Top 6 # Xem Nhiều Nhất Các Phương Pháp Nấu Ăn Bằng Tiếng Trung Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Từ Vựng Tiếng Anh Nhà Hàng Về Các Phương Pháp Nấu Ăn

add: thêm, bỏ một nguyên liệu, gia vị vào chung với các nguyên liệu khác

bake: làm chín thức ăn bằng lò; nướng lò, đút lò.

barbecue: nướng (thịt) bằng vỉ nướng và than.

beat: động tác trộn nhanh và liên tục, thường dùng cho việc đánh trứng

boil: nấu sôi (đối với nước) và luộc (đối với nguyên liệu khác).

break: bẻ, làm nguyên liệu vỡ ra thành từng miếng nhỏ.

broil: làm chín thức ăn bằng nhiệt độ cao; nướng, hun.

carve: thái thịt thành lát.

chop: cắt (thường là rau củ) thành từng miếng nhỏ.

combine: kết hợp 2 hay nhiều nguyên liệu với nhau.

cook: làm chín thức ăn nói chung.

crush: (thường dùng cho hành, tỏi) giã, băm nhỏ, nghiền

cut: cắt

fry: làm chín thức ăn bằng dầu, mỡ; chiên, rán

grate: bào nguyên liệu trên một bề mặt nhám để tạo thành những mảnh vụn nhỏ (thường dùng cho phô mai, đá…)

grease: trộn với dầu, mỡ hoặc bơ.

grill: nướng nguyên liệu bằng vỉ (gần giống như barbecue)

knead: chỉ động tác ấn nén nguyên liệu xuống để trải mỏng chúng ra, thường dùng cho việc nhào bột.

mix: trộn lẫn 2 hay nhiều nguyên liệu bằng muỗng hoặc máy trộn.

measure: đong, đo lượng nguyên liệu cần thiết.

melt: làm chảy nguyên liệu bằng cách tác động nhiệt độ lớn vào chúng.

microwave: làm nóng thức ăn bằng lò vi sóng.

mince: băm hoặc xay nhuyễn (thường dùng cho thịt)

open: mở nắp hộp hay can.

peel: lột vỏ, gọt vỏ của trái cây hay rau củ.

pour: đổ, rót; vận chuyển chất lỏng từ vật chứa này sang vật chứa khác

put: đặt một nguyên liệu hay thức ăn nào đó vào một vị trí nhất định

roast: quay, làm chín thức ăn bằng lò hoặc trực tiếp bằng lửa.

sauté: phương pháp làm chín thức ăn bằng cách đặt nhanh chúng vào chảo dầu đang sôi; xào qua, áp chảo.

scramble: trộn lẫn lòng đỏ và lòng trắng trứng với nhau khi chiên trên chảo nóng, bác trứng.

slice: cắt nguyên liệu thành lát.

steam: hấp cách thủy; đặt thức ăn phía trên nước được nấu sôi. Hơi nước sôi bốc lên sẽ giúp làm chín thức ăn.

stir: khuấy; trộn các nguyên liệu bằng cách đảo muỗng đi theo một quỹ đạo hình tròn.

stir fry: xào, làm chín thức ăn bằng cách đảo nhanh chúng trên chảo dầu nóng.

wash: rửa (nguyên liệu)

weigh: cân (khối lượng) của vật

Các Phương Pháp Chế Biến Món Ăn

Các phương pháp chế biến món ăn

 Phương pháp chế biến món ăn bằng đun trong nước

Nguyên liệu được bỏ vào nước, được đun nóng cho tới khi nguyên liệu chín đạt yêu cầu chế biến. Quá trình truyền nhiệt diễn ra như sau: lửa truyền nhiệt cho dụng cụ, dụng cu truyền nhiệt cho nước. Nước hấp thu nhiệt và truyền nhiệt làm chín nguyên liệu. Môi trường truyền nhiệt để làm chín nguyên liệu là nước sôi và một phần hơi nước sôi.

