Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Nấu Canh Riêu Cua Dấm Bỗng Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Cách Làm Lẩu Gà Dấm Bỗng Thanh Mát

Cách làm lẩu gà dấm bỗng với phần nước dùng chua nhẹ quyện cùng chút cay nồng của cơm rượu và gừng làm xiêu lòng không biết bao nhiêu người thưởng thức qua. Nhiều người săn lùng công thức chế biến món ngon mỗi ngày này để tự chuẩn bị bữa tiệc cuối tuần tại nhà, đặc biệt là vào những ngày có tiết trời se lạnh.

Hướng dẫn cách làm lẩu gà dấm bỗng (cơm rượu) cực ngon

1kg thịt gà ta

100ml dấm bỗng

2 củ hành khô

1 nắm ngò gai

1 nắm hành lá

300g rau muống

200g cơm rượu

1kg bún tươi

1 củ gừng (đã gọt vỏ, đập dập)

Một số loại gia vị cần thiết khác: Muối, tiêu xay, dầu ăn, ớt, …

Cách nấu lẩu gà dấm bỗng ngon

Bước 1: Sơ chế thịt gà

Đầu tiên, bạn nhổ sạch lông gà còn sót, chà xát muối lên bề mặt thân gà rồi rửa lại với nước sạch. Cách nấu lẩu gà dấm bỗng đảm bảo không có mùi tanh, bạn đập nát củ gừng, chà xát lên thân gà rồi rửa lại với nước một lần nữa.

Tiếp đó, bạn để gà ráo nước hoặc dùng giấy thấm khô, chặt thịt gà thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Bạn cho thịt gà vào trong âu lớn, cho thêm một ít muối, tiêu xay, gừng đập dập, trộn đều. Sau đó, bạn dùng màng thực phẩm bọc kín, cho vào trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng.

Bước 2: Sơ chế các loại nguyên liệu còn lại

Kế đến, bạn nhặt bỏ bớt lá rau muống, rửa sạch với nước muối pha loãng. Bạn cắt rau muống thành khúc ngắn dài khoảng 3cm, để trên rổ cho ráo nước.

Tiếp theo, bạn bóc vỏ hành tím, thái lát mỏng. Với hành lá, rau ngò, bạn cũng nhặt sạch, rửa với nước muối pha loãng rồi thái nhuyễn.

Bước 3: Nấu lẩu gà dấm bỗng

Sau đó, bạn bắc nồi lên bếp, cho thêm 2 thìa dầu ăn. Khi dầu nóng, bạn cho hành tím vào phi thơm rồi đổ thịt gà vào xào khoảng 5 phút để thịt săn lại.

Tiếp theo, bạn đổ dấm bỗng, cơm rượu vào trong nồi, nấu khoảng 10 phút thì đổ thêm nước lọc đầy nồi. Khi nồi lẩu gà dấm bỗng bắt đầu sôi, bạn hạ nhỏ lửa để nước dùng được trong, không đục màu.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

Kiểm tra thịt gà chín mềm, bạn nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi cho hành lá, ngò gai thái nhuyễn vào để tăng thêm hương vị cho món lẩu gà dấm bỗng.

Bạn bày nồi lẩu gà lên bếp ga mini đặt giữa bàn cùng đĩa rau muống, đĩa bún tươi và thưởng thức ngay khi còn nóng.

Một số lưu ý khi thực hiện cách làm lẩu gà dấm bỗng

Để tăng thêm hương vị cho món ăn, bạn nên chuẩn bị thêm bát nước mắm mặn có thêm vài lát ớt thái nhỏ.

Khi nấu nước dùng lẩu, bạn nên dùng vá vớt sạch lớp bọt nổi trên bề mặt để nước dùng trong và đẹp mắt hơn.

Khi lựa chọn nguyên liệu, bạn nên chọn gà ta. Vì loại gà này chắc thịt sẽ giúp món lẩu đạt hương vị hấp dẫn hơn.

Với dấm, bạn nên chọn loại dấm được làm từ nếp cái hoa vàng. Bởi loại dấm này có vị chua dịu nhẹ, không gắt.

