Top 6 # Xem Nhiều Nhất Gà Ta Nấu Nấm Đông Cô Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Gà Nấu Nấm Đông Cô

Nguyên liệu dành cho 6 người: Gà ta 1 con khoảng 1,5 kg; nấm đông cô khô: 100 gr; nấm đông cô tươi: 100-200 gr; nấm rơm: 200 gr; táo khô: 100 gr; hạt sen: 100 gr; cà rốt: 1 củ; 1 trái bắp tươi; dừa tươi: 2 trái; tiêu xanh, hành ngò và gia vị nêm nếm.

Cách thực hiện như sau: Gà nên chọn gà ta vì thịt dai và ngọt hơn, khoảng 1,5 kg đến gần 2 kg là ngon nhất. Gà làm rửa sạch, chặt miếng vừa không quá nhỏ. Sau đó, ướp gà cùng với một ít hạt nêm, bột ngọt, muối, nước mắm ngon, tiêu xay, hành băm trộn đều trong vòng 20-30 phút.

Nấm đông cô khô ngâm mềm và luộc sôi khoảng 5 phút, vớt ra rửa lại rồi để ráo. Táo khô cũng luộc cho sôi vài phút rồi tắt bếp, lấy ra để ráo.

Nấm đông cô tươi, nấm rơm rửa sạch, để nguyên hoặc cắt làm đôi. Hạt sen rửa sạch, cà rốt cắt thành khúc nhỏ. Bắp cắt khúc khoảng làm 4 hoặc 5. Dừa tươi lấy nước và cho vào nước dừa một ít muối.

Tiếp tục cho ít dầu ăn vào nồi và phi thơm hành củ cho vàng. Sau đó cho gà vào xào đến khi thịt săn lại rồi mới cho nước dừa tươi vào khoảng săm sắp mặt gà là được.

Nên nấu với lửa lớn, khi nước sôi lên mới cho nấm đông cô khô, hạt sen, bắp vào nấu cùng. Nêm lại gia vị cho vừa ăn lần nữa rồi cho thêm táo khô, cà rốt vào. Lúc này giảm lửa nhỏ, nấu gà thật chín mềm mới cho nấm đông cô tươi, nấm rơm vào một lượt, cuối cùng mới thêm một ít hạt tiêu xanh vào rồi nhấc xuống.

Trình bày sản phẩm ra tô lớn và điểm một ít hành ngò lên trên mặt. Món gà nấu nấm có thể ăn kèm với bún tươi hoặc bánh mì đều ngon và hấp dẫn.

Thùy Trang (Nguồn: ngoisao.net)

Cách Làm Gà Nấu Nấm Đông Cô Ngon

Cách làm gà nấu nấm đông cô làm món ăn ngon này cuối tuần hay làm món đãi tiệc đều thơm ngon, ấm bụng bởi thịt gà giàu dinh dưỡng, chất béo.

Nguyên liệu cần có cho món ăn này

+ 1 con gà ta thả vườn + 100 gam nấm đông cô khô + 2 củ cà rốt + 2 trái dừa xiêm + 2-5 củ hành tím + 100 gam ngò rí xanh + gia vị: muối, tiêu xay, bột ngọt, nước mắm ngon, dầu ăn, bột ngũ vị

Món gà nấu tiêu, gà nấu lagu hay gà nấu pate là những món ăn ngon từ thịt gà giàu chất đạm, giàu dinh dưỡng mà thịt gà dai ngon, thơm lừng. Do đó, các bà nội trợ thường chọn món ăn ngon ngày cuối tuần từ thịt gà hầm mềm với các loại rau củ quả dùng kèm bánh mì nóng giòn. Cách làm gà nấu nấm đông cô là một trong những cách nấu thịt gà với nấm vừa bổ dưỡng vừa thơm ngon mùi nấm dai dai.