Nhiệt độ môi trường luôn chủ yếu là 100oC ở điều kiện áp suất bình thường và cao hơn 100oC nếu nấu trong nồi áp suất. Thời gian làm chín bằng đun trong nước phụ thuộc vào kích thước nguyên liệu, đặc điểm, tính chất của mỗi loại nguyên liệu.

Sản phẩm của phương pháp này có các đặc điểm sau:

– Gia vị ngấm đều và có thủy phần cao do hút nước trong quá trình chế biến.

– Màu sắc nguyên liệu biến đổi ít, do nhiệt trong quá trình đun nấu không cao (hạn chế bởi 100oC).

– Cho phép chế biến những món ăn đòi hỏi độ mềm, nhừ.

1. Luộc

Luộc là phương pháp làm chín nguyên liệu bằng nhiệt, trong quá trình đun nấu nguyên liệu tiếp xúc một phần hay hoàn toàn trong nước. Các món luộc có thể sử dụng gia vị cho thêm trong khi luộc để tăng thêm hương vị cho sản phẩm. Nguyên liệu đã được sơ chế được cho vào nước lạnh, nước nóng hay nước sôi, tùy từng loại nguyên liệu, đun tới khi nguyên liệu chín đạt yêu cầu chế biến.

– Nguyên liệu dùng để luộc tương đối phong phú, nguyên liệu non thời gian luộc nhanh, nguyên liệu già thời gian lâu hơn, thực tế thường chọn nguyên liệu có độ già vừa phải. Sơ chế nguyên liệu thịt gia súc pha miếng to, gia cầm thường để nguyên, thủy sản như cá để nguyên, nếu to quá thì cắt khúc. Các loại rau để nguyên hay cắt khúc, củ giàu tinh bột như (khoai lang, khoai tây, khoai sọ, sắn…) để nguyên. Các loại quả như bí, bầu, su hào, củ cải… thái miếng đều nhau.

– Lượng nước dùng để luộc phải luôn ngập nước. Nước luộc rau có tỷ lệ 2,5-4 lít / 1kg tùy theo nhu cầu sử dụng nước nhưng nói chung nước phải ngập nguyên liệu. Nước luộc thịt gia súc, gia cầm, cá vừa đủ ngập nguyên liệu. Để luộc các loại củ giàu tinh bột như khoai, sắn chỉ cần 0,6-0,7 lít / 1kg, nguyên liệu dễ dàng chín do tính hồ hoá của tinh bột cao.

– Nhiệt độ chế biến thường cao, nước được đun sôi đều, liên tục. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào đặc điểm nguyên liệu nhiệt độ chế biến có khác nhau. Đối với nguyên liệu lâu chín sau khi sôi thường phải hạ nhiệt để nguyên liệu chín dần vào trong, đảm bảo bên trong chín mà bên ngoài không bị nát. Nguyên liệu thực vật nhanh chín nên duy trì đun sôi đều liên tục trong suốt thời gian chế biến.

– Thời gian chế biến tương đối nhanh, phụ thuộc vào tính chất, kích thước và trạng thái của nguyên liệu khi đem vào chế biến.

– Sản phẩm chín mềm hoặc chín tới, không nhũn, màu sắc biến đổi ít. Sản phẩm thường có thủy phần cao. Nguyên liệu sau khi luộc có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến các món ăn khác. Trong ăn Á các nguyên liệu luộc ăn kèm cùng nước chấm phù hợp với từng loại nguyên liệu. Trong ăn Âu nguyên liệu luộc ăn kèm với thức đệm hoặc xốt.

2. Nấu canh

Nấu canh là phương pháp làm chín nguyên liệu bằng nhiệt nhận từ nước sôi, nguyên liệu ngập hoàn toàn trong nước khi nấu. Canh là món ăn lấy cả cái và nước. Có thể cho thêm gia vị, nguyên liệu phụ tùy thuộc vào từng loại canh. Nguyên liệu động vật bỏ vào từ lúc nước lạnh, thủy sản từ lúc nước sôi, thực vật vào nước sôi đã có gia vị cấp nhiệt đều đến khi nguyên liệu chín đạt yêu cầu.

