Top 15 # Xem Nhiều Nhất Học Nấu Cháo Lòng Ngon Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Leparkspa.com

Cách Nấu Món Cháo Lòng Ngon

Xương lợn: Xương sẽ được dùng để ninh lấy nước nấu cháo, giúp nồi cháo được ngọt và ngon hơn. Phần xương lợn bạn có thể chuẩn bị xương cục hoặc xương ống với khối lượng khoảng nửa cân, không cần quá nhiều.

Phủ tạng lợn: Để nấu cháo lòng, phần phủ tạng lợn là nguyên liệu quan trọng nhất. Phần phủ tạng này bạn cần chuẩn bị bao gồm: Lưỡi lợn (1/2 cái), tiết lợn (2 lạng), tim, gan, lòng non, lòng già, dạ dày, lá lách…Rau gia vị: Rau để cho vào nồi cháo lòng cũng là phần nguyên liệu bạn cần chuẩn bị kỹ để đảm bảo được mùi vị của món ăn. Các loại rau bạn cần chuẩn bị để nấu cháo bao gồm: hành lá, hành tím, rau răm, mùi tàu, mùi thơm, rau húng quế…

Bước 1: Ngâm gạo và làm nước nấu cháo

Rửa sạch và chặt nhỏ phần xương lợn sau đo cho vào trần qua trong nước sôi để xương hết bọt bẩn rồi đổ ra rửa kỹ xương lại một lần nữa. Tiếp đến, bạn cho xương vào ninh kỹ với khoảng 3 lít nước lọc hoặc tuỳ theo lượng cháo bạn muốn nấu đặc hay loãng và 2 củ hành tím nướng vàng thơm. Trong lúc chờ ninh xương, bạn vo lẫn gạo tẻ và gạo nếp rồi sau đó cho gạo vào ngâm. Bạn cũng có thể giã dập hột gạo trước khi ngâm để khi nấu cháo gạo được nở bung nhanh hơn và nồi cháo sánh hơn.

Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu khác

Phần lưỡi lợn, bạn đem rửa sạch và bóp kỹ với chanh, dấm, muối cho sạch mùi hôi. Phần lòng lợn và các phần phủ tạng khác, bạn cũng thực hiện tương tự. Làm sạch xong, bạn cho hết các phần nguyên liệu này vào luộc chín. Riêng với phần lòng già, bạn sẽ tiến hành dồi với phần tiết + mỡ + đỗ + rau gia vị + lạc rang giã nhỏ rồi sau đó mới luộc chín sau. Chia phần tiết lợn đã chuẩn bị làm hai phần. Một phần, bạn để cho tiết đông lại rồi đem luộc chín cùng với phần phủ tạng. Phần thứ hai, bạn cho một chút gia vị + hành răm đánh đều rồi để nguyên, khi nào cháo gần được sẽ cho vào nồi cháo.

Bước 3: Hoàn thiện món cháo lòng

Khi xương đã ninh được, bạn cho phần gạo đã ngâm vào nấu cháo. Nên nấu ở mức lửa vừa phải để hạt cháo chín đều và nở bung. Trong quá trình nấu, thỉnh thoảng bạn khuấy đều tay và khuấy nhẹ để cháo không bị khê. Khi nồi cháo ninh với nước xương gần được, bạn cho tiếp phần nước luộc lòng vào khuấy đều và tiếp tục ninh cháo như bình thường. Cứ đun nhỏ lửa như vậy cho tới khi nồi cháo chuẩn bị được thì bạn trút phần tiết đã pha vào, khuấy đều và đun sôi cháo khoảng 3 – 5 phút nữa thì rắc phần rau thơm gia vị thái nhỏ vào nồi.

Cách Nấu Cháo Lòng Gà

Nguyên liệu để nấu cháo lòng gà:

100gr mề gà

100gr tim gà

2 hoặc 3 miếng má đùi gà

100gr giá

100gr nấm bào ngư

1 nắm gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp

Hành, gừng, chanh ớt

Gạo rang cho vàng.

Cho nước vào chừng 3 lóng tay.

Giá đỗ và nấm rửa sạch.

Nấm bào ngư xé sợi nhỏ.

Tim và mề gà bóp muối rửa sạch.

Thịt gà rửa sạch.

