Top 10 # Xem Nhiều Nhất Dụng Cụ Chế Biến Đồ Ăn Dặm Cho Bé Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Dụng Cụ Chế Biến Đồ Ăn Dặm Cho Bé

Từ lâu, người Nhật nuôi con ăn dặm theo một phương pháp khoa học khá đơn giản và dễ thực hiện. Trẻ em Nhật Bản đều được mẹ chúng tập ăn theo phương pháp này. Nhật Bản là quốc gia châu Á, lương thực chủ yếu của người Nhật là lúa gạo, thức ăn của họ cũng được chế biến từ cá, thịt, trứng, rau, củ, quả… Do đó, có thể nói phương pháp ăn dặm của Nhật dễ áp dụng với người Việt Nam.

Để đáp ứng cho nhu cầu cho trẻ ăn dặm đó, có rất nhiều các sản phẩm và dụng cụ hỗ trợ thật tiện lợi, giúp các bà mẹ tiết kiệm được thời gian, công sức mà vẫn cung cấp đầy đủ các bữa ăn dặm thật ngon, bổ dưỡng và phong phú cho con trẻ. Và các sản phẩm được các mẹ ưu tiên hàng đầu khi đến với cửa hàng Nhật Bản Hachi Hachi đó là bộ set làm đồ ăn dặm cho bé của Pigeon, và các khay đựng, hộp đựng thức ăn dặm.

Bộ set làm đồ ăn dặm cho bé Code: 4902508033268 của Pigeon

Bộ set gồm 6 sản phẩm: ca đựng, đồ vắt cam, cái chày gỗ nhỏ, thìa khuấy, bàn mài rau củ, và rây lọc

Với bộ set này, các mẹ sẽ đỡ vất vả hơn cho việc làm đồ ăn dặm cho bé, không còn phải mất thời gian nhiều cho những công đoạn xay, nghiền, luôc nhừ…thức ăn bằng phương pháp thủ công khác. Hiện tại, sản phẩm này được các mẹ rất tin dùng.

Khay đựng thức ăn dặm cho bé. Code: 4560177466710

Với 6 khay đựng tiện lợi, dùng để đựng thức ăn dặm cho bé trong giai đoạn tập ăn, giai đoạn sau cai sữa. Với nắp đậy khít, chắc và đảm bảo vệ sinh.

Có thể đậy nắp kín và bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. Có thể sử dụng khuôn đựng bằng nhôm hoặc silicon để đựng thức ăn, để có thể lấy ra và rã đông dễ dàng hơn

Khay đựng thức ăn dặm. Code: 4956810231805

Khay chia làm 8 ngăn nhỏ, giúp chia nhỏ thức ăn dặm: nước hoa quả, soup, ra nhiều phần khác nhau để bảo quản đông lạnh, rất tiện lợi cho việc ăn dặm của bé. Khay chia làm nhiều ngăn nhỏ nên giải đông rất nhanh chóng. Nắp đậy kèm theo nhằm tránh làm mất mùi thức ăn hoặc đổ vãi thức ăn

1 ngăn chứa được 50ml, kích cỡ thức ăn (vd: viên nước trái cây đã được làm đông lạnh) rất thích hợp với độ lớn của miệng bình sữa, tiện lợi khi làm tan thành nước cho trẻ uống. HDSD: cho thức ăn dặm hay nước trái cây vào từng ngăn.

Khi thức ăn nguội lại ở nhiệt độ bình thường, đậy nắp lại rồi bỏ vào ngăn đông. Thức ăn được đông lạnh khi muốn SD, chỉ lấy phần thức ăn cần thiết, phần còn lại, đậy nắp khay lại và tiếp tục làm đông lạnh, hoặc để vào dụng cụ khác để cho vào ngăn đông

Lượng ăn cho mỗi bữa và số bữa ăn dặm, chủng loại thực phẩm theo tháng tuổi Bé 5-6 tháng: ăn 1 bữa dặm/ngày.

