Top 11 # Xem Nhiều Nhất Chế Biến Món Ăn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn

Ngành Kỹ thuật chế biến món ăn – Nấu ăn

Một thực tế dễ dàng nhận thấy hiện nay là ngành du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển trong những năm gần đây. Sự chú trọng đầu tư của nhà nước cùng với sự chuyên nghiệp hóa của các nhà hàng, khách sạn đang đưa ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Điều nay khiến cho thị trường du lịch ngày càng có tính cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn đã thay đổi chiến lược kinh doanh khi chú trọng đầu tư chất lượng cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dịch vụ. Các doanh nghiệp tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo để có nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp và có thể đi làm ngay. Đặc biệt là đối với nhân lực ngành Nấu ăn! Khi mà chất lượng các món ăn là điều giữ chân thực khách và tạo dấu ấn riêng cho từng nhà hàng, khách sạn!

Những điều trên đã tạo ra một nhu cầu lớn trong việc tuyển dụng nhân sự chất lượng cao và có tay nghề vững vàng trong lĩnh vực du lịch. Đặc biệt mở ra cơ hội rất lớn cho nghề Nấu ăn, đầu bếp, đưa nghề này trở thành một nghề “thời thượng” với thu nhập cao và dễ tìm được việc.

Trong tất cả các ngành nghề, Nấu ăn là nghề không quá chú trọng tới bằng cấp nhất. Các nhà tuyển dụng chỉ quan tâm tới tay nghề của ứng viên vững vàng tới đâu. Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên có thể xin làm phụ bếp – mức lương trung bình dao động từ 7 – 8 triệu đồng/tháng chưa kể thưởng. Qua thời gian tích lũy kinh nghiệm, chăm chỉ học tập, thực hành tay nghề học viên sẽ có cơ hội thăng tiến và trở thành bếp chính. Và khi làm tốt, tiền thưởng sẽ rất cao!

Trường Trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô tuyển sinh

Trung cấp Kỹ thuật chế biến món ăn – Trung cấp Nấu ăn

Đối tượng tuyển sinh

Hệ 1năm (Thời gian đào tạo: 10 tháng): Sinh viên đã tốt nghiệp nghề dài hạn hoặc Trung cấp, CĐ, ĐH không cùng ngành.

Hệ 1,5 năm (Thời gian đào tạo: 15 tháng): Học sinh đã học hết lớp 12 THPT (không cần bằng Tốt nghiệp cấp 3).

Hệ 2,5 năm (Thời gian đào tạo: 25 tháng): Học sinh tốt nghiệp THCS, học sinh học dở lớp 10, 11, 12

Hồ sơ cần chuẩn bị

Bản sao bằng Tốt nghiệp sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học (đối với hệ 1 năm).

Bản sao học bạ THPT hoặc THCS (đối với hệ 1,5 hoặc 2,5 năm).

Bản sao chứng minh nhân dân.

Bản sao giấy khai sinh.

Thời gian học linh hoạt

Lớp học sáng hoặc tối các ngày trong tuần.

Lớp học cả ngày thứ 7 và Chủ nhật.

Địa chỉ: Số 6, ngõ 97, Phạm Ngọc Thạch, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.

Nghề Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp – Kiến thức:

+ Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng (các bữa ăn thường, các bữa tiệc và ăn tự chọn…) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng (đảm bảo giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm…); đồng thời phù hợp với khẩu vị, tập quán ăn uống của du khách trong nước và quốc tế;

+ Người học được cung cấp những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: Tổng quan du lịch và khách sạn, tâm lý khách du lịch, giao tiếp trong kinh doanh, văn hóa ẩm thực, thương phẩm và an toàn thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ chế biến bánh và món ăn tráng miệng, văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, tổ chức sự kiện…;

+ Người học được cung cấp các kiến thức về tổ chức làm việc theo nhóm và một số kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nghiệp vụ chế biến món ăn cơ bản như: Quản trị tác nghiệp, hạch toán định mức, giao tiếp trong kinh doanh, thống kê kinh doanh, quản lý chất lượng, pháp luật kinh tế, nguyên lý kế toán, nghiệp vụ thanh toán, marketing du lịch…;

+ Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ;

– Kỹ năng:

+ Sau khi học xong, người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong việc chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác;

+ Người học có khả năng làm việc độc lập; tổ chức làm việc theo nhóm và biết ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ vào công việc ở mức độ cao; có sức khoẻ, đạo đức, ý thức kỷ luật cao;

+ Người học có khả năng tìm việc làm; tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp;

Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng – Chính trị, đạo đức:

+ Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng, về Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

+ Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử;

+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc;

– Thể chất, quốc phòng:

+ Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ;

+ Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN;

+ Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính, và các công việc khác trong nhà bếp, có cơ hội trở thành ca trưởng, ca phó đến tổ trưởng các tổ (sơ chế, cắt thái, sa lát, xốt, xúp, bánh và món ăn tráng miệng…) quản lý chế biến… trong nhà bếp tuỳ theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc cụ thể.

