Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cho Bé Ăn Dặm Cháo Rây Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Rây Cháo Cho Bé Ăn Dặm

Những mẹ bỉm sữa khi mới nhập môn nuôi con ăn dặm theo phương pháp kiểu Nhật thường cảm thấy bối rối không biết phải bắt đầu từ đâu. Theo kinh nghiệm từ những tiền bối đi trước thì việc đầu tiên mẹ phải học là cách rây cháo cho bé ăn dặm, cách kết hợp các nguyên liệu như thế nào để trẻ hứng thú với bữa ăn và biết chọn thời điểm chuyển tiếp thích hợp trong các giai đoạn ăn dặm của bé.

Nên cho trẻ ăn cháo rây vào thời điểm nào?

Rây cháo cho bé ăn dặm là bước khởi động đầu tiên trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Tuy cách ăn này đòi hỏi nhiều công đoạn tỉ mỉ từ việc lựa chọn thực phẩm, lên thực đơn đến cách chế biến từng món riêng biệt nhưng nếu mẹ kiên trì và có thời gian biểu phù hợp, các bé sẽ cảm nhận được trọn vẹn hương vị của từng món ăn, kỹ năng nhai nuốt cũng ngày càng trở nên thuần thục và mang lại sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ ngay từ những năm tháng đầu đời.

Tuy nhiên, dù lựa chọn cho bé ăn uống theo phương pháp nào thì thời điểm bắt đầu nên là lúc con sẵn sàng nhất, không quá sớm trước 5 tháng và không quá muộn sau 6 tháng vì đều có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Học cách rây cháo cho bé ăn dặm đúng chuẩn kiểu Nhật

Khác biệt lớn nhất trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là bé sẽ tập ăn thô ngay từ đầu với cháo và các loại rau, củ, thịt, cá riêng biệt thay vì ăn bột từ gạo nghiền nhuyễn mịn hoặc các sản phẩm bột dinh dưỡng ăn liền. Vì vậy, mẹ không phải sử dụng đến các loại máy xay mà sẽ cần dùng cối giã và rây để làm mịn thức ăn cho bé.

Cháo ăn dặm kiểu Nhật sẽ được nấu với độ đặc nhuyễn, to nhỏ phù hợp theo từng thời kỳ phát triển và kỹ năng nhai nuốt ở trẻ. Những tuần đầu trong giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi, bé chỉ hoàn toàn ăn cháo trắng lỏng, không nêm gia vị. Cháo sẽ được làm mịn bằng rây với định lượng khoảng từ 5 – 10ml, tương đương với 1 muỗng cháo mỗi ngày nhằm mục đích cho bé quen dần với việc tập ăn bằng thìa và hình thành phản xạ đóng lưỡi để nuốt thức ăn.

Với những dụng cụ hỗ trợ chế biến, cách nấu và rây cháo cho bé ăn dặm hoàn toàn đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi

Cháo nấu theo tỷ lệ 1:10 tức là 10g gạo được nấu với 100ml nước

Để cháo nhanh nhừ, mẹ nên ngâm gạo vào nước trong khoảng 20 phút và cho vào cốc nấu cháo nấu cùng nồi cơm điện

Cơm chín thì ủ thêm 30 – 40 phút nữa. Sau đó cho cháo vào lưới rây chuyên dụng, dùng thìa miết mạnh tay để hạt cháo thật nhuyễn. Nên rây từ 2 – 3 lần để có được thành phẩm mịn, mượt, dễ nuốt.

Nên rây cháo trong thời gian bao lâu?

1 trong những lưu ý quan trọng khi áp dụng theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là mẹ phải nắm rõ được cấu trúc thức ăn đúng với từng độ tuổi. Nói cách khác, nếu không tăng độ thô để phát triển kỹ năng nhai nuốt, trẻ sẽ dễ rơi vào tình trạng biếng ăn. Chính vì vậy thời kỳ bé 5 – 6 tháng tuổi là giai đoạn mẹ phải rây cháo cho bé ăn dặm nhiều nhất vì lúc này cử động của lưỡi mới chỉ đưa ra phía trước và phía sau nên thức ăn cần được chế biến dưới dạng lỏng, trơn, mịn để con dễ nuốt và không bị nghẹn.