Còn cơm rượu, bạn cũng nên chọn loại nếp ủ men vừa đủ, vừa chín tới, không bị nát, bị mốc.

Bạn có thể chuẩn bị thêm một số loại rau ăn kèm tùy theo ý thích của bản thân

Tìm hiểu thêm về dấm bỗng là gì?

Dấm bỗng, giấm bỗng hay bỗng rượu được xem là loại gia vị “dân tộc” phổ biến và rất được yêu thích của người miền Bắc. Dấm bỗng là sản phẩm phụ của hèm rượu để lên men cách tự nhiên.

Cách làm dấm bỗng từ bã rượu như sau: nếp nấu thành xôi, cho men với lượng vừa đủ vào ủ, cho thêm nước, rồi chưng cất thành rượu trắng. Phần xác cơm rượu còn gọi là hèm. Người ta dùng hèm nấu đi nấu lại nhiều lần cho ra rượu.

Sau đó, lược vắt lại một ít, cất vào chai, để tự nhiên qua một hai ngày thì hèm sẽ trở nên chua và được sử dụng như một loại giấm bổng bình thuờng. Nếu để nhiều ngày, dấm bỗng sẽ rất chua và không thể sử dụng được. Ngày nay bạn có thể mua dấm bỗng ngon ở chợ, siêu thị hoặc các cửa hàng tiện lợi với giá 10.000 VND cho chai 500ml.

Dấm bỗng có vị chua do quá trình lên men, còn có hương rượu và ít độ cồn nên rất dễ đánh át mùi tanh của vài loại thịt cá. Tác dụng của dấm bỗng thì thường dùng để nấu cho một số món như vịt, ngan um dấm bỗng và đặc biệt, có một món ăn gắn bó với giấm bổng như hình với bóng đó là bún ốc dấm bỗng.

Cách phân biệt dấm bỗng với cơm mẻ

Nếu như đối với người Bắc, dấm bỗng là loại gia vị được yêu thích, thì đối với người Nam cơm mẻ cũng rất được ưa chuộng. Cơm mẻ hay được gọi là mẻ có thành phần gồm con mẻ, nấm men, vi khuẩn lên men acid lactic. Con mẻ là một loại tuyến trùng hữu ích mang tên Nematode, có kích thước rất nhỏ nhưng có thể nhìn thấy bằng mặt thường. Thức ăn của con mẻ là nấm men, chúng có hàm lượng protein rất cao, có vai trò hỗ trợ dinh dưỡng.

Cơm mẻ có màu trắng đục và có vị chua nhưng hoàn toàn không phải là dấm bỗng. Cơm mẻ được lấy ra khỏi hũ đựng, tán mịn với chút muối ăn, sau đó khuấy với ít nước và lọc qua rây bỏ xác để lấy được thành phẩm dạng nước sánh đặc, trắng đục, chua thơm.

Cơm mẻ được sử dụng trong vô số các món ăn của ẩm thực Việt Nam trải khắp ba miền, đặc biệt là ở miền Nam như: canh chua, các món om, lẩu, chả nướng, … Có rất nhiều cách để tạo ra cơm mẻ và nuôi mẻ làm gia vị lâu dài, nếu như biết cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh thật tốt con mẻ.

Cách đơn giản nhất là bạn nên xin một ít cơm mẻ cho vào đáy keo, rồi dầm cơm để nguội phủ lên phía trên sau đó đậy nắp lại, nhưng không được đậy chặt kín tuyệt đối. Quan sát, khi thấy cơm có màu trắng đục như sữa và mùi chua dịu nhẹ, tức mẻ đã ngấu, bạn có thể đem ra sử dụng

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:

Học Cách Làm Món Canh Riêu Cua Đồng Nấu Sấu

Sấu ở miền bắc đâu đâu cũng có những chỉ có Hà Nội là nơi tinh hoa của sấu được khám phá qua các món ăn độc đáo. Món canh riêu cua đồng nấu sấu là một minh chứng cho điều đó. Cách làm canh riêu cua không khó, chỉ cần chăm chút kỹ lưỡng là bạn đã có món ăn ngon cho gia đình.

Cua đồng rửa sạch, lấy phần gạch của ra riêng, phần còn lại của cua thì đem bỏ vào máy xay, thêm vào khoảng 1 lít nước xay nhuyễn.