Cho thịt gà vào để nhỏ lửa đến khi thịt chín thì vớt ra để nguội xé nhỏ.

Khi cháo sôi cho hành và gừng vào, nêm vào trong cháo 1 muỗng hạt nêm gà, 1 muỗng muối, 2 muỗng đường, nếm sao cho hợp khẩu vị.

Nấm bào ngư cho lên chảo xào cho vừa chín, trút nước vào trong nồi cháo.

Phần nấm để riêng.

Tim và mề gà xào chín với toỉ để khử mùi, trút lại vào nồi cháo khi cháo đã chín, và để sôi chừng 5 phút là tắt bếp, đun lâu mề gà sẽ teo lại và dai mất ngon.

Cho giá đỗ vào tô, múc cháo vào, xếp thịt gà và nấm lên, thêm ít hành lá; hành phi cùng chút tiêu cay, ăn nóng vừa ăn vừa xuýt xoa rất ngon

Thêm một cách nấu cháo lòng gà ngon nữa!

Mề gà, tim gà, lườn gà rửa sạch, cắt làm đôi nếu thích. Giá đỗ nhặt, rửa sạch, để ráo nước. Hành tây bóc vỏ, cắt mỏng.

Nấm bào ngư, hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Gừng gọt vỏ, cắt mỏng còn chanh, ớt thì cắt miếng nhỏ.

Cho gạo tẻ vào nồi cùng 1 lít nước, nấu sôi. Luộc sơ qua lườn gà, vớt ra, xé thành sợi. (Có thể rang qua gạo tẻ trên chảo trước khi cho vào nấu để cháo nhanh chín.)

Khi cháo sôi, cho hành tây, gừng vào, khuấy đều và nêm gia vị muối, hạt nêm cho vừa ăn, nấu thêm khoảng 10 phút.

Phi thơm tỏi băm với dầu ăn, cho nấm bào ngư, lườn gà xé sợi vào, xào khoảng 5 phút, cho ra đĩa.

Tiếp tục sử dụng chảo đó, xào chín mề gà, tim gà. Cuối cùng, múc cháo ra tô, thêm giá đỗ, mề gà, tim gà, nấm bào ngư, lườn gà đã xào vào, rắc hành phi, hành lá lên trên là xong rồi! Ăn cùng với chanh và ớt sẽ rất ngon đấy.

Top 5 Cách Nấu Cháo Lòng Ngon Nhất 2022

Nội Dung Chính Của Bài Viết

Cháo lòng gạo tẻ

– Nguyên liệu:

600g lòng heo

½ ống gạo tẻ

Khối huyết heo nhỏ 1 muỗng bột canh

2 muỗng cà phê bột ngọt

Hành, ngò, gừng.

Chanh, tiêu bột, nước mắm, muối

– Cách chế biến:

Bước 1: Lòng heo dùng muối và chanh xát kỹ, rửa thật sạch.

Bước 2: Cho lòng heo vào nồi cùng 1 miếng gừng nhỏ đập dập, luộc chín tới sau đó vớt ra cho vào tô nước đá có vắt thêm chanh để lòng được trắng giòn. Nước luộc lòng để lắng và lọc sạch.

Bước 3: Gạo tẻ cho vào chảo rang thơm sau đó trút vào nồi nước luộc lòng heo để nấu cháo, lấy một nửa lòng heo cắt miếng vừa ăn thả vào nồi cháo, nêm vào 1 muỗng bột canh.

Bước 4: Khi hạt gạo đã nở bung bạn cho thêm vào nồi cháo huyết cắt khối vừa ăn, 2 muỗng cà phê bột ngọt.

Bước 5: Hành ngò rửa sạch, thái nhỏ. Phần lòng heo còn lại thái miếng vừa ăn. Múc cháo ra tô, cho lòng heo lên trên, thêm hành ngò, rắc tí tiêu, vắt chanh. Ăn nóng sẽ rất ngon.

Nấu cháo lòng theo cách truyền thống của người Hà Nội

– Nguyên liệu: Phần cháo lòng:

300g phèo non

300g dồi trường

400g cuống họng heo

200g gan heo 1 quả tim 1 cái bao tử heo

200g huyết hậu màu đỏ thẫm còn tươi

150g huyết heo luộc

300g gạo

Phần rau thơm ăn kèm

Phần làm dồi

Ruột heo mua về dùng muối và chanh chà xát để rửa lòng cho thật sạch nhiều lần.