Thời gian: Nên ăn vào bữa trưa

Đạm: 5-10 gr (cá thịt trắng: ít béo như tara, đậu phụ 25 gr, trứng: dưới 2/3 lòng đỏ, trứng ở Nhật to hơn ở VN)

Cháo 1:10 5 gr – 30 gr (gạo, mì, bánh mỳ)

Rau: 5-20 gr (cà rốt, bí đỏ, chân vịt, cà chua, kabu (giống su hào), bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo, quít)

Tập mỗi thứ mới luôn bắt đầu từ 1 thìa , và nên tập ít nhất 2 ngày để xem phản ứng đầu ra, dị ứng… Không ăn 2 thứ mới trong cùng một ngày (nếu có phản ứng thì không biết do cái gì). Như vậy, trong 2 tháng đầu tập ăn, hết tháng thứ 6 cũng vừa đủ thời gian để tập một vòng các loại thực phẩm kể trên. Lượng ăn là không đáng kể, mục đích chỉ là để tập, cho bé quen với thìa, quen với vị lạ, quen với thức ăn đặc hơn sữa một chút. Sau bữa dặm vẫn ăn sữa như thường.

Bé 7-8 tháng: ăn 2 bữa dặm/ngày.

Thời gian: sáng + chiều, cách bữa sữa ở giữa.

Nguyên liệu như giai đoạn trước cộng thêm:

Đạm: 10-15 gr (trứng: cả lòng đỏ, đậu phụ 40-50 gr, sản phẩm sữa bò: 85-100 gr, thịt lườn gà, natto, cá thịt đỏ (sau 8 tháng), gan gà)

Cháo 1:7 40-80 gr (corn flake, macaroni, )

Rau: 25 gr (natto, dưa chuột, nấm các loại

Bé 9-11 tháng: ăn 3 bữa dặm/ngày.

Bắt đầu từ giai đoạn này, ăn dặm được coi là nguồn dinh dưỡng chính thức của bé. Nếu bé ăn được ít thức ăn dặm thì bổ xung bằng sữa theo nhu cầu. Trong trường hợp phải lựa chọn giữa sữa, và dặm, (vì uống nhiều sữa mà đến bữa không muốn ăn cháo/cơm, nếu bớt sữa đi thì ăn dặm tốt hơn chẳng hạn), thì nên chọn dặm, vì thức ăn dặm cung cấp đầy đủ chất cho bé hơn.

Thời gian: Sáng, trưa, chiều.

Nguyên liệu như giai đoạn trước cộng thêm

Đạm cá 15 gr (thêm tôm đồng)

Đạm thịt lợn/bò/gà: 5-18 gr

Cháo 1:5~1:3 90-100 gr (thêm bún, miến)

Rau: 30-40 gr (thêm giá đỗ, măng, nori)

Bé 1 tuổi – 1,5 tuổi: 3 bữa/ngày.

Thời gian: Sáng, trưa, chiều.

Nguyên liệu như giai đoạn trước cộng thêm

Cá: 15-18 gr (thêm mực, tôm, cua, cá khô, trứng tăng lên 1/2-2/3 cả quả)

Thịt lợn, thịt bò: 5-18 gr

Rau: 40-50 gr (hầu như tất cả các loại rau)

Cơm nát 1:2 ~ cơm thường: 80-90 gr

Hình tổng thể các giai đoạn: 5-6, 7-8, 9-11, 12-18 tháng, cho khoai tây và cà rốt

Hình zoom giai đoạn 5-6 tháng và 7-8 tháng (hình cà rốt nhỏ hơn nên lân sang cả bên 9 tháng rồi)

Hình zoom giai đoạn 9-11 tháng và 12-18 tháng

Giai đoạn đầu kỳ (bé 5-6 tháng): Về nguyên tắc, không nêm gia vị, tuy nhiên có thể nêm như sau cũng được.

– đường trắng: 0 ~ 1/3 thìa con (0~1 gr)

– Bơ, magarine: o~1/4 thìa con (0~ 1gr) (bơ có muối)

Giai đoạn giữa kỳ (bé 7-8 tháng): Về nguyên tắc, không nêm gia vị, tuy nhiên có thể nêm như sau cũng được.

