặc bằng nước sốt rau củ và sốt tương ớt

Chọn trái cây thay cho các món bánh ngọt

Hấp rau xanh thay vì luộc

Ăn Chay Thực Dưỡng Là Gì? Các Phương Pháp Ăn Chay Thực Dưỡng

Được xem là hình thức ăn uống mang lại những lợi ích thiết thực về sức khỏe cũng như tình thần, ăn chay thực dưỡng hiện là phương pháp được nhiều người áp dụng thực hành. Ăn chay thực dưỡng là gì, ăn chay thực dưỡng có những loại nào…hãy tham khảo bài viết sau để có đáp án chính xác.

1. Ăn chay thực dưỡng là gì?

Từ xa xưa, người ta đã áp dụng hình thức ăn chay thực dưỡng để cải thiện sức khỏe, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng. Ăn chay thực dưỡng là chế độ ăn uống thanh đạm nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng từ các thực phẩm có nguồn gốc thực phẩm, tuyệt đối tránh thực phẩm nguồn gốc động vật, có sự sống. Đây là chế độ ăn chay đúng đắn mang đến cho người ăn chay sức khỏe thể chất cũng như sự thanh tịnh trong tâm hồn.

Ăn chậm, nhai càng kỹ càng tốt, ăn nhiều theo ý của mình.

Uống nhiều nước và uống nước khi nào thấy khát.

Tránh ăn uống quá nhiều, hãy chủ động rời bàn ăn trước khi cảm thấy no.

Tránh sử dụng thực phẩm chế biến bằng sóng điện từ như lò vi sóng.

Ăn thực phẩm đúng mùa, rõ nguồn gốc.

Vận động hàng ngày, chịu khó tập thể dục, tắm nắng.

Ăn chay thực dưỡng với chế độ ăn uống lành mạnh đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hiện đang được nhiều người thực hành. Đặc biệt một số cá nhân sử dụng làm công tác chữa bệnh và đã mang lại hiệu quả nhất định.

2. Các loại ăn chay thực dưỡng phổ biến hiện nay

Dưới góc độ khoa học, ăn chay thực dưỡng là chế độ ăn những thành phần thực phẩm về cơ bản là tốt cho sức khỏe như ngũ cốc nguyên cám và rau củ – trọng tâm của chế độ thực dưỡng, được cho thấy góp phần làm giảm nguy cơ nhiều loại ung thư như: ung thư đại trực tràng, dạ dày và nội mạc tử cung.

– Ăn chay organic ( ăn chay xanh, sạch)

Thức ăn hữu cơ (organic food) là thực phẩm được nuôi trồng các loại động – thực vật mà không dùng bất kỳ loại hóa chất tăng trưởng, kích thích hay thuốc trừ sâu. Đây là một xu hướng thực phẩm gần đây của thế giới. Tại Việt nam, xu hướng này được một số nhà hàng, quán ăn chay sử dụng, thu hút rất nhiều thực khách.

– Ăn chay dinh dưỡng Ấn Độ

Ấn Độ là đất nước sở hữu nền văn hóa lâu đời và có những nét đặc trưng riêng. Được biết đến là xứ sở tôn giáo do vậy những phong tục tập quán của họ rất đa dạng. Ăn chay là một hình thức văn hóa quen thuộc với người dân nơi đây. Trước đây thực hành chế độ ăn chay với mục đích thanh lọc tâm hồn theo quan điểm nhà Phật hướng đến lòng từ bi. Ngày nay, ăn chay đối trở nên thịnh hành với người dân Ấn Độ, đây được xem là một cách để bảo vệ sức khỏe và tăng tuổi thọ.

Ăn chay theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa áp dụng chế độ dinh dưỡng theo tỉ lệ nhất định:

50 -60% từ ngũ cốc như gạo lứt, yến mạch, lúa mì…

20 -30% từ rau củ quả

5 -10% từ rong biển, các loại đậu đỗ

5% còn lại từ hoa quả, các thức ăn có nguồn gốc từ động vật.

Qua bài viết, mong bạn đã hiểu hơn về thông tin ăn chay thực dưỡng là gì? Các loại ăn chay thực dưỡng phổ biến tốt cho sức khỏe. Từ đó hãy vận dụng khéo léo hình thức ăn uống này vào chế độ ăn chay trường để có sức khỏe dồi dào, tâm tịnh an vui.

An Nhiên – Đam mê ẩm thực chay, kiến thức chay và phật pháp. Tôi tạo website này muốn chia sẻ tới mọi người kiến thức ăn chay, cách làm món chay ngon nhất..