Sau khi xay thì đỏ vào rây lọc, chỉ lấy phần nước cua còn bỏ phần xác cua. Bạn có thể rây lọc 2-3 lần để nước cua trong và không có nhiều cặn lắng.

Cà chua cắt thành hình hạt lựu.

Bắc chảo và phi thơm hành băm với một chút dầu ăn. Sau đó cho cà chua vào đảo và cuối cùng cho phần gạch cua vào để tạo nên hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp.

Sấu rửa sạch, cạo và ngâm muối loãng.

Cho sấu vào phần nước cua và đem đun sôi. Khi nước dùng vừa sôi thì cho hết phần gạch của đã chế biến lúc này vào nồi. đun sôi tầm 1-2 phút thì tắt bếp.

Cuối cùng cho thêm chút hành lá vào để tạo thêm màu sắc và mùi thơm cho món ăn.

Mẹo nhỏ khi nấu món canh riêu cua đồng nấu sấu:

Khi nấu, nên bật lửa nhỏ, để sôi từ từ, tránh để thịt cua trào và vỡ ra.

Canh vừa sôi thì tắt bếp ngay, không nên đun quá lâu sẽ làm cho sấu ra vị chua nhiều, phần nước dùng không được ngọt.

Chỉ cần vài bước đơn giản như vậy là bạn đã có một món ăn ngon ngay trước mắt rồi. Tô canh riêu cua đồng nấu sấu thơm lừng, nóng hổi. Ăn vào lại có vị chua chua của sấu, húp bát canh thôi cũng đủ làm ta ngây ngất.

Cua đồng có rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Rất tốt cho sự phát triển hệ xương của trẻ. Muốn trẻ phát triển và có chiều cao tốt bạn có thể làm món canh riêu cua đồng nấu sấu cho trẻ ăn. Khoảng 1 tuần một lần, không nên ăn quá nhiều và liên tục sẽ làm trẻ nhanh ngán.

Còn sấu cũng có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vị chua của sấu giúp kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn và có tác dụng giải nhiệt rất tốt.

Sấu mà kết hợp với cua đồng thì cứ phải gọi là bổ dưỡng lại thêm bổ dưỡng.

Không phải bao giờ sấu cũng ra quả và không phải lúc nào cũng có sấu tươi để nấu những món ăn ngon như vậy. Sấu cũng như những loại hoa quả khác, không thể bảo quản được quá lâu.

Giờ đây bạn không cần lo lắng về vấn đề đó, vì Econashine đã cho ra đời sản phẩm mới sấu tươi sấy lạnh. Được ướp lạnh theo công nghệ hiện đại bậc nhất nên vẫn giữ được màu sắc tươi xanh cũng như hương vị của sấu tươi. Sấu tươi sấy lạnh có thể bảo quản lâu và sử dụng quanh năm. Vận chuyển ship đến các tỉnh thành trên cả nước hay nước ngoài đều dễ dàng.

Bạn có thể ghé Econashine để mua sấu tươi sấy lạnh hoặc các sản phẩm khác như trà thảo mộc, trà hoa cúc… tất cả đều được làm theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm một cách tuyệt đối.

Hotline bán sỉ: (+84) 936 488 420

Hotline bán lẻ: (+84) 868 937 118

Email: Econashine@gmail.com

2 Cách Nấu Lẩu Gà Thuốc Bắc Và Dấm Bỗng (Rượu Nếp) Thơm Ngon, Bổ Dưỡng

Món lẩu sẽ là một món ăn vô cùng hấp dẫn cho những ngày cuối tuần, ngày mưa bên gia đình và bạn bè. Hôm nay chuyên mục vào bếp của Điện máy XANH mách bạn 2 cách nấu lẩu gà thuốc bắc và dấm bỗng (rượu nếp) thơm ngon, bổ dưỡng.

1. Lẩu gà thuốc bắc

Nguyên liệu làm Lẩu gà thuốc bắc Cho 4 người

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua thuốc bắc

Bạn có thể chọn mua thuốc bắc ở chợ, siêu thị, những cửa hàng bán thực phẩm hoặc những cửa hàng chuyên bán nguyên liệu thuốc bắc.