-Đường trắng: 2/3 ~5/6 thìa con (2~2.5 gr)

– Bơ, magarine: 1/2~5/8 thìa con (2~2.5 gr)

Giai đoạn cuối kỳ (9-11 tháng): lượng có thể nêm cho 1 bữa. Sách không nhấn mạnh về việc không nêm gia vị nữa.

– Đường trắng: 1 thìa con (3 gr)

– Bơ, magarine: 3/4 thìa con (3 g)

Giai đoạn hoàn thiện (1~1,5 tuổi): lượng có thể nêm cho 1 bữa.

– Đường trắng: 4/9 thìa nhỏ (4gr)

– Bơ, magarine (bơ có muối): 1 thìa nhỏ (4 gr)

– Muối: 1/15 thìa (0.4gr)

– Xì dầu: 1/2 thìa nhỏ (3gr)

– Tomato ketchup 10 g (2/3 thìa to)

– Muối: 1/50 thìa con (0.12 gr)

– Xì dầu: 7/50 thìa con (0.84 gr)

– Tomato ketchup: 3 g (3/5 thìa con)

Tập cho bé tự ăn: Về lý thuyết thì:

– Bé 6-7 tháng: cho bé cầm bánh khô để tự gặm ăn. Bánh dễ tan trong miệng, bé ko có răng vẫn ăn tốt.

– Bé 8 tháng: tập uống nước bằng ống hút

– 8-10 tháng: khi tay bé đủ khéo để đưa thức ăn vào miệng thì cho bé tự làm (tập ăn bốc)

– Bé 1 tuổi: tập cho bé cầm thìa, xúc thức ăn vào thìa và giúp bé đưa vào miệng

Review Sách, Dụng Cụ Chế Biến Đồ Ăn Dặm Cho Bé Tốt Nhất

Tìm hiểu: Đồ dùng ăn dặm cần thiết cho bé

1. Phương pháp ăn dặm cho bé mẹ nên biết

1.1. Phương pháp ăn dặm truyền thống (đút bằng muỗng)

Với phương pháp ăn dặm này thì khá quen thuộc với các bà mẹ Việt Nam. Phương pháp này được tiến hành khá đơn giản nguyên liệu là bột xay sẵn trộn lẫn với các loại thức ăn xay nhuyễn khác như thịt, cá, rau củ … Sau đó mẹ chỉ việc đút muống cho trẻ ăn và trẻ chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn đó mà thôi.

Ưu điểm:

Thức ăn xay nhuyễn bé sẽ dễ ăn với số lượng lớn ngày cả khi mới tập ăn dặm.

Mẹ sẽ không tốn thời gian chuẩn bị thực đơn cho bé cũng như tốn thời gian cho khâu chuẩn bị chế biến

Phương pháp này vì thức ăn luôn ở dạng nhuyễn nên hệ tiêu hóa của bé sẽ được bảo vệ tốt hơn.

Nhược điểm:

Quen với dạng xay nhuyễn sẽ ảnh hưởng tới phản xạ nhai, ăn thô của bé, bé sẽ không học được cách nuốt đồ thô.

Việc trộn lẫn thức ăn với nhau sẽ khó khăn trong việc phát hiện ra thực phẩm bé di ứng.

Bé sẽ không được biết tới mùi vị riêng của từng loại thực phẩm.

Không biết mùi vị riêng nên bé cũng sẽ chẳng biết được vị gì món gì là mình yêu thích.

1.2. Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy

Với phương pháp ăn dặm này thì được thịnh hành với các mẹ phương Tây nhiều hơn. Phương Tây thường ưu tiên việc ăn thô hơn là việc xay nhuyễn thực phẩm cũng không dùng thìa đút cho con mà để con tự ăn hoàn toàn. Phương pháp này được tiến hành bằng cách mẹ chuẩn bị đồ ăn dạng thô ( miếng) bé có thể dễ cầm, bốc được và sau đó dọn lên bàn trước mặt bé và để cho bé tự ăn hoàn toàn với nhưng gì bé thích.

Các mẹ có thể tìm hiểu thêm phương pháp này bằng cách tìm mua cuốn sách “ Ăn dặm bé chỉ huy” để có nhưng hiểu biết thêm chi tiết về phương pháp này.