– Nguyên liệu như gia súc, gia cầm thường sử dụng phần thịt nạc, thái mỏng, thái sợi hoặc băm nhỏ để chất ngọt tiết nhiều vào trong nước. Thủy sản thường là cua, hến, trai… và các loại cá nên chọn loại nhiều nạc, ít tanh. Tùy từng loại cụ thể mà có cách xử lý khác nhau. Các loại rau ăn lá thường thái khúc hoặc thái nhỏ, các loại củ thường thái chỉ, thái lát mỏng.

– Lượng nước để nấu canh thường nhiều hơn cái, có thể dùng nước lạnh hoặc nước dùng để nấu canh.

– Nhiệt độ nấu canh thường duy trì sôi mạnh hay sôi vừa.

– Thời gian chế biến tương đối nhanh.

– Sản phẩm nấu canh thường có màu sắc, mùi vị đặc trưng của mỗi loại canh, vị ngon, ngọt của các loại nguyên liệu đem nấu.

3. Chần, nhúng, dội

Chần, nhúng, dội là phương pháp làm chín nguyên liệu bằng nhiệt nhận từ nước sôi trong thời gian ngắn. Nguyên liệu sau khi đã sơ chế bỏ vào nước sôi, đảo đều cho nguyên liệu tiếp xúc đều với nước hoặc dội nước sôi vào nguyên liệu đến khi nguyên liệu chín đạt yêu cầu chế biến.

– Nguyên liệu dễ chín hoặc nhanh chín. Nguyên liệu động vật chọn loại non, mềm, nạc như (tim, gan, bầu dục). Nguyên liệu thực vật chọn loại bánh tẻ, ít xơ, nhanh chín. Nguyên liệu được cắt thái nhỏ, mỏng để dễ chín và chín đều.

– Lượng nước sử dụng phải nhiều để khi bỏ nguyên liệu vào nhiệt lượng của nước giảm đi không đáng kể, không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm (Giảm dinh dưỡng, hay bị dai do chế biến lâu).

– Nhiệt độ khi chần, nhúng, dội luôn luôn sôi mạnh, đều liên tục.

– Thời gian sản phẩm tiếp xúc với nước sôi rất nhanh khoảng một vài phút hay chỉ vài chục giây.

– Sản phẩm chần, nhúng, dội chín tới, hoặc chín tái, ăn giòn. Màu và mùi vị của nguyên liệu biến đổi ít. Sản phẩm có thể sử dụng ngay hay chế biến tiếp.

4. Ninh, hầm

Ninh, hầm là phương pháp chế biến làm chín nguyên liệu bằng nước trong thời gian dài, nguyên liệu chín mềm, nhừ. Món ninh chủ yếu là lấy nước thường được sử dụng làm nước dùng cho các món Á, Âu. Hầm được dùng chủ yếu để lấy nước dư cho chế biến xốt Âu. Nguyên liệu được sơ chế cụ thể tùy theo mỗi loại, được bỏ vào nước lạnh (xương thịt gia súc, gia cầm), nước sôi (thủy sản), đun sôi, hớt bọt rồi giảm nhiệt, đun sôi nhẹ tới khi các nguyên liệu chín đạt yêu cầu thì lọc lấy nước trong, đun sôi lại, nêm gia vị chờ chế biến tiếp. Gia vị thơm được xử lý, cho vào trong quá trình nấu.

– Nguyên liệu để ninh, hầm khá phong phú. Nguyên liệu động vật bao gồm: gia súc, gia cầm, cá… Nguyên liệu thực vật bao gồm các loại củ giàu tinh bột, các loại rau, một số nguyên liệu khô và gia vị. Món ninh, hầm có thể nấu từ một loại hay nhiều loại nguyên liệu. Các gia vị thơm được sử dụng làm tăng thêm chất lượng cảm quan của món ăn như hành củ khô, gừng, hoa hồi, thảo quả, quế chi, nụ đinh, lá nguyệt quế… Thịt pha miếng to, xương chặt miếng, xương ống thì đập dập. Củ thái khối hay vát móng lợn. Món ninh cắt thái to hơn món hầm. Món ninh nguyên liệu thường được rửa sạch trước khi nấu để tránh làm nước dùng bị vẩn đục, món hầm nguyên liệu có thể được xào qua.