DANH MỤC MÔN HỌC, MÔN ĐUN ĐÀO TẠO

Ngành Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn

Ngành Kỹ thuật chế biến món ăn

1. KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

     Ngành chế biến món ăn hiện nay là một ngành rất là hot! Tại sao hot trên thị trường hiện nay? Thực tế là có rất nhiều các nhà hàng ở trong khách sạn và ngoài khách sạn họ rất là cần những đầu bếp như các bạn đang có đam mê học ngành chế biến món ăn để chở thành đầu bếp ở các nhà hàng khách sạn cũng như những nhà hàng độc lập ở bên ngoài để muốn chở thành những đầu bếp chuyên nghiệp từ những nhà hàng nhỏ đến những nhà hàng lớn. Đáng ứng nhu cầu đó của thị trường và đặc biệt đáp ứng nguyện vọng của rất nhiều bạn đang có đam mê và muốn được đào tạo thành đầu bếp với thời gian ngắn nhất. Cùng với sự hỗ trợ của nhà trường và đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm nhiều năm làm ở nhà hàng sẽ giúp các bạn trở thành đầu bếp chuyên nghiệp để có được những công việc chắc chắn ngoài xã hội.

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng (các bữa ăn thường, các bữa tiệc và ăn tự chọn…) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng (đảm bảo giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm…); đồng thời phù hợp với khẩu vị, tập quán ăn uống của du khách trong nước và quốc tế;

Người học được cung cấp những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: Tổng quan du lịch và khách sạn, tâm lý khách du lịch, giao tiếp trong kinh doanh, văn hóa ẩm thực, thương phẩm và an toàn thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ chế biến bánh và món ăn tráng miệng, văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, tổ chức sự kiện…;

Người học được cung cấp các kiến thức về tổ chức làm việc theo nhóm và một số kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nghiệp vụ chế biến món ăn cơ bản như: Quản trị tác nghiệp, hạch toán định mức, giao tiếp trong kinh doanh, thống kê kinh doanh, quản lý chất lượng, pháp luật kinh tế, nguyên lý kế toán, nghiệp vụ thanh toán, marketing du lịch…;

Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ;

3. KIẾN THỨC & KĨ NĂNG

Sau khi học xong, người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong việc chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác;

Người học có khả năng làm việc độc lập; tổ chức làm việc theo nhóm và biết ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ vào công việc ở mức độ cao; có sức khoẻ, đạo đức, ý thức kỷ luật cao;

Người học có khả năng tìm việc làm; tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp;

4. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính, và các công việc khác trong nhà bếp, có cơ hội trở thành ca trưởng, ca phó đến tổ trưởng các tổ (sơ chế, cắt thái, sa lát, xốt, xúp, bánh và món ăn tráng miệng…) quản lý chế biến… trong nhà bếp tuỳ theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc cụ thể.

.

5. ĐĂNG KÍ XÉT TUYỂN

ĐĂNG KÍ XÉT TUYỂNHọ và tên

Ngày sinh

Điện thoại

Email

Tên trường THPT đang học

HÌNH THỨC XÉT TUYỂN ONLINEXét tuyển theo

Học bạ cấp II

Học bạ cấp III

Kết quả thi THPT Quốc Gia

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINEHệ đào tạo

Ngành đăng ký

Hệ cam kết đào tạo

Hệ ký cam kết việc làm trong nước

Hệ ký cam kết việc làm tai nước ngoài

Hệ đào tạo cơ bản

Quốc gia cam kết việc làm

Địa chỉ liên hệ

(Số nhà, đường phố, thôn, xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố))

Địa điểm đăng ký nộp hồ sơ và học tập

Mã Captcha

Powered by ChronoForms – ChronoEngine.com

Các Món Ăn Chế Biến Từ Hà

Cháu tôi khi chuyển về sống ở Hà Nội, có dịp về thăm quê (TP Hạ Long), đã bỏ hẳn một buổi sáng trước khi trở lại Hà Nội để đi chợ mua đồ biển, nào tôm khô bóc nõn, nào cá khô một nắng, cá ruội khô… và mua tới 3kg hà để về bỏ tủ lạnh ăn dần. “Cháu thèm ăn riêu hà ghê gớm. Lại còn hà trộn bột rán nữa chứ. Ngon hơn bánh tôm Hồ Tây nhiều…”.

Hà vừa được khai thác từ biển về.