Bước sang giai đoạn 7 – 8 tháng, hầu hết các bé ăn dặm kiểu Nhật đúng phương pháp đã biết cách điều khiển lưỡi đẩy thức ăn vào sâu trong miệng và nhai nghiền trệu trạo bằng hàm trên. Khi đó, các dụng cụ hỗ trợ mẹ rây cháo cho bé ăn dặm không còn cần phải sử dụng nữa vì con đã có thể ăn đặc và thô hơn.

Nếu nấu cháo 1:7, ban đầu, mẹ vẫn có thể rây 1 lần nữa để đảm bảo độ sánh mịn, sau đó chuyển sang dùng chày để nghiền nhẹ nhưng không cần lọc qua rây. Tiếp đến nghiền ½ lượng cháo rồi tăng dần thành cháo nguyên hạt cho bé ăn trực tiếp cùng với các loại thức ăn khác. Mẹ không cần phải quá lo lắng sợ trẻ hóc nghẹn vì nếu biết chọn đúng cấu trúc thức ăn phù hợp theo từng độ tuổi, bé sẽ ngày càng hoàn thiện các kỹ năng vào hào hứng hơn với bữa ăn.

Những lưu ý về sự thay đổi cấu trúc thức ăn theo độ tuổi dành cho các bé ăn dặm kiểu Nhật

Nên cho trẻ tập ăn dặm theo độ thô tăng dần từ loãng đến đặc với tỉ lệ phù hợp với giai đoạn con đang lớn

Thời điểm chuyển sang cấu trúc thức ăn mới, bé cần ít nhất 2 tuần để thích nghi nên mẹ đừng cố ép trẻ ăn nhiều

Khi độ thô tăng lên, con sẽ ăn ít hơn nên cần điều chỉnh lại lượng ăn phù hợp với nhu cầu thực tế của trẻ. Khi bé đã ăn thành thạo mới tăng dần khẩu phần

Để trẻ cảm nhận được rõ ràng về cấu trúc của thức ăn mới và hiểu rõ về hương vị của thực phẩm, các món ăn nên được giới thiệu riêng.

Lời kết

Rây cháo xuất phát từ cách ăn dặm khoa học của các mẹ Nhật và được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là phù hợp với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Hiện nay, với các dụng cụ hỗ trợ nhỏ gọn, tiện lợi, mẹ hoàn toàn có thể rây cháo cho bé ăn dặm 1 cách dễ dàng, tạo bước khởi đầu thuận lợi giúp bé được ăn ngon mỗi ngày!

Mẹ Phải Quan Tâm Gì Đến Cách Nấu Cháo Rây Cho Bé Ăn Dặm

Dụng cụ cần thiết hỗ trợ mẹ trong lần đầu ăn dặm của trẻ

Bộ dụng cụ chế biến thức ăn

Một bộ dụng cụ nấu ăn cho bé gồm: Bàn vắt ( dùng trong chế biến hoa quả), lưới rây, bàn mài, chày gỗ ( dùng để nghiền chứ không giã như các loại chày thường), chén nghiền nhiều rãnh.

Trong thời gian khi bé bắt đầu ăn dặm đến hơn 1 tuổi, loại cân này rất cần thiết. Mức cân chỉ khoảng 0,5kg hoặc 1kg định lượng nguyên liệu và khẩu phần của bé rất chính xác.

Vì lượng cháo cho trẻ ăn mỗi lần tương đối ít. Nếu mẹ sử dụng nồi ninh thì phải nấu lượng nhiều mới phù hợp. Vì vậy, chỉ cần lon nấu cháo thì sẽ phù hợp hơn. Mẹ có thể căn chỉnh được tỉ lệ 1:10, 1:7, 1:5, 1:3 hỗ trợ bé ăn dặm từ loãng đến sệt hiệu quả.

Tuy nhiên, điều kiện để nấu cháo được chín nhừ, thì bạn phải ninh khoảng 45 phút.

Bên cạnh cân định lượng thì cốc và muỗng cũng rất cần thiết hỗ trợ mẹ trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho con. Mẹ không cần lo lắng về thừa hay thiếu nguyên liệu. Vì cốc và muỗng đều có phân vạch rõ ràng và chính xác.