Cách làm gà nấu nấm đông cô ngon

Món gà nấu nấm đông cô ngon bởi thịt gà ta thả vườn vừa chắc thịt vừa bổ dưỡng nên các bạn chọn mua gà ta đem về rửa sạch bằng nước muối pha loãng rồi chắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó ướp vào thịt gà hành tím băm nhỏ, bột ngũ vị hương, ớt bột, muối, tiêu xay, bột ngọt, chút đường rồi trộn thịt gà xong cho thịt gà thấm gia vị chừng 10 phút. Trong lúc chờ thịt gà thấm gia vị thì bạn ngâm nấm đông cô khô trong nước lạnh chừng 20 phút cho nở to thì cắt miếng từng tai nấm làm hai. Cà rốt gọt vỏ ngoài rồi tỉa hoa, cắt lát dày 2 cm cho vào rổ thưa.

Thực hiện món gà nấu nấm đông cô tươi, bạn bắt nồi nấu cỡ trung bình lên bếp cho nóng rồi cho dầu màu diều vào cho nóng thì cho hành tím băm nhỏ vào phi thơm. Sau đó cho gà đã tẩm ướp vào xào cho săn chắc thịt thì cho nước dừa ngâp mặt thịt gà, vặn lửa vừa cho thịt gà chín mềm, thấm gia vị. Khi nước dùng gà hơi cạn, thịt gà chín săn thì cho nấm đông cô, cà rốt vào nấu cùng gà cho đến khi nấm đông cô, cà rốt chín mềm, nêm nếm gia vị vừa miệng thì tắt bếp.

Nấm Đông Cô Kỵ Gì?

Với công dụng điều hòa khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch, trợ giúp tiêu hóa, nấm đông cô đã trở thành một trong những loại thực phẩm cực kì hữu ích, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe của con người.

Tuy nhiên các bà nội trợ thường chế biến nấm đông cô với các loại thực phẩm khác. Vô tình không biết nấm đông cô kỵ gì?

Nấm đông cô có dạng như cái ô, đường kính 4-10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng.

Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ. Nấm mọc ký sinh trên những cây có lá to và thay lá mỗi mùa như dẻ, sồi, phong. Loài thực vật này mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Ở Mỹ, nông dân trồng nấm đông cô tại các trang trại. Mỗi khúc gỗ có thể cho nấm ký sinh 3-7 năm. Nấm đông cô chứa khá nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin, chẳng hạn như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê…

Nó có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin tối cần cho cơ thể (tức là những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được).

Nấm cũng có một số alcool hữu cơ mà khi nấu chín, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt của nó.Vì Shiitake có chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể nên những người ăn chay nên dùng thường xuyên loại nấm này . .

Mũ nấm lớn khoảng 5-20 cm; màu nâu vàng, nâu xám, nâu đậm, co hình cong; mũ và thân mọc chắc liền nhau .

Dưới mũ: trắng nhạt, hơi vàng nâu, mọc tròn và có dạng răng cưa Thân: vàng nâu, mọc moc xéo qua một bên , hoặc ở trung tâm Thịt nấm: từ trắng đến có màu vàng lạt Mùa nấm: quanh năm trồng nấm trên thân cây Mùi vị: thơm, giống như hành

Nấm đông cô là loại nấm rất lành, ít hoặc gần như không có ghi nhận trường hợp nấm đông cô gây ngộ độc hoặc kỵ với các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên cần lưu ý các điểm sau khi chế biến Nấm Đông Cô :

Rửa nấm quá kỹ trước khi chế biến

Thực tế cho thấy rằng, nấm chỉ mọc được trong môi trường sạch. Do đó, nếu rửa nấm quá kỹ sẽ làm mất đi những dưỡng chất của nấm. Hơn nữa nấm sẽ hút rất nhiều nước và khi ngấm nước vào thì nó sẽ bị nhạt khi nấu. Do đó, với nấm tươi bạn chỉ nên rửa qua nước sạch, cắt chân nấm và để ráo nước. Tốt nhất là các bà nội trợ nên chọn nấm ở những cơ sở chất lượng đảm bảo và dùng khăn ẩm lau sạch.

