Top 6 # Xem Nhiều Nhất Công Thức Nấu Ăn Cho Gia Đình Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

12 Công Thức Nấu Canh Ngon, Thanh Mát Cho Gia Đình

12 công thức món canh thanh mát cho gia đình

Canh mướp nấm rơm

Nguyên liệu:

1 quả mướp

50g nấm rơm

50g tôm tươi bóc vỏ

Hành lá

2 muỗng cà phê bột canh

1 muỗng cà phê hạt NÊM

Cách làm:

Nấm rơm gọt bỏ chân, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút.

Mướp bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn.

Bắc nồi lên bếp, cho dầu vào phi thơm hành tím băm, trút tôm vào xào chín sơ, thêm nước, đun sôi.

Khi nước sôi, nêm vào nồi 2 muỗng cà phê bột canh. Thả mướp và nấm vào nồi. Đun to lửa cho nồi canh sôi trở lại, bạn tắt bếp và nêm thêm vào 1 muỗng cà phê hạt nêm cho vừa miệng.

Múc canh ra tô, rắc hành lá thái nhỏ lên trên, ăn nóng.

2. Canh bầu nấu tôm

Nguyên liệu:

Bầu non (bầu sao): 1 quả

Tôm tươi: 200 g

Bột nêm

Hành hoa

Cách làm:

Bầu nạo vỏ, băm hoặc thái miếng vừa ăn (tùy sở thích ăn của từng gia đình mà bỏ ruột hay lấy thêm một ít ruột non).

Tôm rửa sạch, cho vào nồi cùng một ít gia vị, luộc nhanh rồi vớt ra. Khi tôm nguội, lột bỏ vỏ rồi xẻ một đường ở lưng mỗi con tôm (để trình bày bát canh cho đẹp và hấp dẫn hơn).

Hành hoa rửa sạch, cắt khúc 2-3 cm.

Bắc nồi nước vừa đủ cho bữa ăn. Cho bầu, tôm và bột nêm vào đun cùng đến khi bầu chín thì tắt bếp, cho hành hoa cắt khúc vào. Đổ canh ra tô cho nguội, đến bữa ăn sẽ rất ngọt và mát.

3. Canh chua cá lóc

Nguyên liệu

Một con cá lóc khoảng 500g, 1 cây bạc hà, 5 quả đậu bắp, ¼ trái thơm, 2 quả cà chua, 50g giá sống, 1 vắt me chua, rau ngò om, ngò gai. Nước mắm, muối, đường, hạt nêm, tỏi phi thơm.

Cách làm

Đậu bắp cắt khúc, thơm cắt mỏng, cà chua cắt theo kiểu múi cam, bạc hà tước vỏ, cắt khúc xéo. Cá lóc làm sạch, cắt ra từng khứa to. Nấu một nồi nước sôi, cho chút muối vào nồi, thả cá vào nấu khoảng 5 phút, cá chín tới, vớt ra. Sau đó thả me vào rồi vớt ra dằm chắc lấy nước đổ lại vào nồi nấu sôi, nêm các loại gia vị cho có vị ngọt, chua, mặn vừa khẩu vị. Tiếp đến cho đậu bắp, cà chua, thơm, bạc hà, giá vào nấu sôi trở lại, nêm nếm vừa ăn. Bỏ cá trở lại nồi cho nóng. Múc canh chua, cá lóc ra tô, rắc ngò gai, ngò om, ớt và chút tỏi phi cho thơm.

Cách dùng

Món này dùng nóng với cơm hay bún đều ngon. Ăn canh chua cá lóc muốn ngon thì nước chấm phải là nước chấm trong (chưa pha chế), dầm ớt vào cho cay.

4. Canh khổ qua cá thác lác

Nguyên liệu

200gram cá thác lác

5 – 6 trái khổ qua

100gram nấm bào ngư

1 bịch nấm ngọc châm trắng

1 củ cà rốt

Hành tím, hành lá, ngò rí, thì là băm

Gia vị: muối, tiêu xay, hạt nêm, bột ngọt

Cách làm

Khổ qua bạn chẻ đôi, bỏ hết vỏ và thái lát mỏng rồi rửa sạch. Sau khi để khổ qua ráo nước, bạn bảo quản khổ qua trong ngăn mát để giữ được độ tươi của khổ qua.

Nấm tách rời

Cà rốt tỉa hoa

Hành lá và ngò rí thái nhỏ.

Về phần cá thác lác, bạn ướp với 1 muỗng ăn đầu hành lá băm + 1 muỗng ăn thà là băm + 1 muỗng cà phê hạt nêm. Ngoài ra, bạn nên nêm thêm một chút tiêu xay và một chút dầu ăn để cá thơm hơn, bớt mùi tanh. Sau khi nêm xong, bạn đảo đều các nguyên liệu lên.

Khi nước sôi, bạn cho cà rốt vào trước. Khi nước sôi, bạn vo viên thác lác rồi thả luôn vào nồi nước dùng đang nấu. Sau đó, bạn nêm 1 muỗng muối + ½ muỗng cà phê bột ngọt + ½ muỗng cà phê hạt nêm. Đây là định lượng tương đối, vừa, điều chỉnh lại để phù hợp hơn với khẩu vị của mình.

Lưu ý: Cho cá thác lác vào nồi khi nước đang sôi mạnh để giúp chả cá nhanh chín hơn và cũng có độ dai hơn.

Cuối cùng, bạn cho khổ qua và vào, đảo nhẹ, thêm hành lá và ngò rí vào rồi tắt bếp.