Cách nấu cháo rây cho bé ăn dặm

Cách rây cháo cho bé ăn dặm

Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm, cháo sẽ được nấu theo tỉ lệ 1 gạo :10 nước. Để cháo được nhừ nhanh hơn, trước hết mẹ nên ngâm vào nước khoảng 20 phút. Và cho vào cốc nấu cháo ninh khoảng 45 phút. Sau đó cho cháo vào lưới rây và dùng thìa miết đến khi mượt là được.

Cách rây rau củ cho bé ăn dặm

Những loại rau củ phù hợp với hệ tiêu hóa của bé ăn dặm bao gồm: “bí xanh, cà rốt, khoai tây, đậu hà lan”. Trước khi rây, mẹ cần rửa sạch, dùng bàn mài để miết nhỏ rau củ rồi đem luộc hoặc hấp chín mềm. Sau đó có thể kết hợp với nhau, vớt ra lưới rây dùng thìa miết kĩ là được.

Cách rây thịt cho bé ăn dặm

Trước hết, mẹ thái thịt thật mỏng, đem luộc chín tới. Lúc thịt còn nóng dùng miết làm tơi. Và mẹ dùng rây lọc qua một lần nữa để loại bỏ phần lặn cặn rồi cho vào nồi cháo ninh cùng là được.

Các loại thịt bé có thể ăn được bắt đầu từ thời điểm cuối tháng 6 tuổi như: thịt heo, thịt bò, thịt gà, bồ câu.

Đối với cá mẹ lọc lấy phần thịt cho vào tủ cấp đông cứng rồi đem ra mài sẽ mịn tơi. Khi đem nấu thì mẹ nhớ hòa với nước cho không vón cục và khuấy đều tay.

Hướng Dẫn Nấu Cháo Rây Kiểu Nhật Bản Cho Bé Từ 5 Tới 11 Tháng Tuổi

Theo phương pháp ăn dặm của người Nhật, quá trình ăn dặm của bé bắt đầu từ rất sớm từ lúc bé 5 tháng tuổi. Đặc thù của phương pháp này là không cho bé ăn bột mà sẽ tâp cho ăn thô ngay từ đầu bằng cách nấu cháo rây cho bé và các loại rau củ, thịt cá.

Cháo ăn dặm kiểu nhật sẽ đươc nấu với độ đặc nhuyễn, to nhỏ phù hợp theo từng thời kì, cụ thể như sau:

Cách nấu cháo ăn dăm kiểu nhật từ 5-6 tháng: Cháo được nấu theo tỉ lệ 1:10. ý là 1 phần gạo sẽ được nấu với 10 phần nước để cho cháo rất loãng.

Cách nấu cháo ăn dặm kiểu nhật từ 7-8 tháng: Cháo được nấu theo tỉ lệ 1:7. Ý một phần gạo sẽ được nấu với 7 phần nước.

cách nấu cháo ăn dặm kiểu nhật từ 9-11 tháng: Cháo được nấu theo tỉ lệ 1:5. Ý là 1 phần gạo sẽ nấu với 5 phần nước. Lúc này cháo hơi đặc đặc gần giống cơm rồi.

Theo hướng dẫn của các bác sĩ ở nhật, trong tuần đầu tiên của tháng thứ 5 thì bạn chỉ nên cho bé ăn mỗi ngày một muỗng cháo,khoảng 5-10ml. Lí do là chỉ dể cho bé tập ăn và tập đóng lưỡi để nuốt trước, chứ không phải để cho bé ăn no.

Có bé sẽ ăn giỏi, tén lưỡi gọn gàng, nhưng cũng có bé chưa ăn giỏi được ngay. Mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau nên mẹ không cần vội vàng lo lắng . Trường hợp của bé gấu con nhà Mira bé thì ăn rất giỏi nhưng bé không thích ăn cháo ăn dặm nên ăn vài miếng thì không chịu ăn nữa. Mà cũng phải thôi , cháo loãng thì có gì ngon đâu .Vì thế tuần đầu tiên bạn thấy bé biết bé biết nuốt và đóng lưỡi gọn gàng thì yên tâm rồi. Đừng nên ép bé ăn nhiều vì bữa ăn mà chỉ có cháo thì cũng dễ khiến bé mắc táo bón.