– Lượng nước nhiều hơn cái do nhu cầu lấy nước của món ninh là chủ yếu. Tỷ lệ cái và nước món ninh là 1/8 hay 1/10, món hầm tỷ lệ 1/2 hay 1/3.

– Nhiệt độ chế biến thường chia 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu đun sôi, hớt bọt rồi đun nhỏ lửa, đối với món ninh việc hớt bọt đảm bảo cho nước dùng trong, không bị đục. Giai đoạn sau đun nhỏ lửa để nguyên liệu chín dần vào trong đạt đến độ cần thiêt.

– Thời gian ninh, hầm thời gian kéo dài tùy theo từng loại nguyên liệu. Ví dụ: Ninh xương trâu, bò thời gian từ 8-10h; xương lợn, gia cầm từ 3-4h; cá từ 1,5-2h; rau củ 1-1,5h. Thời gian ninh lâu hơn hầm.

– Sản phẩm đối với món ninh yêu cầu nước phải ngọt, trong, không đục, xương phải dóc thịt, nước dùng thơm mùi của các gia vị cho vào khi đun nấu. Đối với món hầm nhu cầu lấy cái là chủ yếu nước ít, hơi sánh; nguyên liệu chín mềm, nhừ, không nát, không bã (do các chất dinh dưỡng chuyển vào nước). Các món hầm nguyên liệu thường được tẩm ướp qua nên sản phẩm có màu, hương vị hấp dẫn. Sản phẩm món hầm sử dụng ngay, món ninh thường sử dụng chế biến tiếp.

5. Kho, rim

Kho và rim là phương pháp làm chín nguyên liệu bằng nước có gia vị tạo màu, có mùi, vị đặc trưng, sản phẩm chín mềm nhừ, có độ mặn cao. Nguyên liệu được xếp vào dụng cụ, (nguyên liệu động vật có thể được xào, rán qua). Gia vị cần thiết kết hơp với nước, gia vị tạo màu rồi cho vào nguyên liệu đun sôi kỹ giảm nhiệt độ để nguyên liệu chín mềm cạn hoặc còn nước sánh.

– Nguyên liệu để kho, rim là động vật như: cá, tôm, thịt; nguyên liệu thực vật như củ cải, su hào, dưa cải; gia vị như: riềng, mẻ, mắm tôm, nghệ, gừng, ớt nước dừa, sả… Nguyên liệu động vật thái to (thịt) hay cắt khúc (cá), nguyên liệu thực vật thái khối to. Nguyên liệu đông vật có thể ướp gia vị, cá có thể rán trước. Các món kho có thể sử dụng nhiều nguyên liệu động vật hoặc kho lẫn nguyên liệu thực vật, các món rim chỉ dùng một loại nguyên liệu.

– Lượng nước trong các món kho xăm xắp; rim ít hơn.

– Nhiệt độ chỉ cần sôi nhẹ tới khi nguyên liệu chín mềm.

– Thời gian chế biến các món kho thường lâu khoảng 1-2 h, rim từ 10-25 phút.

– Sản phẩm kho và rim thường có màu vàng cánh gián, tới màu nâu thẫm, vị hơi mặn, nguyên liệu chín mềm, nguyên miếng. Món kho độ mặn cao hơn rim, nước kho thường ít hơn rim. Kho khô thường áp dụng với nguyên liệu có mùi tanh như cá. Kho còn nước sánh như thịt lợn kho tầu, thịt bò kho gừng…

6. Om

Om là phương pháp làm chín bằng nước có sự tham gia của gia vị chua, có mùi thơm của gia vị đặc trưng, nguyên liệu chín mềm. Nguyên liệu sơ chế cụ thể tùy theo từng loại, ướp gia vị, xào hoặc rán qua rồi xếp vào dụng cụ, thêm nước dùng hoặc đun sôi nước pha các loại gia vị vào, đun nhỏ lửa tới khi nguyên liệu chín mềm, nước xốt sánh.