Ưu điểm:

Phương pháp này giúp bé tập được các kỹ năng nhai, cầm nắm, sử dụng bàn tay ngón tay nhuyền nhuyễn ngày từ đầu.

Bé chủ động ăn và sẽ biết được món nào là hợp khẩu vị với bé .

Bé sẽ được học cách ngồi ăn với cả gia đình từ sớm.

Nhược điểm:

Phương pháp này không chú ý nhiều về lượng nên rất dễ gây sút cân cho bé vì thời gian đầu tập ăn bé sẽ không ăn được nhiều

Vì là đồ ăn thô ngày từ khi bắt đầu nên nguy cơ hóc nghẹn cao hơn.

Mẹ chắc chắn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để dọn dẹp ” chiến trường” sau mỗi bữa ăn của bé.

1.3. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp mà mẹ sẽ chuẩn bị cho bé cháo loãng qua rây với tỉ lệ 1:10 chứ không giống dạng bột. Các thức ăn thì sẽ được chế biến riêng và có độ thô theo từng độ tuổi phù hợp. Sau khi chuẩn bị xong thì vào khâu ăn bé sẽ được ngồi vào ghế ăn và chỉ tập trung ăn mà không được chơi, xem hay rong để ăn.

Các mẹ có thể tìm hiểu thêm phương pháp này bằng cách tìm mua cuốn sách “ Ăn dặm kiểu Nhật” để có nhưng hiểu biết thêm chi tiết về phương pháp này.

Ưu điểm:

Bé được làm quen với tất cả các mùi vị thực phẩm khác nhau ngày từ đâu, để biết được thực phẩm nào là yêu thích.

Tập được cho bé khả năng nhai thức ăn dạng thô.

Tập cho bé được thói quen ngồi ăn tập trung, không tốn thời gian ăn.

Nhược điểm:

Mất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị thức ăn

Mẹ sẽ phải dậy bé tập ngồi, tập cầm thìa xong mới có thể tiền hành ăn dặm khá tốn thời gian.

2. Một số bộ dụng cụ chế biến ăn dặm cho bé

Trong 3 phương pháp trên nếu như mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu nhật thì các mẹ biết rằng bên cạch các ưu điểm lớn thì nhược điểm của nó là tốn thời gian chuẩn bị rất nhiều vậy nên để giúp các mẹ khắc phục điều đó chúng tôi sẽ chia sẻ một số bộ dụng cụ chuẩn bị chế biến cho phương pháp ăn dặm này như sau:

2.1. Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm kiểu Nhật Pigeon

Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm kiểu Nhật cho bé được sản xuất từ nguyên liệu là chất liệu cao cấp có thể sử dụng được trong lò vi sóng, tuyệt đối an toàn cho bé. Với thiết kế khá bắt mắt, gọn gàng không tốn diện tích nhà bếp.

Chi tiết chọn bộ của sản phẩm bao gồm:

Chày: dùng để giã nhuyễn thức ăn cho bé.

Cối: dùng để nghiền, giã nát thức ăn. Mặt trong cối có các rãnh, giúp mài nhuyễn thức ăn cho bé.

Bát: dùng để đựng thức ăn cho bé.

Rây lọc: dùng để lọc thức ăn cho bé, sau khi đã mài nhuyễn thức ăn nhưng không muốn sử dụng phần bã.

Nắp đậy: đậy thức ăn cho bé.

Bàn mài thức ăn cho bé: dùng mài nhuyễn thức ăn cho bé.

Dụng cụ vắt trái cây

Thìa nhựa.

Giá chọn bộ sản phẩm khoảng hơn 300.000đ

Compi cũng là một thương hiệu của Nhật bản chuyên về sản xuất đồ dùng chăm sóc mẹ và bé với thương hiệu về chất lượng khá cao và được tin dùng từ các bà mẹ.

Bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật Compi được sản xuất trên dây chuyền hiện đại sử dụng nguyên liệu cao cấp, không có chưa chất độc hại BPA, rất dễ vệ sinh và làm sạch sau khi sử dụng. Sản phẩm này được thiết kế 2 size cho mẹ lựa chọn là size nhỏ và lớn.