Đến tuần thứ 2, khi bé đã quen với viêc ăn thì bạn có thể chế biến bữa ăn của bé cho đa dạng hơn với nhiều loại rau củ carốt, bí đỏ, rau lang… Lúc này bữa ăn dặm cuẩ bé sẽ đủ chất hơn với nhiều rau cải sẽ khiến bé đủ chất giúp tiêu hoá tốt hơn, không bị táo bón.

Cách nấu cháo ăn dặm kiểu nhật bằng nồi cơm điện.

Để nấu cháo ăn dặm kiểu nhật, bạn có thể nấu cháo bằng nồi cơm điện. Rất đơn giản và dễ nấu như sau:

Đem gạo vo sạch

Cho vào chén sứ hay ly có khả năng cách nhiệt. Mira sử dụng cốc nấu cháo ăn dặm của Pigeon có muỗng đong gạo nên rất tiện lợi.

Cho thêm vào chén lượng nước tỉ lệ tương ứng với gạo. Ví dụ muốn nấu cháo tỉ lệ 1:10 thì cho thêm lượng nước gấp 10 lần lượng gạo.

Cho chén gạo có nước vào nồi cơm điện , đặt giữa nồi cơm và bấm nút nồi cơm điện như bình thường.

Khi cơm chín cũng là lúc cháo chín.

Nếu trong giai đoạn 5 – 6 tháng thì sau khi đợi cháo nguội, bạn cho rây để ray mịn như trong hình.

Phần cháo còn dư bạn có thể cho vào khuôn nhỏ để làm đá và cho vào tủ đông lạnh.

Mỗi lần ăn bạn có thể cho ra 1 hay 2 viên cháo đem rã đông. Cách rã đông bằng lò mircowave hay bằng cách trưng cách trưng cách thuỷ. Chưng cách thuỷ là cho viên cháo vào chén rồi cho chén vào nồi nước để hấp cho cháo chín.

Còn từ 7 tháng trở nên, ta chỉ cần lấy chày nghiền nhẹ, hay để nguyên hạt cho bé ăn luôn.

Nấu Cháo Nước Mía Cho Bé Ăn Dặm

Từ trước tới nay nước mía vẫn được coi là một loại nước giải khát vỉa hè của các bố mẹ vì ngon, rẻ lại từ tự nhiên nhưng chưa bao giờ được xem như một thực phẩm bổ dưỡng cho bé. Thậm chí có mẹ còn hạn chế cho con uống loại nước này vì sợ quá ngọt gây không tốt cho hệ tiêu hóa của bé hay chất lượng vệ sinh của nó đôi khi không đảm bảo. Tuy nhiên, các mẹ có thể từ bỏ quan niệm đó ngay từ bây giờ bởi những lợi ích mà thức uống này mang lại mà tăng cường cho bé uống hoặc nấu thành cháo nước mía cho bé ăn dặm.

Nước mía là nguồn cung cấp dồi dào các chất khoáng thiết yếu và vitamin cần thiết cho cơ thể (bao gồm 70% đường tự nhiên, chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin C, B1, B2, B6 …và gần 30 loại axit hữu cơ khác). Không những vậy, bản thân thức uống này còn chứa một lượng nhỏ canxi, sắt, magie, kẽm, kali, thiamine và riboflavin. Bằng hàm lượng dinh dưỡng cao này, nước mía sẽ giúp bé:

– Tăng miễn dịch và giúp cơ thể khỏe mạnh: cùng với đường, mía có chứa các hợp chất làm tăng cường hệ thống miễn dịch, củng cố dạ dày, thận, tim và mắt.

– Thanh nhiệt và giữ ẩm: Nước mía có tác dụng giữ nước cho cơ thể vì vậy nên cho bé uống một ly nước mía nhỏ mỗi ngày.

– Đẩy lùi cảm cúm, viêm họng: Các chất dinh dưỡng có trong mía có thể tăng miễn dịch cho bé nên các bệnh viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm sẽ không còn là nỗi lo của bé nếu mẹ cho bé uống nước mía mỗi ngày.