Khi mua, bạn để ý các nguyên liệu phải có mùi nồng của thuốc bắc, không bị nổi mốc trắng hay ẩm ướt, chảy nước, có mùi lạ.

Cách chọn mua nấm đông cô, nấm kim châm tươi ngon

Đối với nấm đông cô (nấm hương): Bạn nên chọn những cây nấm có mùi nấm đặc trưng, phần đỉnh nắm có màu trắng hoặc vàng. Không chọn nấm đông cô có dấu hiệu bị mốc, có mùi lạ, bị đứt gãy, bể nát.

Đối với nấm kim châm: Bạn nên chọn nấm có màu trắng, có mùi đặc trưng của nấm. Lựa chọn những cơ sở uy tín để mua, xem kỹ thông tin thời hạn sản xuất, sử dụng nấm trên bao bì. Không chọn nấm khi thấy dấu hiệu bị chảy nhớt, mốc, xuất hiện các vết thâm hay có mùi lạ.

Dụng cụ thực hiện:

Cách chế biến Lẩu gà thuốc bắc

1

Sơ chế nguyên liệu

Gà rửa sạch và chặt thành khúc vừa ăn, đoạn tầm 2 – 3cm.

Đổ 500ml nước vào thau cùng với 1 muỗng cà phê muối và nửa quả chanh vắt lấy nước. Sau đó tiến hành gọt vỏ, thái củ sen thành từng lát mỏng tầm 0.5 – 1cm, ngâm trong nước muối và chanh.

Nấm hương khô bạn đem ngâm nước tầm 2 – 3 tiếng cho nở mềm và cắt bỏ chân nấm. Sau đó ngâm hoặc trụng nước sôi khoảng 2 – 3 phút rồi vớt ra để ráo.

Nấm kim châm rửa sạch, cắt bỏ gốc.

Gừng thái lát mỏng, cà rốt cắt khoanh mỏng tầm 0.5 – 1cm. Đầu hành lá đập dập và băm nhuyễn.

Mách nhỏ:

Việc ngâm sen vào nước chanh pha muối loãng sẽ giúp rửa sạch các bụi đất, nhựa mủ và sen được trắng hơn, không bị thâm.

Phần chân nấm đông cô sẽ rất cứng nên bạn hãy cắt chân nấm để dễ chế biến và ăn ngon hơn.

Có thể ngâm nấm vào nước ấm hoặc nước nóng giúp nấm nhanh nở mềm, rút ngắn được thời gian chế biến. Khi ngâm bạn để phần chân nấm tiếp xúc với mặt nước nhầm dễ dàng loại bỏ các bụi bẩn.

3

Nấu lẩu

Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 lít nước dừa, 3 lít nước lọc, phần gà đã ướp, củ sen, 1 gói nguyên liệu thuốc bắc, đậy nắp và đun sôi trên lửa lớn nấu trong 15 phút.

Khi nước sôi bạn hạ lửa vừa, cho gừng đã thái lát vào và hầm 30 phút, sau đó bạn cho nấm hương đã ngâm nở mềm vào nồi lẩu nấu thêm 5 phút rồi cho cà rốt, 1.5 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, nửa muỗng cà phê bột ngọt vào nấu thêm 10 phút thì tắt bếp.

Mách nhỏ:

Bạn cũng có thể xào sơ gà cho thịt săn lại rồi đổ nước vào nấu để giúp nước ngọt hơn, thịt gà ngon hơn.

4

Thành phẩm

Bạn có thể đặt nồi lẩu lên nồi lẩu điện, chỉnh nhiệt nhỏ và thưởng thức, khi ăn cảm nhận được thịt gà mềm ngọt, hương vị thuốc bắc thơm ngon và dinh dưỡng.

Bạn có thể ăn kèm với bún, mì và các loại rau mình thích. Món ăn này sẽ khiến bạn không thể ngừng ăn đấy!

2. Lẩu gà dấm bỗng (rượu nếp)

Nguyên liệu làm Lẩu gà dấm bỗng (rượu nếp) Cho 4 người

Cách chọn mua rượu nếp, dẫm bỗng

Bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng thực phẩm, siêu thị, chợ,…Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm ở nhà, vừa đơn giản vừa tiện lợi.

