Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Ray Cháo Cho Bé Ăn Dặm Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Cách Nấu Cháo Trứng Cho Bé Ăn Dặm

Cách nấu cháo trứng gà cho bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi trở lên. Mẹ có thể nấu cháo trứng cho bé ăn dặm với các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, nấm, hành lá, rau chùm ngây, cà chua, hạt sen, rau dền, rau cải… vừa để đảm bảo hương vị và dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của bé. Trẻ mấy tháng tuổi thì ăn dặm với trứng? Trứng gà là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và phù…

Cách nấu cháo trứng gà cho bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi trở lên. Mẹ có thể nấu cháo trứng cho bé ăn dặm với các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, nấm, hành lá, rau chùm ngây, cà chua, hạt sen, rau dền, rau cải… vừa để đảm bảo hương vị và dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của bé.

Trẻ mấy tháng tuổi thì ăn dặm với trứng?

Trứng gà là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và phù hợp cho trẻ, ngay từ thời điểm bắt đầu ăn dặm. Cháo trứng cho bé ăn dặm kết hợp cùng thực đơn đa dạng với các món cháo khác và các loại trái cây sẽ giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt và lớn nhanh như thổi.

Trứng cung cấp đầy đủ chất đạm, vitamin, chất khoáng, chất béo và các hoocmon, men cho cơ thể. Trong đó giá trị dinh dưỡng của trứng chủ yếu nằm ở lòng đỏ của trứng. Theo nghiên cứu thì lòng đỏ trứng gà có chứa đến 29,8g chất béo, 13,6g đạm và 1,6g chất khoáng những protein chủ yếu nằm trong lòng trắng trứng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng từ 6, 7 tháng tuổi mẹ đã có thể cho con ăn trứng, nếu con ăn được và không có biểu hiện dị ứng nào.

Trẻ ăn dặm với trứng nên chọn lòng đỏ hay lòng trắng?

Cách nấu cháo trứng cho bé ăn dặm cũng hay làm các bà mẹ băn khoăn: chỉ dùng lòng đỏ trứng, lòng trắng trứng hay, nấu cháo với toàn trứng?

Theo quan điểm chung, lòng trắng trứng dễ gây dị ứng cho trẻ, đó là lý do tại sao lòng đỏ được khuyến khích dùng cho trẻ hơn, từ trước đến nay. Tuy nhiên, ngày nay cũng không khẳng định hay bắt buộc, hoặc ngăn cấm việc, chúng ta có thể hoặc nên dùng toàn trứng cho trẻ.

Trong giá trị dinh dưỡng của thực phẩm nói chung, lòng đỏ trứng giàu chất béo và calo tốt cho sức khỏe nhưng nó lại chứa nhiều cholesterol. Lòng trắng trứng thì giàu protein nhưng có mùi tanh.

Chính vì lẽ trên, việc dùng toàn trứng cho trẻ không thực sự gây nguy hiểm cho con như nhiều người từng nghĩ, nếu trẻ không bị dị ứng với trứng hay lòng trắng trứng.

Liều lượng cho trẻ ăn dặm với trứng theo tuổi

Để đảm bảo sự hấp thu tốt nhất của trẻ, bố mẹ nên nhớ liều lượng cho trẻ ăn trứng sau đây:

Trẻ 6 – 7 tháng tuổi: ăn 2 – 3 bữa/tuần, ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa

Trẻ 8 – 12 tháng tuổi: ăn 3 – 4 bữa/tuần, ăn 1 lòng đỏ/bữa

Trẻ 1 – 2 tuổi: ăn 3 – 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng trứng

Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn 1 quả trứng/ngày

Cháo trứng nấu với rau củ gì ngon?

Cháo trứng được các chuyên gia khuyên dùng trong giai đoạn trẻ ăn dặm. Mẹ có thể nấu món cháo trứng cho bé ăn dặm thơm ngon, hấp dẫn khi kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác. Điều này cũng giúp bé ăn ngon miệng, không ngán.

Cháo trứng cho bé ăn dặm thường được nấu với các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, nấm, hành lá, rau chùm ngây, cà chua, hạt sen, rau dền, rau cải… để đảm bảo hương vị và dinh dưỡng tốt nhất.