Bộ chế biến ăn dặm này gồm có:

Đĩa bước 1 dùng để nghiền thức ăn thành nhuyễn mịn

Đĩa bước 2 để mài thức ăn thành miếng nhỏ, cả 2 mặt của đĩa đều có thể sử dụng được.

Đĩa bước 3 để nghiền thức ăn thành miếng nhỏ. Cả hai mặt của đĩa đều có thể dùng được. Đĩa này có thể dùng như nắp đậy trong lò vi sóng.

Bát trộn dùng để trộn đều hỗn hợp thức ăn nhuyễn. Có thể dùng được bát này trong lò vi sóng.

Ngoài ra bộ đồ ăn đầy đủ còn có thêm thìa dùng để đo lượng thức ăn và thìa ăn cho bé.

Giá của sản phẩm với size nhỏ khoảng 200.000vnd còn size lớn khoảng 650.000vnd

2.3. Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm kiểu Nhật Basilic

Basilic là thương hiệu phát triển tập trung với các dòng sản phẩm chăm sóc mẹ và bé. các sản phẩm của thương hiệu này luôn đáp ứng được độ ăn toàn, chất lượng cao đặt biệt an toàn cho trẻ nhỏ.

Bộ sản phẩm chế biến ăn dặm này được làm hoàn toàn bằng chất liệu cao cấp, không có chưa các chất độc hại, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên sản phẩm này không được khuyến cáo sử dụng trong lò vi sóng hoặc các nơi có nhiệt độ cao vì tính chịu nhiệt kém. Với thiết kế tinh tế gọn gàng dễ dàng sử dụng, nên mẹ có thể an tâm khi quyết định lựa chọn dòng sản phẩm này.

Bộ chế biến ăn dặm Basilic bao gồm 8 dụng cụ hỗ trợ các mẹ nấu ăn:

Cối: dùng để nghiền và giã nát thức ăn. Mặt trong cối có các rãnh, giúp mài nhuyễn thức ăn cho bé.

Chày: dùng để giã nhuyễn thức ăn giúp bé dễ dàng ăn.

Bát: dùng để đựng thức ăn cho bé khi giã hoặc nghiền.

Rây lọc: dùng để lọc thức ăn cho bé, sau khi đã mài nhuyễn thức ăn nhưng muốn bỏ lại phần bã.

Nắp đậy: dùng để bảo quản thức ăn cho bé, tránh bụi bẩn, côn trùng.

Bàn mài thức ăn cho bé: dùng mài nhuyễn thức ăn, gần giống tác dụng của cối và chày.

Dụng cụ vắt trái cây

Thìa nhựa được làm bằng chất liệu nhựa cao cấp, an toàn cho bé

Giá của sản phẩm khoảng 320.000vnd

Bộ sản phẩm chế biến ăn dặm Richell tới từ thương hiệu Nhật Bản ngoài yếu tố an toàn thì thương hiệu Richell còn hướng đến những tiện ích thông minh và an toàn cho cả mẹ và bé nhằm hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của bé trong những năm tháng đầu đời.

Bộ chế biến đồ ăn dặm Richell tiện dụng cho bé bao gồm: 8 sản phẩm

Cối: dùng để nghiền, giã nát thức ăn cho bé.

Rây lọc: dùng để lọc thức ăn sau khi làm nhỏ.

Nắp đậy: dùng đậy thức ăn trên chén.

Bát: dùng để đựng thức ăn cho bé.

Bàn mài: dùng mài nhuyễn thức ăn cho bé.

Đồ vắt cam: Dụng cụ vắt cam.

Thìa tập ăn: bằng nhựa.

Dụng cụ xắt và dằm thức ăn 2 trong 1

11 Dụng Cụ Chế Biến Ăn Dặm Cho Bé

01/03/2018 10:03

1. Lon nấu cháo

Lon nấu cháo rất tiện dụng cho các mẹ, nhất là những mẹ chưa biết thế nào là cháo 1:10, 1:7, 1:5…vì lon sẽ giúp mẹ nấu được cháo theo đúng tỉ lệ chính xác. Mẹ đặt lon vào nồi cơm điện nấu cơm chung với gia đình. Khi cơm chín thì cháo cũng chín.