5. Canh mọc nấu củ quả

Nguyên liệu:

250 g giò sống

50 g thịt nạc vai

Nấm hương, mộc nhĩ

1 quả su su, 1/2 củ cà rốt hoặc su hào, khoai tây tùy mùa vụ

Gia vị, hạt tiêu.

(các loại rau củ có thể thay đổi theo mùa hoặc sở thích)

Cách làm:

Giò sống trộn lẫn với chút thịt nạc vai băm nhỏ, nấm hương, mộc nhĩ thái vụn, chút bột canh và hạt tiêu.

Nặn thành những viên tròn nhỏ rồi thả vào nồi nước đun sôi khoảng 7-8 phút cho chín. Vớt mọc ra để riêng.

Su su, cà rốt, su hào, khoai tây gọt vỏ… bổ miếng vừa ăn.

Cho củ quả vào đun, chú ý thời gian khác nhau đối với các loại củ quả.

Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Sau đó cho mọc vào, rắc thêm hành lá thái nhỏ là xong.

6. Canh khoai mỡ nấu tôm

Nguyên liệu

Khoai mỡ: 400g

Tôm: 200g

Mùi tàu + ngò ôm + hành tím

Gia vị: muối + nước mắm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm canh khoai mỡ nấu tôm

Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch dùng muỗng nạo nhỏ hoặc băm nhỏ và để riêng ra bát. Tôm rửa sạch, bóc vỏ, lột chỉ đen ở lưng và băm nhỏ. Hành tím bóc vỏ rửa sạch, thái lát. Ngò ôm và ngò gai nhặt sạch gốc và rửa sạch.

Bước 2: Thực hiện cách làm canh khoai mỡ nấu tôm

Bắc xoong lên bếp cho dầu ăn đun nóng già, thì cho hành tím vào phi thơm. Tiếp theo cho tôm và muối vào xào chín tôm, xúc tôm ra bát.

Tiếp tục thực hiện hướng dẫn làm canh khoai mỡ nấu tôm, vẫn sử dụng chảo vừa xào tôm, các bạn đổ nước vào nồi đun sôi, cho khoai mỡ vào nấu chín. Khi khoai chín cho tôm đã xào vào đảo đều và nêm nếm gia vị vừa ăn.

Cuối cùng tắt bếp, bắc xoong múc canh khoai mỡ ra bát, cho thêm ngò gai, ngò ôm vào cho có mùi thơm

7. Canh khổ qua nhồi thịt

Nguyên liệu

Khổ qua: 2 đến 3 quả

Thịt nạc: 300 gr

Xương đã róc thịt: 500 gr

Nấm mèo: 8 tai

Hành lá, ngò rí

Trứng vịt: 1 quả

Nước mắm, tiêu, bột ngọt, muối

Đầu tiên khổ quả bạn dùng dao mổ ở đầu trái (đối diện với cuống) dùng muỗng cà phê cho vào ruột trái lấy hết hạt ra, rửa sạch và để ráo.

Nấm mèo bạn mang ngâm với nước sôi cho nở tai nấm, sau đó thái nhuyễn sợi chỉ. Hành lá rửa sạch thái nhỏ. Ngò rí rửa sạch để ráo. Thịt heo lạng bỏ phần da, thái mỏng và băm nhỏ, có thể cho vào máy xay sinh tố cho khỏi mất thời gian, Cho tiêu, muối, bột ngọt, đường vào vừa ăn. Sau đó trộn đều với nấm mèo, trứng vịt và hành lá.

Chế biến

8. Canh thịt bò nấm kim châm

Nguyên liệu:

Nấm kim châm

Thịt thăn bò

Đậu phụ

Hành lá

Cà rốt

Nước xương.

Cách làm:

Nấm kim châm rửa sạch, để ráo.

Thịt bò đem bỏ ngăn đá cho cứng khoảng 50% (dễ thái hơn) đem ra thái lát mỏng, to bản.

Trải miếng thịt bò ra, cho nấm vào cuộn chặt, dùng hành lá chần qua nước sôi buộc cho đẹp (không cần buộc cũng được vì thịt bò đang ở dạng đá, cuốn là dính chặt vào nhau ngay, không sợ bung)

Đun sôi nước dùng, thả cà rốt, rồi đến đậu phụ xắt nhỏ vào, nêm nếm vừa miệng.

Đợi nước sôi bùng thì thả thịt bò đã cuốn nấm vào rồi bắc nồi ra ngay. Có thể rắc thêm ít hành, mùi hạt tiêu. Ăn nóng.

9. Canh bí đỏ nấu mọc

Nguyên liệu

Bí đỏ một miếng vừa ăn chừng 400g.

Mọc hoặc giò sống cần chừng 150g thôi.

Hạt tiêu, muối với một chút đường, hành lá và hành tím.

Cách làm

Không mất vài phút nữa là bạn có thể được thưởng thức tô canh mọc thơm ngon ngọt nước rồi đó. Chúng mình đã hoàn thiện xong công đoạn sơ chế các nguyên liệu cần có cho món canh mọc này rồi giờ chỉ việc bắc bếp nổi lửa đun chín mà thôi. Với cách nấu canh bí đỏ nấu mọc đơn giản này thì thật nhanh gọn rồi còn gì

Cho bí đỏ vào đun tới khi sôi thì bạn mới nêm thêm chút gia vị cho vừa ý sau đó bạn lấy thìa múc mọc thả vào nồi bí đang sôi và đun tới khi thấy mọc chín nổi lên trên bề mặt nước dùng thì bạn có thể tắt bếp và cho thêm chút hành lá vào là có thể tắt bếp được rồi đó.