Hoạt chất của nấm tác dụng với nồi nhôm sẽ khiến nấm bị ngả màu thâm đen. Do đó, bạn không nên dùng vật dụng bằng nhôm để xào nấu nấm.

Thực chất nấm rất dễ hút chất lỏng và nước, nếu bạn có cho nhiều dầu ăn vào để xào cũng không phát hiện ra điều đó. Tuy nhiên, hậu quả của việc cho nhiều dầu ăn vào nấm là khiến chúng làm cản quá trình hấp thụ dinh dưỡng của nấm vào cơ thể, gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí có thể khiên bạn mắc chứng trào ngược dạ dày.

Không nấu chín hoàn toàn

Khi chế biến nấm, bạn cần đun sôi trong khoảng từ 5 – 10 phút để đảm bảo rằng nấm đã chín hoàn toàn và không gây hại cho cơ thể. Nếu bạn nấu nấm không kỹ, các chất trong nấm có thể khiến bạn khó tiêu, hoặc các vi khuẩn chưa được tiêu diệu hết sẽ gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, nấu nấm ở nhiệt độ thấp sẽ ra nhiều nước khiến món ăn bị mất mùi, vị, màu sắc và thẩm mỹ của món ăn cũng không còn nữa. Do đó, xào nấu nấm nên nấu dưới ngọn lửa lớn sẽ ngon hơn rất nhiều.

Ăn nấm tránh uống đồ lạnh

Nấm có tính hàn, bổ âm, nếu bạn uống kèm trà đá, nước giải khát lạnh…, nhìn chung là các thức uống thanh nhiệt, giải khát sẽ khiến bạn bị lạnh bụng, dễ bị đau bụng, khó chịu.

Khi chế biến nấm khô, người ta thường phải ngâm nấm để chúng nở ra và tất nhiền chúng ta nghĩ rằng nước ngâm nấm khá bẩn và sẽ đổ đi.

Tuy nhiên, đó là cách làm tai hại khiến bạn vứt bỏ khá nhiều chất dinh dưỡng của nấm mà chỉ còn ăn lại các “xác” của nó mà thôi. Nước ngâm nấm chứa đầy dung dịch được tiết ra từ nấm, đồng nghĩa với việc các chất dinh dưỡng đã theo nước ra khỏi nấm. Do đó, không nên bỏ nước ngâm nấm khô đi mà nên lắng lại, chắt cặn đi và cho nước ngâm nấm vào nồi canh, hầm mùi vị sẽ ngon và thơm hơn.

Đối với nấm tươi: Màu sắc phải tươi, không bị dập nát, mùi thơm tự nhiên. Không mua nấm mà chóp có nếp nhăn hay thâm đen. Mua loại nấm có lớp tơ mỏng bọc trên chóp nấm. Cuống nấm chắc chắn, màu sắc đồng đều. Nếu nấm đã nở thành lá thì các tia phải đều, đẹp, và khô ráo. Đối với nấm khô: Chọn loại chắc, không đứt gãy, không có vết mốc màu trắng. Đối với nấm tươi: Nên dùng trong mười hai giờ sau khi thu hái. Để bảo quản nấm tươi lâu mà không bị mất chất bạn nên cắt rễ, nhúng nấm vào nước sôi trong 1-2 phút rồi rửa lại nước lạnh.

Công dụng của nấm đông cô

Các nhà khoa học đã chiết xuất được chất lentinan và Lentinula Edodes mycelium (LEM) từ nấm đông cô . Đây là 2 chất chính tạo nên tác dụng dược lý của loại nấm này.

Một nghiên cứu tại Nhật cho thấy, những bệnh nhân ung thư đang hóa trị nếu dùng thêm Lentinan thì hiệu quả hóa trị sẽ tăng lên, khả năng sống sót cao hơn và sự tiến triển của ung thư sẽ bị kìm hãm. Vì vậy ở Nhật, Lentinan đã được chấp nhận như một liệu pháp phụ trợ trong tiến trình dùng hóa trị liệu.

