Đối với các bà mẹ thì thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm là một trong những mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Và hiển nhiên là việc nên nấu gì, nên lựa chọn thực phẩm như thế nào là tốt cho bé đều là những câu hỏi mà người mẹ nào cũng đều quan tâm và lo lắng.
1. Tôm – thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
Tôm là một trong những thực phẩm cung cấp cho cơ thể hàm lượng dinh dưỡng cao nhất và cũng là thực phẩm chế biến ra được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng nhất. Vì vậy, việc mà bạn hiểu về những thành phần dinh dưỡng mà tôm có thể cung cấp rất thiết cho sự phát triễn của bé.
Đầu tiên thì tôm cung cấp một hàm lượng chất protein và chất khoáng rất nhiều cho cơ thể mà nếu bạn cho bé ăn tôm trong thời điểm ăn dặm là một quyết định hoàn toàn đúng đắn. Đây chính là thời điểm mà cơ thể bé có thể hấp thu và chuyển các chất này thành những chất có lợi cho cơ thể từ việc phát triễn trí tuệ đến chiều cao và cân nặng.
Ngoài ra thì tôm còn chứa nhiều axit amin giúp cho bé có thể dễ dàng hấp thu thức ăn hơn và còn cung cấp nhiều vitamin như vitamin A, vitamin D giúp cho bé có thể phát triễn toàn diện và đặc biệt là giúp cho hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn.
2. Một vài món cháo tôm cực ngon cho bé ăn dặm
Vì những chất dinh dưỡng trong tôm rất nhiều như đã được nói ở trên thì tôm được chế biến thành rất nhiều món ăn dặm cho bé.
2.1. Món cháo tôm nấu với rau ngót
– Sơ chế nguyên liệu:
– Cách làm:
Đầu tiên, bạn cho nước và gạo vào nồi nấu lên và nhớ là nên nấu theo tỉ lệ 1 gạo : 12 nước bởi trong độ tuổi này thì bé chưa hoàn thiện được các hoạt động của cơ thể nên bạn cần nấu cháo loãng để bé có thể dàng hấp thu.
2.2. Món cháo tôm với bông cải phô mai
– Sơ chế nguyên liệu
Nước dùng: Được lấy từ nước hầm xương heo, gà, vịt, …
Tôm: làm sạch và được luộc chín
Súp lơ xanh: rửa sạch và cắt nhỏ. Sau đó chần qua một nồi nước sôi có pha thêm một chút muối rồi rửa lại bằng nước sạch.
Gạo: Trước khi đem đi nấu thì bạn nên ngâm nó trong nước khoảng một giờ để gạo có thể tự nhả ra các chất bẩn trong quá trình ngâm. Sau đó thì vớt ra và để ráo nước.
– Cách làm:
Bắt một nồi lên và cho thêm một chút dầu mè vào và cho thêm hành tây được thái nhỏ vào xào cho đến khi nào có mùi thơm thì cho tôm đã được luộc chín vào. Và bạn có thể cho thêm một ít muối vào để thịt tôm có thể được săn lại ngon hơn.
Sau đó thì bạn có thể cho gạo vào đảo đều một lúc rồi cho nước dùng vào nồi, đun sôi. Tiếp theo, bạn cần chờ đến khi nào nước sôi thì hãy vặn nhỏ lửa lại cho đến khi cháo và thịt tôm đã được nấu nhừ.
Cuối cùng sau khi cháo đã nhừ thì bạn mới cho súp lơ xanh và phô mai vào. Đợi đến khi nào súp lơ chín và phô mai đã tan hết thì nêm thêm một ít gia vị vào rồi tắt bếp.
2.3. Món ruốc tôm
– Sơ chế nguyên liệu
Tôm còn nguyên vỏ
Gia vị: Muối, hạt tiêu, đường, hạt nêm
– Cách làm
Tôm mua về còn nguyên vỏ và rửa sạch rồi sau đó cho tôm vào nồi nhỏ nhưng chú ý là bạn không cho nước vào. Đun trên bếp và đậy kín nắp, thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều cho tôm được chín. Khi đun như vậy thì bạn không cần sợ tôm sẽ bị cháy vì nó sẽ tự tiết nước ra và sẽ làm cho tôm không bị mất vị ngọt. Bạn cần đun khoảng 7 đến 8 phút là vừa.
Bóc vỏ tôm và dùng cối giả thịt tôm đến khi nào mịn hãy dừng.
Bắt chảo lên cho dầu vào và phi thơm tỏi, sau đó cho thịt tôm đã xay vào và đảo đều. Thêm một chút muối hoặc bột nêm sao cho vừa ăn. Nếu có gạch tôm thì bạn cũng nên cho vào thì nước sẽ ngon hơn rất nhiều.
Cuối cùng bạn xào đến khi nào nhìn thịt tôm khô lại thì hãy tắt bếp. Món đã hoàn thành. Với ruốc tôm các mẹ có thể cho bé ăn cùng với cơm trắng hoặc cháo trắng cũng rất ngon đấy.
Ngoài ra, nếu các mẹ không có thời gian để tự tay mình làm ruốc tôm tại gia cho bé thì việc đặt mua ruốc tôm sạch của Sfood cũng là 1 sự lựa chọn hay. Sfood nổi tiếng với việc sản xuất nhưng thực phẩm sạch và thơm ngon. Nguồn nguyên liệu 100% từ thiên nhiên cộng với cách chế biến thủ công và kiểm định chất lượng nghiêm ngặt khiến mùi vị cũng như độ an toàn của ruốc tôm Sfood luôn được đánh giá là No.1. Bạn có thể đặt mua Ruốc tôm sud Sfood tại các chi nhanh bán ruốc tôm Sfood trên toàn quốc.
3. Những điều cần chú ý khi lên lịch cho bé ăn dặm mà mẹ cần phải biết
Đầu tiên bạn nên lên lịch các bữa chính theo tuần cho các bé để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng về bé thì họ khuyên rằng bạn nên cho bé ăn một cách đều đặn và cố định từ bữa sáng đến bữa trưa và bữa tối. Làm theo lịch như vậy sẽ giúp cho bé có một thoái quen ăn tốt và bạn cũng sẽ dễ dàng theo dõi hàm lượng chất cung cấp cho bé hơn.
Sau khi lên lịch các bữa chính thì bạn cũng nên cho bé ăn các bữa phụ như ăn trái cây hay uống sữa thì cũng sẽ giúp cho bé hấp thu và khỏe mạnh hơn.
Cuối cùng, bạn cần chú ý thời gian cho ăn của bé trong từng giai đoạn. Đối với những bé có tuổi từ 4 đến 6 tháng thì bạn chỉ nên cho bé ăn 2 bữa mỗi ngày và mỗi lần ăn chỉ nên cho ăn từ 2 đến 4 muỗng cà phê. Bởi thời gian này thì bạn chỉ cần tập thói quen cho dạ dày của bé hoạt động nhẹ nhàng mà thôi, bé lúc này chưa ăn dặm được. Còn bé lúc có thể ăn dặm được đó là lúc từ 7 đến 12 tháng tuổi. Trong độ tuổi này thì bé nên cho ăn 3 bữa mỗi ngày và mỗi bữa nên cho bé ăn một lượng thức ăn bằng nắm tay của bé.