Ngoài ra, các mẹ có thể áp dụng món cháo trứng gà với hành lá, tía tô để giúp con giải cảm những khi thời tiết thay đổi.

Cách nấu cháo trứng cho bé ăn dặm Ngon, Dinh dưỡng không bị tanh

Cháo trứng hạt sen cà rốt

Cách nấu:

Hạt sen nấu chín tán nhuyễn, nấu chín cà rốt đã cắt nhỏ.

Cho cháo vào nồi đun sôi, từ từ cho trứng vào, đánh nhanh tay để trứng tan không bị vón lại. Sau đó, cho hạt sen và cà rốt vào, sau cùng cho dầu ăn.

Cháo chín, múc ra bát và cho bé ăn khi còn hơi ấm là tốt nhất.

Cháo trứng gà bắp cải

Nguyên liệu: bột gạo/ cháo; Lá bắp cải chọn phần lá mềm, cắt nhỏ; 1 quả trứng gà ta; dầu ăn cho bé

Cách nấu:

Trứng gà đập ra bát rồi đánh tan.

Bắp cải hấp (luộc) chín rồi xay nhuyễn.

Nấu bột hoặc cháo. Cho cháo/ bột với bắp cải (đã được hấp chín, xay nhuyễn) vào nồi đun nhỏ lửa và đảo đều. Khi cháo/ bột sôi thì mẹ cho trứng vào từ từ, vừa cho trứng vào vừa dùng đũa khuấy cho đều để trứng chín và mịn.

Cháo/ bột sôi trở lại thì mẹ tắt bếp, cho dầu ăn vào trộn đều, nhắc xuống để bột nguội bớt rồi cho bé ăn.

Cháo trứng thịt bò nấm hương

Nguyên liệu: Trứng, thịt bò, nấm hương, dầu ăn (liều lượng vừa phải, phù hợp với 1 bữa dùng của bé)

Thịt bò thái lát mỏng, nấm ngâm rửa, hành lá thái nhỏ.

Cho cháo vào nồi đun sôi, nấm hương tươi thái nhỏ vào, nêm chút hạt nêm. Mở lửa vừa cho cháo sôi lục bục, thêm thịt bò.

Dùng muỗng khuấy cho cháo khỏi cháy đáy nồi. Nêm nếm lại vừa miệng, đập trứng ra bát, lấy lòng đỏ cho vào cháo.

Đảm bảo cháo đã chín, lòng đỏ trứng đã chín thì bắc nồi xuống. Múc cháo ra bát và để cháo nguội một chút thì cho bé ăn.

Cách Nấu Cháo Thịt Lợn, Cháo Tôm Ăn Dặm Cho Bé

Ăn dặm là giai đoạn phát triển quan trọng với các bé vì lúc này bé chuyển dần từ việc chỉ bú sữa không thì giờ đây các bé sẽ ăn thêm những thực phẩm đặc hơn, cần đến phản xạ nhai nuốt nhiều hơn. Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, chúng tôi xin mách các mẹ cách nấu cháo thịt lợn, cháo tôm ăn dặm cho bé vừa ngon mà lại đầy đủ dinh dưỡng, giúp bé ăn ngon miệng và tăng cân nhanh hơn.

Cách nấu cháo thịt lợn cho bé ăn dặm

+ Bí ngô: 1 miếng nhỏ

+ Thịt nạc: 1 miếng nhỏ

+ Dầu gấc cho trẻ nhỏ

Bước 1: các mẹ gọt vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn bí ngô bằng máy xay sinh tố

Bước 2: với thịt lợn nạc thì bạn có 2 cách để chế biến thịt: + Cách 1: bạn xay/băm nhuyễn khi thịt còn sống.

+ Cách 2: có những bé không chịu ăn cháo khi xay thịt sống nhưng lại chịu ăn nếu thịt đã được luộc chín và cho vào xay nhuyễn nên các mẹ có thể linh hoạt áp dụng một trong 2 cách.