Tuy nhiên lon này hơi nhỏ, nên chỉ dùng được giai đoạn đầu, khi bé ăn ít. Vì vậy để tiết kiệm mẹ có thể dùng ngay bát ăn cơm của nhà mình để nấu cháo, mẹ vẫn đong theo tỷ lệ 1:10, 1:7, 1:5,….sau khi đong xong mẹ đặt vào nồi cơm điện, khi cơm chín thì con đã có cháo theo đúng tỷ lệ trên.

Khi vào cuối giai đoạn 3 thường các mẹ đã quen cách nấu, nhiều mẹ không dùng lon này nữa, có mẹ tự nấu, có mẹ dùng nồi ủ, cũng có bé chuyển sang ăn cơm nát.

Nồi cơm Nhật có thời gian nấu khoảng 45 phút, cháo sẽ nở mềm. Nhưng với gạo Việt hay gạo Thái thì nên ngâm gạo trước khi nấu khoảng 20 phút. Cháo 1:10 thì 1 muỗng gạo, 10 muỗng nước; cháo 1:7 thì 1 muỗng gạo, 7 muỗng nước…

Cách sử dụng lon nấu cháo Pigeon

Khi cầm lon cháo lên, mẹ sẽ thấy lon có chia vạch và đánh số

Bên trong mặt lon có 3 cột: 1 cột 10, cột 7, cột 5 tương ứng với tỉ lệ cháo 1:10, 1:7, 1:5. Trên mỗi cột có số 1, 2, 3, 4… Tương ứng với số muỗng gạo. Khi nấu cháo 1:10, nếu mẹ múc 1 muỗng gạo thì đổ nước tới vạch số 1, nếu múc 2 muỗng gạo thì cho nước đến vạch số 2, tương tự khi nấu cháo tỉ lệ 1:7 hay 1:5.

2. Lưới rây

Nếu có được nguyên 1 bộ chế biến cho bé thì quá tuyệt, vì bộ này đã thiết kế riêng cho bé, kích thước lỗ của lưới rây đúng chuẩn, các dụng cụ kèm theo như chày, cối … đều có thể chồng lên nhau, nên rất thuận tiện sử dụng.

Nhưng đối với những mẹ muốn tiết kiệm ngân sách, mẹ có thể tìm mua các loại rây trong siêu thị hay chợ. Mẹ chỉ cần chú ý kích thước của các lỗ trên rây phải nhỏ, cỡ 2 x 2mm. Mua loại 1 lớp lưới thôi, không cần mua loại 2 lớp lưới, vì mẹ có thể rây 2 lần. Còn ngân sách mẹ thoại mái thì có thể mua cả 2. Khi không có dụng cụ rây, mẹ có thể thay thế bằng cái lọc trà.

3. Bàn mài

4. Cối có rãnh, chày

Cối có rãnh giúp cho thức ăn nhuyễn hơn. Cối và chày dùng để giã nhỏ thức ăn, nhất là những nguyên liêu như rau lá có gân, giã nhỏ rồi ray sẽ dễ hơn, hay cá mới hấp chín xong còn nóng, cho vào cối chày giã sẽ nát rất dễ, mà không bị nóng tay. Nếu mẹ không có loại cối có vân thì cũng không sao, giã sẽ lâu hơn thôi. Mẹ Việt Nam có thể dùng bộ chày cối của Việt Nam

5. Nồi, chảo nhỏ

1 nồi nhỏ và 1 chảo nhỏ có nắp (đường kính 12-14 cm), một lượng ít thức ăn cho bé. Nếu mẹ dùng nồi/chảo lớn, thức ăn sẽ bị dính gần hết vào trong nồi, chảo rất bất tiện.

6. Cân định lượng

Mẹ có thể dùng loại cân 1 kg hay cân 2 kg để đong lượng ăn cho chính xác. Cân loại này < 200 ngàn, rẻ hơn nhiều so với loại cân điện tử.