– Lentinan đã được chứng minh là có khả năng kích thích các tế bào của hệ miễn dịch (như tế bào lympho ở máu ngoại vi) làm tăng sức đề kháng. Nó cũng kích thích các “tế bào sát thủ tự nhiên” trong cơ thể để chúng tấn công những tế bào ung thư.

– Nấm đông cô chứa chất Eritadenin, có tác dụng làm hạ cholesterol bằng cách làm tăng sự thoái biến cholesterol trong gan. Loại nấm này còn làm giảm tác dụng tăng cholesterol của chất béo và giúp hạ huyết áp.

– Các nhà khoa học Nhật cũng đã tiến hành những nghiên cứu về tác dụng chống virus của nấm đông cô. Kết quả là chất LEM trong loài thực vật này giúp tạo ra kháng thể chống virus viêm gan B. Trong số 40 bệnh nhân viêm gan B mạn tính đã được uống LEM 6 g/ngày trong 4 tháng, tất cả đều giảm triệu chứng viêm gan, có 15 người hết sạch virus B. Chất LEM còn làm chậm sự tiến triển của ung thư gan, bảo vệ tế bào gan. Các thử nghiệm cũng cho thấy, chất Lentinan đơn độc không có tác dụng gì đối với HIV, nhưng nếu phối hợp với AZT thì tác dụng diệt virus tăng lên 24 lần so với dùng AZT đơn độc.

– Lentinan còn có khả năng giúp những người bị lao phổi chống lại độc tố của vi khuẩn lao. Nếu sử dụng Lentinan 1 g/ngày, mỗi tuần 2 lần thì tỷ lệ opsonin trong máu rất cao, có thể ngăn chặn hoàn toàn độc tố của vi khuẩn lao trong cơ thể.

Nấm đông cô khô tốt không?

– Nấm đông cô khô hay tươi đều có tác dụng điều hòa khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch, trợ giúp tiêu hóa.

– Trong Đông dược, nấm đông cô được coi là vị thuốc bổ nổi tiếng, được tôn là “dược liệu” chống suy lão và trường thọ.

– Theo y học cổ truyền, nấm đông cô vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hoà huyết, tiêu đờm, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá…

– Nấm đông cô được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipit máu, trẻ em suy dinh dưỡng…

MUA NẤM ĐÔNG CÔ Ở ĐÂU UY TÍN?

Đặt mua nấm đông cô, giao hàng tận nơi vui lòng gọi:

0966274107

Hướng Dẫn Cách Làm Gà Nấu Nấm Đông Cô Cho Cả Nhà

Nguyên liệu

Con gà độ 1,2 kg

Nấm đông cô (nấm hương): 50g

Hành tây: 2 củ

Cà rốt: 2 củ

Nước dừa xiêm: 500ml

Gia vị: muối, tiêu, đường, nước tương, dầu mè, dầu hào, hạt nêm, dầu ăn,…

Hành tím băm.

Bột năng

Rượu trắng

Rau mùi

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, gà khi mua về làm sạch, rửa sơ qua muối hay rượu trắng để khử mùi của gà rồi rửa sạch, thấm cho ráo. Tiếp đến chặt miếng vừa ăn.

Nấm đông cô rửa sạch rồi ngâm qua nước muối pha loãng cho nấm nở, sau đó rửa sạch, cắt chân. Tiếp đến ướp với chút nước mắm và đường.

Hành tây bóc bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái múi cau. Hành tím cũng bóc bỏ vỏ, rửa sạch dồi đập dập, băm nguyễn. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn. Rau mùi, nhặt bỏ rễ, rửa sạch.