10. Canh tôm rau dền

Tôm giàu canxi, rau dền bổ máu, hai thực phẩm này không chỉ giúp bà bầu giải nhiệt mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu:

100gr tôm tươi hoặc một nhúm tôm khô

Rau dền bó nhỏ

Cách làm

Tôm tươi đem bỏ vỏ, giã nhỏ. Rau dền làm sạch, cắt khúc vừa ăn. Phi thơm hành, cho tôm vào đảo đều, nêm chút gia vị cho thấm. Tiếp tục đổ nước và tôm và đun sôi. Sau đó thả rau dền vào, nêm gia vị. Lửa sôi bùng khoảng 1 phút thì tắt bếp.

11. Canh sườn non nấu dưa chua

Nguyên liệu

300 g sườn non

1 quả cà chua

250 g dưa chua

1/4 củ hành tây

1 tép tỏi, 2 tép hành lá

Cách làm

Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Hành lá nhặt và rửa sạch, thái nhỏ. Riêng phần đầu hành lá bạn để riêng, cắt khúc 3 cm và chẻ sợi.

Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Hành tây bóc vỏ, thái múi cau.

Với dưa chua bạn vắt cho hết nước chua, đem rửa lại vài lần dưới nước sạch và vắt khô.

Sườn mua về đem rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Sau đó bạn đem sườn đi luộc qua, vợi cách làm này bạn sẽ có món canh sườn được ngon và nước sườn trong, đó cũng chính là cách mà bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như chính các thành viên trong gia đình bởi với vấn đề ATTP hiện nay đang bị bỏ ngỏ, chỉ cần bạn lưu ý hơn một chút trong khâu sơ chế nguyên liệu là có thể an tâm hơn rất nhiều rồi.

Sau khi đã luộc qua, bạn đem sườn quả dưới vòi nước sạch cho hết phần bọt bám quanh. cho sườn ra tô và ướp với 1/2 tiêu, 1 hạt nêm, 1/3 đường, 1 nước mắm, 1/2 muối trộn đều và ướp chừng 20 phút cho sườn ngấm gia vị.

Bắc nồi lên bếp, cho chút dầu ăn vào nồi và làm nóng, cho tỏi vào phi thơm. Tiếp đến là sườn vào đảo đều, khi bạn thấy sườn săn và bắt đầu dậy mùi thơm, cho dưa chua vào đảo, nêm thêm chút hạt nêm và muối.

12. Canh ngao nấu dứa

Nguyên liệu:

Ngao tươi: 1 kg.

Dứa: 1 quả.

Cà chua: 2 quả.

Hành, dăm.

Hành khô: 1 củ.

Gia vị: dầu ăn, bột nêm, mì chính.

Cách làm:

Ngao rửa sạch nhiều nước đem luộc sôi.

Gạn phần nước trong, lấy phần ruột rửa lại lần nữa. Hành, dăm rửa sạch thái nhỏ.

Cà chua rửa sạch, một quả bổ múi cau, một quả thái hạt lựu. Dứa gọt vỏ rồi thái mỏng vừa ăn.

Phi thơm hành khô với dầu ăn. Cho cà chua vào xào chín. Nêm một chút bột nêm.

Cho ngao vào xào. Sau đó xúc ra bát tô.

Đổ nước ngao rồi cho dứa vào đun sôi chừng 10 phút. Khi nồi canh sôi cho cà chua vào. Cuối cùng là phần ngao xào. Nêm gia vị vừa miệng.

Khi gần ăn cho hành dăm cùng chút mì chính. Tắt bếp cho canh ra bát dùng nóng.

Rate this post

7 Công Thức Nấu Canh Mồng Tơi Cho Bữa Cơm Gia Đình Ngon Miệng

Theo Đông y, rau mồng tơi có tên khác là lạc quỳ, thuộc họ Basellaceae. Thân cây dạng leo vỏ nhẵn có màu xanh hoặc tím tùy theo loại, lá bản to, mọc so le nhau và mọng nước. Khi nấu canh mồng tơi để ăn hoặc dùng trực tiếp đều rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể, rau mồng tơi có những công dụng hữu ích như sau:

Tốt cho xương khớp, làm lành vết thương nhanh chóng.

Chữa chảy máu cam hiệu quả

Chữa khí hư, bạch đới rất tốt.

Điều trị trĩ

Lợi sữa cho mẹ bỉm.

Thanh nhiệt, giải độc cơ thể, hỗ trợ điều trị táo bón.

Giúp nhanh lành vết bỏng

Giúp tiểu tiện dễ dàng.

Hỗ trợ khi điều trị cảm nắng.

Tiêu diệt mụn nhọt trên da.

Chữa đầy hơi, chướng bụng.

Tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới.

Làm đẹp da, hồng hào căng tràn sức sống.

7 công thức nấu canh mồng tơi ngon miệng bạn không thể bỏ qua

1. Nấu canh mồng tơi chay

Bước 1: Rửa sạch rau mồng tơi, chỉ lấy lá tươi và và ngọn, không lấy thân, thái nhỏ hoặc để nguyên.

Bước 2: Bật bếp lên, đổ dầu và tỏi băm nhỏ vào phi trước sau đó cho rau mồng tơi vào xào cùng.

Bước 3: Nếm gia vị vừa miệng rồi đổ thêm nước đủ dùng, đến khi sôi đảo qua 1 lượt rồi nếm lại gia vị, đợi sôi thêm khoảng 2 phút nữa, tắt bếp để dùng.

2. Nếu canh mồng tơi với rau dền

Bước 1: Chuẩn bị khoảng 150 gram tôm đã lột vỏ, 250 gram rau dền, 250 gram rau mồng tơi.