Bước 3: đun sôi nước rồi cho gạo vào (cách này giúp cháo nhanh chín và giữ lại nhiều dinh dưỡng có trong gạo hơn).

Bước 4: khi cháo sắp nhừ thì các mẹ cho khoảng 1 thìa canh thịt xay và 1 thìa canh bí đỏ nấu cùng đến khi cháo chín hẳn.

Bước 5: cháo chín thì các mẹ bắc xuống, cho thêm chút dầu gấc khuấy đều rồi đổ ra đĩa sâu lòng cho cháo nhanh nguội rồi cho bé ăn.

Trong thịt lợn có chứa một lượng dồi dào vitamin B1, B12, B6, cùng vitamin, D rất cần cho quá trình phát triển thể chất lẫn trí não của bé. Trong thịt lợn cũng khá giàu chất đạm (protein), photpho, kali, kẽm và một lượng chất sắt nhất định và đây đều là những vi chất quan trọng nên các mẹ có thể dùng thịt lợn làm nguồn dinh dưỡng dễ tìm, không đắt tiền để đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé nhà mình.

Nhưng lưu ý là các mẹ cần thay đổi loại thịt cũng như rau củ ăn dặm thường xuyên để cân bằng dinh dưỡng cho trẻ, tránh sự thiếu thừa các chất có thể xảy ra.

Cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm

+ Cà rốt, bí đao: mỗi thứ một miếng nhỏ

+ Tôm biển: 1-2 con tùy vào kích thước.

+ Dầu gấc cho trẻ em

Bước 1: các mẹ got vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn cà rốt, bí đao bằng máy xay sinh tố.

Bước 2: cũng giống như thịt, các mẹ có thể bóc vỏ tôm tươi, bỏ chỉ đen rồi xay nhuyễn hoặc hấp tôm lên, sau đó mới bóc vỏ bỏ chỉ và cho vào máy xay.

Bước 3: các mẹ đổ nước nóng vào nồi rồi cho gạo vào ninh gần nhừ thì các mẹ cho 1 thìa canh tôm xay nhuyễn cùng với 1 thìa canh cà rốt lẫn bí đao vào nồi đun tiếp đến khi chín.

Bước 4: cháo chín thì các mẹ cho thêm vài giọt dầu gấc vào khuấy đều, sau đó đổ ra đĩa và món cháo ăn dặm cho bé yêu đã sẵn sàng rồi.

Trong tôm có chứa một lượng dồi dào chất đạm, vitamin D, B12 cùng vi chất đồng và sắt. Ngoài ra còn có một lượng vitamin A, C, B6, E,… nhất định. Thịt tôm không khó tiêu nên có thể sử dụng làm nguyên liệu thích hợp để các bé tập ăn dặm rất hiệu quả.

Mách nhỏ: hiện nồi cháo cho bé đang được rất nhiều các chị em công sở sắm về dùng để nấu cháo cho bé con nhà mình vì rất tiện lợi, tốn ít thời gian và do đó giúp các mẹ đỡ bận rộn hơn trong việc chuẩn bị bữa ăn dặm hay ăn xế cho con một cách hiệu quả.

Cách Nấu Cháo Khoai Lang Cho Bé Ăn Dặm

Xem và mua thực phẩm sạch cho bé yêu tại cửa hàng thực phẩm hữu cơ Happy Trade.

3 cách nấu cháo khoai lang cho bé ăn dặm phổ biến

Khoai lang là một loại thực phẩm rất giàu vitamin A, E, canxi, beta carotene và folate. Ăn nhiều khoai lang không chỉ tốt cho đường tiêu hóa của trẻ mà còn giúp mắt sáng, dáng cao và phát triển trí não, hệ thần kinh nữa đó.