– Kháng virus và chống dị ứng

– Phòng bệnh tiểu đường cho bé: Nước mía cho bé ăn dặm không những không gây cho bé vấn đề về hệ tiêu hóa mà còn giúp đường ruột bé khỏe mạnh hơn nhiều nên có thể phòng bệnh tiều đường cho bé.

Mẹ có thể bắt đầu cho bé uống nước mía khi bé được 7 đến 8 tháng tuổi. Vì lúc này bé có thể ăn được những thứ khác ngoài sữa mẹ. Vì lượng đường trong mía là đường tự nhiên nên nó tuyệt đối sẽ không gây hại cho sức khỏe của bé. Với khoảng 30-50 ml là lượng nước mía mẹ có thể cho bé uống mỗi ngày vừa để giải khát lại vừa cung cấp vitamin cho cơ thể.

Mẹ có thể chế biến qua 2 cách sau:

– Nước mía tươi: Mía đã róc vỏ sạch, cắt khúc ngắn, mẹ đem vào cối giã nát. Sau đó, chắt lấy nước cho bé uống. Nên lọc nước mía qua rây để tránh còn cặn.

– Nước mía nấu: Mía cắt khúc nhỏ, đem vào nồi luộc sôi. Để nguội, chắt lấy nước cho bé uống.

Như vậy chỉ với vài bước đơn giản mẹ đã có thể cung cấp cho bé một thức uống dinh dưỡng và sạch sẽ rồi.

Cháo nước mía ăn dặm cho bé

– Mía tươi: 250g

– Gạo tẻ/bột gạo đã xay sẵn: 50g

– Nước: 500ml

– Nước thành phẩm mẹ lọc ra (loại bỏ những cặn mía nếu có) rồi đem nấu với gạo, hoặc bột gạo xay như nấu cháo bình thường. Mẹ có thể nấu đến độ sệt mong muốn phù hợp với độ tuổi của bé.

– Ngoài những nguyên liệu trên, mẹ có thể cho thêm thịt băm nhuyễn vào cháo để tăng thêm hương vị. Món cháo này không những bổ dưỡng mà còn giúp bé thanh nhiệt, giải cảm.

Để chọn được một chiếc máy ép nước mía đúng giá, chất lượng đảm bảo không phải là điều dễ dàng. Đặc biệt trước dung lượng thị trường có hàng chục máy khác nhau, mỗi máy lại ở một mức giá, nếu không có sự am hiểu nhất định trong ngành thì khó mà có thể chọn được.

Máy ép nước mía siêu sạch F1 – 200/ F1 – 400 là một trong những dòng máy rẻ nhất trên thị trường hiện nay. Đây là sự lựa chọn tốt nhất đối với với những quán kinh doanh có nguồn vốn hạn hẹp, muốn mau chóng thu hồi được vốn.

Bạn đọc có thể điểm qua một số đặc điểm nổi bật của loại máy ép nước mía giá rẻ này như sau:

Máy được làm toàn bộ từ chất liệu inox, hạn chế tối đa gỉ sét, bền đẹp, hợp vệ sinh

Sử dụng đơn giản chỉ với một công tắc điều khiển duy nhất

Động cơ nhật bãi cũ giúp giảm giá máy nhưng chất lượng vẫn cân xứng với số tiền bạn bỏ ra

Xe ép nước mía siêu sạch X1/400

Cũng tương tự như máy ép nước mía F1 – 200/ F1 – 400, chiếc máy này cũng được chế tạo từ động cơ cũ, nhưng máy vẫn được đánh giá hoạt động ổn định, ít xảy ra những hỏng hóc. Máy có những tiện ích mà bất kỳ một chủ quán nước giải khát nào cũng không nên bỏ qua như:

Ép kiệt nước mía 100%, chỉ ép duy nhất một lần

Máy được làm hoàn toàn từ inox, có độ bền cao

Thiết kế an toàn, dễ sử dụng

Ở dưới các chân của xe có bánh lăn rất tiện lợi trong quá trình di chuyển

Vậy còn chờ gì nữa mà bạn không nhanh tay đặt hàng cho mình một chiếc máy ép nước mía vừa rẻ vừa chất lượng tại Viễn Đông nhỉ? Nếu có ý định mua máy ép nước mía bạn vui lòng liên hệ theo số Hotline của công ty để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết hơn.