Cách chế biến Lẩu gà dấm bỗng (rượu nếp)

1

Sơ chế nguyên liệu

Rửa sạch gà và chặt thành khúc vừa ăn tầm 2 – 3cm.

Cái (cơm) rượu nếp rửa sạch, chia làm 2 phần 1 phần sử dụng cho nước lẩu 1 phần ướp vào gà.

Hành tím nướng sơ cho thơm, sau đó bóc bỏ vỏ và băm nhuyễn. Rau mùi tàu rửa sạch, cắt khúc 5 – 7cm.

3

Nấu lẩu

Phần xương heo bạn đem trụng sơ qua nước sôi để loại bỏ các chất bẩn, sau đó cho xương vào nồi với 2 lít nước, 250gr cơm rượu nếp và hầm 30 phút để làm nước dùng.

Mách nhỏ:

Bạn có thể chọn xương ống để hầm giúp nước ngọt và ngon hơn.

Ngoài ra, cũng có thể dùng xương gà để hầm lấy nước.

Bắc chảo lên bếp cho vào 1 muỗng canh dầu ăn đun nóng, sau đó cho hành tím vào phi vàng thơm.

Tiếp tục cho phần thịt gà đã ướp vào xào săn lại.

Khi thịt gà đã săn, bạn cho gà vào nồi nước hầm xương cùng với rau mùi tàu; nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn và nấu trong 30 phút thì tắt bếp.

Khi mua gà sống Khi mua gà làm sẵn

Cách Nấu Bún Riêu Cua Miền Bắc Ngon, Làm Chả Cua Bún Riêu

Cách nấu bún riêu cua miền Bắc – Bún riêu cua là món ăn quen thuộc của người miền Bắc với hương vị đậm đà của cua đồng. Mâm Cơm Việt sẽ đem đến cho các bạn cách làm chả cua bún riêu ngon nhất.

Nguồn gốc của món bún riêu cua Việt Nam

Mùa hè của miền Bắc nói chung và của Hà Nội nói riêng thường rất khắc nghiệp, nóng bức, oi oi khó chịu khiến con người ta chỉ muốn nằm trong phòng điều hòa mát mẻ, ra đường có thể nói là như cực hình. Hè đến là chỉ muốn uống nước, không còn hứng thú cho bất kỳ món ăn ngon nào khác.

Tuy nhiên, người miền Bắc có một món bún sợi vô cùng thơm ngon, ăn mãi không chán, cùng hương vị thanh thanh, và chắc chắn cái tên đó là bún riêu. Không có bất kỳ tài liệu nào ghi rõ bún riêu xuất xứ từ phương nào, bởi ở cả miền Nam và miền Bắc đều có món ăn này.

Cứ đến hè là quen với hình ảnh mẹ mua cua về, rồi gỡ từng chiếc chân, lấy từng chút gạch, sau đó giã cho thật nhuyễn, chắt lấy nước rồi nấu thành nồi bún riêu cua ngon thơm lừng. Nếu tìm kiếm thông tin của bún riêu cua trên google chỉ có ghi đơn giản: lịch sử của bún riêu không biết từ bao giờ, chỉ biết món ăn quen thuộc này xuất phát từ vùng phía Bắc khoảng hơn 50 năm, và sau đó truyền bá khắp nơi.

Như vậy thì khoảng thời gian 50 năm cũng khá lâu khiến cho người miền Bắc thấm nhuần món ăn ngon này. Nói đến hương vị bún riêu thì nhớ ngay đến vị của dấm bỗng, chua nhưng lại thanh thanh dễ chịu, kèm theo là sự béo ngậy của gạch cua, miếng đậu phụ chiên man mát.

Ngoài bún riêu cua thì ở Hà Nội còn có thêm riêu bò, riêu đậu, riêu thập cẩm kèm theo cả giò. Một buổi sáng thức dậy, trước khi đi làm thưởng thức một bát bún riêu đầy ắp đồ ăn thì có thể ấm bụng ngay. Khi ăn bún riêu cua, thêm một chút mắm tôm là đúng chuẩn hơn, dậy mùi, nhớ là phải thêm chút rau thơm rau ghém nữa thì tuyệt vời.