Cách 1: Cháo khoai lang nghiền sữa

Cháo khoai lang nghiền sữa là công thức nấu cháo ăn dặm được nhiều bà mẹ áp dụng. Nguồn: internet Để áp dụng cách nấu cháo khoai lang cho bé ăn dặm thì đầu tiên, các mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu:

– 250g khoai lang

– Sữa tươi hoặc sữa bột pha sẵn

Cách nấu:

– Đầu tiên, rửa sạch khoai rồi gọt bỏ vỏ

– Tiếp theo các mẹ thái khoai thành miếng hạt lựu và hầm 10 – 12 phút cho khoai chín nhừ

– Đợi khoai nguội bớt rồi thêm 4 – 5 thìa sữa vào. Sau đó cho vào máy xay sinh tố hoặc tự nghiền bằng tay sao cho khoai và sữa tạo thành hỗn hợp nhuyễn mịn. Cuối cùng, bé đã có món cháo khoai lang nghiền sữa vô cùng ngon ngọt rồi.

Cách 2: Cháo khoai lang và đậu xanh

Cách nấu cháo khoai lang cho bé ăn dặm kết hợp với đậu xanh khiến bé thích thú với bữa ăn

Cách nấu cháo khoai lang cho bé ăn dặm thứ 2 mà mẹ có thể áp dụng là cháo khoai lang kết hợp với đậu xanh. Món ăn giàu dinh dưỡng, mát và tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Nguyên liệu:

– 1 miếng thịt ức gà

– ½ củ khoai lang

– 1 nắm đậu xanh nhỏ

– 2 – 3 thìa bột gạo

Cách nấu:

– Bước 1: Rửa sạch thịt ức gà, cho và nồi nước đun sôi luộc kỹ trong vòng 15 – 20 phút

– Bước 2: Đợi thịt gà chín mềm thì vớt ra, gỡ lấy phần thịt và cắt thành hạt lưu. Lọc lại phần nước vừa luộc gà, chắt sang nồi khác và bỏ phần cặn

– Bước 3: Cho phần thịt gà, khoai lang, đậu xanh và bột gạo vào phần nước luộc gà đun.

– Bước 4: Khi đun được khoảng 30 phút, các mẹ cho thêm chút xíu gia vị, sau đó tắt bếp. Đợi cháo nguội là các mẹ có thể cho bé ăn được.

Với cách nấu cháo khoai lang cho bé ăn dặm này các mẹ nên lưu ý công đoạn chắt nước luộc gà. Vì có thể trong quá trình luộc sẽ có những mảnh xương nhỏ bị rơi ra nên tốt nhất hãy sử dụng rây lọc để loại bỏ chúng.

Cách 3: Cháo khoai lang trứng gà

Cháo khoai lang trứng gà không tanh mà còn cải thiện tình trạng táo bón của bé. Nguồn: internet

Chuẩn bị nguyên liệu:

– Khoai lang

– ½ lòng đỏ trứng gà

– Sữa công thức

– Cháo trắng rây nhuyễn

Cách làm:

– Bước 1: Trộn 1 – 2 thìa café khoai lang đã xay nhuyễn cùng với sữa công thức hoặc nước lọc. Sau đó trộn đều.

– Bước 2: Cho thêm ½ lòng đỏ trứng, đun trên bếp khoảng 1 – 2 phút rồi múc ra bát, để nguội và cho bé ăn. Áp dụng cách nấu cháo khoai lang cho bé ăn dặm cùng trứng gà vừa bổ sung thêm chất dinh dưỡng có trong trứng và khoai lang, vừa giúp bé cải thiện tình trạng táo bón.

Mẹ không cần lo lắng việc tìm nguồn trứng gà sạch, toàn toàn cho bé ở đâu nữa, hãy tham khảo qua trứng gà ác dinh dưỡng của trại trứng VN Flavor:

Những điều cần lưu ý khi dùng cách nấu cháo khoai lang cho bé ăn dặm

Khoai lang rất tốt nhưng các mẹ không nên cho bé ăn quá 100g/lần. Nguồn: internet

– Khi chọn mua khoai lang các mẹ nên chọn khoai lang còn tươi, cứng, không bị héo, dập hay bị sứt, nứt. Những củ có vết thâm, đen thường bị hà và không ăn được. Các mẹ cũng không nên chọn củ quá to vì có thể có nhiều xơ. Củ ngon là những củ có màu vỏ đậm, đều, mềm mại.

– Tuy khoai lang có tác dụng ngừa táo bón và những cách nấu cháo khoai lang cho bé ăn dặm đơn giản nhưng các mẹ cũng nên hạn chế. Chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g khoai lang/lần nếu không muốn bé bị đầy hơi, khó tiêu.