7. Chén, muỗng cho bé ăn dặm

Mẹ chọn muỗng plastic theo tiêu chí mềm, nong cho bé, dùng loại tốt, không độc hại. Trong tay mẹ nên có khoảng 10 cái muỗng vì sẽ có giai đoạn bé thích khám phá, thích cầm muỗng và quậy phá chén cháo, mẹ cứ đưa muỗng cho bé khám phá, đấy là bước đầu tập bé xúc thìa. Bé quăng muỗng thì mẹ lại đưa 1 muỗng sạch khác cho bé.

Chén cũng thế, mẹ nên dùng loại chén nhựa tốt, không độc cho bé, và cũng tạo điều kiện cho bé khám phá thức ăn bằng cách cho 1 ít thức ăn vào cho bé vọc, bốc, bóp nát …Mẹ có thể dùng nhiều chén nhỏ cho từng nhóm thực phẩm. Mẹ cũng có thể dùng loại đĩa 3 ngăn, loại dùng được trong lò vi sóng, để sẵn từng loại thức ăn, vì đi làm, mẹ sẽ để mẹ sẽ để sẵn trong tủ lạnh, đến giờ ăn, người nhà chỉ cần bỏ vào lò để hâm nóng cho con ăn. Dùng đĩa 3 ngăn hạn chế người nhà trộn tất cả vào cùng 1 chén.

Đối với những mẹ ít tiền, có thể tận dụng chén dĩa trong nhà, tuy nhiên mẹ nên mua 1 cái muỗng nhỏ vừa miệng bé, chết liệu như đã nói ở trên. Cái muỗng dễ chịu giúp bé dễ thích nghi với ăn uống hơn.

8. Ghế ăn dặm

Giai đoạn đầu khoảng từ 5-6 tháng, mẹ có thể cho bé ngồi loại ghế có chế độ ngã lưng theo nhiều nấc. Nếu kinh tế không khá giả, mẹ có thể tận dụng xe đẩy, cho bé ngồi vào đấy. Mẹ cũng cho thể cho bé ngồi tựa vào người hay tay mẹ (1 tay mẹ đỡ vai bé, 1 tay đút bé ăn) để phần thân trên của bé được giữ cao, ít nhất là 45 độ, để bé không bị sặc. Khi cổ bé vững rồi, mẹ có thể cho bé ngồi vào ghế thẳng lưng, quan trọng là đầu bé có thể tự giữ vững, khi ngồi ăn thì cứ hỗ trợ bé bằng cách chêm gối, khăn xung quanh.

Nên chọn loại ghế ăn có thể sử dụng từ khi bé bắt đầu ăn dặm đến khi bé được 3 tuổi. Như vậy, mẹ không lo chuyện phải đổi ghế cho phù hợp tuổi của bé. Chọn loại ghế ăn có mặt bàn rộng rãi để đặt đĩa thức ăn cho con, cho con có thể thỏa chí bốc thức ăn, tray trét trên bàn. Mẹ lưu ý là không nên mua loại ghế ăn có đồ chơi kèm theo, như loại ghế này có kèm đồ chơi là không nên.

9. Yếm ăn

Mẹ có thể dùng yếm vải, yếm nilon hay yếm nhựa tùy vào điều kiện và khả năng của mẹ. Yếm vải đơn giản và rẻ nhưng dễ thấm ướt xuống áo dưới, giặt phải chờ khô. Yếm nilon thì hơi nóng nhưng giá cả tương đối dễ chịu, mua loại có tay giúp giữ bé sạch sẽ, mẹ bật quạt sẽ khắc phục được khuyết điểm nóng của loại yếm này. Yếm nhựa thì sạch sẽ, dễ vệ sinh, mau khô, nhưng hơi đắt tiền.

10. Khăn ăn

Mẹ có thể dùng khăn giấy hay dùng khăn xô của bé, vì có thể dùng lại nhiều lần.

11. Báo cũ (hoặc tấm nilon lớn)

Mẹ dùng giấy báo cũ hay tấm nilon lớn lót ngay dưới ghế ăn của bé, giúp cho mẹ vệ sinh sàn nhà dễ dàng hơn, đỡ cực hơn, nhất là trong giai đoạn bé tập bốc hay tập xúc thức ăn. Sau khi ăn xong, mẹ chỉ việc cuộn báo lại bỏ hay rửa sạch tấm lót nilon.