Bước 2: Thái nhỏ rau mồng tơi và rau dền, rửa sạch để ráo nước.

Bước 3: Phi hành đến khi thơm rồi băm nhỏ tôm cho vào xào cùng đến khi tôm tái chín thì đổ nước vào đun sôi.

Bước 4: Khi nước sôi thì hớt bỏ bọt ra ngoài, cho rau dền và mồng tơi, gia vị vừa đủ vào nấu cùng. Sôi thì đảo qua một lượt, nếm lại gia vị rồi tắt bếp để dùng.

3. Nấu canh mồng tơi với mướp

Bước 1: Chuẩn bị 500gram rau mồng tơi, 1 trái mướp, 100 gram tôm khô.

Bước 2: Rửa sạch rau mồng tơi, tôm khô, mướp bào vỏ thái lát rửa sạch rồi vớt ra để ráo nước.

Bước 3: Cho tôm khô vào cùng 1,5 lít nước đun sôi thì hớt bọt ra ngoài, cho rau mồng tơi và mướp đã thái lát, gia vị vừa đủ vào nấu cùng.

Bước 4: Đợi đến khi sôi, đảo qua 1 lượt, nếm lại gia vị, đun sôi tiếp khoảng 2 phút rồi tắt bếp để dùng.

4. Nấu canh mồng tơi với thịt bằm

Bước 1: Chuẩn bị 500gram rau mồng tơi, 200 gram thịt bằm, 2 củ hành tím.

Bước 2: Rửa sạch rau mồng tơi để ráo nước, thái thành từng đoạn vừa miệng.

Bước 3: Băm nhuyễn thịt bằm cùng hành tím rồi cho vào chảo xào trước. Nêm gia vị vừa đủ ngay ở bước này.

Bước 4: Đến khi thịt nạc tái chín thì cho khoảng 500ml nước vào nấu cùng.

Bước 5: Khi nước sôi thì cho rau mồng tơi vào nấu cùng, đến khi sôi nếm lại gia vị rồi tắt bếp để dùng.

5. Nấu canh mồng tơi với cua

Bước 1: Chuẩn bị khoảng 300gram cua sạch, 500gram rau mồng tơi.

Bước 2: Bỏ mai cua, chỉ lấy phần gạch trong mai, thân cua giã nát lấy thêm gạch và đổ nước vào đun sôi tạo nước riêu.

Bước 3: Rửa sạch rau mồng tơi, thái nhỏ, rửa sạch. Đợi đến khi nồi riêu của sôi thì cho rau vào đun cùng. Khi sôi lần 2, nếm lại gia vị vừa đủ rồi bắt bếp để dùng.

6. Nấu canh mồng tơi với ngao

Bước 2: Luộc qua ngao, gắp lấy phần thịt bỏ vỏ, gạn lấy nước luộc ngao trong.

Bước 3: Thái hành tím vào chảo, xào cùng thịt ngao đến khi có mùi thơm chín thì đổ nước luộc ngao vào. Nếu ít nước thì cho thêm nước sạch.

Bước 4: Đến khi nước sôi thì rửa sạch rau mồng tơi, thái vừa miếng và cho vào nấu cùng, nếm lại gia vị, tắt bếp để dùng.

7. Nấu canh mồng tơi với tôm

Bước 1: Chuẩn bị khoảng 500 gram rau mồng tơi, 300 gram tôm kích thước vừa phải, bóc vỏ.

Bước 2: Rửa sạch rau mồng tơi vớt ra để ráo nước. Cho tôm vào cối giã nhẹ, nêm gia vị vừa đủ ngay trong lúc giã để thấm đều vào thịt tôm.

Bước 3: Nấu nước sôi rồi cho thịt tôm vào đun sôi lần thứ hai thì cho rau mồng tơi vào đun tiếp lần thứ 3, nếm lại gia vị rồi tắt bếp để dùng.

Nấu canh mồng tơi hãy nhớ lựa chọn rau đảm bảo chất lượng

Để đảm bảo vị ngon và chất lượng tốt nhất cho món canh mồng tơi, bạn cần lựa chọn những bó rau mồng tơi tươi ngon và sạch sẽ. Gợi ý bạn nên mua ở siêu thị ảo VinMart 4.0 bởi đây là một siêu thị thông minh bán hàng thông qua hình thức mô phỏng hình ảnh sản phẩm tại siêu thị VinMart chứ không có sẵn hàng tại đó.

Để có thể mua rau mồng tơi tại siêu thị ảo này, bạn cần phải sử dụng tính năng Scan & Go trên app VinID.

Tính năng Scan & Go là tính năng hữu ích trong app VinID giúp bạn dễ dàng mua sắm các sản phẩm như đang ở trong siêu thị. Thanh toán nhanh chóng, nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn và có thể nhận hàng ngay tại nhà mà không cần ra ngoài. Đặc biệt, nếu nhà bạn cách siêu thị VinMart chưa đến 10km, đơn hàng từ 300.000 đồng trở lên, bạn sẽ được giao hàng miễn phí tại nhà chỉ trong khoảng 2 – 5 tiếng.

Hướng dẫn mua rau mồng tơi bằng tính năng Scan & Go trên siêu thị ảo VinMart 4.0:

Bước 2: Mở app VinID, đăng nhập tài khoản VinID, chọn tính năng Scan & Go.

Bước 3: Nhấn tiếp mục “Quét mã”, cho phép ứng dụng truy cập camera và bật dịch vụ GPS của thiết bị.

Bước 4: Chọn phương thức giao nhận phù hợp, hướng camera vào mã QR của sản phẩm rau mồng tơi.