Còn các nguyên liệu khác băm nhỏ sau đó dồn vào ruột heo. Bỏ vào nồi luộc lên. Khi chín hẳn bạn vớt ra dĩa để nguội rồi cắt lát mỏng vừa ăn.

Cách luộc lòng heo:

Dùng chanh và muối để chà xát lòng heo và rửa nhiều lần cho thật sạch.

Cho lòng vào luộc khi nước sôi sùng sục, thời gian luộc lòng khoảng 30 phút. Khi lòng chín thì vớt lòng ra tô nước chanh pha loãng rửa qua rồi cho vào tô nước đá ngâm cho giòn. Vớt lòng ra cắt mỏng.

Cách nấu cháo lòng:

Gạo cho vào chảo rang cho đến khi gạo chuyển sang đục và bắt đầu cháy xén thì cho vào nồi luộc lòng nấu cháo. Khi cháo chín nhừ cho huyết vào nấu chung để cháo lòng có màu nâu nâu đẹp mắt và vị ngọt. Nêm nếm muối, bột ngọt, đường, mắm cho vừa ăn.

Nấu cháo lòng thơm ngon như ngoài tiệm

Nguyên liệu:

300g phèo non

300g dồi trường

400g cuống họng heo (chú ý lấy phần dính nhiều thịt)

200g gan heo

1 quả tim heo

1 cái bao tử heo

200g huyết hậu (phần huyết còn lỏng)

150g huyết heo luộc

300g gạo trắng

Rau sống, giá, hành, hẹ, tỏi phi, ớt

Lòng các loại sơ chế thật kỹ, rửa sạch nhiều lần, rửa qua nước muối và nước giấm để giảm mùi tanh cũng như làm mất độ nhớt của lòng.

Khi luộc lòng, để lòng được trắng, giòn, nên cho lòng vào nước luộc khi nước sôi, không nên cho lúc nước còn lạnh hay vừa ấm. Khi luộc, để lòng không bị tanh, nên cho vào một vài lát ớt. Thời gian luộc lòng cũng không nên quá lâu, khoảng 35 phút . Khi lòng chín, nhanh chóng vớt ra, rửa sơ qua nước lạnh rồi ngâm vào thau nước đun sôi để nguội có vắt ít chanh, ngâm một lúc rồi rửa sạch lòng lần nữa. Cuối cùng, ngâm lòng vào nước đá lạnh để lòng được giòn. Vớt ra, cắt mỏng.

Cách nấu cháo:

Gạo bắc lên bếp rang cho đến khi thấy gạo đục, có hạt hơi ngả vàng cũng được, sau đó vo sạch rồi cho vào nồi nước vừa luộc lòng để nấu. Việc rang sẽ giúp gạo rất mau nhừ khi nấu.Khi gạo đã nhừ, cho huyết hậu vào, màu cháo hơi ngả nâu là được. Nêm nếm muối, đường, bột ngọt, nước mắm cho vừa ăn. Có thể cho hành hoặc tỏi phi vào cho thơm.

Múc cháo ra tô, rắc hành lá cắt nhuyễn, tiêu xay lên mặt. Người miền Nam khi ăn cháo lòng thích bỏ thêm giá hẹ. Bạn cũng có thể ăn theo cách này nếu thích. Có thể dọn lòng ra đĩa riêng hoặc cho vào cháo rồi múc. Khi dọn, nhớ kèm chén nước mắm trong có ớt cắt lát. Lòng khi ăn kèm với rau sống, chấm nước mắm rất ngon.

Nấu cháo lòng theo cách của người miền Nam

– Nguyên liệu

Gạo tẻ 250 gam

Mỡ cơm sôi 100 gam

Gạo nếp 50 gan

Gan lợn 200 gam

Phổi 80 gam

Lòng già 250 gam

Tiết lợn 150 gam

Dạ dày 150 gam

Lòng non 250 gam

Tim lợn 50 gam

Hạt tiêu, nước mắm, mì chính, phèn chua

Rau mùi, hành hoa, rau răm, rau húng, lá xương xông

– Cách chế biến:

Bước 1: Làm sạch lòng non và dạ dày bằng cách ngâm vào nước phèn chua. Sau đó rửa sạch lại với nước và cho vào nồi nước sôi luộc cho chín tới rồi vớt ra bỏ vào chậu nước lạnh để lòng và dạ dày không bị đen.