Gợi Ý Cho Các Mẹ Những Dụng Cụ Chế Biến Đồ Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé

Những dụng cụ chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé

So với phương pháp ăn dặm theo truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật có sự phối hợp của các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên một thực đơn đa dạng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Nhờ đó kích thích trẻ thèm ăn đồng thời bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn.

Nồi nấu cháo là dụng cụ không thể thiếu trong việc chế biến đồ ăn dặm kiểu nhật cho bé

Đây là một trong những dụng cụ chế biến đồ ăn dặm theo kiểu Nhật không thể thiếu. Và một tin vui cho các mẹ đó là trên thị trường hiện nay, nồi náo cháo cho bé có rất nhiều loại khác nhau như nồi áp suất, nồi nấu chậm, nồi ủ,….

Tùy vào điều kiện kinh tế gia đình của mình, bố mẹ lựa chọn nồi nấu cháo phù hợp. Thậm chí các mẹ cũng có thể tận dụng nồi cơm điện của gia đình để nấu cháo cho bé vừa tiết kiệm một khoản chi phí vừa có thể nấu cho bé một lượng cháo ăn dặm vừa đủ trong một lần ăn. Mặt khác cách này khá nhanh và tiện dụng tuy nhiên bố mẹ cần đầu tư thêm một chiếc cốc nấu cháo.

Ngoài nồi nấu cháo, các bậc phụ huynh cần trang bị thêm một một nồi hấp để giữ thực phẩm luôn tươi ngon và không mất đi hàm lượng dinh dưỡng trong quá trình chế biến. Bên cạnh đó, các loại xoang, chảo cũng cần có để tiện dụng trong việc nấu đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé.

Bộ dụng cụ chế biến đồ ăn dặm kiểu nhật cho bé

Một bộ dụng cụ chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé cần phải đầy đủ là phải có:

+ Cối: được thiết kế trông rất chắc chắn, mặt trong của cối có các rãnh, giúp mài nhuyễn thức ăn, phía dưới có chân đế vững chắc. Nó có tác dụng nghiền, giã nát thức ăn cho bé một cách nhanh chóng.

+ Chày: dùng để giã nhuyễn thức ăn.

+ Rây: trong giai đoạn đầu khi bé mới tập ăn dặm, tần suất sử dụng dụng cụ này rất nhiều, nó có tác dụng lọc lấy phần thực phẩm nhỏ mịn cho vé ăn.

+ Bàn mài: thường được dùng để mài các loại thức ăn dạng lớn như táo, cà rốt… Lưu ý, thực phẩm cần phải luộc chính mới có thể mài.

+ Dụng cụ vắt nước trái cây như chanh, cam,… lấy nước ép cho bé uống

+ Bát: dùng để đựng thức ăn cho bé

+ Nắp đậy: vừa vặn với các dụng cụ còn lại, để bảo quản thức ăn.

+ Thìa nhựa

Cân và thìa định lượng

Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật để có thể xác định chính xác lượng thức ăn cho bé, bố mẹ nên trang bị thêm một chiếc cân 1kg để định lượng nguyên liệu và khẩu phần ăn của bé.

Bên cạnh đó để tránh tình trạng đặc loãng, mặn nhạt hay thừa thiếu chất béo, mẹ cũng nên đầu tư cho bé một chiếc thìa định lượng cùng 1 chiếc cốc.

Đồng hồ hẹn giờ

Dụng cụ này có tác dụng hẹn giờ trong quá trình chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé để tránh trường hợp thức ăn cháy khét hoặc bữa chín, bữa sống do mẹ sơ ý quên canh thời gian nấu.

Trong chế độ ăn dặm kiểu Nhật, trữ đông là một trong những dụng cụ không thể thiếu. Bởi sau khi chế biến các loại đồ ăn, các mẹ hãy dùng các loại hộp để phân loại và trữ đông chúng. Tuy nhiên, khi mua dụng cụ này các mẹ nên tìm mua những loại có nắp đậy để đảm bảo thức ăn của bé được bảo quản tốt.