Bước 5: Xác nhận sản phẩm, chọn tiếp phương thức thanh toán phù hợp và địa chỉ giao hàng, cuối cùng nhấn nút “Thanh toán” để hoàn tất đơn hàng.

Công Thức Nấu Món Bún Măng Vịt Cực Ngon Cho Bữa Sáng Của Gia Đình Bạn

Công thức nấu món bún măng vịt cực ngon cho bữa sáng của gia đình bạn: Là món bún nước độc đáo, quen thuộc của ẩm thực Việt Nam, là sự kết hợp độc đáo của bún tươi, thịt vịt, măng chua và các loại gia vị thường dùng. Vị ngon của tô bún đến từ nước dùng được nấu từ thịt vịt, nước dùng trong và ngọt thanh; thịt vịt dai ngon chấm với chén mắm gừng đậm đà; măng tươi giòn…

Công thức nấu món bún măng vịt cực ngon cho bữa sáng của gia đình bạn: Là món bún nước độc đáo, quen thuộc của ẩm thực Việt Nam, là sự kết hợp độc đáo của bún tươi, thịt vịt, măng chua và các loại gia vị thường dùng. Vị ngon của tô bún đến từ nước dùng được nấu từ thịt vịt, nước dùng trong và ngọt thanh; thịt vịt dai ngon chấm với chén mắm gừng đậm đà; măng tươi giòn ngọt ăn cùng sợi bún mềm và đủ loại rau sống, cảm giác thơm ngon, đậm đà nhưng lại rất thanh vị, cuốn hút. Tô bún măng vịt nóng hổi nhưng lại có tính mát (do vịt có tính hàn), thích hợp để ăn trong cả ngày hè nóng bức hay mùa đông se lạnh.

Món bún măng vịt cho bữa sáng của cả nhà

Bún măng vịt là món bún nước độc đáo, quen thuộc của ẩm thực Việt Nam, là sự kết hợp độc đáo của bún tươi, thịt vịt, măng chua và các loại gia vị thường dùng. Vị ngon của tô bún đến từ nước dùng được nấu từ thịt vịt, nước dùng trong và ngọt thanh; thịt vịt dai ngon chấm với chén mắm gừng đậm đà; măng tươi giòn ngọt ăn cùng sợi bún mềm và đủ loại rau sống, cảm giác thơm ngon, đậm đà nhưng lại rất thanh vị, cuốn hút. Tô bún măng vịt nóng hổi nhưng lại có tính mát (do vịt có tính hàn), thích hợp để ăn trong cả ngày hè nóng bức hay mùa đông se lạnh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món bún măng vịt:

Nguyên liệu chính để nấu bún măng vịt là thịt vịt, thịt vịt không chỉ chặt ra ăn mà còn là nguyên liệu nấu nước dùng, vì vậy để nấu được bún măng ngon thì khâu chọn vịt là vô cùng quan trọng.

Tốt nhất là nên mua vịt sống về tự làm, nếu mua vịt đông lạnh thịt sẽ không ngon bằng. Hơn nữa, mua vịt sống bạn có thể tận dụng phần tiết vịt mà không phải mua thêm bên ngoài. Để thực hiện ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

+ Vịt: 1 con nặng khoảng 1 – 1,2 kg

+ Măng tươi: 500g

+ Gừng tươi: 1 nhánh

+ Tiết vịt: 500g

+ Chanh tươi: 1 trái, Ớt sừng: 3 trái

+ Bún tươi: 1kg

+ Các loại rau sống ăn kèm bún: rau muống chẻ, bắp chuối thái lát, rau thơm, giá đỗ, rau quế… Hành lá: 1 bó nhỏ

+ Rau mùi: 2 bó nhỏ, Hành khô: 4 củ, Tỏi khô: 2 củ

+ Rượu trắng

+ Các gia vị thường dùng: bột ngọt, muối, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn.

Hướng dẫn sơ chế nguyên liệu:

+ Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, lấy 1/3 đập dập, 1/3 thái chỉ, 1/3 để nguyên.

+ Chanh tươi bổ đôi, vắt lấy nước cốt.

+ Thịt vịt sau khi đã sơ chế sạch sẽ, bạn pha một ít rượu + muối + nước cốt 1 trái chanh rồi rửa lại vịt lần nữa. Tiếp đó, dùng tay lấy phần gừng tươi đập dập chà xát lên toàn bộ thân vịt trong khoảng vài phút rồi rửa sạch lại với nước, để ráo.

+ Bạn nấu sôi một nồi nước nhỏ, cho tiết vịt vào luộc chín rồi vớt ra để nguội, thái miếng vuông vừa ăn.

+ Măng tươi rửa sạch, thái thành những sợi dài khoảng 5 – 7cm. Bắc một nồi nước lên bếp nấu sôi với chút muối, cho măng vào luộc khoảng 30 phút để măng ngon hơn và không bị đắng. Sau đó vớt ra, xả lại với nước lạnh nhiều lần rồi để ráo.

+ Tỏi khô 1 củ đập dập, băm nhỏ; 1 củ bóc vỏ, để nguyên. Hành khô 2 củ bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ; 2 củ còn lại bóc sạch vỏ rồi cắt đôi.

+ Các loại rau sống ăn kèm nhặt gốc, rửa sạch với nước muối loãng, để ráo.

+ Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, phần đầu trắng cắt khúc dài 5cm, phần lá thái nhỏ. Rau mùi nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ.