Bước 2: Tiếp tục cho phổi, tim và gan lợn cho vào nồi nước sôi luộc chín tới rồi vớt ra để nguội.

Bước 4: Đem các nguyên liệu sau băm lẫn với nhau: rau thơm + húng + xương xông + hành hoa + tiết lợn + mỡ cơm sôi. Sau đó cho vào bát trộn đều với nước mắm và hạt tiêu. Tiếp theo nhồi hỗn hợp này vào lòng già đã làm sạch và buộc chặt hai đầu lại sau đó bỏ vào nồi nước luộc lòng đun sôi.

Bước 5: Trộn gạo nếp và gạo tẻ với nhau rồi đem vo sạch, để cho ráo nước rồi lại giã giập trộn với một ít nước lạnh. Dùng vá khuấy đều rồi rót từ từ vào nồi nước đang luộc lòng. Chúng ta sẽ đun cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa lại tiếp tục đun trong khoảng 1 giờ thì nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Bước 6: Đem rau răm, hành hoa thái nhỏ xếp vào bát rồi mới múc cháo đang nóng dội lên trên sau đó rắc hạt tiêu + rau mùi lên trên. Món cháo lòng heo nên được dùng nóng thì mới ngon và khi ăn phải ăn kèm với các loại rau thơm.

Cách nấu cháo lòng ngon tuyệt đỉnh

Gạo nếp thơm: 1/3 bát.

Gạo tẻ thơm: 1/2 bát.

Xương heo: 500g.

Lưỡi heo: 1 chiếc.

Gan heo: 100g.

Tiết heo: 200g.

Tim, lòng non, dạ dày, dồi dạ dày.

Nước lọc: 3 lít.

Hành lá, hành tím, gừng.

Nước mắm, muối, tiêu, giấm.

Rau mùi, mùi tàu, giá đỗ, ớt ăn kèm.

– Cách chế biến:

Bước 1: Xương heo, lưỡi lợn đem rửa sạch, xương chặt miếng vừa ăn rồi cho luộc qua cùng nước giấm pha loãng, đổ nước và rửa lại cho hết mùi hôi. Sau đó cho xương vào ninh cùng hành tím nướng. Lưỡi heo cạo sạch phần trắng rồi cho vào luộc cùng xương

Bước 2: Tiết heo đem chia làm 2 phần đều nhau. Một phần để cho vào nồi cháo, một phần đem đánh tan với nước lọc, mì chính, mắm, hạt nêm, tiêu rồi để đông. Vớt xương và lưỡi heo để có nồi nước dùng ngon.

Bước 3: Gạo vo sạch, đem ngâm trong nước khoảng 1h rồi vớt ra để ráo giã nhỏ rồi cho vào nước dùng nấu thành cháo, khi đã thành cháo thì bỏ tiết lợn đã đánh tan cùng gừng băm nhỏ, nêm gia vị cho vừa ăn.Rắc thêm chút hành lá thái nhỏ vào cho thơm và bắt mắt.

Bước 5: Cháo múc ra bát, rắc hành lá thái nhỏ, hạt tiêu ăn kèm với rau mùi, húng chó, giá đỗ, phần lòng bày ở đĩa.

Học Ngay Bí Quyết Nấu Súp Lươn Ngon Khó Lòng Từ Chối

Được xem là món ngon nổi tiếng của vùng đất Nghệ An được rất nhiều người yêu thích. Thực hiện cách làm súp lươn không đúng cách sẽ rất dễ khiến thành phẩm có mùi tanh và không đạt được hương vị đậm đà.