– Khi nấu, các mẹ nên hấp thật mềm, chín và giã nhuyễn khoai lang, không cho bé ăn khi còn sống, sần sật vì có thể khiến bé mắc các bệnh về tiêu hóa.

Những cách nấu cháo khoai lang cho bé ăn dặm không hề khó áp dụng. Quan trọng các mẹ phải lựa chọn được nguồn nguyên liệu sạch, đảm bảo an toàn tuyệt đối trước khi chế biến món ăn cho bé.

Facebook Comments

Cháo Tôm Cho Bé: 10 Cách Nấu Ngon Nhất Cho Bé Ăn Dặm

Tôm có chứa nhiều vitamin A, D và Omega-3 rất tốt cho sức khỏe của bé, giúp bé phát triển thể chất tốt hơn, đặc biệt trong tôm còn có DHA rất tốt cho sự phát triển của trí não trẻ. Cháo tôm cho bé ăn dặm tùy vào từng tháng tuổi sẽ có cách chuẩn bị và nấu khác nhau.

Giai đoạn trẻ từ 6 tháng tới 12 tháng là giai đoạn ăn dặm với yêu cầu đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp bé hay ăn, chóng lớn. Và tôm là một trong những loại thủy hải sản cung cấp rất nhiều các dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho sự tăng trưởng cả về thể chất cũng như trí não trẻ. Cháo tôm cho bé có những thành phần dinh dưỡng tuyệt vời như:

– DHA: Trong tôm có chứa nhiều omega-3 tiền thân quan trọng của DHA. DHA có tác dụng kích thích cảm giác muốn ăn, hạn chế chán ăn, biếng ăn ở trẻ em. DHA cũng giúp trí não phát triển tốt hơn.

– Vitamin A, D: Trong tôm có chứa nhiều vitamin A và đặc biệt là vitamin D giúp bé tổng hợp được canxi giúp xương chắc khỏe, phát triển chiều cao tối ưu. Theo ước tính, cứ 100g tôm sẽ chứa 2000mg canxi. Ngoài ra, tôm cũng có chứa lượng vitamin B12 (cứ 100g tôm chứa 11.5μg vitamin B12).

– Protein: Cứ 100g tôm thì có chứa 18,4g protein. Ngoài ra trong tôm còn có chứa sắt, selen giúp bé phát triển tốt hơn, ngăn ngừa ung thư.

Với những thành phần dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu, tôm là một trong những nguồn thực phẩm nên bổ sung cho bé từ giai đoạn ăn dặm.

Nên cho bé ăn bao nhiêu tôm thì tốt?

Tuy trong tôm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng nếu ăn quá nhiều không những không giúp bé có được những lợi ích từ các chất dinh dưỡng đó mà còn tiềm ẩn nhiều những rủi ro khác về sức khỏe. Vậy liều lượng tôm cho bé theo từng tháng tuổi như thế nào?

– Bé từ 6 tháng – 12 tháng tuổi cần 23-25g đạm mỗi ngày.

– Hàm lượng đạm của tôm từ 16-18g.

– Từ 7 – 12 tháng bé có thể ăn 20-30g cá, tôm (chỉ tính phần thịt) nấu với bột hoặc cháo. Chỉ cho bé ăn 1 bữa/ ngày và 3 – 4 bữa/ tuần.

Khi nấu cháo tôm, bột tôm cho bé các mẹ hãy nấu thêm với các loại rau để đảm bảo đầy đủ chất, cân bằng dinh dưỡng cho con.

– Nấu cháo tôm cho bé với rau gì?: Các loại rau củ nên nấu cùng với tôm như cà rốt, bí đỏ, rau ngót, rau dền, nấm, súp lơ xanh, ngồng cải…

Để đảm bảo món cháo tôm cho bé ăn dặm thơm ngon, được nấu đúng cách và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng các mẹ hãy tham khảo những cách nấu sau đây!