Các bước nấu món bún măng vịt:

+ Bước 1: Bạn bắc một nồi nước lớn lên bếp (lượng nước đủ để ngập vịt) cùng với 1 muỗng muối trắng, gừng thái chỉ, hành tím bổ đôi và ½ phần đầu hành trắng, các gia vị này sẽ giúp vịt thơm ngon hơn khi luộc. Cho vịt vào nồi rồi mới bật bếp nấu, khi nước luộc sôi bạn hạ lửa nhỏ cho vịt chín từ từ, đồng thời mở vung nồi và vớt bọt thường xuyên. Lưu ý, bạn phải vớt hết bọt, váng mỡ vịt trong quá trình luộc thì nước dùng mới trong và thanh vị.

+ Bước 2: Luộc vịt trong khoảng 20 – 30 phút, dùng đầu đũa xiên vào đùi vịt, nếu nước chảy ra không có màu đỏ là vịt đã chín, bạn vớt ra ngâm vào thau nước đá lạnh khoảng 5 phút. Làm như vậy vịt sẽ không bị khô và thâm đen, da vịt có màu sáng và ngon ngọt hơn rất nhiều. Nếu thấy vịt ra nước màu đỏ là còn sống, bạn luộc thêm chút nữa cho chín rồi làm như hướng dẫn trên. Chặt vịt thành những miếng nhỏ, dài vừa ăn, xếp ra đĩa.

+ Bước 3: Cho phần gừng còn lại, thêm 1 trái ớt đã bỏ hạt, 1 củ tỏi bóc sạch vỏ và 1 muỗng đường vào cối giã thật nhuyễn, sau đó đổ ra chén. Thêm 4 muỗng nước mắm ngon vào chén cùng 1 muỗng nước cốt chanh, khuấy đều là đã có ngay chén mắm gừng đậm đà để chấm thịt vịt. Lưu ý, lượng gia vị pha nước mắm bạn có thể thay đổi cho phù hợp với khẩu vị.

+ Bước 4: Bắc một cái chảo lớn lên bếp với 3 muỗng dầu ăn, khi dầu nóng bạn cho hành, tỏi băm vào phi thơm, thêm một muỗng ớt bột rồi cho măng vào xào. Nêm thêm hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, đường cho vừa với khẩu vị. Măng đã luộc chín nên bạn chỉ cần xào sơ khoảng vài phút cho măng thấm dầu và gia vị là được.

+ Bước 6: Xếp các loại rau sống ra đĩa, đặt cạnh đĩa vịt luộc và chén nước mắm gừng. Cho bún ra tô, xếp thịt vịt lên trên, múc nước dùng chan lên (múc cả măng và tiết vịt, đầu hành), rắc thêm chút hành lá, rau mùi thái nhỏ và hạt tiêu rồi thưởng thức. Ăn kèm rau sống và nước mắm gừng đậm đà.

Tags: cách nấu bún măng vịt măng khô, cách nấu bún măng vịt sài gòn, bún măng vịt ngon ở sài gòn, cách nấu bún măng vịt măng tươi, cách nấu bún măng vịt miền trung, cách nấu bún măng tuoi vịt ngon, bún măng vịt gò vấp, cách nấu bún măng khô

Công Thức 10 Món Ngon Từ Cá Đổi Vị Bữa Cơm Gia Đình

Công thức những món ngon từ cá

1. Cá om dưa chua

Nguyên liệu:

– Cá chép (có thể thay thế bằng loại cá khác): 1 con

– Dưa chua: 300g

– Cà chua: 2 quả

– Thì là, hành lá, giấm bỗng

– Gia vị

Cách làm:

– Hành, thì là rửa sạch, cắt khúc, phần đầu hành giữ nguyên. Cà chua rửa sạch, cắt múi cau. Dưa muối rửa qua nước, bóp cho bớt chua. Cá chép làm sạch nội tạng, có thể cắt khúc hoặc để nguyên con, đem chiên vàng 2 mặt (không chiên chín kỹ quá).

– Bắc nồi lên bếp, cho vào môt lượng dầu ăn phù hợp, khi dầu nóng cho cà chua vào xào với dưa chua, nêm nếm vừa ăn.

– Khi dưa đã mềm và ngấm gia vị, đổ nước ngập mặt dưa rồi đun tiếp dể dưa có độ nhừ. Thả cá đã chiên vào nồi dưa đang sôi (để cá không bị tanh), nêm nếm lại, đậy nắp đun tiếp với lửa liu riu.

– Khi dưa nhừ và thịt cá đã chín mềm, cho giấm bỗng với liều lượng phù hợp vào. Thả hánh lá, thì là vào, đợi khi sôi lại thì tắt bếp. Đem ra bát và thưởng thức cùng cơm nóng.

2. Cá trắm kho đậu phụ

Nguyên liệu:

– Cá trắm cỏ: 1 con

– Đậu phụ: 1 miếng

– Hành tây: 1 củ

– Nấm kim châm: 100g

– Giá đỗ: 50g

– Tỏi: nửa củ

– Gừng: 5 lát

– Ớt chuông xanh, đỏ

– Rau mùi, tinh bột bắp, 1 quả trứng

– Xì dầu, muối, tiêu, rượu trắng, giấm, gia vị

Cách làm:

– Cá trắm làm sạch, cắt khúc. Cho cá vào nồi, thêm rượu, tinh bột bắp, 1 quả trứng gà, bóp đều rồi để trong 15 phút cho ngấm. Sau đó, đem cá đi chiên vàng đều.

– Đậu phụ cắt miếng mỏng, chiên vàng 2 mặt. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Hành tây thái mỏng. Nấm, giá rửa sạch, ngâm trong nước muối một lúc, vớt ra, để ráo. Ớt chuông xanh, đỏ, rau mùi rửa sạch, cắt nhỏ và cắt khúc vừa ăn.