– Nguyên liệu om thường là nguyên liệu động vật như: thịt, cá, lươn… Nguyên liệu chọn những phần thịt mềm, để nguyên hoặc pha miếng đều nhau.

– Lượng nước dùng để om tương đối ít thường lấy nước ướp nguyên liệu ban đầu.

– Nhiệt độ đun nấu chỉ cần sôi nhẹ để nguyên liệu chín tới và ngấm gia vị.

– Thời gian đun nấu nhanh vì nguyên liệu đã được xào, rán qua, chất lượng nguyên liệu loại non mềm, dễ chín.

– Sản phẩm om chín mềm, không nát, có ít nước sánh. Vị hơi chua dịu, nổi màu và mùi thơm của gia vị đặc trưng

– Sản phẩm om chín mềm, không nát, có ít nước sánh. Vị hơi chua dịu, nổi màu và mùi thơm của gia vị đặc trưng

Nguồn ” Sưu Tầm”

Phần mềm quản lý mầm non KIDSOFT luôn cập nhật những tính năng mới, những sáng tạo của các đầu bếp hàng đầu trong nước đẻ làm các món ăn đầy đủ dinh dưỡng và xây dựng thực đơn ăn cho các cháu phong phú hơn…

Đang tải…

Các Phương Pháp Nấu Chảy Kim Loại (Phần 2)

NẤU CHẢY VỚI LÒ ĐỐT BẰNG KHÍ Lò đốt bằng khí gồm buồng lò có dạng hình trụ, đường kính khoảng 300 mm, bên trong được cấu tạo bằng vật liệu chịu lửa, còn bên ngoài được bảo vệ bằng lớp vỏ thép, có một đầu đốt để đốt hổn hợp khí và gió trộn lẫn vào nhau theo tỷ lệ (20% khí – 80% gió), được cung cấp thông qua một cái van điều chỉnh được lưu lượng hổn hợp khí, để canh chỉnh ngọn lửa sao cho tiếp xúc với buồng lò theo phương tiếp tuyến. Do đó, ngọn lửa sẽ tạo thành hình xoắn ốc bao quanh cốc nấu khi đặt vào đáy lò hình trụ, như thế việc nấu chảy đồng đều hơn. Một quạt gió có chức năng hút gió từ môi trường và thổi nó vào lò. Phía trên buồng lò hình trụ, ngay chính giữa có một lổ thông, mục đích cho không khí nóng trong lò thoát ra ngoài và là nơi dùng để quan sát quá trình nấu chảy trong lò. Dung tích nấu chảy của lò loại này có thể đạt 50 – 80 kg. Khi hợp kim được nấu chảy bằng sự nung nóng cốc nấu than chì qua ngọn lửa, không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ngọn lửa, gọi là quá trình nấu chảy gián tiếp.

ƯU ĐIỂM So với các phương pháp nấu chảy mô tả trước đây, phương pháp nấu chảy với lò đốt bằng khí có ưu điểm là: Bản thân của quá trình đốt cháy cốc nấu diễn tiến từ từ do buồng lò cấu tạo kín nên hạn chế tiếp xúc với oxy trong không khí, các hợp kim luôn luôn được đặt trong môi trường không có không khí, do đó làm giảm nguy cơ của quá trình oxy hóa. NẤU CHẢY BẰNG ĐIỆN TRỞ 1. ĐỊNH NGHĨA: Nấu chảy bằng điện trở là dùng lò được đốt nóng bằng điện thay vì dùng ngọn lửa để đốt nóng theo đúng nghĩa. Do là điện trở nên khi có dòng điện chạy qua sẽ bị cản trở, tạo ra nhiệt cần thiết làm nấu chảy các hợp kim. Trong vật lý, hiện tượng này gọi là hiệu ứng Jun (Joule). 2. HIỆU ỨNG JOULE: Nhiệt lượng (Q) sinh ra do điện trở (R) trong thời gian (t) luôn luôn tỷ lệ thuận với điện thế (V) ở hai đầu dây điện trở. Thời gian (t) và điện thế (V) tương quan theo tỷ lệ: Q = k V I t (Trong đó, k là hệ số tỷ lệ) Chưa hết, Theo định luật Ôm (Ohm) I = V / R Thay I = V / R vào công thức Q , ta sẽ có: Q = k V2 t / R ( Trong đó, R là điện trở của vật liệu khi có dòng điện chảy qua nó)