Súp lươn không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn là món ăn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Bởi trong món súp này có chứa nhiều vitamin, chất khoáng như Vitamin A, B1, B6… có tác dụng trị đau nhức xương khớp, bồi dưỡng khí huyết… Chính vì thế, súp lươn được xem là bài thuốc dân gian chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, nhiều mẹ cũng tìm kiếm cách nấu súp lươn cho bé để chế biến ngay tại nhà nhằm hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Nguyên liệu làm súp lươn xứ Nghệ

1kg lươn đồng

15g bột ngô

15g bột năng

1 củ nghệ tươi

2 củ hành khô

1 mớ rau răm

Xương ống lợn

Vài trái ớt

Một số loại gia vị cần thiết: Tiêu xay, muối, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn…

Cách làm súp lươn xứ Nghệ

Đầu tiên, bạn sơ chế lươn bằng cách chà xát muối lên bề mặt lươn rồi rửa lại nhiều lần với nước. Việc sử dụng muối sẽ giúp lươn bớt nhớt và hạn chế mùi tanh.

Tiếp đó, bạn cắt bỏ đầu lươn, cho vào nồi, bắc lên bếp luộc trong vòng khoảng 5 phút. Lưu ý, bạn cũng có thể cắt lươn thành từng khúc ngắn trước khi luộc. Khi lươn chín, bạn vớt lươn ra ngoài, đợi nguội bớt, lọc lấy phần thịt.

Sơ chế các nguyên liệu còn lại

Kế tiếp, bạn nhặt rau răm, rửa với nước muối pha loãng, để trên rổ cho ráo nước rồi thái nhỏ. Bạn cho bột ngô, bột năng vào trong bát nước, khuấy thật đều tạo thành hỗn hợp sền sệt. Tiếp đó, bạn bóc vỏ hành tím, băm nhỏ.

Sau đó, bạn gọt sạch vỏ củ nghệ tươi, rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi cho vào cối giã nhỏ. Bạn cho thêm vào cối một ít nước, lọc lấy phần nước cốt nghệ. Còn với ớt, bạn nhặt bỏ cuống, rửa sạch, loại bỏ hạt, thái thành lát mỏng là hoàn thành công đoạn sơ chế nguyên liệu .

Nấu nước dùng

Tiếp theo, bạn rửa xương ống với nước muối pha loãng rồi chần sơ qua với nước sôi. Đây là mẹo đơn giản trong cách nấu súp lươn nghệ để món ăn không có mùi tanh được rất nhiều người áp dụng. Bạn cho một ít muối vào trong nồi xương ống, bắc lên bếp ninh với lửa vừa để tạo vị ngọt tự nhiên cho món súp.

Ninh được thời gian, bạn vớt hết xương ống ra ngoài rồi đổ hỗn hợp bột ngô, bột năng vào nồi nước dùng. Để tránh trường hợp bột vón cục, bạn nên đổ từ từ và khi đổ nên dùng đũa khuấy đều.

Tiếp theo, bạn bắc chảo khác lên bếp với 1 thìa dầu ăn. Khi dầu nóng, bạn cho hành tím băm nhỏ vào phi thơm rồi cho lươn vào xào chín. Cách làm súp lươn xứ Nghệ ngon đậm đà là bạn nêm thêm muối, hạt nêm, bột ngọt và nước cốt nghệ vào nồi, trộn đều.

Sau đó, bạn đổ toàn bộ thịt lươn xào vào nồi nước dùng. Lúc này, bạn cho rau răm thái nhỏ, ớt thái lát vào nồi, tắt bếp.

Hoàn thành và trình bày

Cuối cùng, bạn múc súp ra bát, rắc thêm lên trên một ít tiêu xay để món ăn tăng thêm hương vị là hoàn thành cách làm súp lươn nhanh chóng.

Một số lưu ý khi chọn nguyên liệu và chế biến súp lươn

Khi lựa chọn nguyên liệu và thực hiện cách nấu súp lươn nghệ tại nhà, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

Bạn nên chọn lươn đồng là những con lươn nhỏ, có màu vàng ươm.

Ngoài muối, bạn cũng có thể dùng chanh để sơ chế lươn sạch chất nhớt.

Đặc biệt, trong quá trình sơ chế lươn, bạn tuyệt đối không rạch lươn vì sẽ làm lươn mất máu, món súp cũng không đạt vị ngọt tự nhiên.

Trong quá trình ninh xương, bạn nên thường xuyên vớt bọt nổi trên bề mặt.

Bạn có thể thưởng thức súp lươn kèm với bánh mì hoặc cơm trắng đều được.

Khi áp dụng món súp lươn cho bé, bạn nên hạn chế sử dụng ớt, tiêu.