– Cho hành tây, gừng lát, tỏi vào nồi. Xếp lên trên một lớp giá và nấm kim châm. Trải đậu phụ chiên lên. Cuối cùng, xếp cá lên trên cùng. Thêm xì dầu, giấm và một bát nước lọc.

– Bắc nồi lên bếp, om nhỏ lửa trong 10 phút. Sau đó cho thêm ớt chuông và rau mùi, bắc nồi xuống và thưởng thức.

3. Chả cá

Nguyên liệu:

– Cá thu hoặc cá ba sa: 300g

– Tôm không vỏ: 200g

– Tinh bột bắp: 25g (có thể thay thế bột năng, bột khoai tây)

– Bột mì: 20g

– Lòng trắng trừng gà: 1

– Đá lạnh (loại nhỏ): 5 viên

– Hành tây: 1/3 củ

– Hành tím: 1 củ

– Tỏi: 3 tép

– Hành lá: vài nhánh

– Tiêu, đường, dầu ăn, nước mắm, gia vị

Cách làm:

– Hành tây, hành tím, hành lá, tỏi băm nhỏ. Cá và tôm rửa sạch, thấm khô. Cá cắt miếng nhỏ.

– Cho cá, tôm, hành tây, hành tím, hành lá, tỏi băm nhỏ, bột mì, bột năng, dầu ăn, lòng trắng trứng, vài viên đá lạnh vào máy xay, xay nhuyễn từ 1-2 phút sao cho nguyên liệu quyện thành 1 khối dẻo. Tắt máy và cho ra tô, thêm chút hành lá thái nhỏ.

– Cho ít cá xay lên mặt thớt, dùng dao cuộn tròn thành cây chả nhỏ hoặc ấn dẹp thành miếng chả tùy sở thích.

– Bắc chảo lên bếp, đổ vào lượng dầu vừa đủ để chiên, khi dầu sôi thả chả vào, chiên với lửa vừa. Khi chả có màu chín vàng ruộm, vớt chả ra đĩa và thưởng thức.

4. Cá hấp xì dầu

Nguyên liệu:

– Cá diêu hồng (có thể thay thề theo ý thích): 1 con

– Xì dầu

– Hành tây: 1 củ

– Gừng, hành tím, hành lá, ngò, tỏi, ớt, tiêu xay

– Dầu hào, hạt nêm, muối, đường, gia vị

Cách làm:

– Cá làm sạch, ngâm với nước muối loãng cho bớt tanh. Rửa sạch lại bằng nước, để ráo. Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái múi cau. Gừng cạo vỏ, hành tím đập dập băm nhỏ. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

– Ướp cá với 1 thìa hạt nêm, nửa thìa muối, 1 thìa dầu hào, nửa thìa tiêu xay, 1 thìa xì dầu, 1 thìa tỏi và hành băm. Chà xát khắp bề mặt cá để gia vị có thể thấm đều, để trong khoảng 30-45 phút.

– Đặt cá lên một chiếc đĩa sâu lòng, rưới phần nước sốt còn sót ,hành tây và gừng lên cá. Cho vào xửng hấp và hấp trong khoảng 25-30 phút. Phi thơm chút hành tỏi để chút nữa rắc lên cá hấp.

– Kiểm tra cá, nếu nước trong và xiên tăm vào thịt không bị dính là được. Bày ra và trang trí, thưởng thức khi còn nóng.

5. Cá khô kho quẹt

Nguyên liệu:

– 1 bát cá khô

– Thịt ba chỉ: 350g

– Hành khô thái lát mỏng: 3 củ

– Tỏi băm: 4 tép

– Ớt sừng băm: 1 trái

– Hành lá thái nhỏ: vài nhánh

– Ớt băm nhỏ: 4-5 trái

– Nước mắm, đường, tiêu, ớt khô, ớt sa tế, gia vị

Cách làm:

– Thịt ba chỉ rửa sạch, lọc da, thái miếng nhỏ. Cá khô ngâm trong nước 10 phút, vớt ra, để ráo. Hòa chung 5,5 thìa canh nước mắm, 4 thìa canh đường, 1 thìa canh nước lạnh, 1 thìa cà phê tiêu, nửa thìa cà phê ớt khô, 1 thìa canh ớt sa tế để làm nước mắm kho quẹt.

– Bắc chảo lên bếp, cho lượng dầu ăn phù hợp, khi dầu nóng cho thịt vào chảo xào với lửa vừa. Khi thịt có màu vàng nâu, tiết mỡ thì cho hành tím, ớt sừng và tỏi vào xào chung thêm 2 phút. Cho tiếp cá khô vào, xào chung từ 5-6 phút.

– Cho nước mắm đã pha vào, đun với lửa thấp liu riu cho đến khi nước mắm sánh và sệt lại, thịt có màu đẹp mắt thì rắc hành lá, ớt lên trên rồi tắt bếp. Bày ra đĩa và thưởng thức cùng cơm nóng.

6. Cá nướng sả ớt

Nguyên liệu:

– Cá chép (hoặc bất cứ loại cá nào tùy thích): 1 con

– Sả: 1 nhánh

– Ớt sừng: 1 quả

– Lá chanh: 5 lá

– Gừng: 1 miếng

– Sốt Mayonnaise, bột ớt, muối, tiêu xay, gia vị

Cách làm:

– Sả, ớt, lá chanh, gừng rửa sạch, thái nhỏ. Cá làm sạch, rửa sạch, thấm khô nước, dùng dao khứa trên mình cá vài đường để lát nữa cá mau ngấm gia vị. Trộn đều 2 thìa sốt Mayonnaise, 1 thìa cà phê bột ớt, 1 thìa cà phê muối, nửa thìa cà phê tiêu xay để làm sốt nướng cá.