3. GIỚI HẠN: Điện trở thường được làm bằng dây crom – niken (Cr – Ni) hay tốt hơn là dây bạch kim (Pt), bởi vì chúng có thể đạt được nhiệt độ khoảng 1.400 độ C. Rõ ràng, phương pháp nấu chảy này chỉ áp dụng được với các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy dưới nhiệt độ này.

4. ƯU ĐIỂM: Lò nấu bằng điện có một vài ưu điểm sau: – Đốt nóng đồng nhất – Kiểm soát không cho nhiệt độ thay đổi – Ít tạp chất hơn trong khi nấu chảy – Thời gian nấu chảy ngắn hơn – Nơi làm việc ít bị ô nhiễm Đốt nóng bằng điện hoàn toàn khác với đốt cháy nhiên liệu, tỏa ra khói và khói này liên tục thải ra môi trường xung quanh. Trên thực tế, quá trình đốt cháy các loại nhiên liệu đòi hỏi lượng không khí lấy từ môi trường như sau: – 1 kg than đá cần khoảng 9.000 lít không khí từ môi trường – 1 lít khí đốt (CH4) cần khoảng 5.000 lít không khí – 1 lít xăng hay dầu cần 12.000 lít không khí

5. KIỂM SOÁT NHIỆT ĐỘ: Để xác định đúng thời điểm đúc, phụ thuộc vào quyết định của người thợ đứng lò. Với kinh nghiệm khi quan sát bằng mắt hay bằng các công cụ đặc biệt như cặp nhiệt điện để đo nhiệt độ nóng chảy của hợp kim, họ có thể nhận biết trạng thái nào của hợp kim phù hợp cho đúc. Lò điện là thiết bị nấu chảy tốt nhất cho việc kiểm soát và điều chỉnh nhiệt độ theo ý muốn. Trên thực tế, lượng nhiệt sinh ra có thể đạt được nhiều mức nhiệt độ khác nhau và chúng được điều chỉnh đến cấp độ nhỏ nhất bằng cách xoay núm vặn của thiết bị cảm biến điện để thay đổi cường độ dòng điện, kiểm soát dòng chảy của các điện tử trong điện trở. Vì vậy, các cặp nhiệt điện thường được đặt gần các điện trở. Ở vị trí này, cặp nhiệt điện chỉ đo được nhiệt độ của cốc nấu bằng than chì được đốt nóng bằng điện trở để nấu chảy hợp kim chứa trong cốc nấu, rõ ràng là nhiệt độ xung quanh điện trở là không giống như bên trong hợp kim nóng chảy. Để giải quyết việc đo lường nhiệt độ không chính xác, nên xem xét và tính toán nhiệt độ nấu chảy dựa trên yếu tố thời gian làm việc của các điện trở bằng cách cộng thêm nhiệt độ nấu chảy của các hợp kim từ 150 – 200 độ C so với nhiệt độ nóng chảy thực tế. Trong ngành kim hoàn, lò điện được sử dụng để nấu chảy một lượng nhỏ vàng hay bạc (khoảng 2 kg). Chúng có điện năng từ 700 – 1.000 W và có thể đạt đến nhiệt độ khoảng 1.100 độ C. Đặc tính nấu chảy của các loại lò loại này kéo dài khoảng chừng 35 phút cho lần nấu đầu tiên. Những lần nấu sau, thời gian nấu chảy từng lần sẽ giảm xuống do lò đã nóng sẳn. 6. LÒ CÓ ĐIỆN TRỞ LÀ HỢP CHẤT SI-LIC: Như đã biết, điện trở bên trong của các lò điện trở thông thường mau hao mòn. Cho nên, người ta dùng vật liệu mới để làm điện trở là các-bít si-líc (SiC) có độ bền cao, thường được sử dụng để nấu chảy hợp kim có nhiệt độ nóng chảy trên 2000 độ C. Lò có điện trở là hợp chất si-lic thì không có tiếng ồn, sạch sẽ, bền hơn và chịu được nhiệt độ cao. Với ưu điểm về tuổi thọ của điện trở này, lò loại này có thể chịu được điện năng cao bằng cách sử dụng 10 điện trở, cho phép duy trì được điện năng ổn định trong suốt quá trình hoạt động của lò.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Phương Pháp Học Tiếng Anh Qua Nấu Ăn, Bạn Đã Thử Chưa?