1. Cháo tôm bí đỏ cho bé

– Nguyên liệu: bí đỏ 200g, 200g tôm tươi, gạo nếp 1 nắm, hành lá, ngò.

– Cách nấu:

Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Gạo nếp vo sạch, ngâm nước cho nở. Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen, xay nhuyễn rồi ướp với hạt nêm.

Cho bí đỏ và gạo nếp vào nồi nấu chín nhừ. Cháo chín nhừ cho thịt tôm vào, nấu cho chín rồi tắt bếp, múc ra bát cho thêm xíu hành, ngò thái nhỏ cho thơm.

Lưu ý: Với bé 6 tháng tuổi, nấu với bột cần xay nhuyễn tôm, dùng rây lọc bỏ bã, bí đỏ nấu chín, dùng rây loại bỏ bã.

Cháo tôm bí đỏ cho bé đủ chất

2. Cháo tôm rau ngót đậu xanh

– Nguyên liệu: gạo tám thơm, 1 thìa đỗ xanh (đậu xanh), 5 con tôm, 50g rau ngót, 1 miếng phô mai, dầu ăn cho trẻ em, hành khô, nước mắm.

– Cách nấu:

Gạo và đỗ xanh vo sạch, cho vào nồi nấu chín nhừ. Tôm bóc vỏ, băm nhuyễn ướp chút gia vị. Rau ngót làm sạch, băm nhỏ. Tôm cho phi thơm với dầu ăn, hành trong khoảng 30 giây. Cháo chín nhừ thì cho tôm, rau ngót băm nhỏ, phô mai vào khuấy đều, nấu thêm 1 – 2 phút cho chín, bắc ra cho bé ăn.

Lưu ý: Nếu cho bé 5,5 tháng – 6 tháng tuổi tập ăn dặm, có thể nấu với bột, tất cả xay nhuyễn, loại bỏ bã, chỉ cho bé ăn nước.

Cháo tôm nấu cùng rau ngót và đậu xanh cho bé

3. Cháo tôm cà rốt

– Nguyên liệu: 100g tôm, 5 muỗng gạo tẻ, 2 muỗng gạo nếp, ½ củ cà rốt.

– Cách làm:

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Gạo vo sạch, ngâm nước cho nở. Tôm bỏ vỏ, chỉ đen, xay nhuyễn ướp với xíu hạt nêm.

Cho gạo với cà rốt vào nấu chín nhừ. Cháo chín thì cho thịt tôm vào nấu chín rồi bắc ra, cho bé thưởng thức khi còn nóng.

Lưu ý: Nếu nấu cháo cho bé 5 tháng đến 6 tháng tập ăn dặm, nên hấp chín cà rốt, xay nhuyễn trước khi nấu với cháo hoặc bột.

Nấu cháo tôm cho bé ăn dặm với cà rốt

4. Cháo tôm thịt bằm trứng gà cho bé 1 tuổi

– Nguyên liệu: 400g tôm, 1 quả trứng gà, 100g nấm rơm, 150g thịt thăn băm nhỏ, gạo nếp, gạo tẻ, hành khô, hành lá, hạt nêm.

– Cách nấu:

Cho gạo nếp và gạo tẻ vào nấu thành cháo. Tôm, thịt thăn băm nhuyễn, ướp gia vị. Nấm băm nhỏ. Trứng đập ra bát, đánh bông. Cháo chín cho tôm, thịt băm, nấm vào nấu tới khi chín kỹ. Sau đó đổ trứng đã đánh tan từ từ, vừa đổ vừa ngoáy để trứng tan đều. Nếu khoảng 1 phút cho trứng chín hẳn, bắc ra và cho bé thưởng thức khi còn nóng.

5. Cháo tôm cải ngồng

– Nguyên liệu: 1 nắm gạo tẻ, 100g tôm, 80g cải ngồng, 1 củ hành tím.

– Cách nấu:

Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu thành cháo. Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ đen, băm nhỏ rồi ướp với xíu gia vị. Cải ngồng chỉ nhặt phần ngồng cải và lá non, rửa sạch, thái nhỏ. Khi cháo chín, cho cải ngồng và tôm vào nấu chín.