Tìm quán bún riêu cua ngon cũng không khó ở Hà Nội, không phải cứ ở quán sang trọng hay đắt tiền thì mới có hương vị bún riêu cua đúng chuẩn nhất. Bún riêu cua cũng làm ngay tại nhà được, tuy dễ làm nhưng chỉ phù hợp với bất kỳ ai có nhiều thời gian rảnh, kiên trì để nấu nướng. Hãy dành một chút thời gian để nấu cho cả gia đình một nồi canh riêu cua thơm ngon nhất vào dịp cuối tuần.

1. Cách làm chả cua bún riêu

Chả cua đem lại nguồn dinh dưỡng cao cho cơ thể con người với lượng canxi cao, tốt nhất cho trẻ em. Bên cạnh đó, chả cua lại có mùi hương thơm ngon, vị ngọt không thể chối từ khiến bạn không thể cưỡng lại.

Còn tuyệt vời hơn nếu như một bát bún riêu có thêm miếng chả cua thơm lừng hấp dẫn. Cùng tìm hiểu công thức làm món chả cua ăn kèm với nồi bún riêu hợp vào mùa hè này.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Đây là khẩu phần ăn dành riêng cho 4 đến 5 người ăn.

Thịt cua: 500g

Hành lá: 4 đến 5 cây

Ớt chuông: 1 quả

Sốt mayonnaise: 60ml

Trứng gà: 1 quả lớn

Các loại gia vị: mù tạt, 1 thìa cà phê muối, dầu thực vật

Ớt đỏ: 1 quả, chú ý cần ớt cay

Vụn bánh mỳ

Bột chiên giòn

Nước sốt tartar

Các bước hoàn thiện món chả cua

Sơ chế nguyên liệu: Thịt cua bạn nên mua sẵn ở chợ, nếu như mua cua tươi rồi về luộc rồi lọc thịt thì sẽ khá mất thời gian. Với phần thịt cua này bạn nên xé vụn thành miếng nhỏ hay dùng dao băm cho thật nhuyễn.

Hành lá cắt bỏ đi phần gốc và phần lá úa, rửa sạch rồi dùng dao thái cho thật nhỏ vụn. Đối với ớt chuông, bạn cũng nên rửa sạch, cắt cuống, lọc bỏ đi hạt bên trong rồi cũng tiếp tục thái thật nhỏ. Trứng gà lớn đập ra để vào bát con riêng. Ớt nhỏ cay rửa sạch, bỏ hạt rồi cũng thái nhỏ.

Bước đầu tiên là bạn nên trộn chả cua trước. Bạn nên chuẩn bị một bát tô lớn, sau đó cho lần lượt các nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong: thịt cua đã băm nhỏ, hành lá nhỏ, ớt chuông băm nhuyễn, trứng gà đập sẵn, ớt cay nhuyễn cùng với các gia vị cần thiết như sốt mayonnaise, mù tạt và chút muối. Bạn dùng muỗng lớn trộn các nguyên liệu cùng với nhau, muốn đều hơn hãy dùng tay đã đeo găng để đảm bảo thành phần được quyện vào nhau hơn.

Cuối cùng công đoạn trộn nguyên liệu là cho các vụn bánh mỳ vào hỗn hợp thịt cua, bạn tiếp tục trộn đều. Có thể chia vụn bánh mỳ thành hai phần khác nhau, cho từng phần lần lượt thì chả cua cũng sẽ đều hơn. Khi đã hoàn thành được phần trộn đều thịt cua, hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc kín phần miệng lại, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút.

Sau khi đã để tủ lạnh 30 phút, lấy chả cua ra ngoài rồi dùng tay để nặn thành miếng hình tròn có độ to hay nhỏ tùy theo sở thích của bạn. Khi nặn thịt cua thành viên tròn thì ấn bẹp xuống, xếp luôn ra đĩa để chuẩn bị các bước tiếp theo.

Đổ bột mỳ hay bột chiên giòn ra bát lớn, lăn những viên chả cua này qua một lớp bột chiên giòn trước khi cho vào chảo chiên. Cuối cùng là thực hiện chiên chả.