Bạn đang muốn tìm kiếm một phương pháp học tiếng Anh mà có thể khiến bản thân thực sự thích thú, vui vẻ khi học thế nhưng mọi giải pháp quen thuộc đều đã dần trở nên nhàm chán? Vậy tại sao chúng ta không thử phương pháp học tiếng Anh hiệu quả mà rất lạ: nấu ăn?

1. Tại sao nấu ăn là một cách hiệu quả để học tiếng Anh?

Qua cách học thú vị này, bạn vừa được học, vừa được chơi, vừa được làm, một công làm được tận ba việc. Chắc hẳn đây là phương pháp học tiếng Anh vô cùng thú vị và mới lạ mà ít người từng thử qua. Hơn thế nữa, sau khi nấu ăn xong bạn còn có “thành quả” cho chính mình thưởng thức hoặc đãi người thân, bạn bè.

2. Phương pháp học tiếng Anh bằng nấu ăn như thế nào?

Tìm công thức, nguyên liệu nấu nướng bằng tiếng Anh trên các trang mạng nước ngoài

Thực hiện theo video hướng dẫn (xem video trên Youtube cực hiệu quả trong việc học kỹ năng nghe và đôi khi còn hỗ trợ học tiếng Anh giao tiếp)

Khi nấu ăn theo video, nếu bạn không nghe được thì sẽ không biết cách nấu như thế nào. Trong trường hợp này, bạn không thể “khó quá bỏ qua”. Bạn sẽ phải ép bản thân và cố nghe cho bằng được. Việc tạo tình huống khó khăn nhưng không hề khó chịu này là phương pháp học qua cách làm món ăn bằng tiếng Anh mà ít ai ngờ tới.

(Đổ nước ấm vào gelatin vào bát nhỏ. Khuấy đều và đợi tầm 10 phút đến khi hỗn hợp đặc như thạch)

Bạn có thể tham khảo những kênh nấu ăn nổi tiếng trên Youtube sau:

(Để sữa ấm nguội bớt rồi đổ hỗn hợp gelatin ở trên vào sữa cho đến khi hoàn toàn hòa tan)

3. Ví dụ học tiếng Anh qua cách làm sữa chua

(Để sữa chua nguội trong nhiệt độ phòng, đóng chặt lại và để tủ lạnh qua đêm)

2 tablespoons (30ml) warm water (2 thìa nước ấm)

1 1/2 teaspoons powdered gelatin (1,5 thìa gelatin)

2 cups (475 ml) canned coconut milk, or other non-dairy milk (2 cốc – 475ml sữa dừa hoặc sữa khác không phải sữa bò)

– INSTRUCTIONS (Cách làm)

Place warm water and gelatin in a small bowl. Stir to combine and let it sit for 10 minutes to form a jelly-like mixture.

Meanwhile, warm milk, stirring often, until hot.

Remove warm milk from heat and whisk gelatin mixture into the milk until it completely dissolves.

Fill glass yogurt ramekins or mason jars with yogurt mixture.

Allow yogurts to cool down to room temperature, cover, and refrigerate overnight.

4. Vừa nấu ăn vừa học tiếng Anh ở đâu?

Chúng ta có thể ứng dụng phương pháp học tiếng Anh bằng nấu ăn hằng ngày hoặc dành ra những buổi đặc biệt là làm các món mình thích. Bạn có thể tự làm một mình nhưng như vậy sẽ có phần kém vui và ít tính tự giác hơn.