Một lần tôi đọc Nguyễn Tuân viết về nhà văn Tản Đà, ông ấy đi nghỉ ở biển, không nhớ rõ nơi ông đến. Nhớ là ông mang theo chai rượu, rau thơm và một con dao. Ông bơi đứng ra một cồn đá lúc mặt trời đỏ đang dần xuống núi. Ra đó ông gạy hà nhắm rượu giữa ba bề bốn bên là biển cả, sóng vỗ ì oạp, trong ráng chiều rực đỏ. Đoạn văn này của Nguyễn Tuân nói về chuyện thi sĩ Tản Đà ăn gỏi hà có gì đấy ly kỳ, đọc đặc biệt cuốn hút. Chúng tôi cũng có chuyện ăn gỏi hà sau… cỗ cưới! Nhà hoạ sĩ Phong Thu (Yên Hưng). Cỗ cưới thưởng thức buổi trưa, rượu thịt nhiều, nóng. Cuối chiều hoạ sĩ Phong Thu lại bày bữa, “phải làm cuộc rượu nữa sau các ông mới về Hòn Gai được, không thì không về được”. Biết là không thể chối từ, chồng chị Hải, là bác sĩ, bảo, nếu vậy kiếm cái gì ăn mát mát, không thịt thà nữa. Gỏi hà và riêu hà đã thành món chủ đạo. Đây là lần đầu tiên tôi ăn gỏi hà. Thú thực, lúc đầu cũng hơi e dè. Song thấy vị bác sĩ ăn ngon lành quá, anh ấy cứ bẻ miếng bánh đa xúc hà đưa cả vào miệng nhai giòn giòn trong đó, thỉnh thoảng nhai cọng rau húng. Rồi tợp rượu. Bác sĩ ăn được, sao mình phải e dè? Tôi học theo ăn, thấy vị hà ban đầu hơi chát, thoảng chua, bánh đa giòn. Nhai kỹ thấy vị ngọt, bùi. Có hậu! Tợp rượu, rượu rất vào. Khoái nhất, về Hòn Gai đến sáng hôm sau không thấy “bị” gì, lại thấy người sảng khoái sau cuộc rượu nghiêng ngả suốt ngày hôm qua và bữa gỏi hà đã trở thành kỷ niệm “miếng lạ nhớ lâu…”. Gỏi hà, bạn nhớ phải là hà mới được lấy ra khỏi vỏ, không phải hà đã bị ngâm nước bày bán sẵn ở chợ.

Cũng ở Yên Hưng, tôi được gia đình bạn Tâm – Khánh mời thưởng thức món hà xào su hào thái chỉ, rượu uống đến độ bay bay. Xào săn hà với hành tỏi, nước mắm, xúc ra, sau bỏ su hào thái chỉ vào xào, gần chín đổ hà vào đảo lại, rắc hành hoa, xúc ra đĩa. Khi ăn rắc chút tiêu, ăn nóng. Yêu cầu thành phẩm su hào còn giữ được độ giòn, hà chín săn, không mềm, hơi dai, món xào không có nước.

Về Hà Nội, bạn Hà Nội hay rủ đi thưởng thức các món đặc sản, trong đó có bánh tôm Hồ Tây. Ăn, để ý thấy tôm đặt trên bánh, loại tôm càng nhỏ, chỉ bằng ngón tay út người lớn, quá lắm bằng ngón tay đeo nhẫn; bánh nhỏ, vừa miếng, cả tôm và bánh đều giòn. Ăn kèm rau sống, chấm mắm dấm pha tỏi, ớt tươi thái mỏng, uống bia hơi. Cái bánh đẹp khi con tôm đặt trên mặt bánh chín co tròn, vỏ tôm giòn, thịt dai, bùi…

Hà trộn bột rán, cháu tôi bảo ngon hơn bánh tôm Hồ Tây đấy!

Mua hà về, hà sú, hà đá, hà cồn… đều được. Làm sạch hà, để ráo nước, sau bỏ vào nồi, cho chút muối, xào qua cho hà ra bớt nước, dùng muôi xúc hà ra, gạn ép vào thành nồi cho hà kiệt nước. Lấy nước ấy pha thêm nước lã để trộn bột mỳ thành thứ bột nhão. Sau đó đổ hà vào, rắc chút hạt tiêu, trộn đều. Đặt chảo lên bếp, cho dầu rán, để nóng già, dùng muôi múc hỗn hợp bột trải đều lên chảo, độ dày vừa phải, rán, lật đến chín giòn. Khi ăn cắt nhỏ vừa miếng, ăn kèm rau sống chấm mắm dấm ớt như bánh tôm Hồ Tây vậy. Nhưng đó là cách rán cho đông người ăn. Người ăn ít nên làm theo cách vừa rán vừa ăn, sẽ thấy thú vị hơn nhiều. Hoặc rán chảo, ít dầu như trên, nhưng dùng thìa múc bột tạo thành luôn những cái bánh vừa miếng. Hoặc dùng muôi chuyên dùng rán bánh vừa miếng trong chảo dầu đang sôi, khi nào bánh nổi lên là được.

Bánh hà Hạ Long thật là đằm thắm khi trong cuộc vui có bạn. Không thấy nhà hàng nào làm món này, thì ta tự làm đãi bạn. Tôi thấy tự làm đãi bạn có cái hay riêng của nó, thậm chí hay hơn nhiều khi ăn ở nhà hàng, khi ta không bị khống chế thời gian, nói to một chút cũng chẳng sao, nhất là có thể cởi bỏ bớt quần áo cho đỡ nóng khi bia đã đến độ “sương sương”…

Trần Giang Nam