– Cho hết sả, ớt, gừng, lá chanh vào bụng cá. Trộn hỗn hợp sốt lên toàn bộ cá. Lấy lá chuối hoặc giấy bạc bọc thực phẩm bọc cá lại và đặt lên khay nướng.

– Bật trước lò nướng trong 10 phút với nhiệt độ 230 độ C. Cho khay cá vào và nướng trong 25 phút. Bỏ cá ra, nướng trên lửa trong 1-2 phút cho cá vàng nếu muốn. Trình bày ra đĩa và thưởng thức.

7. Ruốc cá

Nguyên liệu:

– Cá rô phi (hay bất cứ loại cá nào tùy sở thích): 1 con

– Gừng: 1 nhánh

– Rượu trắng: 100ml

– Muối, mắm, mì chính, gia vị

Cách làm:

– Cá rô phi làm sạch, rửa sạch, để ráo. Gừng gọt vỏ, rửa sạch, giã giập, xát lên mình và trong bụng cá để khử mùi.

– Ướp cá với 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê mì chính, rượu trắng, để một lúc cho cá ngấm đều gia vị trong 10 phút. Cho cá vào hấp cách thủy 10 phút.

– Vớt cá ra, để nguội. Khi nguội lọc da và bỏ xương. Bắc chảo sạch lên bếp, khi chảo nóng cho thịt cá vào, rang khô.

– Trong khi rang, dùng muôi lớn chà mạnh để thịt cá được tơi và bông lên. Vừa chà vừa đảo đều tay để cá không bị cháy. Khi ruốc khô lại, có màu vàng là được. Có thể dùng ngay hoặc để nguội, cất trữ vào bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.

8. Canh riêu cá

Nguyên liệu:

– Cá ngần (hay bất cứ loại cá nào tùy sở thích): 300g

– Cà chua: 2 quả

– Dứa gọt vỏ: nửa quả

– Hành lá, gừng, tỏi, thì là, ớt

– Hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn, mì chính, gia vị

– Rau sống ăn kèm

Cách làm:

– Rửa sạch cá bằng nước muối loãng, ướp cá cùng hạt nêm, hạt tiêu, ớt. Hành tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Cà chua rửa sạch, cắt múi cau. Hành, thì là rửa sạch, thái nhỏ; dứa cắt miếng vừa ăn. Rau sống ngâm nước muối, rửa sạch, để ráo.

– Bắc chảo lên bếp, cho lượng dầu ăn phù hợp, xào chín cà chua, nêm nếm cho vừa ăn. Khi cà chua mềm, cho dứa vào xào chung. Đổ một phần nước lạnh vừa ăn vào, đun sôi.

– Nước gần sôi, thả cá vào, nêm nếm vừa miệng rồi để nhỏ lửa. Cho thì là, hành thái nhỏ vào, nêm thêm chút mì chính. Khi canh cá sôi và vừa ăn, múc ra tô và thưởng thức cùng rau sống.

9. Cá chiên xù

Nguyên liệu:

– Cá trắm phi lê (hay loại cá tùy vào sở thích): 0,5kg

– Bột năng, bột chiên xù, bột chiên xù

– Rau thì là

– Muối, hạt nêm, gia vị

Cách làm:

– Cá rửa sạch, thấm khô, thái miếng vừa ăn hình chữ nhật với kích cỡ tầm 2 đốt ngón tay. Thì là rửa sạch, cắt nhỏ. Ướp cá cùng muối, hạt nêm, xì dầu, thì là sao cho vừa ăn và để trong khoảng 10 phút cho ngấm gia vị.

– Cho vào cá đã ướp 5 thìa bột chiên giòn, 3 thìa bột năng, trộn đều lên. Đổ bột chiên xù ra đĩa, lăn từng miếng cá sao cho bột phủ kín, làm lần lượt cho đến khi hết cá.

– Bắc một chiếc chảo sâu lòng lên bếp, đổ lượng dầu ăn lớn vào, khi dầu sôi, từ từ cho từng miếng cá vào chiên, để lửa ở mức vừa. Khi cá vàng ruộm và có mùi thơm, vớt cá ra giấy thấm dầu, trình bày rồi thưởng thức.

10. Cá chiên mặn ngọt

Nguyên liệu:

– Cá hố (hoặc bất cứ loại cá nào tùy sở thích): 500g

– Hoa hồi: 1

– Tỏi: 6 tép băm nhỏ

– Gừng: 10g

– Gốc hành: 15g

– Tinh bột (hoặc bột chiên giòn), nước tương, sốt cà chua, đường, giấm, muối, dầu ăn, rượu nấu ăn, gia vị

Cách làm:

– Cá làm sạch, rửa sạch, thấm nước, cắt khúc. Gừng, gốc hành làm sạch, thái lát. Pha chế nước sốt: Hòa chung 20g đường, 30g giấm, 5ml sốt cà chua, 15ml rượu nấu ăn, 150ml nước lọc, khuấy đều.

– Lăn cá qua tinh bột hoặc bột chiên giòn, bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn vào. Khi dầu nóng, bắt đầu chiên cá cho chín vàng rồi đặt ra đĩa. Để lại chút dầu ăn trong chảo, phi thơm gừng, gốc hành, tỏi, hoa hồi.

– Thêm vào cá và nước sốt đã pha, đun với lửa nhỏ, rim cho cá ngấm đều và cạn bớt nước là được. Thưởng thức cùng cơm nóng.