Lưu ý: Nếu nấu cháo cho bé 5 – 6 tháng, tất cả phải chín nhừ và tốt nhất nên loại bỏ bã, chỉ cho bé ăn nước để bé không bị hóc, tiêu hóa tốt hơn.

6. Cháo tôm rau dền đỏ

– Nguyên liệu: 30g tôm, 10g rau dền, 50g bột gạo.

– Cách nấu:

Tôm bóc vỏ, xay nhuyễn, rau dền rửa sạch băm nhỏ. Cho tôm và rau dền vào nấu chín rồi tắt bếp. Khi hỗn hợp còn âms mẹ cho bột gạo vào khuấy đều, đun sôi nhỏ lửa để bột chín hoàn toàn. Cho thêm xíu dầu ăn trẻ em và tắt bếp, múc cho bé thưởng thức.

Lưu ý: Bé 5, 6 tháng tuổi nên lọc bỏ toàn bộ phần bã, chỉ cho bé thưởng thức bột và nước nấu từ rau dền, tôm.

7. Cháo tôm phô mai cho bé ăn dặm 1 tuổi trở lên

– Nguyên liệu: 1 cốc gạo nhỏ, nước dùng (ninh từ xương lợn, gà), 150g tôm, 55g súp lơ xanh, 1 miếng phô mai, 1/4 củ hành tây.

– Cách nấu:

Gạo vo sạch, ngâm cho nở. Súp lơ, hành tây thái miếng nhỏ vừa bé ăn, sau đó xào thơm với xíu dầu ăn. Tôm bóc vỏ, xào cùng hành tây và súp lơ.

Cho gạo vào đảo đều với tôm. Cho thêm nước dùng vào nấu chín nhừ. Cháo chín nhừ cho súp lơ xanh và hành tây vào nấu sôi. Cuối cùng cho miếng phô mai và gia vị vừa ăn, chờ cháo sôi rồi tắt bếp.

8. Cháo tôm nấm, su hào

– Nguyên liệu: 20g tôm, 10g nấm, 10g su hào, 20g bột gạo, gia vị.

– Cách nấu:

Tôm bỏ vỏ, băm nhuyễn. Cho tôm, nấm thái nhỏ, su hào thái nhỏ vào xào, cho nước để ninh nhừ. Tắt bếp, cho bột gạo vào khuấy đều tay, sau đó đun sôi cho bột chín, nấu thành cháo. Cháo chín là bé có thể dùng.

9. Cháo tôm nấm rơm

– Nguyên liệu: 400g tôm, 200g nấm rơm, ½ bát gạo tẻ, ¼ bát gạo nếp, gia vị, hành, mùi.

– Cách nấu:

Gạo đem ngâm cho nở, để ráo nước. Cho vào rang đến khi gạo se khô rồi cho vào nấu thành cháo. Tôm bỏ vỏ, băm nhuyễn, ướp gia vị. Nấm rơm cắt chân, ngâm với nước muối loãng 15 phút rồi rửa sạch, để ráo.

Cho tôm vào xào đến khi chuyển đỏ. Cháo đã chín nhừ thì cho tôm, nấm rơm vào nấu khoảng 3 – 5 phút. Sau đó cho thêm mùi, hành vào, tắt bếp.

10. Cháo tôm khoai mỡ

– Nguyên liệu: 100g tôm, 50g khoai mỡ, 1 củ hành tím, gạo, nước dùng (nước xương gà hoặc xương lợn), gia vị.

– Cách nấu:

Tôm bỏ vỏ, xay nhuyễn. Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín, tán nhuyễn. Gạo vo cho vào nấu thành cháo.

Cháo chín cho khoai mỡ, tôm vào nấu chín, cho thêm gia vị vừa dùng cho bé.

Đó là những cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm mà các mẹ có thể tham khảo để nấu cho con mình. Một lưu ý khi nấu cháo cho trẻ ăn dặm đó là nên sử dụng các loại gia vị dành riêng cho bé, dầu ăn cho bé…và đặc biệt không nếm gia vị với khẩu vị của người lớn.

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/chao-tom-cho-be-10-cach-nau-ngon-nhat-cho-be-an-dam-c32a7169…