Đặt chảo lên bếp, đến khi chảo nóng già thì bắt đầu đổ một lượng dầu ăn vừa phải vào trong chảo. Đến khi dầu ăn nóng hổi thì bắt đầu thả từng miếng chả cua vào chiên, bạn để lửa ở mức vừa phải, chiên khoảng 5 phút là lật mặt một lần.

Chú ý cứ một mặt vàng lại chuyển chiên mặt bên kia. Trong quá trình lật chú ý nhẹ tay để miếng chả không bị vỡ làm đôi.

Khi chả cua đã chín và có sắc vàng nâu bắt mắt thì hãy vớt miếng chả này ra ngoài. Vớt chả cua ra ngoài và đặt vào tờ giấy thấm dầu để loại bỏ đi dầu thừa. Cuối cùng là xếp chả cua ra đĩa, thưởng thức cùng bún riêu cua.

Lưu ý khi làm món chả cua

Trong quá trình chiên chả cua thì lưu ý không chiên ở mức lửa quá to, tránh trường hợp chả cua bị cháy hay quá khô.

Có thể thay thế thịt cua bằng thanh giả thịt cua hoặc thịt cá cũng được.

Thay vì chiên bạn cũng có thể nướng chả cua, để giảm bớt lượng chất béo có trong dầu ăn.

Khi tạo lớp áo bột cho chả cua, bạn có thể thêm gia vị vào bột mỳ theo sở thích của bản thân.

2. Cách làm bún riêu cua miền Bắc theo công thức chuẩn

Bún riêu cua là món ăn quen thuộc và đặc biệt đối với các tỉnh, thành phố ở phía Bắc và đây là món sẽ đem lại hương vị đậm đà, thanh thanh của chuẩn cua đồng, kèm theo đó là vị chua chua, thanh thanh rất nhẹ nhàng. Chắc chắn ăn một lần là bạn sẽ ghiền ngay lập tức.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cua đồng: 500g

Đậu phụ: 3 bìa

Cà chua: 4 quả

Các loại gia vị: giấm bỗng, muối, hạt nêm, hạt tiêu, mắm tôm, mỳ chính

Hành khô, hành lá, tỏi

Bún tươi: 1kg

Các bước hoàn thiện món bún riêu cua

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Đậu phụ rửa sạch, để ở rổ cho ráo nước. Sau đó cắt thành những miếng vuông nhỏ để chuẩn bị rán.

Cà chua rửa sạch, cắt cà chua thành những miếng giống như múi cau, chú ý cắt cuống để nước cà chua được mịn và đặc hơn.

Hành lá bạn cắt bỏ đi rễ cuống và lá bị úa, sau đó rửa sạch để ở rổ cho ráo nước. Cắt hành lá thành từng khúc khoảng 2cm đến 3cm.

Còn đối với cua, bạn có thể mua tươi ở chợ hoặc mua loại đã xay sẵn rồi nhưng ngon nhất vẫn là dùng cua tươi rồi về nhà tự làm. Trước tiên hãy ngâm cua trong nước từ 1 giờ đến 2 giờ để đất và cát trong cua được loại bỏ, rồi sau đó xả sạch lần cuối với nước.

Lột yếm cua và mai cua để riêng một chỗ. Gạch cua bạn hãy dùng chiếc thìa nhỏ để giữ lại, cho vào chén nhỏ. Bạn nên ướp thêm một chút tiêu cùng hạt nêm vào phần mai cua, xay hoặc giã nhưng bạn nên giã là ngon nhất.

Tiếp tục cho cua đã xay vào một chiếc bát lớn, hòa thêm vào trong đó một bát nước, dùng tay bóp nhẹ để cho phần thịt cua được tan dần ra vào trong nước. Bạn có thể dùng rây hoặc rạn nhẹ nhàng đổ phần nước thịt cua vào trong nồi.

Muốn có được tối đa phần thịt cua, bạn nên lặp đi lặp lại phần lọc này đến 2 lần, cho đến khi phần bã vỏ cua cứng là được. Vậy là hoàn thành nước lọc cua.