Bước 2: Ướp thịt gà

Khi đã sơ chế thịt gà xong, ta cho thịt vào bát to, tiếp đến ướp với chút gia vị gồm ít muối, hạt nêm, bột ngọt và chút tiêu trộn đều. Để thịt khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.

Bước 3: Hầm gà với nấm

Khi thịt đã ngấm gia vị, giờ thì bắc chảo lên bếp cùng với ít dầu ăn, khi dầu sôi thì cho hành tím băm nguyễn vào phi thơm. Tiếp đến cho hành tây, nấm hương và cà rốt vào xào, nêm thêm chút gia vị gồm 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê đường vào trộn đều sau đó trút ra ngoài. Vẫn cái chảo đó, cũng đun sôi ít dầu ăn rồi cho hành tím vào băm nhuyễn phi thơm. Cuối cùng cho gà vào xào cho săn kỹ.

Tiếp đến cho nước dừa vào thịt gà đun sôi cùng với cà rốt và nấm đông cô vào nấu cùng. Nêm thêm ít gia vị gồm muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm và 1 muỗng canh bột năng đã được hòa tan với nước vào nấu đến khi các nguyên liệu chín mềm và nước sền sệt thì cho hành tây vào, nêm nếm cho vừa ăn thì tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thành

Khi món ăn hoàn thành, giờ chỉ việc múc gà ra để ít rau mùi lên trên dùng kèm với cơm trắng hay bún sẽ rất ngon. Món gà nấu nấm vừa thơm ngon, hấp dẫn đầy chất dinh dưỡng sẽ không làm khó các thành viên khó tính trong gia đình mình.

Món gà hầm nấm linh chi

+ Đùi gà 4 cái

+ Nấm hương 4 cái

+ Nấm linh chi 40 gr

+ Muối 5 gr

+ Rượu trắng 10 ml

+ Nước tương 10 ml

+ Bột bắp 5 gr

+ Gừng băm 5 gr

+ Hành lá 2 nhánh

+ Dầu mè 10 ml

+ Đường trắng 5 gr

+ Muối 1/2 muỗng cà phê

Đùi gà rửa sạch, lọc phần thịt gà. Thái thịt gà thành miếng. Cho thịt gà vào tô, thêm 1/2 muỗng cà phê muối, 10ml rượu, 10ml nước tương, 10ml dầu mè, 5g gừng băm, hành lá cắt khúc và 5g đường vào trộn đều. Ướp thịt trong thời gian 30 phút.

Nấm linh chi bỏ rễ, nấm hương thái lát. Cho nấm vào tô thịt gà đã ướp trộn lên và hấp chín. Tận dụng khay hấp của nồi cơm điện khi nấu cơm để hấp cũng được.

Gà hấp nấm linh chi món ăn già dinh dưỡng, ngon miệng, bên ngoài phủ lên cùng nấm linh chi và nấm hương cắt nhỏ, đem hấp chín tới. Cách chế biến hấp vẫn giữ lại được những chất dinh dưỡng nguyên chất đảm bảo ai cũng phải thích cho mà xem.

Cách làm canh gà nấu nấm rơm

Nguyên liệu

– Gà : 400g

– Nấm rơm : 300g

– Cà rốt : 1 củ nhỏ

– Hành khô, sả , ớt

– Gia vị : nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm, muối

Cách làm như sau

– Hành khô , ớt , sả băm nhỏ.

– Thịt gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, sau đó các bạn hãy mang ra rửa lại với muối. Cho gà vào ướp hạt tiêu, hạt nêm, sả , ớt, hành băm. Trộn cùng với gia vị, ướp thịt gà trong khoảng 30 phút.

– Chọn mua nấm rơm tươi, người mua nên chọn loại nấm có búp tròn , tươi. Mang về rửa sạch, sau đó thái nhỏ.

– Cà rốt rửa sạch, cắt khúc.

– Cho dầu vào chảo, phi thơm hành tím cùng với dầu ăn, cho gà vào xào săn, rồi cho nước ngập khoảng nửa thân gà.