Thêm một chút hạt nêm, bột canh cùng đường vào trong nồi nước lọc cua. Rồi đặt lên bếp, rồi đun với lửa vừa phải. Hãy chú ý đừng để lửa quá to, và hãy để ý để lúc gạch cua chín không bị tràn ra ngoài. Bạn nên khuấy thật nhẹ nhàng để riêu cua được kết lại với nhau, ngay khi nổi lên trên mặt thì hãy vớt ra để riêng ở một bát.

Đặt chảo lên trên bếp, đổ một lượng dầu ăn vừa phải, đun cho sôi rồi thả hết đậu đã cắt miếng vào chiên vàng. Khi chín vàng 4 mặt thì vớt ra ngoài, để ở đĩa cho nguội. Tiếp tục dùng chiếc chảo đó, đổ bớt dầu ra ngoài rồi thái hành khô vào phi cho dậy mùi, đổ hết cà chua vào trong nồi rồi xào. Thêm một chút gia vị vào sốt cà chua.

Đổ phần cà chua đã xào vào trong nồi nước cua đã đun sôi, nêm thêm một chút gia vị vào trong nồi nước dùng, nếu muốn dậy mùi hơn thì thêm một thìa cà phê mắm tôm là vừa đủ. Nêm nếm cho món canh riêng cua đủ gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị là được, tiếp tục để lửa nhỏ và đun.

Ngay khi nước riêu cua sôi trở lại thì thả phần đậu phụ rán vào trong nồi. Chú ý là khi nào gần ăn thì mới thêm một chút giấm bỗng để phù hợp khẩu vị từng người.

Bước cuối cùng là phi hành khô cho đến khi thơm, vàng, rồi đổ hết phần gạch cua vào, đảo nhẹ nhàng rồi mới tắt bếp. Đây được gọi là màu cua, bạn có thể cho trực tiếp vào nồi canh riêu cua hoặc đến khi ăn mới cho vào cũng được. Khi ăn riêu cua thì thêm một đĩa rau sống tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức

Xếp bún cùng hành tươi vào trong bát, sau đó chan nước riêu cua vào, thêm ở phía trên một chút nước màu. Như vậy món bún riêu cua Hà Nội đã hoàn thành chuẩn hương vị của miền Bắc, thưởng thức kèm cùng rau sống để xua tan nắng nóng trong mùa hè.

3. Cách làm bún riêu cua công thức nhanh, đơn giản nhất

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cua đồng: 300g

Sườn (tùy theo sở thích)

Me chua: 2 quả

Cà chua: 4 quả chín

Hành tươi

Bún tươi

Hành khô

Hoa chuối, rau sống ăn kèm

Gia vị đi kèm: hạt nêm, dầu ăn, mỳ chính

Các bước hoàn thiện món bún riêu cua

Rửa sạch cua cho hết đất, giữ lại phần mai cua rồi sau đó dùng tăm khều hết phần gạch cua ra ngoài. Cho mai cua vào trong máy xay, nêm thêm chút gia vị như muối, chút nước rồi mới bắt đầu xay nhuyễn. Lọc sạch để lấy nước cua có thịt.

Đặt nồi nước cua đã được lọc sạch bã lên bếp đun với mức lửa nhỏ vừa phải, đun cho đến khi phần thịt cua đóng gạch nổi lên trên mặt nước. Sau đó hãy vớt phần thịt cua này ra bát riêng.

Cà chua rửa sạch, cắt thành hình múi cau. Me cạo sạch vỏ, rau thơm (hành và rau dăm) rửa sạch rồi cắt thành khúc nhỏ.

Đặt chảo lên bếp rồi phi thơm hành cùng dầu ăn, hành dậy mùi thì cho cà chua vào xào chín, nêm thêm một chút gia vị để cà chua được mềm hơn. Cho gạch cua vào chảo cà chua để xào thêm một chút nữa.

Khi nồi riêu cua sôi bùng trở lại thì trút hết phần cà chua xào này vào trong chảo, rồi lại để lửa nhỏ liu riu. Thêm hai quả me vào, nước sôi thì hạ bớt lửa một chút, dằm me ra bát lấy nước rồi lọc bỏ sạch bã. Như vậy nồi riêu cua đã hoàn thành.